Tài liệu Thời tiết giao mùa trẻ cần hấp thụ gì? pdf

7 282 0
Tài liệu Thời tiết giao mùa trẻ cần hấp thụ gì? pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thời tiết giao mùa trẻ cần hấp thụ gì? Thời tiết giao mùa rất khó chịu vì vậy cần củng cố sức khỏe cho trẻ bằng những thực phẩm hữu ích 1. Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển. Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển…. 2. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ… 3. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân. 4. Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng Làm gì khi bé bị sặc sữa? Cần cho bé bú đúng tư thế. Ảnh minh họa Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy, việc cho bé đúng cách để tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá trên là vô cùng cần thiết, nhất là một số bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hay nữ chuẩn bị hoặc bắt đầu làm mẹ. Khi cho bé bú, tốt nhất là ở tư thế người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe còn yếu có thể nằm trên giường với bé nằm bên cạnh. Tuy nhiên, nên hạn chế tối đa cho bé bú ở tư thế nằm, vì vòi Eustache của bé thường đậy chưa kín hẳn giữa tai – mũi - họng, nên khi bé bú ở tư thế nằm nghiêng, sữa dễ qua vòi này mà gây viêm tai giữa. Giúp bà mẹ bế em bé, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và thân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào bụng mẹ, bà mẹ dùng tay nâng bầu vú và đưa cả bầu vú chứ không phải chỉ có núm vú về phía miệng bé, bà mẹ không nên dùng hai ngón tay kẹp núm vú hay cố đẩy núm vú về phía miệng bé. Nên chạm nhẹ núm vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú, và chờ cho bé há to miệng và sẵn sàng để bú thì nhanh chóng đưa vú vào miệng bé. Hướng môi dưới của bé nằm phía dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú và lưỡi bé nằm ngay dưới phần vú có chứa các xoang sữa, cũng như giúp cho núm vú chạm vào vòm hầu của bé để kích thích phản xạ mút. Đối với bé, cho bé bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt, vì làm như vậy sẽ kích thích giúp mau lên sữa cũng như tận hưởng được nguồn sữa non quí giá. Cho bé bú theo yêu cầu, bất cứ lúc nào trẻ đói và đòi bú, không cần thiết cho theo giờ giấc nhất định, và cũng không nên giới hạn thời gian mỗi lần bú. Trước đây các nhân viên y tế thường khuyên các bà mẹ không nên cho bé bú lâu quá 5 - 10 phút, vì sợ bé bú lâu sẽ làm đau đầu vú. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, nguyên nhân đau đầu vú là do ngậm bắt vú không đúng cách. Nên để cho bé bú đến khi nhận đủ lượng sữa theo yêu cầu, chờ cho bé bú hết sữa một bên rồi mới chuyển sang vú bên kia. Không nên ép trẻ bú quá no, vì dạ dày của bé lúc này còn thẳng chưa cong như người lớn nên bú quá no thì dễ bị trào ngược. Thông thường nên cho bé bú vú phải trước, đến bữa bú kế thì vú trái làm như vậy cả 2 vú đều được kích thích và sẽ tiết sữa đều cả 2 vú. Về sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân như: do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp. Một số trẻthói quen vừa bú vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt; khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc. Trẻ 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc. Về triệu chứng và nhận biết, khi đang cho bé bú bỗng ho sặc sụa kèm theo tím tái, đó là tình trạng bé bị sặc sữa. Tình trạng này là do sữa tràn vào đường hô hấp, có thể vào khí quản, đôi khi vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp. Nếu cấp cứu không kịp thời bé sẽ tử vong vì thiếu oxy. Khi gặp tình trạng này, không ai khác, chính người mẹ phải cấp cứu một cách khẩn trương, thật bình tĩnh, nhanh chóng làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp. Nhanh nhất, đơn giản nhất là dùng miệng mình hút mạnh vào miệng và mũi bé, hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt. Nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau khi hút xong, kích thích mạnh vào đầu trẻ, để bé khóc và thở được; sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục điều trị. Tuyệt đối không đưa đi bệnh viện khi trẻ chưa thở lại được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không hồi phục, mà chỉ đưa đi bệnh viện khi đã khai thông cho bé thở lại. Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú, khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá, vì gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ. . Thời tiết giao mùa trẻ cần hấp thụ gì? Thời tiết giao mùa rất khó chịu vì vậy cần củng cố sức khỏe cho trẻ bằng những thực phẩm. theo yêu cầu, bất cứ lúc nào trẻ đói và đòi bú, không cần thiết cho theo giờ giấc nhất định, và cũng không nên giới hạn thời gian mỗi lần bú. Trước đây

Ngày đăng: 20/01/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan