Tài liệu QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA ppt

5 453 1
Tài liệu QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NHA TRANG Lớp: KTDN K2E KHOA: DL_TM NHÓM 10 1. Nguyễn Thị Mỹ Ly 2. Nguyễn Thị Thu Thủy 3. Vũ Thị Hoa 4. Nguyễn Thị Tường Linh 5. Lê Thị Bích Thảo A.Qui trình kiểm tra: 1.Khái niệm kiểm tra,qui trình,tác dụng của kiểm tra: a) Khái niệm: Ktra là quá trình theo dõi những hành động để biết chắc rằng là chúng ta đang thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa những sai lệch nếu có. _ Ktra là 1 trong 4 chức năng cơ bản của nhà quản trị,nó không thể thiếu,nó không những giúp đơn vị đạt được mục đích như mong muốn mà còn đạt kết quả với chi phí ít tốn kém nhất. _ Nhờ có kiểm tra mà nhà quản trị mới có thể biết rõ các hoạt động tiến hành như thế nào kết quả ra sao,có những trở ngại gì trong triển khai các hoạt động của cấp dưới. _ Nếu nhà quản trị coi thường chức năng kiểm tra sẽ làm cho vai trò của nhà quản trị suy yếu gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. b) Quy trình kiểm tra gồm 3 bước : B1: Xác định mục tiêu,tiêu chuẩn để làm cơ sở đo lường kết quả thực hiện: đó là những cột móc mà dựa vào đó nhà quản trị tiến hành đo lường xác định thành quả đạt đựợc trên thực tế có đúng như mong muốn hay không. B2: Xác định kết quả đạt được trên thực tế như thế nào so sánh với những tiêu chuẩn để xác định mức độ sai lệch so với tiêu chuẩn, từ đó phát hiện khả năng có đạt được mục tiêu đề ra hay không. B3: Hành động của nhà quản trị: _ Điều chỉnh sai lệch nếu có: nếu két quả thực tế có sự sai lệch so với tiêu chuẩn đã dự kiến thì phải phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến sai lệch đề ra biện pháp nhằm lặp lai sự thống nhất giữa mục tiêu kết quả thực hiện. _ Điều chỉnh những định chuẩn nếu cần thiết: nếu thấy những tiêu chuẩn đạt ra ban đầu không còn phù hợp để thực hiện nữa thì nhà quản trị cần phải điều chỉnh lại. c) Tác dụng của kiểm tra: Sự theo dõi thường xuyên công việc sử dụng các biện pháp kiểm tra sẽ giảm bớt gánh nặng cho cấp chỉ huy khi phải thường xuyên theo dõi giải thích báo cáo số liệu hằng ngày. B1: Xác định mục tiêu,tiêu chuẩn B2: So sánh, xác định kết quả đạt được B3: Hành động của nhà quản trị _ Sự sai lệch có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau như: lỗi của người vận hành, giám sát tồi, huấn luyện không phù hợp,máy móc thiết bị, vật tư hỏng….Khi có sự sai lệch thì có thể sử dụng nhiều biện pháp khắc phục như sau: + Tổ chức lại bộ máy xí nghiệp. + Phân công lại các bộ phận, đào tạo lại nhân lực, tuyển thêm lao động. + Thay đổi phong cách lãnh đạo, hoạch định lại mục tiêu chiến lược của tổ chức. 2. Các nguyên tắc kiểm tra: Harol Koonzt đã đưa ra 7 nguyên tắc trong cuốn"Những vấn đề cốt yếu về quản lý". o Việc kiểm tra phải được thực hiện dựa trên kế hoạch đã được hoạch định đối tượng cụ thể trong từng cấp bậc,đối tượng cụ thể có những tiêu chí khác nhau. o Việc kiểm tra phải được thiết kế theo yêu cầu của các nhà quản trị. o Tập trung kiểm tra ở tất cả các khâu, đặc biệt là đối với các khâu trọng yếu quan trọng, tránh gây lãng phí vật chất, tốn kém thời gian ở những nơi không cần thiết phải kiểm tra. o Việc kiểm tra phải khách quan, không mang định kiến cá nhân. o Thiết lập các chuẩn mực kiểm tra phải phù hợp với thực tế của đơn vị. o Quá trình kiểm tra phải đảm bảo tính tiết kiệm, không nên lạm dụng việc kiểm tra để gây lãng phí tài nguyên của đơn vị. o Nhà quản trị có hành động tới quyết định thiết thực sau khi kiểm tra. 3. Các loại kiểm tra: có 3 loại kiểm tra: a) Kiểm tra trước khi thực hiện (kiểm tra đầu vào): mục đích là tránh sự sai lầm ngay từ đầu.Cơ sở là: dựa vào những thông tin mới nhất về môi trường bên ngoài môi trường nội bộ của doanh nghiệp để đối chiếu với những nội dung của kế hoạch mà ta đã đặt ra có còn phù hợp hay không.Ngoài ra còn dựa vào những dự báo, dự đoán về môi trường của doanh nghiệp trong thời gian tới. b) Kiểm tra trong khi thực hiện (kiểm tra hiên hành): là sự kiểm tra thực hiện bằng cách theo dõi trực tiếp những diễn biến trong quá trình thực hiện kế hoạch,mục đích nhằm tháo gỡ những vướng mắc, những trở ngại khó khăn xảy ra trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu , nhiệm vụ dự kiến trong kế hoạch. c) Kiểm tra sau khi thực hiện (kiểm tra kết quả): ktra ở phía đầu ra bằng cách đo lường kết quả thực tế đối chiếu với kết quả ban đầu.Mục đích nhằm rút ra những kinh nghiệm về sự thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện kế hoạch, tìm hiểu nguyên nhân của sự thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện. B.Công cụ kiểm tra: 3 công cụ 1 . Kiểm tra thị trường : bao gồm việc thu thập đánh giá các dữ liệu liên quan đến doanh số, giá chi phí lợi nhuận để hỗ trơ cho việc ra các quyết định đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên. _ Các yêu cầu của việc kiểm tra thị trường là:  Chi phí các nguồn nhân lực sản xuất ra kết quả phải được đo lường bằng tiền tệ.  Gía trị của hàng hóa dịch vụ phải được xác định rõ ràng được đánh giá.  Gía của hàng hóa dịch vụ sản xuất phải được thiết lập có tính cạnh tranh. _ Cơ chế áp dụng để kiểm tra thị truờng là:  Các kế hoạch phân chia lợi nhuận  Quản lý khách hàng Trong đó các kế hoạch phân chia lợi nhuận phải đảm bảo 3 nhân tố sau:  Nhân viên phải tin tưởng vào việc phân chia lợi nhuận luôn hợp lý, chính xác, công bằng khách quan.  Nhân viên phải tin tưởng vào những nổ lực của cá nhân đựơc đánh giá đúng mức.  Nhân viên hiểu được khi lợi nhuận tăng thì họ cũng sẽ hưởng những phần thưởng từ mức tăng trưởng đó. 2. Kiểm tra tài chính: gồm 4 phương thức a) Kiểm tra ngân sách, kiểm tra chi tiêu, ktra các chứng từ. _ Ngân sách là 1 kế hoạch bằng số.Nó dùng để kiểm soát thời gian, khoảng trống sự sử dụng những vật liệu_nguồn lực.Ngân sách được thông dụng như thể là vì nó có thể áp dụng cho đủ loại tổ chức khác nhau và những đơn vị của những tổ chức ấy.Hơn nữa hầu hết các thứ đều có thể qui thành tiền. Có những loại ngân sách: + Ngân sách doanh thu: Quản lý phải xem xét những tổ chức cạnh tranh, ngân sách quảng cáo,hiệu quả của kinh doanh họ phải ước tính lương hang bán được, rồi căn cứ vào ước tính nhu cầu các mức giá, quản lý sẽ chọn 1 giá bán thích hợp, để tạo 1 ngân sách doanh thu.Ngân sách này là 1 biên pháp kiểm soát vì nó là tiêu chuẩn cho sự đánh giá những hoạt động buôn bán tiếp thị. + Ngân quỹ chi phí: ngân quĩ này là nơi trước nhất người ta có thể tìm cách cắt giảm để đạt hiệu suất c ao.Chi phí ít đi mà sản lượng vẫn giữ được số lượng chất lượng có nghĩa là hiệu suất tăng hơn. +Ngân sách lợi nhuận + Ngân sách tiền mặt: dự trù số lượng tiền mặt mà tổ chức phải có trong tay số lượng cần cho những chi phí.Nó có thể phát hiện những thiếu hụt tiềm tang tiền mặt dư sẵn có để đầu tư ngắn hạn. + Ngân sách chi tiêu vốn: liên quan đến những chi tiêu về tài sản, nhà cửa,thiết bị.Nó giúp cho nhà quản trị lo liệu được nhu cầu vốn trong tương lai. →Những ngân sách này thay đổi : tất cả những ngân sách ở trên đều là cố định, vì chúng được giả thiết cố định khối lượng sản xuất tiêu thụ.Nhưng phần lớn những tổ chức không biết khối lượng đó những chi phí thay đổi theo khối lượng đó.Những ngân sách này thay đổi có thể đáp ứng với những thay đổi trong kế hoạch. b) Phân tích tài chính: kiểm tra tình trạng tài chính của đơn vị. Cần phân tích những nội dung sau: _Bảng cân đối (quyết toán): nó cho biết tình trạng tài chính của 1 tổ chức hay đơn vị trong 1 thời điểm.Nó giúp cho người quản lý có: +Một phương tiện để kiểm soát khả năng của 1 đơn vị đáp ứng với những nghĩa vụ bình thường bằng cách đổi những tài sản thành tiền mặt. + Một hình ảnh về điều kiện tài chính tổng quát của tổ chức. _ Bảng kế toán thu nhập: phân tích hoạt động tài chính của tổ chức trong một thời kỳ, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm.Bảng này kiểm soát lợi nhuận của tổ chức.Trước hết nó cho ta thu nhập gộp, rồi lãi ròng có thể dùng nó để so sánh số liệu của 2 thời kỳ. _ Phân tích tỷ lệ: khi những người quản lý muốn phân tích những bảng kết toàn 1 cách nghiêm túc hơn nữa sử dụng 1 phương pháp để phân tích những tỉ số then chốt tức là so sánh 2 số liệu lấy từ những bảng kết toàn biểu diễn bằng những tỉ số hay số bách phân.Đặc biệt họ có thể so sánh số liệu hiện có với những số liệu thời kỳ trước hay của những tổ chức khác mà họ cần so sánh để biết. _ Tỷ số thanh toán : dùng để đo lường khả năng của 1 tổ chức có thể đổi được những tài sản của mình ra tiền mặt để thanh toán những món nợ. _ Tỷ số bình thường: là tỷ số giữa tài sản với những món nợ của doanh nghiệp như: + Tỉ số 2:1 :là bình thường + Cao hơn nghĩa là tổ chức chưa tận dụng được giá trị của tài sản doanh nghiệp. + Dưới 1:1 là tổ chức có khó khăn trong thanh toán những món nợ ngắn hạn . _ Tỷ số thử nghiệm giá trị trọng yếu: giống như tỷ số bình thường, nhưng số liệu kiểm kê không có trong tỷ số.Tỷ số bình thường là 1:1 _ Tỷ số nợ với tài sản: + Nếu vào thời kỳ kinh tế lành mạnh với lãi suất thấp thì 1 tỷ số nợ voiứ tài sản cao có thể mang nhiều lợi nhuận cho tổ chức. + Nhưng nếu như nợ kì hạn ngắn mà lãi suất cao, doanh thu của tổ chức giảm thì lại là gánh nặng cho tổ chức. _ Tỷ số hoạt động: mô tả quản lý đang sử dụng 1 cách hiệu quả như thế nào nguồn nhân lực cuả tổ chức, gồm có: + Các loại doanh số chia cho kiểm kê + Các loại doanh số chia cho tài sản _ Tỷ số xác suất: dùng để đo hiệu quả hiệu quả của 1 tổ chức. c)Phân tích điểm hòa vốn: xem xét giá trên thị trường Công thức tính: Tổng chi phí bất biến Điểm hòa vốn = Giá đơn vị - chi phí biến đổi của mỗi đơn vị Nó chỉ ra sự tương quan giữa thu nhập, chi phí lợi nhuận. Nếu doanh thu > chi phí : Doanh nghiệp có lời doanh thu < chi phí : Doanh nghiệp chịu lỗ d) Kiểm toán: _ Là sự kiểm điểm chính thức những tài khoản, hồ sơ, hoạt động hay thực hiện của 1 đơn vị,và chủ yếu là để kiểm tra những cơ chế kiểm soát của 1 tổ chức.Chứng minh sự minh bạch của hoạt động tài chính đối với các cổ đông →thu hút cổ đông mua cổ phiếu. Có 2 loại: + Kiểm toán từ bên ngoài : do bộ phận kế toán độc lập ở ngoài tổ chức thực hiện.Lối kiểm toán này để bảo vệ các cổ đông.Đối với các DN có tác dụng gián tiếp là làm những nhân viên kế toán của DN đó phải nghiêm túc trong công tác kế toán của mình. + Kiểm toán từ bên trong: thực hiên bởi những nhân viên kế toán của chính DN. Phân tích chi phí lợi ích, nhằm bảo vệ các cổ đông cũng như phát hiện sửa chữa các sai sót để họ làm việc tốt hiệu quả hơn. Ngoài ra còn đánh giá những hoạt động chính sách của tổ chức với những đề nghị để cải thiện chúng. 3. Kiểm tra tác nghiệp: kiểm tra bộ phận nhân viên a) Kiểm tra chất lượng: _Là quá trình kiểm tra chất lượng, trọng lượng, độ bền,tính nhất quán, màu sắc, độ tin cậy hay hàng loạt các chức năng của sản phẩm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đã chọn trước. _Mục đích của kiểm tra: không phải là tìm kiếm sự hoàn hảo mà nó chỉ liên quan đến việc đáp ứng chúng với yêu cầu đặt ra. b) Kiểm tra tiến độ thực hiện công việc theo biểu đồ Gantt: _ Cho phép nhà quản trị tính toán thời gian thực hiện công việc sớm hay trễ hơn so với kế hoạch để điều chỉnh hoạt động cho đúng tiến độ. c) Kiểm tra khả năng tổ chức theo sơ đồ Pert: Có dạng hình mạng nhằm kiểm tra, đánh giá các nguyên nhân gây ra chậm trễ trong hoạt động của các dự án, các bước tổ chức của quá trình tổ chức mạng như sau: _ Nhận diện _ Xác định thứ vị các hoạt động phải hình thành _ Sơ đồ tiến triển các hoạt động từ đầu đến cuối _ Thiết lập thời gian cần thiết để hình thành các công đoạn _ Xác định ngày bắt đầu ngày kết thúc C. Các sai lầm thường mắc phải khi kiểm tra: thường mắc phải 2 sai lầm sau: _ Nhận xét sai quyết định đúng ( sai lầm kiểu 1): là có thể vào thời điểm đó nhân viên đó có xảy ra 1 vấn đề làm cho năng suất lao động thấp → nhà quản trị đưa ra quyết định thúc đẩy tăng năng suất sản lượng →sai lầm khó nhận biết. _ Nhận xét đúng nhưng quyết định sai ( sai lầm kiểu 2): khi đi kiểm tra nhà quản trị thấy nhân viên lơ là trong công việc nhưng nhà quản trị thấy kết quả năng suất cao → nhà quản trị muốn để các nhân viên ở đó tự khắc phục sửa chữa→ quyết định sai → sai lầm dễ nhận biết. Tóm lại qui trình kiểm tra có thể tổng quát như sau: Kết quả thực tế Đo lường kết quả thực tế So sánh thực tại với các tiêu chuẩn Xác định các sai lệch Kết quả mong muốn Thực hiện các điều chỉnh Hành động điều chỉnh Phân tích nguyên nhân sai lệch . quy t định thiết thực sau khi kiểm tra. 3. Các loại kiểm tra: có 3 loại kiểm tra: a) Kiểm tra trước khi thực hiện (kiểm tra đầu vào): mục đích là tránh sự. Linh 5. Lê Thị Bích Thảo A.Qui trình kiểm tra: 1.Khái niệm kiểm tra, qui trình, tác dụng của kiểm tra: a) Khái niệm: Ktra là quá trình theo dõi những hành động

Ngày đăng: 18/01/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan