Tài liệu Thẩm định Hồ sơ các dự án ODA của các đơn vị trực thuộc pdf

10 455 0
Tài liệu Thẩm định Hồ sơ các dự án ODA của các đơn vị trực thuộc pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

63. Thẩm định Hồ các dự án ODA của các đơn vị trực thuộc a. Trình tự thực hiện - Các đơn vị có nhu cầu vốn ODA (hoặc đã được các Nhà tài trợ quốc tế thỏa thuận cung cấp vốn ODA) xây dựng Đề cương chi tiết Chương trình/Dự án (DPO), nộp về Bộ GD&ĐT qua hệ thống “Một cửa” . - Vụ Kế hoạch - Tài chính gửi Đề cương chi tiết Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án. - Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vụ Kế hoạch - Tài chính sẽ thông báo để Đơn vị hoàn thiện Văn kiện Chương trình/Dự án để nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét thẩm định. - Vụ Kế hoạch - Tài chính sẽ chủ trì tổ chức thẩm định, theo các hình thức: (i) lấy ý kiến các Vụ, Cục có liên quan hoặc (ii) Tổ chức Hội nghị thẩm định với sự tham gia của các Vụ, Cục liên quan. - Lập Báo cáo thẩm định và trình Lãnh đạo Bộ xem xét ra Quyết định đầu tư. - Trong trường hợp Văn kiện Chương trình/Dự án cần chỉnh sửa: - Vụ Kế hoạch - Tài chính có công văn đề nghị Đơn vịHồ tiếp nhận ý kiến góp ý, hoàn chỉnh lại Văn kiện Chương trình/Dự án nếu đạt yêu cầu (trên cơ sở các góp ý của các Vụ, Cục) sẽ trình lãnh đạo Bộ phê duyệt; - Tổ chức thẩm định lại nếu có những chỉnh sửa lớn hoặc có những ý kiến bảo lưu khác với ý kiến đóng góp của các Vụ, Cục. b. Cách thức thực hiện - Trụ sở cơ quan hành chính. c. Thành phần, số lượng hồ sơ Thành phần hồ bao gồm: - Đề cương chi tiết Chương trình/ Dự án (8 bộ tiếng Việt); - Công văn của Đơn vị thụ hưởng/Đề xuất; - Thư thông báo tài trợ của Nhà tài trợ quốc tế; - Kế hoạch tài chính (nguồn ODA, nguồn đối ứng). Số lượng hồ sơ: 08 bộ. d. Thời hạn giải quyết - 27 ngày kề từ ngày nộp hồ sơ. đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Vụ Kế hoạch - Tài chính. e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính - Tổ chức. g. Mẫu đơn, mẫu tờ khai - Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT về việc triển khai áp dụng thí điểm cơ chế “Một cửa” tại Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. h. Phí, lệ phí - Không. i. Kết quả của thủ tục hành chính - Quyết định hành chính. k. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính - Không. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Mẫu 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tên cơ quan xây dựng dự án) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ , ngày tháng năm 200 VĂN KIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án 1. Cơ quan đề xuất Dự án - Tên : - Địa chỉ liên lạc - Số điện thoại/Fax 2. Mục tiêu Dự án - Mục tiêu dài hạn : - Mục tiêu ngắn hạn 3. Vị trí, vai trò của Dự án trong quy hoạch phát triển ngành, địa phương: 4. Mô tả tóm tắt nội dung và các hoạt động chủ yếu của dự án 5. Tổng vốn của dự án : USD ( theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm xây dựng đề cương dự án ). Trong đó : - Tổng vốn ODA USD ( làm rõ loại vốn ODA vay hoặc viện trợ không hoàn lại ) - Tổng vốn trong nước : USD 6. Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc dự án 7. Lý do sử dụng vốn ODA, thế mạnh của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ: 8. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án có sử dụng vốn ODA, tính đến các ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ, xác định phương án trả nợ đối với vốn ODA vay lại: 9. Khả năng và nguồn cân đối vốn đối ứng: 10. Dự kiến kế hoạch tổng thể và kế hoạch thực hiện dự án trong năm đầu tiên, bao gồm cả kế hoạch mua sắm, đào tạo, nâng cao năng lực, kế hoạch giải phóng mặt bằng (nếu có): 11. Đánh giá các rủi ro và đề ra những biện pháp để khắc phục 12. Kế hoạch theo dõi và đánh giá dự án 13. Phân tích tính bền vững của dự án sau khi kết thúc 14. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự án (bao gồm cả năng lực về tài chính) của chủ dự án 15. Các tài liệu liên quan kèm theo - Các phụ lục như Kế hoạch tài chính, Kế hoạch mua sắm đấu thầu, Bảng logic framework. - Văn bản thoả thuận cam kết tài trợ (nếu có) - Các tài liệu liên quan (nếu có) Thủ trưởng cơ quan đề xuất dự án ( ký tên - đóng dấu ) Ghi chú: - Trong trường hợp văn kiện dự án đầu tư được xây dựng theo mẫu của nhà tài trợ, các nội dung nêu trên phải được tính đến trong quá trình hợp tác với nhà tài trợ xây dựng văn kiện dự án để đảm bảo sự hài hoà giữa quy trình, thủ tục của Việt Nam và của Nhà tài trợ. - Văn kiện Dự án được lập thành 08 bộ ( tiếng Việt và tiếng Anh) trong đó có ít nhất là 01 bộ gốc. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần có bản dịch kèm theo. - Nội dung hướng dẫn trên đây được áp dụng theo quy định của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ cho tới khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định nói trên. M ẫu 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tên cơ quan xây dựng dự án) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ , ngày tháng năm 200 ĐỀ CƯƠNG VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT (SỬ DỤNG VỐN ODA) Dự án 1. Cơ quan đề xuất Dự án - Tên : - Địa chỉ liên lạc - Số điện thoại/Fax 2. Bối cảnh và sự cần thiết của Dự án trong khuôn khổ quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển của đơn vị thụ hưởng ODA (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị) 3. Mục tiêu Dự án hỗ trợ kỹ thuật - Mục tiêu dài hạn - Mục tiêu ngắn hạn 4. Những kết quả chủ yếu của Hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá khả năng vận dụng vào thực tế: 5. Những hoạt động chủ yếu của dự án hỗ trợ kỹ thuật. Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc dự án 6.Nghĩa vụ phía Việt Nam cam kết thực hiện. 7. Tổng giá trị tài trợ của dự án : USD ( theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm xây dựng đề cương dự án ). Kế hoạch sử dụng vốn tài trợ, cách thức phân bổ vốn cho từng hoạt động thoe những tiêu chí đã xác định, cơ chế tài chính của dự án, các quy định về giải ngân, thanh quyết toán, kế toán và trách nhiệm quản lý vốn 8. Vốn đối ứng và nguồn đảm bảo. 9. Phương thức tổ chức quản lý dự án 10. Dự kiến kế hoạch tổng thể và kế hoạch thực hiện dự án trong năm đầu tiên 11. Đánh giá các rủi ro và đề ra những biện pháp để khắc phục 12. Kế hoạch theo dõi và đánh giá dự án 13. Phân tích tính bền vững của dự án sau khi kết thúc 14. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự án của chủ dự án 15. Các tài liệu liên quan kèm theo - Các phụ lục như Kế hoạch tài chính, Kế hoạch mua sắm đấu thầu, Bảng logic framwork. - Văn bản thoả thuận cam kết tài trợ (nếu có) - Các tài liệu liên quan (nếu có) Thủ trưởng cơ quan đề xuất dự án ( ký tên - đóng dấu ) Ghi chú: - Trong trường hợp văn kiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật được xây dựng theo mẫu của nhà tài trợ, các nội dung nêu trên phải được tính đến trong quá trình hợp tác với nhà tài trợ xây dựng văn kiện dự án để đảm bảo sự hài hoà giữa quy trình, thủ tục của Việt Nam và của Nhà tài trợ. - Văn kiện Dự án được lập thành 08 bộ ( tiếng Việt và tiếng Anh) trong đó có ít nhất là 01 bộ gốc. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần có bản dịch kèm theo. - Nội dung hướng dẫn trên đây được áp dụng theo quy định của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ cho tới khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Thông tư hướng. Mẫu 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tên cơ quan xây dựng dự án) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ , ngày tháng năm 200 VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH ODA Chương trình 1. Bối cảnh và sự cần thiết của Chương trình trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển của đơn vị thụ hưởng ODA (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương) 2. Mục tiêu Chương trình: Mục tiêu tổng thể, mục tiêu thành phần, nội dung các dự án thành phần (nếu có) hoặc nội dung các cấu phần và các hoạt động chính. 3.Đề cương chi tiết cho từng dự án thành phần hoặc cấu phần 4. Tổng vốn và nguồn vốn dự kiến cho Chương trình, kế hoạch sử dụng vốn tài trợ; cơ chế tài chính trong nước đối với Chương trình 5. Cấu trúc tổ chức thực hiện Chương trình 6. Phương thức quản lý các nguồn lực 7. Dự kiến kế hoạch tổng thể và kế hoạch thực hiện dự án trong năm đầu tiên 8. Đánh giá các rủi ro và đề ra những biện pháp để khắc phục 9. Kế hoạch theo dõi và đánh giá Chương trình 10. Phân tích tính bền vững của Chương trình sau khi kết thúc 11. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình (bao gồm cả năng lực về tài chính) của Chủ chương trình; Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự án của các Chủ dự án thành phần. 12. Các tài liệu liên quan kèm theo: - Các phụ lục như Kế hoạch tài chính, Kế hoạch mua sắm đấu thầu, Bảng logic framwork. - Văn bản thoả thuận cam kết tài trợ (nếu có) - Các tài liệu liên quan (nếu có) Thủ trưởng cơ quan đề xuất Chương trình ( ký tên - đóng dấu ) Ghi chú: - Trong trường hợp văn kiện Chương trình được xây dựng theo mẫu của nhà tài trợ, các nội dung nêu trên phải được tính đến trong quá trình hợp tác với nhà tài trợ xây dựng văn kiện Chương trình để đảm bảo sự hài hoà giữa quy trình, thủ tục của Việt Nam và của Nhà tài trợ. - Văn kiện Chương trình được lập thành 08 bộ ( tiếng Việt và tiếng Anh) trong đó có ít nhất là 01 bộ gốc. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần có bản dịch kèm theo. - Nội dung hướng dẫn trên đây được áp dụng theo quy định của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ cho tới khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định nói trên. . 63. Thẩm định Hồ sơ các dự án ODA của các đơn vị trực thuộc a. Trình tự thực hiện - Các đơn vị có nhu cầu vốn ODA (hoặc đã được các Nhà tài trợ quốc. dõi và đánh giá dự án 13. Phân tích tính bền vững của dự án sau khi kết thúc 14. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự án của chủ dự án 15. Các tài liệu

Ngày đăng: 18/01/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan