Tài liệu Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) ppt

8 519 0
Tài liệu Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) là một tình trạng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi sâu rộng, không cải thiện khi nghỉ ngơi và có lẽ ảnh hưởng xấu đối với thể chất lẫn tinh thần người bệnh. Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì Suy nhược mạn tính là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất: không có nguyên nhân rõ ràng, không có thước đo cụ thể, và rất ít lựa chọn điều trị hiệu quả. Hội chứng SNMT có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm trùng như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm trùng đường ruột; có thể xảy ra trong khi hoặc ngay sau một tình trạng stress nặng; hoặc bắt đầu từ từ không hề có nguyên nhân cụ thể rõ ràng nào. Nó bòn rút sức lực và năng lượng của bạn, và đôi khi phục hồi sau nhiều năm. Những người từng sống khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực nay bỗng nhiên suy nhược nặng nề, luôn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, đau cơ và hạch lympho. Hội chứng SNMT phổ biến ở nữ hơn nam giới, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường tập trung ở độ 25-45. Triệu chứng Hội chứng SNMT có biểu hiện gần giống như bệnh nhiễm virus thông thường. Tuy nhiên nhiễm virus thông thường triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày hay 1-2 tuần, trong khi SNMT kéo dài vài háng đến vài năm, có thể xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Có 8 triệu chứng thường gặp là: 1. Mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ. 2. Đau cổ họng. 3. Các hạch lympho ở cổ, nách to (vừa) và đau. 4. Đau nhức chuyển từ khớp này đến khớp khác mà không có dấu hiệu viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau. 5. Đau cơ không giải thích được nguyên nhân. 6. Rối loạn giấc ngủ. 7. Có thể nhức đầu nặng. 8. Kiệt sức mau chóng chỉ sau những công việc bình thường. Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention), tiêu chuẩn chẩn đoán hộ chứng SNMT khi suy nhược mệt mỏi không giải thích được kéo dài 6 tháng trở lên với ít nhất 4/8 triệu chứng chính trên. Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp như:  Đau bụng.  Đau ngực.  Phù.  Ho kéo dài.  Tiêu chảy hoặc táo bón.  Chóng mặt.  Khô môi, mắt.  Nhịp tim không đều.  Đau tai.  Đau hàm, mỏi hàm.  Buồn nôn.  Đổ mồ hôi trộm ban đêm.  Thở nông, mệt.  Cảm giác.  Sụt cân.  Thay đổi tâm lý, như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu,… Triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được. Đa số còn lại có cải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc ban đầu chưa mắc bệnh. Nguyên nhân Hiện chưa rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân có khả năng dẫn đến SNMT như:  Thiếu máu thiếu sắt  Hạ đường huyết  Dị ứng với nhiều yếu tố môi trường  Nhiễm trùng toàn thân, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân  Suy giảm miễn dịch  Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi, tuyến yên, hoặc tuyến thượng thận.  Huyết áp thấp mạn tính, trung bình. SNMT cũng có thể là kết quả của hiện tượng tự miễn đáp ứng với quá trình viêm mạn tính của các đường dẫn truyền thần kinh, nhưng không thể đo lường được như các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Cũng có thể do nhiễm virus gây biến chứng suy giảm miễn dịch,… Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, SNMT không có nguyên nhân hay những bệnh căn cụ thể nào nặng nề bên dưới. Việc xác định và mô tả SNMT là hết sức khó khăn nếu như không có kiến thức Y khoa cũng như không hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Yếu tố nguy cơ Nữ mắc bệnh SNMT cao gấp 2-4 lần so với nam giới (nhưng giới tính chưa được chứng minh là yếu tố nguy cơ chính thức của bệnh này) Vì nguyên nhân chưa được xác định nên hiện người ta vẫn chưa biết chính xác các yếu tố nguy cơ. Chẩn đoán Bằng cách loại trừ hết các bệnh lý khác gây ra suy nhược và những triệu chứng và tình trạng tương tự như SNMT. Cũng không có xét nghiệm nào xác định tình trạng này. Cần loại trừ một số nguyên nhân thường gặp như:  Bệnh nhân đang mắc các bệnh gây suy nhược, như suy giáp trạng, ngưng thở lúc ngủ.  Dùng các thuốc có thể gây suy nhược  Bệnh cũ tái phát nhiều lần.  Gần đây có bệnh trầm cảm (được chẩn đoán) hoặc những rối loạn tâm thần khác như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ hay rối loạn ăn.  Nghiện rượu, chất gây nghiện khác,  Béo phì nặng, tính theo chỉ số khối cơ thể BMI >45kg/m 2 (BMI= cân nặng cơ thể/ bình phương chiều cao). Biến chứng Một số biến chứng có thể gặp do SNMT như:  Cô lập và tách biệt với xã hội  Hạn chế trong lối sống  Trầm cảm  Điều trị Hiện chưa có phương pháp đặc biệt nào chữa trị SNMT. Nói chung để cải thiện các triệu chứng bệnh cần phải phối hợp các bước sau: Thay đổi lối sống. Cần tránh hoặc giảm stress tâm lý và sinh lý, nhằm tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động cần thiết trong công việc hay ở nhà. Rèn luyện thân thể, tập thể dục dần dần và đều đặn. Dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc của bạn, nên rèn luyện thân thể từ từ và tăng dần sức chịu đựng, giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng suy nhược cơ bắp do không hoạt động lâu dài, đồng thời nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể. Điều trị các vấn dề về tâm thần, như trầm cảm, bằng thay đổi hành vi và dùng thuốc, như chống trầm cảm 3 vòng hay chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Các thuốc này giúp bạn kiểm soát cơn đau và cải thiện giấc ngủ. Giảm đau. Acetaminophen hoặc các thuốc khác viêm non-steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen giúp giảm đau đầu, đau cơ và đau khớp do SNMT. Điều trị các triệu chứng giống dị ứng. Antihistamin và chống nghẹt mũi chứa pseudoephedrine có thể hữu dụng ho triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi Điều trị huyết áp thấp: dùng fludrocortisone (Florinef), một dạng cortisone giúp giữ nước trong cơ thể làm tăng huyết áp, đã được nghiên cứu sử dụng cho SNMT. Phòng ngừa Chưa có biện pháp thích đáng vì chưa rõ yếu tố nguy cơ. Tự chăm sóc bản thân Bạn nên học cách kiểm soát các triệu chứng duy nược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia về dinh dưỡng, về các thuốc phục hồi sức khỏe sẽ đánh giá và hướg dẫn bạn một cách cụ thể làm cách nào để bạn thường thấy cuộc sống thoải mái hơn. Cố gắng giữ gìn sức khỏe bình thường, có thể theo các bước sau: Giảm stress. Tránh hoặc giảm tress gắng sức và tâm lý. Nên có thời gian thư giãn mỗi ngày. Đừng nên thay đổi thói quen hay nhịp độ làm việc hàng ngày hàng ngày. Ngủ đủ giấc là hết sức cần thiết. Hãy tập thói quen vào giường ngủ cùng giờ mỗi ngày, nên ngủ sớm, Rèn luyện thân thể thường xuyên. Khởi đầu, tập thể dục có thể làm bạn mệt mỏi, đau cơ khớp nhiều hơn, nhưng đừng nên ngưng tập, vì rèn luyện điều độ giúp cải thiện các triệu chứng rất nhiều. Điều tiết công việc và cuộc sống. Nếu bạn làm việc quá nhiều vào một ngày bạn hấy khỏe khoắn và thoải mái, bạn sẽ phải chịu đựng một ngày mệt mỏi hơn nhiều sau đó. Duy trì một lối sống lành mạnh. Chế độ ăn cân bằng, hạn chế rượu, càphê, ngưng thuốc lá, thư giãn và tập thể dục hàng ngày. Tìm những công việc phù hợp với sở thích và sức lực của mình, . Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) là một tình trạng rối loạn phức tạp. thể chất lẫn tinh thần người bệnh. Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì Suy nhược mạn tính là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất: không có nguyên nhân

Ngày đăng: 21/01/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan