Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 3 NĂM 2009 ppt

61 410 0
Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 3 NĂM 2009 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 3 NĂM 2009 1. Đoàn thanh niên xung kích thực hiện cải cách hành chính nhà nước. 2. Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phương (không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường) ở nước ta hiện nay. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên cho cách mạng. 4. Tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phương pháp sử dụng đúng cán bộ. 5. Về tính khoa học và thời sự của Luật cán bộ, công chức. 6. Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 7. Bồi dưỡng theo nhu cầu công việc - giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 8. Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế. 9. Xây dựng chế độ trách nhiệm công chức trong thực thi công vụ. 10. Một số kết quả trong công tác cải cách hành chính tại thành phố Đà Nẵng. 11. Cải cách hành chính cần có bộ máy vận hành khoa học. 12. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước. ĐOÀN THANH NIÊN XUNG KÍCH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NGUYỄN HOÀNG HIỆP Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh rong nhiều năm qua, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện với mục tiêu góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. T Cụ thể hóa mục tiêu trên, Chính phủ đã xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với 4 nội dung chính: cải cách về thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Trong những năm qua, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã đạt được những thành tựu quan trọng: hệ thống thể chế pháp luật từng bước được đổi mới và hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước trong kinh tế thị trường; cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước được nâng lên; phương thức hoạt động của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và ủy ban nhân dân các cấp có bước đổi mới Những kết quả đó đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế thì tiến trình cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp. Hệ thống thể chế pháp luật còn chưa đồng bộ, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa phân cấp rõ ràng về chức năng nhiệm vụ giữa các ngành, các địa phương; chế độ công vụ mới chậm hình thành và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của quá trình đổi mới. Thủ tục hành chính còn nặng nề, rườm rà, gây khó khăn cho nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp… Những vấn đề trên cho thấy cải cách hành chính ở nước ta hiện nay không chỉ đơn thuần là cải cách thủ tục hành chính mà còn là công việc của bộ máy hành chính, là đội ngũ công chức hành chính, là xây dựng nền hành chính công liên quan đến toàn bộ các hoạt động của hệ thống chính trị. Tiến hành các hoạt động cải cách hành chính một cách căn bản, hệ thống, đồng bộ, không chắp vá, làm tăng tính năng động sáng tạo của các cơ quan trong bộ máy hành chính, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước thực sự là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đứng trước yêu cầu và thực trạng trên, với vai trò là tổ chức chính trị xã hội, đội quân xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đã cổ vũ, động viên đoàn viên, thanh niên tham gia công cuộc cải cách hành chính nhà nước thông qua phong trào “Thanh niên xung kích tham gia công cuộc cải cách hành chính nhà nước, xây dựng công sở văn minh, sạch đẹp”. Phong trào đã được các cấp bộ đoàn tích cực triển khai, với nhiều cách làm phong phú, sáng tạo, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và đạt được một số kết quả bước đầu: 1. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng để tập hợp thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, công chức, viên chức trẻ xung kích thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn - Tổ chức tuyên truyền về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với nhiều hình thức như: thông qua hệ thống báo chí, phát thanh của đoàn; tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt hiện đang là công chức, viên chức; tổ chức hội thi “Thanh niên với cải cách hành chính”; tổ chức diễn đàn, hội thảo chuyên đề về cải cách hành chính nhà nước “Ngày hội hiến kế các giải pháp hữu ích”, “Công chức trẻ với cải cách hành chính”; phát động và chấm giải cuộc thi viết “Những ý tưởng về cải cách hành chính”. - Tham gia đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, đề xuất các ý tưởng, giải pháp góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng công sở văn minh, sạch đẹp như: đảm nhận bộ phận “một cửa”, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính, tình nguyện làm thêm giờ, thêm ngày giải quyết các hồ sơ, tài liệu tồn đọng ở các lĩnh vực hành chính với thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất phục vụ nhân dân. Tiêu biểu là Đoàn thanh niên Quận I, thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận thực hiện ISO 9001:2000 “Quản lý hành chính trên mạng điện tử”; Đoàn thanh niên công ty Dược Hậu Giang “Xây dựng mô hình cải cách hành chính hợp lý, hiệu quả”; Đoàn thanh niên Phú Yên thực hiện “đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, công chức trẻ” với phương châm “2 giảm, 3 đúng, 4 tăng” (giảm sai sót thủ tục hành chính, chi tiêu lãng phí; đúng chủ trương, chính sách pháp luật, quy trình kỷ luật lao động, lương tâm trách nhiệm; tăng sức khoẻ, tăng năng suất, chất lượng, tăng sáng kiến, tăng kiến thức tay nghề)… 2. Tham gia cải cách hành chính thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn Xác định công tác cán bộ là yếu tố quyết định trong mọi công việc, đặc biệt chất lượng đội ngũ cán bộ là công chức, viên chức. Các cấp bộ đoàn đã tích cực phối hợp với các trung tâm chính trị hoặc chủ động mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn khối viên chức từ bí thư chi đoàn trở lên và thực hiện phương pháp giáo dục chủ động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên. 3. Tham gia xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ - Công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ đoàn được các cấp bộ chủ động từ việc lựa chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn quy định chung. Một số địa phương phối hợp với cấp uỷ xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cử cán bộ biệt phái xuống cơ sở, từng bước hình thành lớp cán bộ đoàn năng động, nhiệt tình, có chuyên môn nghiệp vụ cao. - Chế độ chính sách cho cán bộ đoàn cơ sở được quan tâm thiết thực, cụ thể hơn. Nhiều cơ sở, đơn vị đã tham mưu để chính quyền, chuyên môn tạo điều kiện, giải quyết chế độ chính sách, phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ đoàn với các mức độ khác nhau. - Về tổ chức bộ máy: được kiện toàn theo hướng tinh, gọn, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, khắc phục dần tình trạng chồng chéo và hành chính hoá. Có thể nói, thông qua các hoạt động trên, nhận thức của cán bộ, công chức trẻ về công cuộc cải cách hành chính nhà nước đã được nâng lên một bước, tổ chức đoàn và đoàn viên thanh niên đã xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, hoạt động tham gia cải cách hành chính của thanh niên còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Một số đoàn viên, thanh niên và đội ngũ cán bộ đoàn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ tham gia cải cách hành chính, còn tư tưởng coi cải cách hành chính không phải là việc của thanh niên. Tinh thần, trách nhiệm của thanh niên, của tổ chức đoàn tham gia cải cách hành chính chưa thực sự chủ động, còn né tránh, ngại đề xuất góp ý. Kết quả các hoạt động tham gia cải cách hành chính còn dừng lại ở mức độ nhất định. Một bộ phận cán bộ công chức trẻ chưa thực sự chủ động vươn lên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học… Đặc biệt vấn đề cải cách hành chính ngay trong nội bộ tổ chức đoàn còn hạn chế. Trước yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền hành chính nhà nước cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn với nhận thức cải cách hành chính không tách biệt, gói gọn trong phạm vi nhà nước mà là một chương trình tổng thể của cả hệ thống chính trị. Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã phát động phong trào “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, trong đó xác định nội dung “Xung kích tham gia cải cách hành chính”. Triển khai Nghị quyết của Đại hội Đoàn, các tổ chức đoàn tiếp tục đi đầu tham gia vào công cuộc cải cách hành chính, phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, cụ thể là: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nội dung cải cách hành chính tới đông đảo đoàn viên thanh niên thông qua việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”; xây dựng đạo đức người cán bộ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; học tập và thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cở sở, quy chế làm việc của từng cơ quan, đơn vị; tuyên truyền trên các phương tiện báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình của Đoàn thanh niên nhằm giới thiệu, phản ánh các hoạt động, phong trào, mô hình cá nhân, tập thể điển hình ở cơ sở hoạt động có hiệu quả trong công tác cải cách hành chính… với mục tiêu phấn đấu mỗi cán bộ công chức trẻ là một tuyên truyền viên về cải cách hành chính. Thứ hai, phát động phong trào “3 trách nhiệm” (trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm với chính mình) trong cán bộ, công chức trẻ và cuộc vận động “Văn hoá doanh nghiệp” trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức “Ngày hội hiến kế các giải pháp hữu ích”, ngày hội đăng ký “Sáng kiến cải tiến quy trình chuyên môn, nghiệp vụ”; xây dựng các tổ, đội, nhóm thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia làm thêm giờ để giải quyết các hồ sơ, công việc tồn đọng; các nhóm tư vấn trẻ xuống cơ sở để giải thích, hướng dẫn, giúp người dân nâng cao kiến thức, hiểu thêm về các quy trình, thủ tục hành chính; phát động các đợt thi đua cao điểm gắn với việc thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ của đơn vị như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”… Thứ ba, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Đổi mới phương pháp công tác của Đoàn: đổi mới từ tư duy công tác thanh niên đến nhận thức đúng và đầy đủ về thanh niên; đổi mới phương pháp tiếp cận, vận động, tư vấn và hướng dẫn thanh niên; đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động của thanh niên. - Đổi mới phong cách cán bộ đoàn: trong các hoạt động thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn tác động đến thanh niên với vai trò là người hướng dẫn, người tổ chức, người tư vấn, người đối thoại của thanh niên; bản thân họ không hoạt động thay cho thanh niên và càng không phải là “biểu diễn” cho thanh niên xem. - Đổi mới cách thức chỉ đạo: điều này được thực hiện trước hết ở việc xác định rõ thẩm quyền, cách thức chỉ đạo của mỗi cấp bộ đoàn, của mỗi cơ quan trong cùng một cấp, cần tăng cường hơn tính định hướng, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trung ương, năng lực vận dụng và tính chủ động, linh hoạt của cơ sở; tăng cường chỉ đạo trực tuyến, chỉ đạo theo chuyên đề, giảm bớt các hoạt động phô trương kém hiệu quả… - Đổi mới cách thức, quy trình xử lý công việc: đây là quá trình khó khăn, phức tạp, vừa đảm bảo tính hành chính cần thiết của tổ chức đoàn phù hợp với những khuôn mẫu, quy định chung của thể chế hành chính ở Việt Nam, vừa phải đảm bảo tính quần chúng, tính tiên tiến của tổ chức đoàn với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên. - Đổi mới tổ chức bộ máy và công tác cán bộ: đảm bảo tinh, gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh, không chồng chéo, không làm thay, “lấn sân” các cơ quan, ngành khác. Yêu cầu đối với cán bộ đoàn là phải hiểu thanh niên, nắm bắt được các nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp thanh niên trong các lĩnh vực, khu vực, đối tượng cụ thể để đưa ra giải pháp thích hợp; phải gắn bó với cơ sở, bám sát đối tượng với tinh thần quần chúng rộng rãi và phương pháp dân vận đặc thù phù hợp với đối tượng; phải biết kết hợp hoạt động vận động thanh niên với tham mưu cho cấp uỷ đảng và vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức (kể cả các cơ quan nhà nước), tạo tính cộng đồng trách nhiệm của xã hội đối với công tác thanh niên./. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC HỢP LÝ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, PHƯỜNG) Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. VĂN TẤT THU Thứ trưởng Bộ Nội vụ 1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ thành nhiều cấp tạo nên tầng nấc trung gian trong bộ máy chính quyền địa phương Tổ chức các cấp chính quyền, các đơn vị hành chính lãnh thổ của một quốc gia là vấn đề có tính chất cơ bản, nguyên tắc và hệ trọng. Ở nước ta, việc phân chia dân cư theo lãnh thổ định ra các đơn vị hành chính theo nguyên tắc “nước chia thành tỉnh, tỉnh chia thành huyện, huyện chia thành xã” và quá trình triển khai quyền hành pháp tập quyền đã tạo ra một hệ thống tổ chức và quyền hạn của nó “lồng chứa bao hàm nhau”. Theo cách phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta như vậy hình thành nên ba cấp hành chính địa phương: tỉnh, huyện, xã. Trong ba cấp hành chính đó cấp huyện là cấp trung gian và trên từng cấp hành chính lại phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ khác nhau. Trên cơ sở các đơn vị hành chính lãnh thổ, chính quyền địa phương được thành lập bao gồm hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND). Như vậy, chính quyền địa phương ở nước ta được thành lập trên cả ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở cả ba cấp tạo ra một tầng nấc trung gian ở cấp huyện làm ảnh hưởng đến tính thống nhất, thông suốt trong quản lý điều hành của chính quyền địa phương. HĐND với hai tính chất là cơ quan quyền lực và là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương suy đến cùng là thiết chế đại diện cho cộng đồng dân cư ở địa phương, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương theo phân cấp của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, giám sát hoạt động của cơ quan hành chính địa phương. UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND các cấp tạo thành một hệ thống, UBND cấp dưới chịu sự chỉ đạo của UBND cấp trên, UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. Như vậy, UBND là cơ quan song trùng trực thuộc, vừa trực thuộc Chính phủ, vừa trực thuộc HĐND cùng cấp. Tính song trùng trực thuộc này gây cách bức, ảnh hưởng đến tính thống nhất, thông suốt trong quản lý, điều hành của bộ máy hành chính. Cách phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ thành các cấp và việc tổ chức chính quyền địa phương đầy đủ (cả HĐND và UBND) ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ và các cấp hành chính không phù hợp với các nguyên tắc tổ chức quyền lực trong nhà nước đơn nhất. Vì vậy, không tổ chức HĐND ở cấp huyện là tinh giản một số cơ quan đại diện bao hàm trong chính quyền cấp tỉnh, tồn tại trên một cấp hành chính trung gian sẽ đảm bảo cho bộ máy hành chính nhà nước thêm thông suốt, gần dân, sát dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn. Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức trên cơ sở các đơn vị hành chính lãnh thổ mà việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta thành nhiều tầng nấc trung gian, lồng chứa bao hàm nhau trong bộ máy. Do đó, để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương cần phải đổi mới phân chia lại đơn vị hành chính, lãnh thổ ở nước ta một cách hợp lý. Đây là vấn đề cơ bản, tiên quyết để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay. 2. Lý do không tổ chức HĐND huyện, quận Trong các cấp hành chính địa phương, cấp huyện là cấp trung gian, cấp hành chính nhân tạo. Trên cấp hành chính này trong lịch sử có lúc có HĐND, có lúc không có HĐND chỉ có ủy ban hành chính (UBHC) hoặc UBND. Trong lịch sử ra đời và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta, cấp huyện là cấp trung gian nhưng nó được hình thành trong điều kiện lịch sử - kinh tế - chính trị nhất định, phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và ý trí chính trị của đảng cầm quyền. Trong điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội chưa phát triển, còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất, kỹ thuật kém phát triển, trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, hệ thống pháp luật không đầy đủ và đồng bộ, quyền làm chủ của người dân chưa được phát huy đầy đủ, trình độ dân trí thấp… nhất là khi đất nước có chiến tranh thì việc thiết lập các đơn vị hành chính cấp huyện là cần thiết; thậm chí có thời chúng ta coi mỗi đơn vị hành chính cấp huyện là một pháo đài, cả nước có trên 500 pháo đài. Song sự hình thành cấp hành chính trung gian này lại là cơ sở hình thành lên một cấp chính quyền không đầy đủ có tính chất trung gian. Nói đó là cấp chính quyền không đầy đủ vì có lúc nó bao gồm HĐND và UBHC, có lúc chỉ có UBHC. Đồng thời chính sự hình thành cấp chính quyền trung gian này dẫn đến việc tổ chức bộ máy hành chính cấp huyện là cấp trung gian để quản lý các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện, quận, phải có đội ngũ cán bộ chính quyền, đảng, đoàn thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức của bộ máy cấp huyện và do đó, phải bố trí tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, duy trì tổ chức và hoạt động của bộ máy cấp huyện. Với quy mô tổ chức bộ máy của 696 huyện, quận hiện nay chi phí cho đội ngũ cán bộ, công chức, cho hoạt động của bộ máy cấp huyện là đáng kể. Song, chi phí cho bộ máy cấp huyện không phải là lý do chính để tinh giản cấp hành chính trung gian này. Lý do chủ yếu là, nếu để tồn tại HĐND cấp huyện và bộ máy hành chính cấp huyện, tức là để tồn tại một tầng nấc trung gian trong bộ máy chính quyền địa phương, rộng hơn trong bộ máy hành chính nhà nước, làm cho bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả thấp, gây khó khăn, ách tắc cho quản lý điều hành công việc của các cơ quan nhà nước, tạo ra một rào cản hữu hình gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, chính quyền địa phương và bộ máy hành chính địa phương phải đối mặt với những cơ hội và thách thức phức tạp diễn ra nhanh chóng, cần có sự tập trung thống nhất, đủ sức mạnh và sáng suốt của chính quyền địa phương để có những quyết sách nhanh nhạy, chính xác mới chớp được thời cơ, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để tồn tại một cấp chính quyền hoạt động có tính chất hình thức, một bộ máy hành chính địa phương trung gian hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả với những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, gây khó khăn và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, chịu trách nhiệm trước người dân mà hoạt động hình thức, kém hiệu lực, hiệu quả, gây khó khăn cho người dân thì không cần thiết để tồn tại. 3. Lý do chỉ bỏ HĐND ở phường, không bỏ HĐND ở xã Về cấp hành chính, phường và xã tương đương nhau, nhưng thực ra hai đơn vị hành chính này khác ở nhiều mặt. Phường ở địa bàn đô thị, xã trên địa bàn nông thôn. Hai địa bàn đô thị và nông thôn khác nhau ở đặc điểm địa lý và dân cư, ở nếp sống văn hoá và thuần phong mỹ tục. Đời sống kinh tế và các hoạt động có tính chất cộng đồng dân cư ở xã khác ở phường. Xét về đặc điểm hình thành tự nhiên, xã mới là cấp cơ sở, ở xã quan hệ cộng đồng dân cư rất rõ nét. Còn ở đô thị, phường là cánh tay nối dài của chính quyền thành phố, là cơ quan hành chính trong một chính quyền đô thị chứ không phải là chính quyền cơ sở của cộng đồng dân cư cố kết chặt chẽ với nhau như ở làng xã. Đứng về góc độ quản lý, xã là cơ quan quản lý toàn diện hơn. Cụ thể, tư liệu sản xuất quan trọng nhất ở nông thôn là đất đai do xã đứng ra quản lý, ở đô thị chức năng này thuộc cấp quận và thành phố, chức năng của phường chủ yếu là quản lý đô thị. Chính quyền ở xã liên quan toàn diện đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Còn chính quyền ở phường không liên quan nhiều đến đời sống kinh tế xã hội của phường, chính quyền phường không có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. HĐND phường, như trên đã phân tích, hoạt động rất hình thức, không có thực quyền vì chỉ có thể quyết định lại các vấn đề HĐND quận và thành phố đã quyết định. Do vậy, việc [...]... Tr.510 (2), (5), (6) H Chớ Minh, Sd, tp 4, tr.167, 36 , 451 (4) H Chớ Minh, Sd, tp 2, tr. 133 (3) , (10), (12), (15) H Chớ Minh, Sd, tp 10, tr.106, 190, 30 5, 190 (7) H Chớ Minh, Sd, tp 9, tr.222 (8), (11), (14), H Chớ Minh, Sd, tp 11, tr.504, 37 2, 31 3 (9) H Chớ Minh, Sd, tp 5, tr .35 ( 13) , (16) H Chớ Minh, Sd, tp 8, tr.2 63, 264 (17) H Chớ Minh, Sd, tp 7, tr .39 9 TC PHM SA I LI LM VIC CA CH TCH H CH MINH VI... phng khong 50 triu ng Nu khụng t chc HND huyn, qun, phng, hng nm nh nc s tit kim khong 5 53 x 35 0 = 1 93. 550 triu ng chi cho hot ng ca 5 53 HND huyn, 46 x 30 0 = 13. 800 triu ng chi cho hot ng ca 46 HND qun v 1 .32 6 x 50 = 66 .30 0 triu ng chi cho hot ng ca 1 .32 6 HND phng Tng kinh phớ tit kim cho ngõn sỏch nh nc gn 2 73. 650 triu ng, mt khon kinh phớ khỏ ln, cha k kinh phớ u t xõy dng tr s, xng xe phc v cho... trung bỡnh mi HND qun cú 38 i biu, mi HND huyn 35 i biu, mi HND phng 28 i biu, nu khụng t chc HND huyn, qun, phng s gim c tng s l (46 x 38 ) + (5 53 x 35 ) + (1 .32 6 x 28) = 58. 231 i biu; ng thi gim c ỏng k b mỏy v cỏn b, cụng chc ca chớnh quyn huyn, qun, phng V kinh phớ cho hot ng ca HND, hng nm nh nc cp bỡnh quõn cho mi HND huyn khong 35 0 triu ng, HND qun khong 30 0 triu ng v HND phng khong 50 triu ng Nu... (tớnh n 31 /12/2008) cú 11.804 n v hnh chớnh lónh th, ngha l cú tng s 11.804 HND cỏc cp, vi tng s 30 6.262 i biu HND cỏc cp (trong ú cp tnh 3. 852 i biu; cp huyn 23. 450 i biu; cp xó 278.960 i biu) Nu thớ im khụng t chc HND huyn, qun, phng thnh cụng v trin khai thc hin khụng t chc HND huyn, qun, phng thỡ gim c 5 53 HND huyn, 46 HND qun v 1 .32 6 HND phng; tng s gim c 1.925 HND Tớnh trung bỡnh mi HND qun cú 38 ... tiờu chớ so sỏnh v cng l nhng im khỏc nhau c bn gia hai hỡnh thc o to, bi dng ny, c th: N Các chỉ số Các chỉ số so sánh Đối tượng Hình thức sánhsố so Các chỉ Quy mô lớp học Hình thức ĐTBD so sánh ĐTBD Quy trình Mục tiêu tổ Cách thức Thời gian Chương trình, thực hiện nội dung Giảng viên Phương pháp chức Tổ chức Kinh phí Quản lý Hình thức Đào tạo, bồi bồi Cán bộ, công Trang bị năng Những kiến thức, Dài... dưỡng theo chức phân lực theo quy kỹ năng quy định 2 tháng trở dưỡng người; học viên là bắt buộc giảng viên chủ yếu Đào tạo, bồi Tự mãn, Theo phân cho từng ngạch Theo phân cấp Ngân sách TCN theo ngạchkết định lên) TCN đang chuyên dưỡng theo TCNnhững người khi thúc sau cấp Nhà nước cấp Đào tạo, bồi Cán cùng ngạchTrang bị năng Những kiến thức, Ngắn ngày giữ bộ, công nghiệp được đáp ứng dưỡng theo chức phân... thanh niờn thi k y mnh cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ; Kt lun s 32 -KL/TW ngy 20/11/2008 ca B Chớnh tr v nhng cụng vic cn c th hoỏ trin khai thc hin cỏc Ngh quyt Trung ng by khoỏ X v ý kin ch o ca Th tng Chớnh ph, Bớ th Ban Cỏn s ng Chớnh ph v vic giao B Ni v ch trỡ chun b ỏn t chc b mỏy qun lý nh nc v thanh niờn; Quyt nh s 34 /2007/Q-TTg ngy 12 /3/ 2007 ca Th tng Chớnh ph v vic ban hnh Quy ch thnh lp, t chc... biu ln th X ca ng ó ra.n Ghi chỳ: (1), (3) , (5) Vn kin i hi i biu ton quc ln th X Nh xut bn Chớnh tr quc gia nm 2006, trang 254; 295;2 93 (2) cỏc nc phỏt trin, cỏc quy nh v phõn loi v ngch cụng chc l c s cho vic nh v cỏc loi cụng chc trờn c s cụng vic ca tng cp: c cu cụng chc c xỏc nh t v trớ vic lm, khụng cú cụng chc loi cao li v trớ thp hoc ngc li (4) Tớnh n 31 /12/2007, c nc cú 216.247 cỏn b, cụng... chc b mỏy qun lý nh nc v cụng tỏc ph n s gn hn v khụng phỏt sinh thờm b mỏy v biờn ch; ng thi phự hp vi chc nng, nhim v ca cỏc t chc phi hp liờn ngnh c quy nh Quyt nh s 34 /2007/Q-TTg ngy 12 /3/ 2007 ca Th tng Chớnh ph (khon 2 v khon 3 iu 4 quy nh T chc phi hp liờn ngnh khụng thc hin chc nng qun lý nh nc, Th tng Chớnh ph quyt nh l ngi ng u cỏc t chc phi hp liờn ngnh khi xột thy thc s cn thit hoc phõn... ng, Nh nc v t chc hp lý chớnh quyn a phng nc ta, Tp chớ T chc nh nc s 12/2008, trang 9 - Vn Tt Thu, i mi mụ hỡnh t chc chớnh quyn ụ th ỏp ng yờu cu ci cỏch nn hnh chớnh, Tp chớ T chc nh nc s 1 /2009, trang 13 HC TP V LM THEO TM GNG O C H CH MINH T TNG H CH MINH V CHM LO, BI DNG TH H THANH NIấN CHO CCH MNG Vế VN HI Hc vin Chớnh tr Quõn s S inh thi, Ch tch H Chớ Minh luụn quan tõm c bit vic bi dng, . TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 3 NĂM 2009 1. Đoàn thanh niên xung kích thực hiện cải cách hành chính nhà nước. 2. Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính. Đảng, Nhà nước về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở nước ta”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 12/2008, trang 9. - Văn Tất Thu, ”Đổi mới mô hình tổ chức chính

Ngày đăng: 18/01/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan