Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội” ppt

53 335 0
Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội” ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Nội”. MỤC LỤC - 1 - MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5 1.1. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 5 1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước 5 1.1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 7 1.2. Nội dung và qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 11 1.2.1. Nội dung cơ bản của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 11 1.2.2. Qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 13 1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 14 1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 14 1.3.2. Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN NỘI 21 2.1. Sơ lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. 21 2.1.1. Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) 21 2.1.2. Giai đoạn mở rộng (5/1996-6/1998) 23 2.1.3. Giai đoạn chủ động (7/1998-nay) 26 2.2. Thực trạng cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội. 28 2.2.1. Khái quát tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội giai đoạn 1996-2003 28 2.2.2. Đánh giá thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NỘI 31 3.1. Quan điểm, mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội đến cuối năm 2005. 31 3.1.1. Quan điểm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 31 3.1.2. Mục tiêu 32 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Nội. 34 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về cổ phần hoá 34 - 2 - doanh nghiệp nhà nước 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 35 3.2.3. Lựa chọn doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đồng thời củng cố lại doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá 42 3.2.4. Hoàn thiện cơ chế định giá doanh nghiệp nhà nước 43 3.2.5. Cần có cơ chế phân bổ và tổ chức bán cổ phiếu hợp lí hơn 46 3.2.6. Gắn sự phát triển thị trường chứng khoán với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 49 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 - 3 - MỞ ĐẦU Trong tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, sự đa dạng các loại hình sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Những thành tựu đổi mới đã cho thấy rõ rằng: bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình thức sở hữu khác ( Tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế. Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu còn cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như đầu óc sáng tạo của người lao động và các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc nhận thức vấn đề đó đã tạo nền tảng cho việc thực hiện tốt hơn tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong những năm tiếp theo. Trước thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện tính kém hiệu quả, do tình trạng “cha chung không ai khóc”. Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá là cách làm hữu hiệu nhất. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện qua hơn chục năm. Tiến trình đó đã được nhân rộng, đặc biệt trong mấy năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá đã kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên tiến trình này diễn ra còn chậm. Có nhiều nguyên nhân về tình trạng này, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để đạt mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướcnhà nước đề ra từ nay cho đến năm 2005 là sẽ chuyển đổi sắp xếp 45% số doanh nghiệp hiện nay của Nội, do đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu cần phải tìm được những giải pháp thích hợp hơn. Để góp phần nhỏ bé sức lực của mình trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân của mình là: “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Nội”. - 4 - Nội dung khoá luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chương 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Nội. Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. - 5 - CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Theo luật doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/04/1995 thì doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Như vậy doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao. Và vì doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu nhà nước, còn doanh nghiệp chỉ quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Nghĩa là doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập. Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản nhà nước do nhà nước đầu tư vốn và nhà nước sở hữu về vốn. Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh nhưng chỉ có quyền quản lý kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số - 6 - vốn của nhà nước giao cho, đồng thời thực hiện các mục tiêu mà nhà nước giao. 1.1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước Hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trong kinh doanh và trước pháp luật. Nhưng không có nghĩa là chúng có vị trí như nhau trong nền kinh tế. Phạm vi hoạt động của thành phần này càng ngày càng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Nó tồn tại trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế để nhà nước có đủ sức thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường điều tiết thị trường theo mục tiêu của nhà nước đã đặt ra và theo đúng định hướng chính trị của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành, lĩnh vực kinh doanh mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận (mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư), do đó nó phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng. Hơn nữa, doanh nghiệp Nhà nước còn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư, do đó mà doanh nghiệp nhà nước lại càng có vai trò quan trọng. Việc đánh giá vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước không chỉ dựa vào sự lời lỗ trước mắt mà phải tính đến hiệu quả kinh tế lâu dài. Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu khách quan. Để doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo của mình, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý thích hợp đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng phải tôn trọng quy luật kinh tế khách quan, để các doanh nghiệp nhà nước không là gánh nặng cho nhà nước về kinh tế mà kinh tế nhà nước phải được sắp xếp lại cho hợp lý nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. - 7 - 1.1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. 1.1.2.1. Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những ưu việt của công ty cổ phần Công ty cổ phầndoanh nghiệp trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn của mình góp vào công ty. (Theo luật công ty ngày 21 - 12 – 1990) Công ty cổ phần mang lại hiệu quả kinh doanh cao góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường, do quan hệ đa sở hữu trong công ty cổ phần nên quy mô có khả năng mở rộng, huy động vốn dễ, thu hút được nhiều nhà đầu tư và tiết kiệm của dân cư, nên có thể mở rộng quy mô nhanh. Công ty cổ phần có thời gian tồn tại lâu dài vì vốn góp có sự độc lập nhất định với các cổ đông. Trong công ty cổ phần, quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu nên hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đó là vì vốn trao vào trong tay các nhà kinh doanh giỏi, biết cách để làm cho đồng vốn sinh lời. Mặt khác, do cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù, chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty nên các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phần, tạo cơ hội để huy động vốn. Đặc biệt, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là cách để người lao động tham gia vào công ty chứ không phải là làm thuê nên tăng trách nhiệm của họ đối với công việc. Các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá thì vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước được bán cho nhiều đối tượng khác nhau như các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đã tạo cơ chế nhiều người cùng lo. Nhà nước có thể giữ lại một tỷ lệ cổ phần hoặc không. Như vậy hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữu hỗn hợp. Từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức quản lý cũng như phương hướng hoạt động cuả công ty. - 8 - Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá sẽ tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp. Có thể khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (trong đó nhà nước có thể tham gia với tư cách cổ đông hoặc không tham gia). Đi đôi với việc chuyển đổi sở hữu là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, được điều chỉnh theo các quy định trong Luật doanh nghiệp. Về hình thức, đó là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần (vốn của mình trong doanh nghiệp cho các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, hoặc trực tiếp tự doanh nghiệp theo cách bán giá thông thường hay bằng phương thức đấu giá hoặc qua thị trường chứng khoán. Về bản chất, đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa sản xuất dẫn đến sự tập trung lớn về vốn xã hội là điều mà một cá nhân không thể đáp ứng được. Từ những lý do nêu trên, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được thành lập ngay sau khi miền Bắc được giải phóng. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( ví dụ như: cung cấp các sản phẩm chủ yếu về tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng cho xã hội ). Nhưng do cơ chế bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp kéo dài cả khi đất nước đã hoà bình thống nhất, dẫn đến triệt tiêu động lực sản - 9 - xuất kinh doanh. Sản xuất không theo nhu cầu mà theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, sản xuất đình trệ không có hiệu quả. Nhất là vào những năm 1960 tình hình trở nên xấu hơn khi các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng tập trung vào những ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp có nhiều yếu kém, nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước khi thành lập. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là: - Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong điều kiện chiến tranh kéo dài. Trong cơ chế đó coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch toán doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan liêu, nóng vội chủ quan duy ý chí. Ngay cả trong thời kỳ đổi mới thì thành phần kinh tế này vẫn hoạt động chưa hiệu quả, do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và thực tế, thái độ lao động của doanh nghiệp nhà nước còn mang tính ỷ lại, nên năng xuất lao động không cao. - Do sự yếu kém của đội ngũ công nhân, của cán bộ quản lý và trình độ công nghệ. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng thấp kém của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn tới hậu quả tất yếu là sản phẩm chất lượng kém, giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường, vì thế doanh nghiệp chưa có tích luỹ nội bộ. - 10 - [...]... 2,5 % số vốn của khối doanh nghiệp nhà nước Nâng mức tỷ lệ giữa công ty cổ phần so với doanh nghiệp nhà nước là 15% Trong đó năm 1999 có 249 doanh nghiệp được cổ phần hoá chiếm 4,4% số doanh nghiệp nhà nước Năm 2000 có 212 doanh nghiệp cổ phần hoá chiếm 3,7 % tổn số doanh nghiệp nhà nước hiện nay Còn đến ngày 1/3/2004 cả nước đã có gần 1000 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá với 229.778 lao động... 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NỘI 3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA NỘI ĐẾN CUỐI NĂM 2005 3.1.1 Quan điểm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông... 11/2003, thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định 44/CP, và tiếp theo đó là NĐ 64/2002/NĐ-CP nhằm bổ sung thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP , Nội đã cổ phần hoá được 81 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá Nội lên 85 doanh nghiệp 2.2 THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NỘI 2.2.1 Khái quát tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội giai đoạn 1996... hiện cổ phần hoá theo nghị định 28/CP (5/1996 đến 6/1998), Nội mới chuyển được 4 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Từ 6/1998 đến 11/2003, thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định 44/CP, NĐ 64/2002/NĐ-CP Nội đã cổ phần hoá được 81 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá Nội lên 85 doanh nghiệp Từ năm 1998-2000 toàn thành phố có 70 doanh nghiệp được cổ phần hoá Đây... 50% số doanh nghiệp nhà nước hiện có, đây là những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi trong thời gian dài và những doanh nghiệp giữ vai trò định hướng, trọng yếu không thể tiến hành cổ phần hoá, những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng ít lãi nhưng thiết yếu Trong giai đoạn 2003 - 2005 sẽ tiến hành cổ phần hoá 63 doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá Trong đó, Nhà nước nắm... là, tỷ trọng cổ phần nhà nước có xu thế suy giảm rõ rệt, các công ty cổ phần ban đầu mới thành lập, cổ phần nhà nước đều chiếm trên 50%, nhưng sau đó cổ phần nhà nước cứ giảm dần, có công ty hàng năm giảm 10% Ba là, cổ phần nhà nước không thể vận hành (mua bán) nên về cơ bản trong tình trạng ngưng trệ, vốn nhà nước rất khó bảo tồn và tăng giá trị" Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc... khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước Trong đó tổng nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà nước là 2.491.177 triệu đồng Như vậy trung bình mỗi doanh nghiệp nhà nước sẽ có số vốn trung bình là khoảng 24.198 triệu đồng Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước giữ lại là 45,5 % Tỷ trọng của vốn nhà nước của 100 doanh nghiệp nhà nước cần duy trì 100 % sở hữu nhà nước so với trước khi sắp xếp là 74,4 % Tỷ trọng số doanh nghiệp thực... độ, nâng cao hiệu quả cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3.1.2 Mục tiêu Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Nội là đến năm 2005 sẽ chuyển đổi sắp xếp 45% số doanh nghiệp hiện nay (là một số doanh nghiệp hiện đang làm ăn có lãi nhưng nhà nước không cần sở hữu hoàn toàn nữa hoặc những doanh nghiệp hiện đang tạm thời lỗ), tiến hành giải thể 5% số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thường xuyên... trong doanh nghiệp nắm giữ 31.672 triệu đồng (chiếm 68 % cổ phần) , ngoài doanh nghiệp chỉ có 8.162 triệu đồng (chiếm gần 17,5 % cổ phần) , số cổ đông trong doanh nghiệp có 1.646 người (96%), ngoài doanh nghiệp chỉ có 68 người (4%) Tính đến nay, toàn thành phố đã cổ phần hoá được 90 doanh nghiệp nhà nước; trong đó có 74 doanh nghiệp nhà nước độc lập và 16 doanh nghiệp bộ phận của nhà nước tiến hành cổ phần. .. 2003 Trước khi tiến hành cổ phần hoá mở rộng thì trên địa bàn Nội có hơn 600 doanh nghiệp nhà nước Đa phần các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài Trong khi đó thì tình hình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hình thức tư nhân hoá và cổ phần hoá là diễn ra rất chậm, trong suốt thời kỳ thí điểm cổ phần hoá thì Nội không cổ phần hoá được doanh nghiệp nào Trong 2 . NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Theo luật doanh nghiệp nhà nước. HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5 1.1. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 5 1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Ngày đăng: 17/01/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan