Tài liệu Mặt nạ trong Tuồng cổ pdf

5 1.8K 14
Tài liệu Mặt nạ trong Tuồng cổ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mặt nạ trong Tuồng cổ Viết về một kỷ vật không quên trong cuộc đời mình, GS. Hoàng Châu Ký (nguyên Tổng Thư ký đầu tiên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) nhắc ngay đến mặt nạ Tuồng. Chiếc mặt nạ hóa trang đã mang tải một vẻ đẹp độc đáo của bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống này… * Bắt nguồn từ đâu? Theo nhà nghiên cứu Hồ Đắc Bích trong giáo trình Nghệ thuật hát Tuồng, bước ban đầu diễn viên dùng mặt nạ "đeo" vì thuở ấy, người khả năng biểu diễn không nhiều, một diễn viên phải sắm nhiều vai, vì vậy, họ dùng mặt nạ đeo để thay đổi vai cho dễ dàng. Nhưng mặt nạ đã mặt trong nghệ thuật Tuồng từ bao giờ thì chẳng biết. Tuy nhiên, đọc bài viết: Điệu múa Chàm lưu lạc trên đất Nhật của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, chúng tôi để ý thấy mấy điểm đáng chú ý. Trước hết, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn khẳng định: sự hình thành sân khấu hát bội Bình Định sau này vốn dính líu với kịch Lâm Ấp. Bên cạnh đó, ba bức ảnh in kèm bài viết này giới thiệu về điệu múa hát tên La Lăng Vương của Chàm truyền sang Nhật Bản hiện lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học thành phố Osaka (Nhật Bản) thì diễn viên khi múa mang mặt nạ. Vậy phải chăng, mặt nạ trong nghệ thuật Tuồng đã bắt nguồn từ mặt nạ trong kịch nhà chùa của Chàm? Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn "bật mí" rằng đây cũng là một vấn đề đang được ông để tâm nghiên cứu. • Đến hóa trang kiểu mặt nạ Dẫu quan điểm đó đúng hay sai thì mặt nạ đã mặt trên sân khấu hát bội từ lâu lắm. Theo NSƯT Hòa Bình, ngay từ thời Đào Tấn, đã không còn diễn mặt nạ. Người ta thay mặt nạ đeo bằng mặt vẽ, và mới đây, người ta dùng cách hóa trang để chân thật hơn, gần cuộc sống hơn. Màu sắc dùng để hóa trang kiểu mặt nạ phổ biến là trắng hồng, màu đỏ và màu mốc. Cố NSND Nguyễn Lai đã nghiên cứu, đúc kết ra một số hình ảnh mẫu hóa trang thành các loại mặt: mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương vết đỏ là người nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan). Theo nhà nghiên cứu Mịch Quang, hai loại mặt nạ đáng lưu ý nhất là mặt trắng và mặt rằn. Sáng tạo ra hai loại mặt này, nghệ thuật Tuồng đã chú ý đến cái đẹp của hành động chứ không phải cái đẹp diện mạo. Bởi mặt trắng phe trung như Địch Thanh, Hứa Hớn Văn, thì cũng có mặt trắng phe nịnh như Lữ Bố, Lý Thông; vai mặt rằn trung như Lưu Khánh, Trương Phi, thì cũng mặt rằn nịnh như Tạ Ôn Đình, Xích Bảo… Như vậy, chỉ riêng trong hóa trang thôi, đã thể hiện cụ thể phạm trù cái đẹp trong mỹ học dân tộc. Dẫu hóa trang theo kiểu mặt nào thì một điểm chung là khuôn mặt của những nhân vật này được bôi màu, riêng vùng sát xung quanh mắt được để tự nhiên. nhà nghiên cứu cho đây là dấu vết của việc đeo mặt nạ ngày trước, còn người lại giải thích, trong hát bội, con mắt của diễn viên cũng phải tích cực tham gia diễn xuất nên phải chừa trống như thế mới thấy được tinh thần của đôi mắt. * Một nét đặc sắc của Tuồng cổ Diễn viên tuồng xưa nay phải tự hóa trang để ra biểu diễn chứ không họa sĩ hóa trang. Bởi vậy, hóa trang kiểu mặt nạ đòi hỏi người diễn viên trở thành một họa sĩ ẩn dạng và do đó, hóa trang cũng mang theo cá tính của diễn viên. Khi hóa trang xong, diễn viên bước ra sân khấu thì khán giả biết ngay là vai trung hay nịnh. Đây cũng là một biểu hiện rõ nét của tính ước lệ, tượng trưng và cách điệu cao của nghệ thuật Tuồng. . Bản) thì diễn viên khi múa có mang mặt nạ. Vậy phải chăng, mặt nạ trong nghệ thuật Tuồng đã bắt nguồn từ mặt nạ trong kịch nhà chùa của Chàm? Trao đổi. phải sắm nhiều vai, vì vậy, họ dùng mặt nạ đeo để thay đổi vai cho dễ dàng. Nhưng mặt nạ đã có mặt trong nghệ thuật Tuồng từ bao giờ thì chẳng biết.

Ngày đăng: 20/01/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan