Tài liệu TIỂU LUẬN: SINH THÁI CÔNG NGHIỆP pdf

35 1.1K 4
Tài liệu TIỂU LUẬN: SINH THÁI CÔNG NGHIỆP pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công nghiệp sinh thái ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM … … TIỂU LUẬN SINH THÁI PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: “SINH THÁI CÔNG NGHIỆP” GVHD: HV: PGS.TS NGUYỄN KHOA L ÂN VÕ VĂN THIỆP LỚP: ĐVH – K18 Huế, tháng 5 năm 2010 Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 1 Công nghiệp sinh thái LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khoa Lân và thể lớp động vật K18 đã giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2010 HVTH: Võ Văn Thiệp Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 2 Công nghiệp sinh thái MỤC LỤC PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 PHẦN II. NỘI DUNG 5 2.1. Tổng quan về sinh thái công nghiệp 5 2.1.1. Khái niệm 5 2.3. Kinh nghiệm xây dựng KCNST từ các nước có nền CN phát triển 16 2.4. Khả năng ứng dụng mô hình KCNST ở Việt Nam 22 2.4.3. Xây dựng KCN mới 26 2.4.4. Triển vọng xây dựng KCNST ở Việt Nam 29 PHẦN 3: KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 3 Công nghiệp sinh thái PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của công nghiệp xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Vậy, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá là một việc cần thiết đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, cùng với việc nâng cao mức sống của người dân. Công cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII ở Châu Âu đã có sự tác động tới toàn cầu, với sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã đưa đến quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế giới với các quá trình cơ khí hoá nông nghiệp, cơ giới hoá và đô thị hoá. Công nghiệp là động lực của sự phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Những thành tựu của kỹ thuật mới như người máy, máy vi tính, ô tô, vi điện tử, laze, công nghệ thông tin, nguyên liệu mới và công nghệ sinh học đã cung cấp cơ sở và động lực cho sự hiện đại hoá nền công nghiệp truyền thống. Tái sử dụng chất thải công nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thay thế một số loại nguyên vật liệu là xu hướng nổi bật trong lĩnh vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá [1]. Mặc dù có các tiến bộ quan trọng như vậy nhưng đồng thời công nghiệp hoá lại đưa đến những mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn kinh tế giữa người với người, mâu thuẫn sinh thái học giữa con người với thiên nhiên. Chính những mâu thuẫn này đã phá hoại môi trường sống của chúng ta, nó làm ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ra tiếng ồn, mưa axit, hoang mạc hoá, sự ấm lên toàn cầu và phá huỷ tầng ozôn… Vậy làm thế nào vừa tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế mà không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đó là một vấn đề được cả thế giới quan tâm nhằm tìm ra một câu trả lời thích hợp nhất. Một trong những câu trả lời của bài toán hóc búa này chính là xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Vậy công nghiệp sinh thái là gì? Nó có những ưu điểm gì? Việt Nam và các nước trên Thế giới đã xây dụng khu công nghiệp sinh thái như thế nào…?Dựa trên những Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 4 Công nghiệp sinh thái cơ sở đó tôi đã chọn đề tài: “Công nghiệp sinh thái” làm đề tài tiểu luận của mình. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về sinh thái công nghiệp 2.1.1. Khái niệm Khái niệm Sinh thái công nghiệp hay công nghiệp sinh thái (STCN - Industrial Ecology) được biết đến vài năm trước đây, đặc biệt từ khi xuất hiện bài báo của Frosch và Gallpoulos phát hành theo số báo đặc biệt của tờ Scientific American (Frosch và Gallpoulos, 1989). Khái niệm STCN thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ STCN (industrial ecosystem). Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác [2],[3],[7]. Trong công nghiệp sinh thái, cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Khái niệm STCN còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh - tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. STCN là một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái niệm STCN còn được hiểu trên cơ sở nguyên lí 3R: giảm thiểu (reduction), tái sử dụng (reutilization) và quay vòng (recycling) [1]; bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống. Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp. Mặc dù khái niệm STCN vẫn còn "non Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 5 Công nghiệp sinh thái trẻ" và chưa có một định nghĩa thống nhất, tuy nhiên có thể thấy sự nhất trí rằng khái niệm STCN thể hiện những quan điểm chính sau đây: STCN là sự tổ hợp toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ công nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. STCN nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển sao cho có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. STCN xem quá trình tiến hóa (cải tiến) công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ STCN bền vững trong tương lai. 2.1.2. Hệ sinh thái công nghiệp [3], [8] Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm: (1) cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu, (2) nhà máy chế biến nguyên liệu, (3) nhà máy xử lý/tái chế chất thải và (4) tiêu thụ thành phẩm. Cơ sở sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu có thể gồm một hoặc nhiều nhà máy cung cấp nguyên liệu ổn định cho hệ STCN. Qua nhiều quá trình chế biến, ví dụ trích ly, cô đặc, phân loại, tinh chế các nguyên liệu thô sẽ được chuyển hóa thành nguyên liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh tái chế (trong chính dây chuyền sản xuất hiện tại của nhà máy hoặc ở những nhà máy khác). Sản phẩm, phế phẩm, sản phẩm phụ sẽ được chuyển đến người tiêu dùng. Trong tất cả các trường hợp, sản phẩm sau khi sử dụng sẽ được thải bỏ hoặc tái chế. Cuối cùng, nhà máy xử lý chất thải sẽ thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lý các vật liệu có khả năng tái chế cũng như chất thải. Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần không phải là cơ sở sản xuất, ví dụ từ các hộ gia đình thuộc khu dân cư nằm trong khuôn viên của hệ thống đang xét. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết. Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần không phải là Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 6 Công nghiệp sinh thái cơ sở sản xuất, ví dụ từ các hộ gia đình thuộc khu dân cư nằm trong khuôn viên của hệ thống đang xét. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết. Có thể phân chia hệ STCN theo 5 dạng khác nhau dựa trên ranh giới của hệ thống. Tiêu chí để xác định ranh giới của hệ STCN là dựa trên vị trí địa lý hoặc chuỗi sản phẩm/nguyên liệu. Các loại hình hệ STCN này có thể mô tả như sau : - Hệ STCN theo chu trình vòng đời sản phẩm. Trong trường hợp này, ranh giới của hệ STCN được xác định theo các thành phần kinh tế (cả nhà sản xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể. - Hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu. Tương tự hệ sinh thái theo chu trình vòng đời sản phẩm, ranh giới của hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thŕnh phần liên quan đến một loại nguyên liệu cụ thể. - Hệ STCN theo diện tích/vị trí địa lý. KCN Burnside ở Halifax (Canada), KCN Kalunborg (Đan Mạch) là những thí dụ điển hình về loại hình hệ STCN này. Trong trường hợp này, ranh giới địa lý không kể đến khu vực tiêu thụ sản phẩm. - Hệ STCN theo loại hình công nghiệp. Theo cách phân loại này, một nhóm các cơ sở sản xuất thuộc cùng loại hình công nghiệp hợp thành hệ STCN. Trong thực tế, loại hình hệ STCN này được xây dựng theo định hướng môi trường chung của từng loại hình công nghiệp. - Hệ STCN hỗn hợp. Trong trường hợp này, khái niệm hệ STCN không đề cập đến một ranh giới cụ thể mà chỉ xem xét mối tương quan giữa các nhà máy có thể sử dụng phế phẩm/phế liệu của nhau. Đây là loại hình thông dụng nhất. 2.1.3. Quá trình trao đổi chất trong hệ STCN [3], [4], [5], [8] Cơ sở hình thành khái niệm STCN là dựa trên hiện tượng trao đổi chất công nghiệp (industrial metabolism). Đó là toàn bộ các quá trình vật lý chuyển hóa nguyên liệu và năng lượng cùng với sức lao động của con người Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 7 Công nghiệp sinh thái thành sản phẩm, phế phẩm và chất thải ở điều kiện ổn định. Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ công ghiệp và mối quan hệ tương hỗ của chúng đối với môi trường xung quanh. Trên cơ sở đó, cùng với những hiểu biết về hệ sinh thái, con người có thể hiệu chỉnh hệ công nghiệp sao cho tương thích với hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên. Bằng cách làm như vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể được tổ hợp thành những hệ STCN. Những hệ STCN này sẽ bao gồm nhiều cơ sở sản xuất được tập hợp sao cho chúng sử dụng sản phẩm và chất thải của nhau. Những kiến thức cơ bản về quá trình trao đổi chất công nghiệp và hệ STCN là cơ sở để hiểu rõ và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của khái niệm STCN. Quá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa của dòng vật chất và năng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ công nghiệp, đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ. Trao đổi chất công nghiệp cung cấp cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải cũng như các tác động của chúng đến môi trường. Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với quá trình trao đổi chất sinh học Quá trình trao đổi chất sinh học đã có từ khi xuất hiện khoa học sinh học. Khái niệm này được sử dụng để mô tả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sinh vật sống. Trao đổi chất sinh học được sử dụng để mô tả các quá trình hóa sinh xảy ra luân phiên trong các phân tử sinh học. Sự giống nhau giữa quá trình trao đổi chất sinh học và trao đổi chất công nghiệp là: "Các quá trình trao đổi chất có thể được chia thành 2 nhóm chính: quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa. Cũng như thế, một hệ STCN tổng hợp vật chất, hay thực hiện quá trình đồng hóa, và phân hủy vật chất, tức là thực hiện quá trình tương tự như quá trình dị hóa sinh học". Trong một hệ sinh học, quá trình trao đổi chất xảy ra ở tế bào, ở các cơ quan riêng biệt cũng như trong toàn bộ cơ thể sinh vật. Tương tự như vậy, quá trình trao đổi chất công nghiệp cũng có thể xảy ra trong từng cơ sở sản xuất riêng biệt, trong từng ngành công nghiệp và ở mức toàn cầu. Mặc dù có một số điểm khác biệt giữa một sinh vật sống và một cơ sở sản xuất khái niệm trao đổi Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 8 Công nghiệp sinh thái chất công nghiệp có thể áp dụng đối với các cơ sở sản xuất. Điểm cốt yếu là phải xác định rő phạm vi mà dòng vật chất và năng lượng tham gia vào quá trình chuyển hóa Trao đổi chất sinh học là quá trình tự điều chỉnh. Đối với từng sinh vật, quá trình này được thực hiện bởi những cơ chế sinh học chung. Ở mức hệ sinh thái, quá trình này xảy ra thông qua sự đấu tranh sinh tồn giữa các sinh vật. Một hệ STCN cũng là một hệ tự điều chỉnh. Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu được duy trì bởi 3 nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy. Nhóm sản xuất có thể là cây trồng và một số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn cần thiết cho bản thân chúng nhờ quá trình quang hợp hoặc để cung cấp năng lượng và protein cần thiết cho cơ thể chúng. Nhóm phân hủy có thể là nấm và vi khuẩn. Nhóm này có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cần thiết cho nhóm sản xuất. Do đó, nhóm phân hủy cũng đóng vai trò của cơ sở tái chế. Với nguồn năng lượng là ánh nắng mặt trời, thế giới tự nhiên có khả năng duy trì chu trình sản xuất - tiêu thụ- phân hủy một cách vô hạn. Hay nói cách khác, một thực thể tồn tại độc lập nhỏ nhất cũng là một hệ sinh thái. Trong các hệ công nghiệp, hoạt động sản xuất bao gồm tạo ra năng lượng và những sản phẩm khác. Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà máy khác, con người (thị trường) và động vật. Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và tái chế chất thải. Tuy nhiên, khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp không thể dựa vào nhóm phân hủy để tái sản sinh hoàn toàn vật liệu đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Hiện tại, hệ công nghiệp vẫn thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả. Đó là lý do tại sao những vật liệu không mong muốn (cả chất thải và phế phẩm) được thải ra môi trường xung quanh. Theo khía cạnh này, hệ công nghiệp là một hệ thống không hoặc ít khép kín. Để đạt tiêu chuẩn của một hệ STCN, các sản phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế. Dòng vật chất và năng lượng là hai yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi chất công nghiệp. Trong hệ công nghiệp hiện tại, có hai hình thức sử dụng nguyên liệu. Dạng thứ nhất gọi là hệ trao đổi chất một chiều. Trong hệ Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 9 Công nghiệp sinh thái thống này không có sự liên hệ giữa nguyên vật liệu cung cấp cho hệ thống và sản phẩm tạo thành. Quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ vật chất xảy ra không đi kèm theo hoạt động tái sử dụng hoặc thu hồi năng lượng và nguyên liệu. Dạng thứ hai có đặc tính tái sử dụng tối đa dạng vật chất trong chu trình sản xuất nhưng vẫn cần cung cấp nguyên vật liệu và vẫn tạo ra chất thải cần thải bỏ. Trên cơ sở hiểu biết quá trình trao đổi chất công nghiệp, chúng ta có thể tối ưu hóa hệ công nghiệp để tăng đến mức tối đa hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường bằng cách tự tạo chu trình vật chất khép kín. Điều đó có nghĩa là chu trình vật chất có thể được khép kín càng nhiều càng tốt theo phương thức mà vật liệu không cần thiết phải di chuyển quá xa đến nơi sử dụng/tái sử dụng. Như vậy, thị trường tiêu thụ phế phẩm/phế liệu/chất thải tại địa phương cần được phát triển để chuyển hóa những vật liệu thải này thành sản phẩm có giá trị hơn. Bảng 1: Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện đại Đặc tính Hệ sinh thái tự nhiên Hệ công nghịêp hiện đại Đơn vị cơ bản Sinh vật Nhà máy Dòng vật chất Hệ khép kín Chủ yếu là biến đổi theo một chiều Tái sử dụng Hầu như hoàn toàn Thường rất thấp Vật liệu Có khuynh hướng cô đặc, chẳng hạn CO2 trong không khí được chuyển hóa thành sinh khối qua quá trình quang hợp Hầu như được sử dụng một cách phung phí để chế tạo ra vật liệu khác, vật liệu bị pha loãng quá mức có thể tái sử dụng, nhưng lại bị cô đặc đủ để gây ô nhiễm Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp. ĐVH – K18 10 [...]... chính sau: Công nghiệp hóa chất và liên quan đến hóa chất; Công nghiệp cơ khí luyện kim và gia công các loại vật liệu kim loại; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến cao su và giả da; Công nghiệp chế biến giấy và gỗ; Công nghiệp may mặc, vải sợi; Công nghiệp điện và điện tử; Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc Hình 5 Khu công nghiệp Biên Hoà Mỗi ngành công nghiệp, ... khu công nghiệp sinh thái được thiết kế trên nền thân thiện với môi trường (VD: một khu công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời); • Một khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoặc các công trình thân thiện với môi trường; • Một khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp, thương mại, và khu dân cư) Một khu công nghiệp sinh thái có thể có mặt bất cứ yếu tố nêu trên; tuy nhiên, để làm thành một khu công nghiệp sinh. . .Công nghiệp sinh thái Quá trình tái Một trong những chức năng Sản xuất ra sản phẩm và cung tạo chính của sinh vật lŕ sự tự cấp dịch vụ là mục đích chủ sinh sản yếu của hệ công nghiệp nhưng tái sản xuất không phải là bản chất của hệ công nghiệp 2.2 Xây dựng khu công nghiệp sinh thái (KCNST) 2.2.1 Khái niệm KCNST [3],[6],[8] Khái niệm KCNST... giấy/carton Lắp ráp và sửa chữa máy vi tính In Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp ĐVH – K18 19 Công nghiệp sinh thái Xây dựng Xi mạ Trong những năm qua, KCN Burnside được sử dụng như phòng thí nghiệm về công nghiệp sinh thái Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu ứng dụng chiến lược phát triển công nghiệp sinh thái, KCN này kết hợp với khu đô thị nhằm làm biến đổi cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ... công nghiệp nhỏ và vừa khác [8] Đặc biệt, trong một năm trở lại đây, số lượng khu công Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp ĐVH – K18 22 Công nghiệp sinh thái nghiệp được cấp phép tăng lên rất nhanh Chưa kể, theo thừa nhận của một quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng chục hồ sơ xin phép mở khu công nghiệp vẫn tiếp tục được gửi về bộ Điều này phần lớn là do việc quy hoạch phát triển hệ thống khu công nghiệp. .. cuối những năm 80 của thế kỷ XX KCNST hình thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp (DN) GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THUỶ KHU VỰC TIÊU THỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI Hình 1 Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống CN không phải... triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư, ) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải) - Cải thiện môi trường làm việc ở các KCN và các khu vực lân cận Việt Nam với nhiều tiềm năng sẵn có, thuận lợi cho việc xây dựng một nền công nghiệp sinh thái Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội và tạo mọi điều kiện để phát triển nền công nghiệp sinh thái. .. nguyên liệu cung cấp trong KCN và sự cộng tác trong quá trình thu hồi phế liệu Sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc huấn luyện quản lý môi trường sẽ giúp nâng hiểu biết về lợi ích của công nghiệp sinh thái Mặc dù sự quan tâm và tự nguyện tham gia phát triển công nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng để thực hiện dự án, yếu tố quyết định sự thành công của... cung cấp cho Gyproc - một công ty sản xuất ván lát tường Hàng năm, nhà máy Điện này còn bán 170.000 tấn tro và xỉ sinh ra từ quá trình đốt than làm vật liệu xây dựng và làm đường Ethane và Methane sinh ra từ Nhà Máy Lọc Dầu Statoil là nhiên liệu cho lò sấy của Công Ty Gyproc và các lò hơi của Nhà Máy Học viên thực hiện: Võ Văn Thiệp ĐVH – K18 17 Công nghiệp sinh thái Điện Asnaes Công Ty Gyproc tiêu thụ... Thiệp ĐVH – K18 27 Công nghiệp sinh thái - Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp . K18 4 Công nghiệp sinh thái cơ sở đó tôi đã chọn đề tài: Công nghiệp sinh thái làm đề tài tiểu luận của mình. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về sinh thái. khu công nghiệp sinh thái. Vậy công nghiệp sinh thái là gì? Nó có những ưu điểm gì? Việt Nam và các nước trên Thế giới đã xây dụng khu công nghiệp sinh thái

Ngày đăng: 20/01/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan