Tài liệu Những vấn đề lý luận về ngân hàng pdf

6 336 0
Tài liệu Những vấn đề lý luận về ngân hàng pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những vấn đề luận về ngân hàng Sơ lược về sự ra đời của ngân hàng 3500 năm trước công nguyên trở về trước là giai đoạn sơ khai của ngân hàng dưới dạng tiệm cầm đồ. Trong giai đoạn ấy các chế định nhà nước, pháp luật chưa rõ ràng, trộm cắp xảy ra ở khắp nơi, nên các thương nhân, các gia đình có của cải, trong cộng đồng chỉ tìm thấy sự an tâm khi gửi vàng bạc đá quý dư thừa vào nhà thờ, các nhà giàu có hoặc lãnh chúa vì những nơi ấy an toàn cho tiền bạc của họ. Lúc ấy ngân hàng còn đơn giản, người dân gửi tiền cho nhà thờ, lãnh chúa, đến kì hạn họ rút tiền ra và đem trả tiền công cho việc cất giữ. Khoảng 2000 năm trước công nguyên, có hai phát kiến quan trọng đã biến những người giữ tiền thành chủ ngân hàng. Thứ nhất: Thay vì giao dịch bằng tiền thì người ta có thể thanh toán chứng thư xác nhận tiền họ có ở ngân hàng. Chứng thư này được chấp nhận vì người nhận thanh toán tin rằng với chứng thư này họ có thể lấy được tiền ở ngân hàng mà họ gửi. Thứ hai: Những người chủ ngân hàng thông minh nhận thấy rằng khi họ cất giữ tiền thì tiền này chỉ để ở trong kho mà không làm gì cả, trong khi các thương nhân lại cần vốn để kinh doanh, nhận thấy nhu cầu vốn rất cao, những người chủ ngân hàng có thể đem cho thương nhân vay và lấy lời, số lời này được chia một số cho những người gửi tiền, và cứ thế ngân hàng cứ phát triển dần. Vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế Ngân hàng là nơi tập trung tiền tệ nhàn rỗi và cung ứng tiền cho sản xuất kinh doanh. Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng. Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Ngân hàng thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước và cung ứng các dịch vụ tài chính khác. Hệ thống ngân hàng Ngân hàng được chia làm hai loại chính: - Ngân hàng trung ương - Ngân hàng trung gian 1. Ngân hàng trung ương Phần này ta sơ lược về ngân hàng trung ương và một số vai trò của nó, phần sau chúng ta sẽ phân tích kĩ hơn vai trò của nó. Sự ra đời của ngân hàng trung ương cũng giống như sự ra đời của ngân hàng vậy, nó cũng đi từ những giai đoạn sơ khai như vậy. Nhưng với quá trình phát triển của nền kinh tế ngân hàng trung ương ngày càng có vai trò quan trọng. Trong suốt quá trình lịch sử Nhà nước thấy cần phải điều tiết nền kinh tế theo một chính sách nhất định, muốn vậy thì phải nắm lấy ngân hàng phát hành và giao cho nó các nhiệm vụ như: - Điều hòa sự phát hành tiền tệ - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho chính phủ - Lưu giữ các dự trữ tiền tệ của ngân hàng - Lưu giữ và quản quý kim, ngoại tệ - Cung cấp tín dụng cho các ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính - Kiểm soát số lượng tín dụng cho phù hợp với nhu cầu thực sự của nền kinh tế Các nhiệm vụ quan trọng này không thể giao cho các ngân hàng tư vì quyền lợi tư nhân và quyền lợi của quốc gia đôi khi tương phản nhau. Và vì lẽ đó Ngân hàng trung ương ra đời. 2. Ngân hàng trung gian Ngân hàng trung gian được hiểu theo: - Trung gian giữa ngân hàng trung ương và công chúng, theo đó Ngân hàng trung gian một mặt giao dịch với Ngân hàng trung ương, một mặt giao dịch với công chúng. - Trung gian trong việc môi giới giữa người gửi tiền và người vay tiền. Ngân hàng trung gian có các loại sau: a. Ngân hàng thương mại: là một loại ngân hàng kí thác, cho vay ngắn hạn không quá 2 năm. Vai trò của nó là: - Tập trung số lượng tiền tiết kiệm hay tiền tạm thời nhàn rỗi của công chúng. - Sử dụng tiền huy động được để cung cấp tín dụng góp phần giải quyết nhu cầu vốn lưu động của các đơn vị sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hoá. - Phát hành bút tệ góp phần làm tiền tệ lưu thông nhanh hơn và thanh toán giữa các doanh nghiệp dễ dàng hơn. b. Ngân hàng đầu tư và phát triển (hay ngân hàng đầu tư, phát triển) Ngân hàng này thực hiện tín dụng trung, dài hạn và không nhận tiền kí thác ngắn hạn. Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn riêng của mình và nếu thiếu thì huy động thêm bằng cách phát hành trái khoán. Vai trò của nó: - Cung cấp tín dụng trung và dài hạn - Hùn vốn hay góp cổ phần vào các công ty, các tổ chức tài chính - Giúp đỡ chuyên môn và tài chính để thành lập các công ty - Bao tiêu chứng khoán cho các công ty cổ phần c. Ngân hàng đặc biệt Ngân hàng này giống ngân hàng thương mại cũng có một số nét giống ngân hàng kinh doanh. Một số ngân hàng đặc biệt như: - Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương ở Hoa Kì - Hiệp hội cho vay và tiết kiệm ở Hoa Kì - Ngân hàng xuất nhập khẩu - Ngân hàng bất động sản d. Ngân hàng có mục đích xã hội Ví dụ như Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) là một cơ quan tài chính của Chính phủ, có nhiệm vụ triển khai các chương trình cung cấp tài chính cho người nghèo và doanh nghiệp nhỏ. VBSP được thành lập tháng 10 năm 2002 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1, 2003. VBSP có 64 chi nhánh và 592 văn phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Tính đến 31 tháng 12, 2005, tổng số vốn cho vay chưa được thu hồi của VBSP là 18.4 nghìn tỷ đồng (1,152 triệu đô la Mỹ). _________________ Tài liệu tham khảo 1. LÊ VINH DANH, Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, NXB Chính Trị Quốc Gia, (1996) [32- 66] 2. NGUYỄN NINH KIỀU, Tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống Kê, (1998) [75-85] 3. TRẦN VĂN HÙNG, NGUYỄN TRÍ HÙNG, TRƯƠNG QUANG HÙNG, NGUYỄN THANH TRIỀU, CHÂU VĂN THÀNH, Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô, NXB GIÁO DỤC, (1999) [156-162] & [166-177] 4. GS. TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH, TS. SỬ ĐÌNH THÀNH, thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê, (2001) [235-274] 5. GS.TS. LÊ VĂN TƯ, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB TK, 2001. 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM, KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ, Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, phần II, (2006) 7. GS.TS LÊ VĂN TƯ, Ngân hàng thương mại , Nxb Tài Chính, [2004] 8. www.sbv.gov.vn ( Trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ) 9. www.mof.gov.vn ( Trang web của Bộ Tài chính ) . Những vấn đề lý luận về ngân hàng Sơ lược về sự ra đời của ngân hàng 3500 năm trước công nguyên trở về trước là giai đoạn sơ khai của ngân hàng. vụ tài chính khác. Hệ thống ngân hàng Ngân hàng được chia làm hai loại chính: - Ngân hàng trung ương - Ngân hàng trung gian 1. Ngân hàng

Ngày đăng: 21/01/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan