Tài liệu Làm gì khi trẻ bị sốt virus docx

16 942 0
Tài liệu Làm gì khi trẻ bị sốt virus docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Làm khi trẻ bị sốt virus? Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh. Cơ thể trẻ em chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại virus thường gây sốt gồm myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản Virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virussốt cao. Đặc điểm của sốt do nhiễm virus Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Viêm long đường hô hấp : Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ Rối loạn tiêu hóa : Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Viêm hạch : Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Phát ban : Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt. Viêm kết mạc : Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Nôn : Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn. 1 Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh. Xử trí sốt do virus ở trẻ Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virustrẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là: Hạ sốt : Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần. Chườm mát : Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Chống co giật : Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao. Bù nước và điện giải : Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Chống bội nhiễm : Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Dinh dưỡng : Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh : Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày. Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. 2 Sai lầm khi trẻ sốt Ủ kín hoặc cởi hết đồ của trẻ - hai cách làm này đều không đúng. Khi sốt, cơ thể bé bị mất nước và muối khoáng nên hệ thần kinh bị rối loạn, thân nhiệt không ổn định, lúc quá nóng, lúc lại quá lạnh. Do đó, bạn chỉ nên cởi bớt đồ của trẻ chứ không cởi hết, cũng không ủ kín con trong nhiều lớp chăn hoặc áo quần vì sẽ khiến trẻ bị co giật. Hiện tượng này rất nguy hiểm, dẫn đến những tổn thương ở não, gây nên chứng động kinh về sau. Những sai lầm khác: Cho trẻ uống aspirin: Đây là phương pháp hạ sốt nguy hiểm vì có thể gây ra những bệnh liên quan đến gan của bé sau này. Chườm nước đá trực tiếp: Nhiều người mẹ có thói quen dùng cách này để hạ sốt nhanh cho con. Làm như vậy chỉ khiến thân nhiệt của bé càng cao do cơ chế co mạch ngoại vi. Tốt nhất chỉ nên chườm mát. Kiêng nước hoàn toàn: Để con ngâm nước lâu lúc đang sốt là điều không tốt. Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu. Cách này giúp hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng da. Những việc nên làm Bình thường, bạn có thể hạ sốt cho con bằng thuốc theo liều của bác sĩ chỉ định. Riêng với những trường hợp sau, bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức để tránh biến chứng: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày, trẻ sốt cao đột biến hoặc sốt trở lại sau khi đã khỏi. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con: Trong thời gian bệnh, cơ thể trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ năng lượng. Dưới ảnh hưởng của cơn sốt, các men tiêu hoá bị ức chế nên trẻ thường có cảm giác chán ăn. Do đó, bạn phải chuẩn bị cho trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hoá. Bổ sung đủ nước: Khi sốt, cơ thể bé mất nhiều nước và mất vitamin qua phân, nước tiểu. Bạn cần chú ý cho con uống nhiều nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây tươi. Bạn cũng có thể cho con uống 1 ly 200 ml nước chanh nóng pha một ít đường với lượng muối cỡ bằng hạt ngô hoặc dùng một gói Oresol pha với 1 lít nước ấm. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát và để con ngồi ở nơi thoáng đãng. Lau người bé bằng nước ấm vừa, lau kỹ ở trán, dưới cánh tay và bẹn. Thường xuyên đo nhiệt độ: Nhiệt kết đặt ở hậu môn cho nhiệt độ chính xác nhất nhưng sẽ gây khó chịu cho trẻ. Bạn có thể chọn cách đặt dưới cánh tay hoặc ngậm. Áp sát cánh tay của trẻ vào ngực, giữ nhiệt kế dưới cánh tay ít nhất trong 3 phút. Sai số của nhiệt kế so với thân nhiệt của trẻ là + 0,3 đến 0,4 độ C; tức nhiệt kế chỉ 38 độ C thì nhiệt độ thật sự của bé là 38,4 độ C. Đo nhiệt độ của bé mỗi giờ một lần. Dù nhiệt độ đã giảm xuống ở mức bình thường, trong khoảng 37 độ C, bạn vẫn phải theo dõi lại vài giờ một lần. 3 Nhiều cha mẹ xử lý sai khi trẻ bị tiêu chảy "Không ít trẻ bị bệnh tiêu nhẹ mà chuyển nặng, chướng bụng, thậm chí thủng ruột, tử vong, vì các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc ngăn tiêu cho con uống", Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết. Thực tế, nhiều em bé ban đầu chỉ đi tiêu chảy nhẹ, nhưng chưa biết nguyên nhân do đâu, các bà mẹ vội vàng mua thuốc kháng sinh cho con uống, dẫn đến tình trạng trẻ ngày càng suy kiệt vì bệnh không hết mà còn phát sinh chứng tiêu chảy kéo dài hoặc suy nhược cơ thể trầm trọng "Điều cần thiết nhất là mỗi phụ huynh nên trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để từ đó có cách chăm sóc và điều trị đúng hướng", ông Phúc nói Cũng theo bác sĩ Phúc, bệnh tiêu chảy ở trẻ được chia ra hai nhóm, gồm tiêu chảy cấp và kiết lị. Nhóm nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong đó, nhóm tiêu chảy cấp (tiêu chảy thông thường) chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng số ca mắc bệnh. Trong nhóm này, trẻ có biểu hiện đi phân lỏng, không có đàm và máu. Tiêu chảy cấp do siêu vi gây ra (chủ yếu là virus Rota, loại virus có trong môi trường). Tiêu chảy cấp chưa có thuốc chữa trị nên biện pháp duy nhất là bù nước, bù dinh dưỡng. Nhóm chứng kiết lị do vi trùng gây nên. Phụ huynh có thể nhận ra bệnh khi thấy phân có đàm và máu. Phân có thể không nhiều nước nên một số phụ huynh nhầm tưởng đây không phải là tiêu chảy. Kiết lị có thể được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, một số trẻ còn bị chứng tiêu chảy kéo dài. Chứng tiêu chảy này do các bệnh ở đường ruột hoặc chứng kém hấp thu (thức ăn hấp thu không hết gây tiêu chảy) gây nên. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị tận gốc. Tất cả các trường hợp bị mắc bệnh, sau khi thăm khám, chỉ những trường hợp quá nặng mới phải vào viện, trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Loại thuốc tốt nhất có thể dùng để bù nước là dung dịch Oresol. Sữa mẹ là kháng sinh tốt nhất cho trẻ Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, ông Phúc khuyên các bà mẹ cần làm tốt 3 nguyên tắc: Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy. Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để bù dinh dưỡng. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu trở sốt, mắt trợn ngược, đi tiêu toàn máu, nôn nhiều, phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. "Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, nên việc cho trẻ bú mẹ rất cần thiết", ông Phúc khuyến cáo. "Phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt nguyên chất hoặc thêm rất ít đường, nước dừa tươi, nước chín. Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn". Kinh phí điều trị bệnh tiêu chảy tuy không cao nhưng mất nhiều thời gian và kìm hãm sự phát triển của trẻ. Để phòng bệnh, theo các bác sĩ chuyên ngành, phụ huynh cần cho trẻ uống văcxin ngừa virus Rota gây tiêu chảy đồng thời phải giữ gìn vệ sinh ăn uống, đặc biệt không được ăn những đồ không được bảo quản tốt. 4 Chăm sóc khi trẻ mọc răng Mọc răng là một sự kiện quan trọng đối với con trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bé và bố mẹ. Tuổi mọc răng Em bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng, có bé mọc răng lúc 6 tháng, có bé 7 tháng và cũng có thể muộn hơn. Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6- 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp. Ví dụ: răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên. Bộ răng sữa gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chậm mọc răng không phải là một dấu hiệu bệnh lý, đó chỉ là một số trường hợp cá biệt. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý. Nếu chậm mọc răng mà bé vẫn phát triển tốt về thể lực, lên cân đều, bò, ngồi, đứng đúng giai đoạn thì coi như bình thường. Nếu trẻ được 1 tuổi mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D. Một số triệu chứng khi mọc răng Khi mọc răng, trẻ có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể, ví dụ: trẻ mệt mỏi, rất quấy, hay khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số trẻ hay chảy nhiều nước miếng và hay gặm thứ đó cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo đi ngoài phân lỏng. Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ vật có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước 5 khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng . Những triệu chứng này khiến trẻ hay quấy khóc nhiều hơn và lười ăn uống, thậm chí có trẻ sút cân . Có rất nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của trẻ, nên khi thấy trẻ biếng ăn và quấy khóc thường cho trẻ uống các loại men tiêu hóa và thuốc bổ. Điều này khiến các bậc cha mẹ trẻ đôi khi mất bình tĩnh và không xử trí được tốt việc chăm sóc trẻ. Những lúc như vậy, cha mẹ trẻ cần giữ bình tĩnh và đưa trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt ở các bệnh viện Nhi để được điều trị giúp giảm các triệu chứng khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Chăm sóc trẻ mọc răng: Có thể làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy các bé đau dữ dội có thể đến tư vấn khám bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm – Mặt các bệnh viện Nhi. Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,5 0 C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Cùng với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày. Tính cách trẻ sẽ thay đổi hay quấy khóc, cáu gắt, không muốn chơi. Hãy kiên nhẫn dỗ dành trẻ, tạo môi trường vui thích cho trẻ với những đồ chơi mà trẻ thích. Sự quan tâm kịp thời của người lớn sẽ làm dịu nỗi đau của trẻ. Mọc răng không làm cho trẻ ốm, thường trẻ có thể nóng nhẹ hay đi tướt trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Hãy mang trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và trẻ có nguy cơ sụt cân. 6 Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 - 8). Tuy nhiên khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy. Do đó cha mẹ cần phải chú ý để chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng: - Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làmbị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng. - Nếu bé sốt trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho bé uống theo chỉ dẫn. - Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ. - Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày. - Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ. - Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám. - Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D. Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Theo BS Thúy An 7 Chăm sóc trẻ táo bón Táo bón là hiện tượng trẻ đi ngoài phân rắn và khô, hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau: - Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn. - Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu. - Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng. Sờ nắn bụng của trẻ thấy những cục phân rắn - đó là biểu hiện của bệnh táo bón Táo bón do nguyên nhân ăn uống - Ăn chưa đủ số lượng. - Pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn. - Mẹ bị táo bón cho con bú. - Ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả. - Uống ít nước. - Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo. Do trẻ ngại xin phép cô giáo, hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô. - Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho, thuốc ho có codein, viên sắt - Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên trẻ thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần, trẻ bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón. - Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn. 8 Các bà mẹ phải làm khi trẻ bị táo bón? Tùy theo từng nguyên nhân mà điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất: - Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uốngnước, nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000ml nước/ngày. - Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. - Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài). - Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê - Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Luyện tập - Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn). - Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi). - Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày. - Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có. - Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc. - Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi biện pháp trên mà trẻ vẫn không đi ngoài được. Dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 10oml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200ml hoặc thuốc thụt hậu môn mỗi lần thụt 1 ống. Theo ThS. BS Lê Thị Hải 9 Chữa táo bón cho trẻ Mẹ nên tập cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín từ khi còn nhỏ và khuyến khích con chạy nhảy, nô đùa Đây là những cách đơn giản nhất để giúp bé khắc phục táo bón. Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau: - Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn. - Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu. - Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng. Lý do bé bị táo bón - Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước. - Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô. - Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt - Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón. - Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Cách giúp con khỏi táo bón Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất: - Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml 10 [...]... Còn nếu bị táo bón dai dẳng mà không do chế độ ăn thì bạn cần đến bác sĩ sớm để tránh mắc các bệnh về tiêu hoá như ung thư trực tràng do táo bón lâu ngày 12 Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy Con trai tôi được 14 tháng tuổi, hiện cháu đang bị tiêu chảy và hay nôn trớ Cháu không chịu ăn uống nên tôi rất lo lắng Bây giờ tôi phải chăm sóc bé như thế nào? Trả lời: Tiêu chảy cùng với nôn trớ sẽ khi n cơ... (đối với trẻ nuôi sữa ngoài) - Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê - Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ Luyện tập: - Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn) - Xoa bụng cho trẻ: ... cần làm là liên tục bổ sung chất lỏng cho cơ thể bé Đó có thể là nước lọc, nước dừa, sữa, nước lúa mạch, nước chanh Trong trường hợp bé bị nôn, hãy đợi từ 15 - 30 phút sau khi nôn mới bắt đầu cho bé uống nước bổ sung Loại nước thích hợp dành cho bé là nước dừa hay nước cháo loãng, giúp bù nước rất nhanh Lưu ý bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu trẻ không chịu ăn uống lại kèm thêm sốt. .. ngon và bổ nhưng đôi khi những món ăn đó lại không hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí là ngoài mong muốn của bạn Lưu ý, đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn Vì thế bạn nên tránh cho trẻ uống nước hoa quả... khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi) - Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày - Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có - Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc - Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên... vị Chocolate - Những thức ăn dễ gây nghẹn, nên chờ cho đến khi bé 3 tuồi, bao gồm:       Lạc Miếng bơ to Miếng xúc xích to Quả nho Bỏng ngô Đồ ăn cứng dễ vỡ thành mảnh lớn Lời khuyên giúp bé an toàn khi ăn 1 Không bao giờ rời mắt khỏi bé 2 Không cho thìa của bé vào miệng bạn Việc dùng chung dụng cụ ăn uống có thể khi n bé bị sâu răng 3 Khi đã mở hộp đồ ăn của bé, hãy cất phần còn lại vào tủ lạnh... cho trẻ ăn trái cây trong thời điểm này vì sẽ thêm “gánh nặng” cho hệ tiêu hoá Tuy nhiên, riêng táo và chuối lại rất nên ăn bởi chúng có chứa một lượng kali lớn, giúp cơ thể nhanh chóng bình phục sau tiêu chảy Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn, ngoài ra, bạn cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ, thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán Sẽ thật sai lầm nếu ép buộc trẻ. ..nước/ngày Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày - Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ -... 3 Sữa mẹ và sữa bột vẫn được ưu tiên hàng đầu trong năm đầu của trẻ Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu trong năm đầu đời của trẻ, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bình đầy đủ trước khi bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm khác 4 Không có một tiêu chuẩn, định mức nào trong việc ăn dặm của bé Sở thích của bé cũng như tiền sử bị hen suyễn hoặc dị ứng trong gia đình sẽ đóng một vai trò quan... quả mọng không nên cho bé uống khi chưa được 1 tuổi - Đường, chất làm ngọt, muối hay gia vị không cần thiết và không nên cho vào đồ ăn của bé 15 - Củ cải đường, củ cải trắng, rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn Chúng có quá nhiều nitrate đối với một đứa bé - Thực phẩm chiên rán - Những thực phẩm dễ gây dị ứng, không dùng khi bé chưa được 1 tuổi hoặc . Làm gì khi trẻ bị sốt virus? Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước. nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày. Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho

Ngày đăng: 20/01/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Làm gì khi trẻ bị sốt virus?

  • Sai lầm khi trẻ sốt

  • Nhiều cha mẹ xử lý sai khi trẻ bị tiêu chảy

  • Chăm sóc khi trẻ mọc răng

  • Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

  • Chăm sóc trẻ táo bón

  • Chữa táo bón cho trẻ

  • Chữa táo bón bằng dược thảo

  • Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy

  • Cách tập cho trẻ ăn dặm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan