giáo án tuần 9 lớp 4

29 278 0
giáo án tuần 9 lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giáo án chi tiết

Tuần 9 Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 CHÀO CỜ Tập đọc Tiết 17. THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. Mục tiêu HS: - Đọc trôi chảy toàn bài; biết cách đọc diễn phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép,nài nỉ, thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động nhẹ nhàng, dịu dàng). - Hiểu ND bài thơ: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiểm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Mơ ước của Cương là chính đáng nghề nghiệp nào cũng đáng quý .( trả lời được các câu hỏi sgk) * KNS: KN lắng nghe tích cực, KN giao tiếp; KN thương lượng II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh họa (SGK) III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ 2 HS nối tiếp đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 2. Giới thiệu bài - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK và giới thiệu bài. 3. Hướng dẫn HS luyện đọc - 1HS đọc toàn bài , lớp đọc thầm - HS nêu cách chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: từ đầu ….một nghề để kiếm sống. + Đoạn 2: đoạn còn lại. - HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn; GV kết hợp hướng dẫn phát âm đúng một số từ khó: mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, … - GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ cuối bài: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông. - HS luyện đọc theo cặp; GV theo dõi giúp HS yếu luyện đọc - 1-2 nhóm HS đọc bài - GV đọc diễn cảm toàn bài 4. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài GV nêu các câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung của bài - Đọc thầm đoạn 1 và lần lượt TLCH: + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương xin học nghề rèn để làm gì? 1 + “Kiếm sống” nghĩa là thế nào? → Ý 1: Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp mẹ - Đọc thầm đoạn 2 và lần lượt TLCH: + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày về ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? → Ý 2: Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và đồng ý với em. - Yêu cầu HS nhận xét về cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương: + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, thể hiện tình cảm thân ái. + Cử chỉ: thân mật, tình cảm. - GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài. - GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời, ghi bảng: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiểm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Mơ ước của Cương là chính đáng nghề nghiệp nào cũng đáng quý . - 2HS đọc lại ND bài. 5. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc phân vai; gọi 1 nhóm đọc - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm 1 đoạn: “Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ … bắn tóe lên như khi đốt cháy cây bông.” - GV nhận xét, ghi điểm. 6. Củng cố- dặn dò ? Em có ước mơ gì? Nếu mẹ em không đồng ý, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào? - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài Điều ước của vua Mi- đát. Toán Tiết 41. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mục tiêu HS: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông. - Biết dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không. II. Đồ dùng dạy- học Ê-ke , thước kẻ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ GV vẽ lên bảng lớp một số góc, yêu cầu HS nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt 2 ? Trong các góc đã học, góc nào nhỏ nhất, góc nào lớn nhất? 2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc - GV vẽ hình chữ nhật ABCD như SGK lên bảng, chỉ rõ cho HS thấy 4 góc đều là góc vuông. - GV kéo dài cạnh BC và DC được 2 đường thẳng BC và DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau. - GV hỏi: 2 đường thằng BC và DC cắt nhau tạo thành 4 góc chung đỉnh C, 4 góc đó là loại góc gì? → góc vuông - GV vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM, ON rồi kéo dài để được 2 đường thẳng vuông góc với nhau ? Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc có chung đỉnh O là góc gì? - HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. ? Dụng cụ nào để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau? 3. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê- ke - GV vẽ 2 hình lên bảng - HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK - Gọi 1HSlên bảng kiểm tra hình vẽ của GV. - HS nêu ý kiến, GV kết luận. Bài 2: Tìm cặp cạnh vuông góc trong hình chữ nhật - HS tự vẽ hình và làm vào vở. GV hướng dẫn: Hình chữ nhật ABCD có những cặp cạnh nào vuông góc với nhau? - HS nêu đáp án, GV kết luận Bài 3: Rèn kĩ năng sử dụng ê- ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc - HS làm bài cá nhân, sau đó kiểm tra chéo trong nhóm bàn. - Gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp; HS nhận xét - GV chốt lại, chấm một số bài Bài 4: Củng cố về hai đường thẳng vuông góc và không vuông góc - HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài, GV vẽ hình lên bảng lớp - HS trả lời miệng và chỉ trên hình - GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả ời đúng. 4. Củng cố, dặn dò ? Hai đường thẳng vuông góc với nhau có đặc điểm gì? GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. Chính tả (Nghe- viết) 3 Tiết 9. THỢ RÈN I. Mục tiêu HS: - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: “Thợ rèn ” - Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả. - Làm đúng các bài tập chính tả tìm và viết đúng chính tả những tiếng có âm vần dễ viết sai: uôn/ uông. - Rèn kĩ năng viết đúng, nhanh và đẹp. * GD HS ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp. II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ - 2 HS viết bảng các từ chứa tiếng có phụ âm đầu bằng d/r/gi (đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu, con dao, giao hàng, hạt dẻ, …) - Lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, nhiệm vụ của tiết học. 3. Hướng dẫn HS nghe- viết a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc bài viết, cả lớp theo dõi SGK. - HS đọc thầm lại bài thơ ? Những từ ngữ nào trong bài cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả ? Nghề thợ rèn có điểm gì vui nhộn? b) Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS viết vào bảng con những chữ khó hoặc những chữ có vần, âm dễ lẫn: trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch, …; 2 HS viết trên bảng lớp. c) Nghe- viết chính tả - GV nhắc HS ghi tên bài thơ vào giữa dòng; sau đó xuống dòng, chữ đầu dòng nhớ viết hoa, có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ. - HS gấp sách, GV đọc chậm từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết bài vào vở. - GV đọc bài lại 1 lần, HS đổi vở soát lỗi d) GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung 3. Hướng dẫn làm BT chính tả Bài tập 2a : phân biệt l/n - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và tự làm bài vào VBT - GV kẻ 3 cột lên bảng, chọn 3 nhóm thi tiếp sức - Đại diện các nhóm đọc kết quả - GV cùng HS nhận xét về chính tả, tốc độ, chữ viết; kết luận nhóm thắng cuộc - 2- 3 HS đọc lại các câu thơ, cả lớp sửa bài theo lời giải đúng ? Cảnh vật trong bài là ở đâu? Thời gian nào? 4 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, khen nhưng HS trình bày bài sạch, đẹp, ít mắc lỗi; dặn HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả và chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Toán Tiết 42. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục tiêu - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau ). - Biết xác định hai đường thẳng song song. II. Đồ dùng dạy- học ê ke, thước kẻ III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ - HS nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc, vẽ 2 đường thẳng vuông góc 2. Giới thiệu hai đường thẳng song song - Yêu cầu HS vẽ 1 hình chữ nhật ABCD ra nháp, GV vẽ lên bảng lớp - Yêu cầu: Hãy kéo dài 2 cạnh AB, CD về 2 phía và cho biết 2 đường thẳng đó có gặp nhau không? - HS thực hành kẻ và rút ra nhận xét. GV thao tác lại trên bảng lớp, kết luận → AB và CD không gặp nhau. Ta nói: AB song song với CD. - Tương tự đối với cặp cạnh AD và BC → KL: Hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. - Gọi một số HS nhắc lại. 3. Luyện tập Bài 1: Nhận biết được các cặp cạnh song song với nhau trong hình chữ nhật và hình vuông - HS đọc yêu cầu, làm ra vở nháp, 1 HS chữa bài trên bảng lớp - GV cùng HS nhận xét; HS ghi bài vào vở. → KL: Các cặp cạnh đối diện trong hình chữ nhật, hình vuông song song với nhau. Bài 2: Nhận biết các cặp cạnh song song với nhau trong hình đã cho - HS tự làm bài vào vở - GV quan sát, chấm một số bài; nhận xét, chữa bài: BE song song với AG và CD Bài 3: Nhận biết các cặp cạnh vuông góc và song song trong 2 hình đã cho - HS làm bài vào vở - Gọi HS trả lời trước lớp - GV chấm một số bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò ? Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì? 5 - GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Tiết 17. MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ I. Mục tiêu - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ. - Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ ước mơ. - Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ. * GDHS có những ước mơ đẹp. II. Đồ dùng dạy- học Bảng nhóm, từ điển Tiếng Việt III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ - Nêu lại nội dung ghi nhớ của bài Dấu ngoặc kép - Lấy ví dụ thể hiện tác dụng của dấu ngoặc kép 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tìm được một số từ ngữ cũng nghĩa với từ ước mơ - HS đọc yêu cầu của bài - HS cả lớp đọc thầm bài Trung thu độc lập; tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ; ghi vào VBT. - HS phát biểu ý kiến, kết hợp giải nghĩa từ - GV nhận xét, chốt lời giải đúng; ghi kết quả đúng lên bảng, kết hợp giải nghĩa từ: Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai. Mong ước: mong muốn thiết tha điều gì đó tốt đẹp trong tương lai. Bài 2: Tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ, bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ - HS đọc yêu cầu của bài - GV chia nhóm, phát bảng nhóm; yêu cầu các nhóm trao đổi để tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ, viết vào bảng nhóm (HS kết hợp sử dụng từ điển TV) - Đại diện các nhóm gắn bảng, đọc kết quả - GV cùng HS dưới lớp nhận xét, trao đổi; tổng kết nhóm có nhiều từ đúng, tuyên dương. Bài 3: Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm việc theo nhóm và ghi vào bảng nhóm và VBT - Đại diện các nhóm gắn bảng, trình bày kết quả - GV cùng HS dưới lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 4: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ - HS đọc yêu cầu của bài 6 - GV nhắc HS tham khảo gợi ý trong bài kể chuyện đã nghe đã đọc để tìm ví dụ về những ước mơ. - HS trao đổi theo cặp - Gọi HS phát biểu ý kiến, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò -GDHS có những ước mơ đẹp - Nhận xét tiết học, dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Hoạt động ngoài giờ (ATGT) Bài 6. EM THÍCH ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. Mục tiêu HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đàm bảo an toàn. II. Đồ dùng dạy- học: Sách ATGT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ: GV hỏi lại HS ý nghĩa các biển báo ở bài trước. 2. Giới thiệu bài mới - GV hỏi: Em nào biết đi xe đạp? em có thích đi xe đạp không?- Một số HS trả lời - GV giới thiệu nội dung tiết học 3. HĐ1: Xe tranh và tìm xem bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn - GV cho HS xem từng bức tranh ở trang trước bài học - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi: + Trong số các bức tranh nhỏ, bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn? + Bạn nào đi xe đạp không an toàn? Vì sao? - Các nhóm HS thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm nêu câu trả lời - GV bổ sung và nhấn mạnh lại các câu trả lời. 4. HĐ2: Tìm hiểu những việc cần làm và không nên làm khi đi xe đạp để đảm bảo an toàn - GV hỏi : Bạn nào biết đi xe đạp như thế nào là an toàn? - Một số HS nêu ý kiến, GV ghi nhanh lên bảng - GV bổ sung và nhấn mạnh lại kiến thức: * Những việc nên làm trư ớc khi đi xe đạp:Chọn xe đạp vừa với tầm vóc của mình; kiểm tra phanh, chuông, lốp xe; nên đội mũ bảo hiểm * Những việc nên làm khi đi xe đạp: Điều khiển bằng 2 tay; luôn đi bên phải theo chiều đi của mình; đi với tốc độ vừa phải * Những việc không nên làm khi đi xe đạp:Buông cả hai tay (tranh số 4); Đi xe dàn hàng ngang (tranh số 1); Lạng lách, đánh võng hay đuổi nhau (tranh số 2); Sử dụng ô; Bám, kéo,hoặc đẩy các phương tiện khác; Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. 7 5. Góc vui học - GV giới thiệu tranh - Yêu cầu HS xem tranh, chọn chiếc xe các em được đi và tìm chức năng của các bộ phận an toàn của xe - HS xem tranh và tìm hiểu; sau đó đưa ra đáp án và giải thích - GV bổ sung và nhấn mạnh 6. Củng cố, dặn dò - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học; nhắc nhở HS đi xe đạp an toàn và quan sát để kể lại những hành vi đi xe đạp không an toàn của các bạn xung Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013 Buổi sáng Luyện từ và câu Tiết 18. ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu - Hiểu được ý nghĩa của động từ. Tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn. - Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết. II. Đồ dùng : Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ - Thế nào là danh từ? - Gạch chân dưới các danh từ chung, danh từ riêng trong câu sau: Cô Lan đang giảng bài. 2. Hướng dẫn phần Nhận xét - 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1, 2; dưới lớp đọc thầm - HS trao đổi yêu cầu BT2 theo cặp, - Một số nhóm báo cáo kết quả; GV nhận xét, bổ sung. → KL: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. ? Vậy động từ là gì? 3. Hướng dẫn phần Ghi nhớ - HS đọc phần ghi nhớ - Gọi HS nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt đông, động từ chỉ trạng thái 4. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Viết được tên các hoạt động ở nhà và ở trường của học sinh - HS đọc yêu càu của bài - 3 HS ở 3 tổ làm vào bảng nhóm; HS khác viết nhanh ra nháp, gạch chân dưới các động từ trong cụm từ chỉ hoạt động ấy. - HS gắn bảng nhóm lên bảng lớp - GV cùng HS dưới lớp nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều từ đúng nhất. 8 Bài 2: Nhận biết được động từ trong câu - HS đọc nối tiếp 2 yêu cầu a và b - HS tự làm bài vào VBTTV; một số HS làm vào bảng nhóm, sau đó gắn lên bảng lớp. - HS + GV nhận xét, bổ sung , chốt kết quả đúng Các động từ: a) đến, yết kiến, cho, xin, làm dùi, có thể b) mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có. Bài 3: Nhận biết được động từ thể hiện qua tranh vẽ - GV treo tranh minh họa phóng to,1 HS lên mô tả trò chơi qua tranh - GV nêu luật chơi: 2nhóm A và B có số HS bằng nhau. Làn lượt các bạn trong nhóm A làm động tác, lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng và nhanh tên hoạt động. Sau đó 2 nhóm đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng nhanh, có hành động thể hiện đẹp sẽ chiến thắng. - HD 2 HS chơi mẫu - Tổ chức cho HS thi diễn tả động tác và đoán tên hoạt động - Tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc 5. Củng cố, dặn dò ? Thế nào là động từ? Tìm các động từ chỉ hoạt động của học sinh, của bác nông dân đang làm việc. - Nhận xét tiết học, dặn HS viết 10 động từ chỉ động tác qua trò chơi vừa chơi; ôn bài và chuẩn bị bài ôn tập. Tập đọc Tiết 18. ĐIỂU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT I. Mục tiêu HS: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng tự nhiên ở những câu dài để tách ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật (Lời xin, lời khẩn cầu của Vua Mi – đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô- ni- dốt.) - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. (Trả lời các câu hỏi sgk) II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh họa (SGK) III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ 2 HS nối tiếp đọc bài Thưa chuyện với mẹ và nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 2. Giới thiệu bài - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK và giới thiệu bài. 3. Hướng dẫn HS luyện đọc 9 - 1HS đọc toàn bài , lớp đọc thầm - HS nêu cách chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu ….không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa! + Đoạn 2: Tiếp theo … lấy lại điều ước để cho tôi được sống. + Đoạn 2: đoạn còn lại. - GV hướng dẫn HS phát âm chính xác tên người, tên địa lí nước ngoài: Mi- đát, Đi- ô- ni- dốt, Pác- tôn; và các từ: sung sướng, chịu không nổi, rửa sạch, tham lam, … - HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn - GV lưu ý HS đọc đúng câu cầu khiến: Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để tôi được sống! - GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ: phép mầu, quả nhiên; khủng khiếp (hoảng sợ ở mức độ cao, đồng nghĩa với từ kinh khủng), phán (vua chúa truyền bảo, ra lệnh) - HS luyện đọc theo cặp; GV theo dõi giúp HS yếu luyện đọc - 1 HS đọc lại cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài 4. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài GV nêu các câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung của bài - Đọc thầm đoạn 1 và lần lượt TLCH + Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì? + Vua Mi- đát xin thần Đi- ô- ni- dốt điều gì? + Theo em, vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy? + Lúc đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? (kết hợp cho HS quan sát hình ảnh cây sồi trong tranh SGK) → Ý 1: Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện. - Đọc thầm đoạn 2 và TLCH: Tại sao vua Mi- đát lại cầu xin thần Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước? → Ý 2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. - Đọc thầm đoạn 3 và TLCH: + Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn? + Vua Mi- đát đã hiểu ra điều gì? → Ý 3: Vua Mi- đát rút ra bài học quý. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - GV chốt ý, ghi bảng: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. - 2HS đọc lại ND bài. 5. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn 1 nhóm 3HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai; HS dưới lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn: “Mi- đát bụng đói … ước muốn tham lam.” 10 [...]... trả lời ra bảng con - GV đưa đáp án đúng, giải cụ thể (nếu cần) và tính điểm Câu 1 Viết số sau: Hai trăm bốn mươi mốt nghìn bốn trăm linh bảy Câu 2 Viết số gồm: Năm chục nghìn, bốn nghìn, hai trăm, bảy chục và sáu đơn vị Câu 3 Cho 39 680 39 000 + 680 Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A > B < C = Câu 4 Viết lại số lớn nhất trong các số sau: 1 890 ; 1 94 5; 196 9; 195 4 Câu 5 Cho: 5 yến 3 kg = kg Số... chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật đó Bài toán trên thuộc dạng toán đã học nào? A Tìm số trung bình cộng B Tính diện tích C Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Câu 13 Hình dưới đây có bao nhiêu hình vuông? 24 Câu 14 Tổng số gạo nếp và gạo tẻ là 200 kg, số gạo nếp kém số gạo tẻ 60kg Tính số gạo nếp Câu 15 Cho: 45 263 > 45 2 3 > 45 2 3 > 45 2 3 > 45 223 Các chữ số thích hợp để viễt vào các... Thông qua giáo án ngày: …… Giáo án soạn hết ngày: 25/ 10/ 2013 Tổng số giáo án đã soạn: 22 giáo án ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 29 ... giây Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A 9 B 68 C 18 Câu 7: Số trung bình cộng của 42 và 52 là bao nhiêu? Câu 8 Tìm và ghi lại giá trị của x trong biểu thức sau: x - 363 = 636 Câu 9 Tính và ghi lại kết quả của phép trừ sau: 80 000 - 48 765 Câu 10 Biểu thức nào là biểu thức có chứa hai chữ: A v + t + u B a - b + 2 C y + 4 Câu 11 Cho: 12 345 + = 543 + 12 345 Viết số thích hợp để điền vào chỗ chấm Câu... Chuẩn bị: Bài thi viết chữ đẹp ĐỀ THI VIẾT CHỮ ĐẸP LỚP 4 (Thời gian: 15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài văn sau: Vịnh Hạ Long Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng Bốn mùa Hạ Long phủ lên mình một màu xanh... tham khảo ý kiến người lớn, … ? Theo em, phương án nào là tối ưu nhất trong giờ học? - Hướng cho HS đến phương án: làm TN HOẠT ĐỘNG 3: Thực nghiệm, rút ra kiến thức 3.1 Đề xuất phương án thí nghiệm - Học sinh nêu phương án thí nghiệm để kiểm chứng từng tính chất đã đưa ra trong phần dự đoán - GV nhất trí với đề xuất của HS 2.2 Tiến hành thực nghiệm - Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm , yêu cầu HS thực... trên bảng lớp - 2 nhóm lên trình bày kết quả; HS khác cùng Gv nhận xét - HS sửa bài theo bài làm đúng Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài - HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc - Gọi HS phát biểu; GV nhận xét, kết luận - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn 4 Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học, dặn HS tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau 16 Toán Tiết 44 VẼ HAI... 1 cốc nước chè (có đánh số) III Hoạt động dạy học dự kiến của giáo viên HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học: (2 phút) - GT chương mới - GV đưa ra vấn đề: Nước có tính chất gì? HOẠT ĐỘNG 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh, đề xuất câu hỏi - Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn video ngắn và Các em hãy thử suy nghĩ và đoán xem nước có những... những điểm khác nhau về tính chất của nước ở cả 4 nhóm → Giáo viên đánh dấu các điểm khác nhau trên bảng nhóm - GV giải thích những vấn đề không liên quan đến bài học và xoá những vấn đề đó, chỉ để trên bảng những dự đoán của HS liên quan đến bài học: 1 Nước có không màu, không mùi, không vị 2 Nước không có hình dạng nhất định 3 nước chảy từ cao xuống thấp 22 4 Nước có thể hòa tan và không hòa tan một số... bảng lớp: chích chòe, liền, trèo,non, buồn, lũ, 3 Luyện viết vào vở - GV nhắc HS viết đúng các danh từ riêng trong bài - Nhắc HS tư thế ngồi, cách trình bày bài - HS đọc lại toàn bộ bài viết 1 lần - HS viết bài, sau đó tự soát lỗi - GV chấm, chữa một số bài, nêu nhận xét chung 4 Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, nhắc HS rèn luyện viết chữ cho đẹp hơn Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013 Buổi sáng . đọc và HTL trong 9 tuần đầu - Phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu nội dung Tiếng Việt tuần 10 - Nêu mục. Tuần 9 Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 CHÀO CỜ Tập đọc Tiết 17. THƯA CHUYỆN

Ngày đăng: 20/01/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan