Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng bà mẹ đơn thân ở Hà Nội hiệnnay

82 6.6K 76
Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng bà mẹ đơn thân ở Hà Nội hiệnnay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cấu trúc khóa luậnBài khóa luận được cấu trúc theo ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm có ba chương:Chương một: Bối cảnh văn hóa – xã hộiChương hai: Hiện trạng mô hình bà mẹ đơn thânChương ba: Xu hướng bà mẹ đơn thân - ảnh hưởng và kiến nghị

A- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Gia đình là một nhân tố quan trọng trong xã hội và nền văn hóa Việt. Đối với xã hội Việt, gia đình thực sự là tế bào của xã hội. Trong nền văn hóa Việt, gia đình là nơi tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa nhất. Gia đình là một phần thiêng liêng trong tâm thức của mỗi con người Việt. Trong giai đoạn hiện nay, gia đình người Việt đang có nhiều thay đổi từ mô hình, vai trò đến cách thức tổ chức đời sống. Trong số những thay đổi đó, sự xuất hiện của mô hình mẹ đơn thân là một hiện tượng khá đặc biệt. Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng đã xuất hiện từ khá sớm trong xã hội Việt. Đó là những người phụ nữ có chồng mất hoặc li dị và trở thành mẹ đơn thân, nuôi con một mình. Những trường hợp mẹ đơn thân kể trên được người Việt chấp nhận là một gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thông với họ. Tuy nhiên, hiện nay đang có những trường hợp mẹ đơn thân mới xuất hiện. Phần lớn những trường hợp mẹ đơn thân hiện nay là những trường hợp li hôn hoặc không kết hôn. Họ là những người phụ nữ không muốn lập gia đình, không muốn làm vợ nhưng vẫn muốn có con, muốn trở thành mẹ. Họ còn có thể là những người phụ nữ chủ động bỏ chồng để trở thành mẹ đơn thân – những trường hợp hiếm gặp trong xã hội Việt trước đây, một xã hội vốn luôn coi trọng gia đình và tổ ấm. Những trường hợp đơn thân nói trên trở thành một ẩn số, một hiện tượng khó giải mã trong xã hội Việt hiện nay. Những mô hình mẹ đơn thân thuộc trường hợp li hôn và không kết hôn đang xuất hiện ngày càng nhiều và dần dần lan ra thành xu hướng trong xã hội Việt Nam, nhất là khu vực đô thị. Xu hướng này đang có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và đặt ra nhiều vấn đề xã hội quan trọng. Từ những cơ sở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng mẹ đơn thân Nội” để triển khai. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài “Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng mẹ đơn thân Nội hiện nay” hướng đến đối tượng chính là những mẹ đơn thân. Đó là những người 1 phụ nữ nuôi con một mình, không có sự xuất hiện của người đàn ông với tư cách pháp lí là chồng , là cha. Những trường hợp mẹ đơn thân xuất hiện tương đối nhiều trên khắp đất nước, từ Bắc đến Nam, từ nông thôn đến miền núi, từ đô thị đến chốn thôn quê. Tuy nhiên, những trường hợp đơn thân li hôn và không kết hôn thường xuất hiện nơi đô thị, bởi lẽ đây là nơi tiếp thu nhanh nhất những luồng tư tưởng mới, quan niệm sống và cách sống thoáng hơn rất nhiều so với những vùng nông thôn còn nặng những yếu tố truyền thống. Trong số các đô thị của đất nước, Nội được coi là một đô thị nổi bật và điển hình nhất. Với vị thế là thủ đô, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế số một của đất nước, tính chất đô thị của Nội rất nổi bật. Chính vì thế, chúng tôi chọn Nội là đô thị điển hình để khảo sát về mô hình mẹ đơn thân, từ đó có cái nhìn bao quát về xu hướng mẹ đơn thân nước ta hiện nay. 3. Lịch sử nghiên cứu Gia đình là một mảng đề tài quen thuộc trong nghiên cứu khoa học ở nước ta, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều đề tài nghiên cứu công phu, giá trị cao. Những nghiên cứu ấy đã dựng nên một tấm phông khá cơ bản để nhìn nhận, nghiên cứu về vấn đề những biến đổi của gia đình người Việt, trong đó có xu hướng mẹ đơn thân. Hiện tượng mẹ đơn thân là một hiện tượng không mới trong xã hội nhưng phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu thì chỉ mới khoảng gần chục năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này chủ yếu là của những nhà nghiên cứu xã hội học chuyên về nghiên cứu về phụ nữ. Nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến vấn đề mẹ đơn thân chính là GS Lê Thi. Trong hai nghiên cứu của mình là Cuộc sống của phụ nữ đơn thân Việt Nam và Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng, Lê Thi đã miêu tả khá chi tiết về cuộc sống của những mẹ đơn thân. Tuy nhiên, hai cuốn sách này chủ yếu thiên về nghiên cứu xã hội học, chỉ miêu tả về cuộc sống của những mẹ đơn thân một khu vực nhất định. Không những thế, 2 đối tượng nghiên cứu của Lê Thi hướng đến khá đa dạng, cả những trường hợp góa phụ, li hôn và không kết hôn, địa bàn khảo sát là một vùng nông thôn với những phụ nữ là công nhân. Những nghiên cứu này vì thế không có sức khái quát và không đóng góp nhiều cho việc nhìn nhận những mẹ đơn thân ở khu vực đô thị hiện nay. Tuy nhiên, cuộc sống của mẹ đơn thân đâu thì vẫn có những điểm tương đồng, những nghiên cứu của Lê Thi vừa mở ra những khía cạnh trong cuộc sống của mẹ đơn thân, vừa là cơ sở để nhìn nhận, so sánh với những mô hình mẹ đơn thân đô thị. Gia đình người Việt hiện nay có nhiều biến đổi và nhiều vấn đề khá phức tạp. Chính vì thế, những nghiên cứu về gia đình người Việt hiện nay tương đối nhiều và phong phú. Tiêu biểu cho những nghiên cứu này có cuốn Gia đình người Việt ngày nay của Trương Mỹ Hoa và Lê Thi, Nghiên cứu gia đình và giới thời kì đổi mới của Nguyễn Hữu Minh chủ biên, Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay của Lê Thị Hân….Những cuốn sách này có đề cập những vấn đề của gia đình Việt Nam hiện nay trong đó có hiện tượng mẹ đơn thân. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ nói khá khái quát về sự ra đời của hiện tượng này và một vài đánh giá về hiện tượng này đối với gia đình người Việt. Những vấn đề thuộc về bản chất hiện tượng này vẫn chưa được khai thác và giải mã. Nằm trong dự án nâng cao chất lượng đời sống của những hộ mẹ đơn thân của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam, một số bài báo viết về mô hình này đã bắt đầu gợi mở những khía cạnh trong cuộc sống của mẹ đơn thân. Những nghiên cứu này chú trọng đến mảng xã hội học và hướng đến xây dựng những chính sách giúp đỡ cho những mẹ đơn thân. Những nghiên cứu cụ thể và sâu sát nhất với cuộc sống của những mẹ đơn thân khu vực đô thị có lẽ là những bài viết phản ánh về xu hướng này trên báo chí. Những bài viết có nhân chứng cụ thể, có những sự kiện có thật đã phần nào mô tả và có những đánh giá đúng đắn về xu hướng này. Tuy chỉ dựa vào một vài trường hợp cụ thể và những đánh giá còn sơ sài, không phải 3 là những bài nghiên cứu thực sự nhưng những bài viết ấy vẫn cung cấp nhiều dẫn chứng, tư liệu quý cho khóa luận. Như vậy, có thể thấy, đề tài mẹ đơn thân vẫn là một đè tài mới, có nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dưới góc độ văn hóa và đặt nó trong sự tương quan, so sánh với mô hình gia đình của người Việt. Khóa luận trên cơ sở những tư liệu đã có sẽ đi sâu nghiên cứu, giải quyết vấn đề này. 4. Giới hạn đề tài Mô hình mẹ đơn thân đã xuất hiện tương đối nhiều trong xã hội Việt ngày nay, có nhiều trường hợp khác nhau. Trường hợp mẹ đơn thân là góa phụ là trường hợp đã xuất hiện từ lâu trong xã hội Việt, được xã hội chấp nhận, có những điểm tương đồng với mô hình gia đình của người Việt, được xem như một gia đình khuyết thành viên. Trong khi đó, những trường hợp bà mẹ đơn thân từ nguyên nhân không lấy chồng và li hôn là những trường hợp tương đối phức tạp, mới mẻ, lạ lẫm, từ xưa đến nay không được người Việt chấp nhận. Những mẹ đơn thân thuộc hai trường hợp này đang tăng nhanh, là bộ phận chính xu hướng mẹ đơn thân. Trong số những trường hợp li hôn, chúng tôi chỉ chú ý đến những trường hợp li hôn được sự chấp thuận của cả hai bên, người phụ nữ chủ động tiến hành li hôn, không nghiên cứu những trường hợp bị chồng bỏ. Những trường hợp này thường có tính chất chủ động trong mức độ tương đối của chủ thể, đi ngược lại với những quan niệm, chuẩn mực về gia đình của người Việt, ẩn chứa nhiều vấn đề xã hội – văn hóa phức tạp. Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn những mẹ đơn thân thuộc trường hợp không lấy chồng và chủ động li hôn. Hiện tượng mẹ đơn thân đã xuất hiện từ lâu trong xã hội nhưng phát triển nhanh chóng và trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Mốc thời gian chúng tôi đánh giá hiện tượng này trở thành xu hướng chính là đầu thế kỉ XXI. Thời điểm này, đất nước ta đã biến đổi sâu sắc so với thời kì trước, những hệ quả từ việc đổi mới và hội nhập với thế giới bắt đầu bén sâu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Hôn nhân - gia đình là tầng sâu và khá ổn 4 định của xã hội Việt, sự biến đổi trong xã hội cần một thời gian dài mới tác động được đến tầng này và gây ra những biến đổi mạnh mẽ. Đầu thế kỉ XXI, hơn mười năm sau khi đổi mới và hội nhập, những biến đổi này đã bộc lộ và trở nên mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời và phát triển của xu hướng mẹ đơn thân. 5. Mục đích nghiên cứu Sự ra đời và phát triển của xu hướng mẹ đơn thân phản ánh sự thay đổi sâu sắc và mạnh mẽ trong lòng xã hội Việt Nam. Xu hướng này kéo theo nhiều hệ lụy về mặt xã hội mà càng theo thời gian càng thể hiện rõ nét. Nghiên cứu về hiện tượng mẹ đơn thân, khóa luận sẽ chỉ rõ nguyên nhân ra đời, hiện trạng và tác động của xu hướng này đối với văn hóa – kinh tế - xã hội của đất nước. Từ sự phân tích toàn diện đó, người nghiên cứu có thể đưa ra những nhận định, đánh giá về hiện tượng này, một vài kiến nghị để hiện tượng này phát triển đúng hướng. Không những thế, từ sự tồn tại của hiện tượng này, những tầng sâu biến đổi của văn hóa – xã hội cũng sẽ được làm rõ, nhìn nhận và đánh giá khách quan. 6. Phương pháp nghiên cứu Bà mẹ đơn thân không phải là một hiện tượng mới trong xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp của nó như hiện nay lại là một vấn đề mới mẻ. Chính vì thế, nguồn tư liệu về vấn đề này tương đối hạn chế. Tuy nhiên, để có thể một cơ sở lí luận vững chắc để có thể nhìn nhận chính xác về một hiện tượng này, việc tổng hợp tài liệu vẫn là một phương pháp cần thiết. Những tư liệu về gia đình, những sự thay đổi của văn hóa – xã hội, quan niệm về hiện tượng mẹ đơn thân trong xã hội cũ và những chuẩn mực văn hóa của người Việt được đúc rút từ việc tổng hợp tài liệu chính là cơ sở quan trọng để nhìn nhận, giải thích, đánh giá hiện tượng mẹ đơn thân. Bên cạnh đó, để có thể nhìn nhận, đánh giá về xu hướng này trên cơ sở đối sánh với thế giới, khóa luận có sử dụng một số tư liệu từ những tài liệu tiếng Anh, chủ yếu là của Mỹ và Anh. Tuy nhiên, phương pháp tổng hợp tài liệu chỉ cung cấp một cơ sở lí luận, không thể lột tả hiện trạng của hiện tượng, xu thế mẹ đơn thân. Để làm 5 được công việc này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp duy nhất. Tiếp cận những mẹ đơn thân thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp…, nghe những mẹ đơn thân chia sẻ về cuộc sống của họ chính là cách thức hiệu quả nhất để có thể hiểuvề hiện tượng này. Để có thể đảm bảo tính khách quan và chính xác, khóa luận đã sử dụng tư liệu phỏng vấn từ mười bà mẹ đơn thân do chính người nghiên cứu tiếp cận và phỏng vấn. Những mẹ đơn thân này thuộc cả hai trường hợp không kết hôn, li hôn; có cả những trường hợp chủ động và bị động. Bên cạnh đó, để đảm bảo tư liệu phong phú, người nghiên cứu đã tiếp cận với một số mẹ đơn thân đã kết hôn (trường hợp đơn thân tạm thời) để có thể hiểu cái nhìn khách quan của những mẹ đơn thân đã có cuộc sống không còn đơn thân về quãng thời gian đơn thân của mình, về những người đang làm mẹ đơn thân. Tuy nhiên, việc tiếp cận những mẹ đơn thân là một công việc tương đối khó khăn và có nhiều vấn đề những mẹ đơn thân không thể chia sẻ trực tiếp, ngại ngần trước dư luận xã hội. Chính vì thế, bên cạnh việc phỏng vấn, để có thể hiểu rõ nhiều góc khuất trong cuộc sống của những mẹ đơn thân, người nghiên cứu cố gắng tìm hiểu những diễn đàn trên mạng internet về bà mẹ đơn thân, những tâm sự của mẹ đơn thân đăng tải trên các website. Mạng internet là ảo, chia sẻ lên mạng internet - nơi không ai biết mình là ai khiến những mẹ đơn thân thoải mái tâm sự. Điều này có tính hai mặt của nó, tính chất ảo khiến những tâm sự có thể sâu sắc, nói hết những vấn đề thầm kín, tự do bày tỏ quan điểm mà ít khi họ dám nói thẳng ngoài đời. Tuy nhiên, tính xác thực của những tâm sự ấy thì khó mà kiểm định được. Chính vì thế, chọn lọc tâm sự là một công việc khó khăn và cần sự tỉnh táo. Trong số đó, câu lạc bộ Cha mẹ đơn thân của webtretho là một trong những diễn đàn phong phú, đa chiều và đáng tin cậy về mẹ đơn thân, nhiều tâm sự của những mẹ đơn thân trên diễn đàn này là tư liệu quan trọng đóng góp vào khóa luận. 6 Bên cạnh đó, mẹ đơn thân là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Trung ương hội phụ nữ Việt Nam đã tiến hành một chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống của mẹ đơn thân dưới sự tài trợ của Phần Lan. Để thực hiện đề án này, trung ương hội phụ nữ đã kết hợp với một số viện nghiên cứu về phụ nữ có những điều tra xã hội học cơ bản về hiện tượng này. Những điều tra này chủ yếu về chất lượng cuộc sống của mẹ đơn thân, những mong ước, những điều thiếu thốn trong cuộc sống của họ. Những tư liệu nghiên cứu này chưa được công bố rộng rãi và không có nhiều liên quan đến khóa luận nhưng có những số liệu và tư liệu đóng góp trong việc dựng lên cuộc sống của những mẹ đơn thân. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu có sử dụng một số số liệu và tư liệu từ đề án này. Như vậy, có thể thấy, đề tài mẹ đơn thân là một đề tài mới mẻ và khá phức tạp. Để có thể dựng nên diện mạo của hiện tượng này, bài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau với mức độ khác nhau. 7. Cấu trúc khóa luận Bài khóa luận được cấu trúc theo ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm có ba chương: Chương một: Bối cảnh văn hóa – xã hội Chương hai: Hiện trạng mô hình mẹ đơn thân Chương ba: Xu hướng mẹ đơn thân - ảnh hưởng và kiến nghị B- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: BỐI CẢNH VĂN HÓA - XÃ HỘI 1.Quan niệm về gia đình của người Việt Gia đình là một thiết chế xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội và văn hóa Việt, được ví như là tế bào của xã hội. Đối với người Việt, gia đình thực sự là tổ ấm, có vị trí và vai trò quan trọng trong tâm thức. 1.1Khái niệm gia đình Gia đình là một khá niệm rất gần gũi và thân quen đối với mỗi cá nhân. Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về gia đình mà chưa thể thống nhất. Sự đa dạng ấy do những định nghĩa được xuất phát từ nhiều góc độ 7 khác nhau: pháp luật, xã hội, văn hóa…Không những thế, đối với những nền văn hóa khác nhau, quan điểm về gia đình lại có những độ vênh nhất định. Tuy có những điểm nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung quan điểm của các nhà nghiên cứu vẫn gặp nhau những khía cạnh nhất định. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu chấp nhận quan điểm gia đình là một thiết chế xã hội dựa trên việc kết hợp các thành viên khác giới thông qua quan hệ hôn nhân để thực hiện chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng… Xuất phát từ quan điểm gia đình trên, quan niệm về gia đình của người Việt có những bổ sung xuất phát từ đặc trưng văn hóa Việt. Đối với người Việt, gia đình là thiết chế xã hội đóng vai trò quan trọng nhất. Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, bổ sung năm 2010 định nghĩa gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của bộ luật này. Như vậy, có thể thấy, một nhóm xã hội để được công nhận là một gia đình trong luật pháp và xã hội Việt thì đầu tiên phải có hôn nhân, các mối quan hệ khác nảy sinh từ quan hệ hôn nhân ban đầu đó. Những nhóm xã hội không gắn kết với nhau bắt đầu từ quan hệ hôn nhân thì không được luật pháp chấp nhận là một gia đình. 1.2 Vai trò của gia đình Trong quan niệm của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi nền văn hóa, gia đình có những vai trò khác nhau. Đối với người Việt, gia đình có vai trò quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các khía cạnh của đời sống. 1.2.1 Vai trò sinh sản và tái sản xuất ra con người và xã hội Sinh sản là vai trò đầu tiên và cơ bản của mỗi gia đình. Vai trò sinh sản mang đậm tính sinh học. Việc người nam và người nữ kết hợp với nhau thông qua quan hệ hôn nhân là bước đầu tiên để dẫn đến quan hệ huyết thống. Việc thực hiện chức năng sinh sản là để duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người và xã hội, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. Hoạt động sinh sản là một hoạt động sinh học có thể diễn ra ngoài gia đình nhưng nó được xem như một hoạt động xã hội nếu như diễn ra trong gia đình. Cả thế giới đều khuyến khích 8 con người thực hiện hoạt động sinh sản trong gia đình và hoạt động này được xem là một vai trò sinh học, xã hội quan trọng của gia đình. Trong văn hóa Việt, sinh sản là yêu cầu tiên quyết của mỗi gia đình. Những gia đình không thực hiện chức năng này là rất ít, trừ khi bất khả kháng, các trường hợp có nguyện vọng, dự định kết hôn mà không sinh con dường như không có. Những trường hợp kết hôn mà không sinh con không được người Việt xem là một gia đình trọn vẹn, thực sự. Hơn thế, đối với người Việt, chức năng sinh sản là đặc quyền riêng của gia đình, hầu hết những đứa trẻ ra đời trong xã hội Việt đều từ gia đình, sau khi có quan hệ hôn nhân. Những trường hợp ngoại lệ bị xem là con hoang, không được xã hội thừa nhận và đánh giá công bằng. Đối với người Việt, vai trò sinh sản của gia đình được đánh giá cao và những gia đình người Việt thường sinh rất nhiều con. Điều này xuất phát từ yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Không những thế, người Việt quan niệm con cái là phúc trời cho, càng nhiều con là nhiều phúc, việc có con là hoàn toàn tự nhiên, không có giới hạn. Cuối cùng, yêu cầu về việc có con trai, tổ chức xã hội theo chế độ phụ quyền chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng người Việt sinh nhiều con. Mỗi gia đình người Việt đều muốn ít nhất phải có một người con trai, không sinh được con trai coi như phạm tội bất hiếu với cha mẹ, tổ tông Quan niệm coi trọng con trai và phải có được ít nhất một người con trai vẫn là quan niệm phổ biến trong xã hội Việt hiện nay, nhất là khu vực nông thôn. 1.2.2 Vai trò kinh tế Vai trò kinh tế là một trong những vai trò khá quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình đóng vai trò là một thành phần kinh tế, điều tiết thu và chi trong mỗi gia đình. Gia đình không chỉ góp phần sản xuất ra sản phẩm cho nền kinh tế mà còn là đơn vị tiêu thụ cơ bản của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam trong một thời gian dài là nền kinh tế tiểu nông, manh mún, sản xuất nhỏ lẻ và hiệu quả thấp. Thời kì trước đổi mới, thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng và phổ biến trong nền kinh tế chính là 9 kinh tế hộ gia đình. Mỗi làng của người Việt được xem là một nền kinh tế thực thụ, tự cung tự cấp. Gia đình đóng vai trò là một đơn vị sản xuất, tiêu dùng và phân phối, lưu thông sản phẩm hàng hóa. Trong xu hướng hiện nay, kinh tế gia đình vẫn là một lựa chọn nhiều người Việt yêu thích vì nó đảm bảo được sự tin tưởng. Nhiều mô hình công ti là kinh tế gia đình. Khi có việc cần nhân lực, người ta vẫn thường ưu tiên người trong gia đình và họ hàng. Tuy nhiên, vai trò kinh tế của gia đình đã giảm sút khá nhiều so với trước. 1.2.3 Vai trò xã hội hóa con người Mỗi cá nhân sinh ra, môi trường đầu tiên mà họ tiếp xúc chính là gia đình. Những hoạt động xã hội đầu tiên mà con người có thể thực hiện được là từ sự chỉ bảo của những thành viên trong gia đình. Khi cá nhân càng lớn, vai trò này của gia đình giảm bớt đi, thay vào đó là sự kết hợp với những nhân tố khác để đảm bảo xã hội hóa con người một cách hiệu quả nhất. Trên thế giới, dù vai trò xã hội hóa của con người mỗi nền văn hóa có mức độ đậm nhạt khác nhau thì sự ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển của mỗi cá nhân vẫn là điều được tất cả công nhận. Trong quan niệm của người Việt, giáo dục gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng. Xã hội hóa con người trong xã hội trước đây hầu như do gia đình, mà cụ thể là người phụ nữ đảm nhận như trong câu tục ngữ “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” đã từng đúc kết. Từ khi lọt lòng, đứa trẻ được giáo dục từ lời ru của mẹ, sự chỉ bảo trong cách thức đi đứng, nói năng và những việc làm đầu tiên. Việc học hành trong xã hội xưa cũng chủ yếu là cha dạy con, anh dạy em. Trong xã hội Việt, gia đình đóng vai trò là trường học đầu tiên giáo dục tri thức, nhân cách con người, đặc biệt là giáo dục các giá trị truyền thống. Hiện nay, vai trò xã hội hóa con người của gia đình đã giảm sút so với trước đây. Vai trò xã hội hóa này được giao cho trường học và xã hội nhiều hơn, gia đình chỉ đóng vai trò định hướng và theo dõi. Trong nhiều trường 10 [...]... hình mẹ đơn thân mẹ đơn thân là một hiện tượng mới trong xã hội Việt và cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào khoa học về vấn đề này Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn diễn ra và ngày càng phổ biến, phức tạp Chính vì thế, phân loại hiện 18 tượng mẹ đơn thân là một việc làm cần thiết để nhận diện đúng đắn về vấn đề này 2.2.1 Đơn thân chủ động và đơn thân bị động Chủ thể của mô hình mẹ đơn thân. .. của từng nhà nghiên cứu và từng nền văn hóa khác nhau Nhìn chung, thế giới bắt đầu chấp nhận hiện tượng này như một điều tất yếu của hoàn cảnh xã hội hiện tại và bắt đầu có những chính sách để hỗ trợ những mẹ đơn thân đảm bảo cuộc sống 2.3 Quan điểm truyền thống của người Việt về hiện tượng mẹ đơn thân mẹ đơn thân là một hiện tượng đã có từ lâu trong xã hội Việt nhưng chủ yếu nằm trường hợp... con một mình 2.2.3.3 Góa phụ Góa phụ là hình thức mẹ đơn thân xuất hiện đầu tiên trong xã hội Sau khi người chồng qua đời, nếu hai người đã có con, người phụ nữ khi ấy sẽ trở thành mẹ đơn thân nuôi con một mình 2.2 Sự phát triển của mô hình mẹ đơn thân trên thế giới Bố mẹ đơn thân là một hiện tượng tồn tại từ lâu trên thế giới Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ tồn tại lẻ tẻ, không phổ biến, chính... thị có thể bắt gặp ngay và mạnh mẽ Nội Chính vì thế, xu thế mẹ đơn thân phát triển mạnh Nội là điều tất yếu 34 Tiểu kết Chương một đã đưa ra những kiến thức khái quát về gia đình và xu hướng mẹ đơn thân trên cơ sở tập hợp tư liệu và phân tích của người nghiên cứu Những khái quát về gia đình là cơ sở để đối chiếu khi nhìn nhận mô hình mẹ đơn thân chương hai, thấy được những điểm... gian Theo thống kê, có đến 27% mẹ đơn thân nước này phải sống dưới mức nghèo khổ, có 22% mẹ đơn thân phải nhận trợ cấp thuốc men, 23.5% phải nhận trợ cấp lương thực, 12% phải nhận trợ cấp nhà tập thể và 5% phải nhận trợ cấp đơn thân Con số mẹ đơn thân sống dưới mức nghèo khổ nước Anh lên đến 52% Tại Úc, trong số 105,000 người vô gia cư của nước này, mẹ đơn thân chiếm đến 44% Chính vì... độc thân Không những thế, cách gọi mẹ đơn thân sát với quan điểm chính thống của thế giới và lột tả chính xác bản chất của hiện tượng này Trong xã hội, trên những diễn đàn, những bài báo, mẹ đơn thân vẫn là khái niệm được sử dụng phổ biến hơn Hiện tượng này là một hiện tượng xã hội, nên chấp nhận cách gọi phổ biến trong xã hội Chính vì thế, chúng tôi sử dụng khái niệm mẹ đơn thân trong bài... nó 2 Xu hướng mẹ đơn thân 2.1 Định nghĩa Hiện tượngmẹ đơn thân là một hiện tượng không còn mới mẻ trên thế giới nhưng khá lạ lẫm với xã hội Việt Chính vì thế, khái niệm này còn gây nhiều tranh cãi Sự ra đời của khái niệm mẹ đơn thân là kết quả việc dịch ra Việt của khái niệm single mothers trong tiếng Anh Đây là khái niệm chính thống trên thế giới về hiện tượng này Đây là hiện tượng những người... được sinh ra Mỹ là từ những mẹ chưa kết hôn Đến năm 2007, 13.7 triệu gia đình Mỹ là gia đình bố mẹ đơn thân, số gia đình dạng này này chiếm 27% tổng gia đình Mỹ vào năm 2010 Mở rộng ra một số quốc gia khác, năm 2003, tỉ lệ bố mẹ đơn thân Úc là 14% Từ năm 2001, 31% những trẻ sơ sinh ra đời nước này là từ những mẹ chưa kết hôn Tại Anh, số gia đình đơn thân chiếm 21% số gia đình nước này,... phải nuôi con một mình xuất hiện chính là những mẹ đơn thân đầu tiên Hầu hết những trường hợp mẹ đơn thân đầu tiên trong xã hội thuộc trường hợp góa phụ xuất phát từ sự chi phối của quan niệm và dư luận xã hội Như vậy, có thể nhận định, những thời kì chiến tranh, loạn lạc, số mẹ đơn thân trong xã hội sẽ tăng lên nhanh chóng Thời kì Pháp thuộc, số trường hợp mẹ đơn thân do không lấy chồng và... đơn thân chiếm đến 44% Chính vì thế, vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của mẹ đơn thân bằng trợ cấp chính phủ và những chính sách hỗ trợ mẹ đơn thân là vấn đề đang được quan tâm và coi trọng nhất trong nghiên cứu mẹ đơn thân hiện nay Hiện nay, chính sách hỗ trợ cho mẹ đơn thân tương đối phát triển và đầy đủ các quốc gia Họ sẽ nhận được hai nguồn hỗ trợ là hỗ trợ từ chính phủ và hỗ trợ

Ngày đăng: 22/01/2014, 16:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan