Tài liệu Tổng quan về thẩm định giá trị doanh nghiệp pptx

4 595 4
Tài liệu Tổng quan về thẩm định giá trị doanh nghiệp pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thẩm định giá trị doanh nghiệp Tổng quan về thẩm định giá trị doanh nghiệp - Doanh nghiệp là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo qui định của pháp luật và thực hiện (các) hoạt động kinh doanh, theo đuổi (các) mục tiêu kinh tế nhất định. - Các loại hình doanh nghiệp: o DN Nhà nước theo Luật DNNN (Tổng công ty Nhà nước, Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần Nhà nước nắm quyền kiểm soát) o Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân (theo luật Doanh nghiệp) o Công ty 100% vốn nước ngoài, Liên doanh (theo Luật Đầu tư nước ngoài) - Giá trị doanh nghiệp: Trong nền KTTT, DN cũng trở thành hàng hóa, có giá trịgiá trị sử dụng, có thể mua bán, chuyển nhượng, thế chấp Như vậy giá trị DN là khái niệm gắn với nền KTTT. Có thể hiểu theo 2 cách : Trực tiếp: giá tị DN là tổng giá trị các TS thuần của DN và giá trị hiệu quả của hệ thống tổ chức của DN o Gián tiếp: giá trị DN là lượng hóa tổng các khoản thu nhập mà DN có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. - Xác định giá trị DN là quá trình ước tính giá trị các tài sản của DN hoặc các lợi ích của nó - Mục đích xác định giá trị DN: o Tổ chức lại: Sát nhập, hợp nhất, giải thể, giao, bán, khoán, cho thuê, mua lại, thanh lý tài sản, góp vốn thành lập liên doanh, cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán o Nhà quản lý: Ra quyết định quản lý hoạt động SXKD, ra các quyết định tài chính o Nhà đầu tư ra quyết định đầu tư: mua cổ phần, liên kết, nắm quyền kiểm soát - Vai trò thẩm đinh giá trị doanh nghiệp: cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của DN, là cơ sở quan trọng phục vụ cho các đối tượng và các mục tiêu khác nhau: o Chính phủ: đánhg giá năng lực quản lý, hiệu quả SXKD của DNNN, ra quyết định tổ chức lại DN o Doanh nghiệp: kiện toàn tổ chức, cải tiến SXKD, nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro Cho phép DN đánh giá khả năng cạnh tranh để đưa ra các quyết định phù hợp o Đối với các tổ chức tài chính và đầu tư: ra quyết định cấp vốn tín dụng, đầu tư, hạn chế rủi ro hoặc cân nhắc và chấp nhận mức độ rủi ro hợp lý Một số khái niệm liên quan đến giá trị doanh nghiệp - Tài sản ròng (TS thuần): Tổng tài sản – Nợ phải trả - Thu nhập ròng: doanh thu – chi phí - thuế TNDN - Dòng tiền: Thu nhập ròng + khấu hao + các chi phí không phải trả bằng tiền - Tỷ lệ vốn hóa: là tỷ lệ % để chuyển đổi thu nhập thành giá trị - Lợi thế thương mại: là TS vô hình do danh tiếng, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, vị trí kinh doanh, sản phẩm, văn hóa DN và các nhân tố tương tự mang lại lợi ích kinh tế - Giá trị sổ sách kế toán: là tổng TS có = tổng TS nợ trên Bảng CĐKT của DN - Giá trị sổ sách điều chỉnh: sau khi điều chỉnh giá trị các TS được đánh giá lại trong tổng thể TS Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp - Môi trường kinh doanh, bao gồm: o Môi trường văn hoá, xã hội:dân trí, mức sống dân cư, nhu cầu thị hiếu o Môi trường chính trị, pháp luật: ổn định? Minh bạch? o Môi trường công nghệ của quốc gia và thế giới tác động tới DN? o Môi trường kinh tế: tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá, lạm phát o Môi trường ngành lĩnh vực kinh doanh: triển vọng? nguồn cung cấp nguyên liệu? khả năng cạnh tranh? - Các yếu tố nội tại của DN: o Địa điểm kinh doanh: lợi thế thương mại? thuận lợi khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên và khác; chiến lược kinh doanh: giá chất lượng, marketing? o Thị phần Sản phẩm của doanh nghiệp: thương hiêu, thị trường, sản phẩm mới hay đã SX lâu rồi? o Quản trị doanh nghiệp: o Loại hình doanh nghiệp o Công nghệ thiết bị? o Nguồn nhân lực: tay nghề, năng lực bộ máy quản lư điều hành… Quy trình thẩm định giá 1. Xác định vấn đề: - mục tiêu thẩm định giá; - nhận dạng chung về tình hình hoạt động kinh doanh; - xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá và - xác định các tài liệu cần thiết liên quan. 2. Xây dựng kế hoạch: - Nhận biết về các tài liệu cần thiết và nguồn tài liệu; - thiết kế chương trình nghiên cứu hồ sơ (trình tự thu thập và phân tích số liệu, nhu cầu nhân lực cho công việc TĐG) xây dựng đề cương Báo cáo TĐG, - lập chương trình và thời gian biểu công tác. 3. Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thậm tài liệu như: - khảo sát DN: kiểm kê TS, khảo sát hoạt động SXKD - thu thập thông tin doanh nghiệp, - tìm hiểu môi trường kinh doanh: ngành nghề, lĩnh vực, những tác động của thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động SXKD và tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô của NN 4. Đánh giá và phân tích những điểm mạnh và điểm yếu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - công nghệ, - trình độ lao động: tay nghề công nhân, tình độ công nhân kỹ thuật, kỹ sư - thị phần, - tình hình tài chính: vốn chủ SH, hệ số nợ, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - khả năng cạnh tranh, - quản lý chất lượng sản phẩm và quy trình SX - tổ chức quản lý hoạt động chung: năng lực của bộ máy quản lý - hệ thống kiểm soát nội bộ 5. Xác định phương pháp thẩm định giá: - Tham khảo thông tin thị trường, - Tham khảo ý kiến của chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành. - Tuy nhiên cần phải thẩm tra để đảm bảo tính chuyên nghiệp và độ tin cậy 6. Báo cáo thẩm định giá: - Mục đích TĐG - Đối tượng TĐG: là toàn bộ DN hay một phần lợi ích DN, lợi ích đó thuộc về DN hoàn toàn hay nằm trong TS cá biệt do DN sở hữu - Mô tả về loại hình doanh nghiệp, lịch sử hoạt động trong quá khứ, triển vọng phát triển trong tương lai (nền kinh tế đất nước, ngành SX ) sản phẩm, dịch vụ, thị trường, hệ thống khách hàng, sự nhạy cảm đối với các yếu tố thị trường, kinh tế, tài chính; khả năng cạnh tranh, nguồn đàu vào, quan hệ ổn định với các nhà cung cấp, quyền sở hữu, quyền kiểm soát về tài sản, nhân lực , cơ cấu tổ chức quản lý DN, đặc biệt là những giao dịch trong quá khứ xác lập hoặc ảnh hưởng đến quyền sở hữu, quyền kiểm soát TS và hoạt động của DN cũng như các lợi ích mà nó thu được trong tương lai. - Trình bày cơ sở TĐG: là cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường, nêu định nghĩa - Nêu các phương pháp TĐG đã áp dụng, lý do áp dụng, phương pháp chính và phương pháp bổ sung, những tính toán và logíc trong quá trình áp dụng các phương pháp khoa học vào việc xác định giá trị của đối tượng TĐG – Doanh nghiệp X. Xuất phát từ những biến số (tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ vốn hóa hay các yếu tố thẩm định khác, những lập luận khi tổng hợp nhiều kết quả của nhiều phương pháp để đưa ra kết luận cuối cùng về giá trị của đối tượng TĐG - Những giả thiết bổ sung dùng làm cơ sở trong quá trình TĐG, những hạn chế khi xác định giá trị DN, những yếu tố bị loại trừ do những hạn chế khách quan mà TĐV không thể khắc phục được - Các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn đã được công bố, hướng dẫn và vận dụng - Phân tích tài chính: cung cấp các tài liệu chính của đối tượng (Bảng CĐKT, Báo cáo kết quả hoạt động SXKD, Thuyết minh BCTC của 5 năm liên kề, Phương án SXKD 3 năm sau cổ phần hóa, Giấy chứng nhận quyền SD đất thuê, đất giao ) Những điều chỉnh dữ liệu trong quá trình thẩm định, các luận cứ So sánh tình hình và kết quả hoạt động của DN với các DN tương tự cùng ngành, cùng quy mô, cùng tỷ lệ sở hữu vốn - Quy trình thẩm định giá đã tiến hành: - Kết quả xác định giá trị DN - Phạm vi và thời hạn xác định giá trị DN - Chữ ký và xác nhận của TĐV, người ký báo cáo TĐG của DN 7. Chứng thư thẩm định giá: . Thẩm định giá trị doanh nghiệp Tổng quan về thẩm định giá trị doanh nghiệp - Doanh nghiệp là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ. Xác định vấn đề: - mục tiêu thẩm định giá; - nhận dạng chung về tình hình hoạt động kinh doanh; - xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá và - xác định

Ngày đăng: 20/01/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan