Tài liệu Cách mua một bo mạch chủ- phần 2 docx

4 295 0
Tài liệu Cách mua một bo mạch chủ- phần 2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách mua một bo mạch chủ- phần 2 Phần cứng đồ họa: Phần cứng đồ họa (GPU) là thành phần quan trọng thứ ba của một hệ thống, sau CPU và chip set. Những thứ cần xem xét về đồ họa là giá thành, hiệu suất và khả năng nâng cấp. Tùy chọn giá thành thấp nhất là một chip set có đồ họa tích hợp. Bộ xử lý đồ họa tích hợp (IGP trong cách nói của lĩnh vực này) được dự định cho chức năng cơ bản 2D và 3D và thường sử dụng bộ nhớ hệ thống thay cho bộ nhớ đồ họa chuyên dụng. Tất cả các hãng lớn như AMD, Intel, nVidia, và VIA thường cung cấp đồ họa tích hợp với một số chip set. Một IGP là một lựa chọn tốt cho những ai muốn quan tâm tới các công việc văn phòng, multimedia và các luồng công việc trọng tải nhẹ. Đồ họa tích hợp sẽ làm việc tốt với các công việc nhẹ, tuy nhiên không đủ hiệu suất cho việc chơi game. Với những người dùng muốn chơi game trên máy tính của họ, hãy chọn một bo mạch chủ có khe PCI Express x16, đi theo nó là một card đồ họa rời của ATI/AMD hoặc nVidia. PCI Express có hai kiểu: Gen 1 và Gen 2. Sự khác nhau giữa chúng là, các khe Gen 2 PCI Express chạy ở tốc độ 5 GHz, gấp hai lần tốc độ của thế hệ trước đó. Sự khác biệt đó không thành vấn đề với các GPU hiện hành (hoặc hầu hết các ngoại vi khác), tuy nhiên nó sẽ là một vấn đề trong việc nâng cấp sau này. Với một bo mạch chủ mà bạn muốn sử dụng lâu hơn GPU đi kèm với nó, hãy xem xét khe PCI-E có tốc độ cao hơn trong trường hợp này. Nếu giá cả không thành vấn đề và hiệu suất chơi game là mục tiêu của bạn, khi đó sự lựa chọn của bạn có thể khác đôi chút. Sự hỗ trợ của multi-GPU là một tính năng rất cao và đi kèm theo nó là mức giá khá đắt. Chỉ có một số tùy chọn cho multi-GPU là SLI (cho nVidia card) hoặc CrossFire (cho ATI card). Tuy nhiều người cho rằng nVidia đi đầu về hiệu suất, nhưng SLI là sự lựa chọn tốt hơn lúc này; lưu ý rằng SLI chỉ làm việc với các chipset nVidia và bo mạch chủ Skulltrail của Intel. Một vấn đề khác nhưng vẫn có sự liên quan là giao diện đồ họa. Bạn có đến ba tùy chọn chính: VGA, DVI, và HDMI. VGA là bộ kết nối monitor tương tự 15 chân kiểu truyền thống, được thiết kế cho các màn hình CRT. DVI là bộ kết nối số được dự định sử dụng với các màn hình LCD, và HDMI là một biến thể của DVI với công nghệ DRM (digital rights management) được yêu cầu cho Blu-ray và các phương tiện độ phân giải cao khác. Âm thanh: Âm thanh tích hợp có thể hội tụ đủ các nhu cầu cho tất cả, tuy nhiên không phải hầu hết người dùng đều thích như vậy. AC97 là một chuẩn âm thanh cũ đã bị thay thế bởi HD Audio (hoặc "Azalia"). Thực sự không có lý do nào phải thiết lập một chuẩn cũ, công nghệ mới hơn cũng không quá đắt đỏ. Với những người thực sự thích thưởng thức về âm nhạc, giải pháp nên làm là chọn card âm thanh rời, khe PCI-E mở rộng hoàn toàn là một yêu cầu hoàn toàn dễ tìm. Lưu trữ: Giống như bộ nhớ, đây là một tùy chọn khá đơn giản, tuy nhiên cần có một số mánh khóe với một số tùy chọn và sự quá độ của nền tảng khác nhau. Vài năm trước đây, các thiết bị lưu trữ đã trải qua sự quá độ từ Parallel ATA lên Serial ATA (SATA) và sau đó là 3-gbps SATA. 1.5-gbps với 3-gbps SATA có thể tạo sự khác biệt đôi chút về hiệu suất, tuy nhiên chỉ điển hình trong việc chỉnh sửa video và các luồng công việc thiên về media. Hầu hết các ổ đĩa cứng đều sử dụng SATA, trong khi đó một số ổ DVD+/-RW cũ lại sử dụng Parallel ATA. Các bo mạch chủ thường hỗ trợ đến 4 hoặc hơn số cổng SATA (thậm chí đến 10), cung cấp đủ số cổng cần thiết cho người dùng. eSATA là một chuẩn tương đối mới cho việc kết nối các ổ cứng ngoài thông qua SATA thay vì FireWire hoặc USB. eSATA cung cấp mức hiệu suất cao hơn hai chuẩn kia và cũng hỗ trợ các tính năng quản lý cũng như độ tin cậy chẳng hạn như SMART (Self Monitoring And Reporting Technology). eSATA vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như USB 2.0, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ trở nên được chấp thuận rộng rãi và sẽ trở thành một giao diện tốt hơn. Một lựa chọn cho việc lưu trữ thực sự khác liên quan đến RAID, đây là một chuẩn cho các bo mạch chủ hiện đại. Bạn có thể sử dụng RAID 0 hoặc 1 với hai ổ cứng; trước là để tăng hiệu suất đọc, ghi, sau là tăng khả năng ổ định và hiệu suất đọc. RAID 5 yêu cầu tối thiểu phải có ba ổ cứng, RAID 6 (thực sự cần thiết cho khối doanh nghiệp) cần tối thiểu đến 4 ổ cứng; cả hai đều hướng đến việc tăng độ tin cậy và hiệu suất đọc, hiệu suất ghi có thể chấp nhận được và giảm overhead hơn so với RAID 1. Hầu hết các hệ thống đều không cần hiều ổ cưng, vì vậy trong nhiều trường hợp ways 6 là một tùy chọn thú vị nhưng lại là một yêu cầu khắc nghiệt. Với việc chỉnh sửa video và các nhiệm vụ multimedia phong phú khác, RAID 0, 1 cơ bản hoặc 5 có lẽ là một yêu cầu hợp lý. Nối mạng: Mạng chạy dây là một giải pháp không cần phải đề cập đến vì hầu hết các chipset sẽ có tối thiểu một cổng gigabit ethernet tích hợp. Với hầu hết, Wi-Fi là không cần thiết cho các máy tính desktop, và hầu hết các bo mạch chủ đều tránh điều này để đơn giản và có thể cắt giảm giá thành; nó là một tính năng mang tính tùy chọn. Ngoại vi hỗn hợp: Trên bo mạch chủ, các ngoại vi có thể gồm có USB 2.0, FireWire, PS/2, các cổng nối tiếp và song song lẫn ổ đĩa mềm. Trong số các tùy chọn này, USB 2.0 là lựa chọn thực sự cần thiết, FireWire là lựa chọn thú vị, phần còn lại khá lỗi thời trừ khi bạn cần một thiết bị ngoại vi cụ thể nào đó. Kích thước cho các thành phần hệ thống: Khía cạnh cuối cùng của bo mạch chủ mà chúng ta cần phải xem xét khi chọn là kích thước cho các thành phần hệ thống. Đây là một sự lựa chọn mang tính thẩm mỹ. Hầu hết các bo mạch chủ đều sử dụng kích thước theo thiết kế microATX, thiết kế hội tụ đủ các yêu cầu cho người dùng. Mặc dù vậy vẫn còn vài biến thể khác (những vấn đề không nằm trong phạm vi của bài này) cũng có sẵn cho người dùng với các yêu cầu cụ thể. Giải thích chi tiết kỹ thuật Cuối cùng, chìa khóa để xây dựng một hệ thống phù hợp là biết được cách bạn sẽ sử dụng máy tính của mình như thế nào. Như đã đề cập từ trước, nhu cầu của một nhân viên văn phòng thường khác xa so với yêu cầu của một người dựng phim hoặc chơi game. Bộ vi xử lý: Khi nói đến hiệu suất, một lựa chọn khá phù hợp với hầu hết người dùng là các dual-core CPU của Intel, lý do là vẫn chưa có các ứng dụng nâng cao đòi hỏi cần phải có quad-core. Chúng tôi khuyên các bạn nên chọn một CPU Intel Core 2 Duo 3-GHz, đặc biệt E8400, trừ khi bạn sử dụng các ứng dụng (ví dụ như dựng phim), các ứng dụng thích hợp hơi với các bộ vi xử lý quad-core. Chip set: Bạn đồng hành tốt nhất với Intel E8400 là một bo mạch chủ dựa trên chip set P35. Bạn nên chọn bo mạch chủ theo các tùy chọn về thiết bị lưu trữ, audio, bộ nhớ mong muốn của mình. Bộ nhớ: Một máy tính hiện đại cần phải có tối thiểu 2GB bộ nhớ, có thể 4GB cho các ứng dụng yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn (không đề cập Windows Vista). Đồ họa: Thậm chí chơi game phải là đối tượng cần nhắm đến nhưng bạn có thể muốn tốn thêm một chút (khoảng 100$) vào một GPU mức trung chẳng hạn như ATI Radeon HD 3650, một GPU cung cấp nhiều tùy chọn video-output thú vị. Để chơi game, một card đồ họa mạnh hơn, chẳng hạn như một người anh em nào đó trong họ nVidia's 8800 GT , sẽ là một lựa chọn thích hợp. Thiết bị lưu trữ: Xây dựng được một hệ thống thú vị nhưng không có đủ không gian lưu trữ là một vấn đề. Với giá cả hiện nay, một ổ cứng 500GB là hoàn toàn có thể. Các model lơn hơn thường có giá đắt hơn nhiều, trong khi đó các model nhỏ hơn lại không tiết kiệm được cho bạn bao nhiêu. Cần bảo đảm cho DVD của bạn có thể sử dụng chuẩn SATA để bạn có thể sử dụng nó trong tương lai. Các mẹo mua bo mạch chủ Đây là một số lời khuyên của chúng tôi: Chọn chip set trước, sau đó chọn bo mạch chủ: Sự khác biệt giữa chip set rất đáng kể, tuy nhiên hai bo mạch chủ có cùng chip set sẽ có hiệu suất gần tương đương như nhau. Đầu tiên hãy chỉ ra chip set nào sẽ làm việc cho hệ thống của bạn, sau đó so sánh các bo mạch chủ khác với chip set đó. Biết kiểu hệ thống mà bạn đang xây dựng là gì: Mục đích cuối cùng của bạn là một máy tính truyền thông, máy tính văn phòng hoặc một máy tính hạng nặng để chơi game? Các mô hình sử dụng này sẽ gợi ý ra các tính năng khác nhau mà bạn cần phải có. Hã tập trung vào các tính năng quan trọng đối với bạn. Tránh SLI/CrossFire trừ khi bạn thực sự cần nó: Công nghệ SLI và CrossFire là để dành cho những người đòi hỏi cấu hình máy cao. Mua một video card mới thay cho một card đồ họa multi-GPU sẽ là hành động khôn ngoan hơn cả. Sử dụng bộ nhớ DDR2 trừ khi cần hiệu suất và băng thông mở rộng: DDR2 rẻ hơn DDR3. Từ khi bạn có kế hoạch nâng cấp hoặc sử dụng lại bộ nhớ trong tương lai, bằng không bạn nên mua DDR2 lúc này và đợi cho giá của DDR3 giảm xuống cho các hệ thống tương lai. Trừ khi bạn thực sự biết mình đang làm gì, bằng không tránh các tính năng overclock: Khá nhiều hãng bo mạch chủ cố gắng tạo nên sự khác biệt cho các sản phẩm của họ bằng cách cung cấp cho chúng sự hỗ trợ bộ nhớ nhanh hơn hay các tính năng kỳ lại khác. Mặc dù vậy, cần nhớ rằng các bo mạch chủ như vậy chỉ nhắm đến một số ít những người có yêu cầu cao về cấu hình. Bảo đảm có tối thiểu một khe PCI Express hiệu suất cao: Cho dù tất cả những gì bạn muốn lúc này là một hệ thống đồ họa tích hợp, vẫn nên chọn cho mình một bo mạch có khe x16 PCI-E mở rộng. . Cách mua một bo mạch chủ- phần 2 Phần cứng đồ họa: Phần cứng đồ họa (GPU) là thành phần quan trọng thứ ba của một hệ thống, sau CPU. là một bo mạch chủ dựa trên chip set P35. Bạn nên chọn bo mạch chủ theo các tùy chọn về thiết bị lưu trữ, audio, bộ nhớ mong muốn của mình. Bộ nhớ: Một

Ngày đăng: 21/01/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan