THANH HÓA - QUẢNG NAM

18 623 0
THANH HÓA - QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THANH HÓA - QUẢNG NAM

Tài nguyên thiên nhiên (23/9/2010) Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn. Loại đất Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất lâm nghiệp 430.033 41,33 Đất chuyên dùng 26.133 2,5 Đất thổ cư 6.980 0.67 Đất chưa sử dụng 466.951 44,87 Tài nguyên rừng Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang. Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20- 21 o C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Tiềm năng thủy điện Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài 900 km, trong đó có 337 km đã đưa vào khai thác, bao gồm 9 con sông chính. Nguồn nước mặt lớn với diện tích lưu vực sông: Vu Gia: 5500km 2 , Thu Bồn 3350 km 2 , Tam Kỳ 800 km 2 , Cu Đê 400km 2 , Tuý Loan 300 km 2 , LiLi 280 km 2 , lưu lượng dòng chảy sông Vu Gia 400m 3 /s, Thu Bồn 200m 3 /s Có thể nói Quảng Nam địa bàn có điều kiện thuận lợi về cung cấp nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như dân sinh. Sông Quảng Nam có dòng chảy luôn luôn thay đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng các công trình thuỷ lợi ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ (thuỷ điện Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung ), nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nước về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư, đô thị. Tài nguyên thuỷ sản Quảng Nam có bờ biển dài trên 125 km và thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hải sản phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thuỷ sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực 7000 tấn, tôm biển 4000 tấn. Qua đó có thể thấy Quảng Nam có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ cũng như khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở đảo Cù Lao Chàm, Tài nguyên khoáng sản Theo đánh giá chung thì nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là: Than đá ở Nông Sơn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm. Ngoài ra còn có mỏ than Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 4 triệu tấn), nhưng đã ngừng khai thác từ năm 1994 vì không có khả năng khai thác công nghiệp; Vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; riêng ở Bồng Miêu đã và đang khai thác với sản lượng khoảng vài trăm kg/năm; Cát trắng công nghiệp là khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực các huỵên Thăng Bình, Núi Thành;Trên địa bàn Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mê tan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh. Tài nguyên Du lịch biển Có biển và trên 125 km bờ biển với nhiều bãi tắm sạch đẹp ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước, khoảng 11000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam. Môi trường không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và đặc biệt khí hậu biển rất lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ biển và nghỉ cuối tuần. Ngoài ra hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình hoạt động văn hoá (như hát tuồng, hát đối) và các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành, tạo nên những điểm thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo và những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách Thanh Hóa (thành phố) Trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa . Thanh Hóa (thành phố) Tọa độ: 19.807529,105.776324 (Việt Nam) . Quốc gia Việt Nam Vùng Bắc Trung bộ Tên khác Thành lập Nâng cấp từ thị xã lên thành phố năm 1994 Chính quyền – Trụ sở Nguyễn Du – Điện thoại 037.3712217 – Chủ tịch UBND Nguyễn Xuân Phi – Chủ tịch HĐND Hoàng Văn Hoằng Phân chia hành chính 12 phường, 6 xã . Diện tích 57.8 km² Dân số 197.551 (năm 2005) Mật độ 3.370 người/km² Dân tộc Kinh (phần lớn) . Múi giờ G (UTC+7) Mã bưu chính Mã điện thoại 037 Biển số xe 36 Web http://thanhhoacity.gov.vn/ Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam và đông nam giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp với huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Thành phố có diện tích tự nhiên 57,8 km², 18 phường, xã với tốc độ tăng GDP 20% trong giai đoạn 2006 - 2010, GDP trên đầu người năm 2007 đạt 1460 USD/năm. +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt. Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng. [1] Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ. Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú [2] , trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị. [3] Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. [1] Mục lục [ẩn] • 1 Lịch sử o 1.1 Thời Bắc thuộc o 1.2 Thời kì tự chủ • 2 Địa lý o 2.1 Vị trí địa lý o 2.2 Địa hình, địa mạo o 2.3 Khí hậu, thủy văn • 3 Hành chính • 4 Dân cư • 5 Văn hóa o 5.1 Văn hóa, văn nghệ dân gian o 5.2 Văn nghệ đương đại • 6 Kinh tế o 6.1 Tài nguyên thiên nhiên o 6.2 Công nghiệp o 6.3 Nông nghiệp o 6.4 Lâm nghiệp o 6.5 Ngư nghiệp o 6.6 Dịch vụ  6.6.1 Ngân hàng  6.6.2 Bảo hiểm  6.6.3 Thương mại dịch vụ • 7 Giao thông • 8 Du lịch • 9 Ẩm thực - Đặc sản • 10 Giáo dục • 11 Thể thao • 12 Xem thêm • 13 Chú thích • 14 Liên kết ngoài [sửa] Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Thanh Hóa Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6000 năm. Thời kì dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang. [sửa] Thời Bắc thuộc Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Sang đến thời Tam Quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị. Sau khi tách quận Cửu Chân thành hai quận Cửu Chân và Cửu Đức thì thuộc quận Cửu Chân mới gồm đất Thanh Hóa ngày nay và một phần phía nam Ninh Bình. Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên. Sang đến thời nhà Lương, Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu. Đến thời Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận. [sửa] Thời kì tự chủ Ở thời kì tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều lần nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước. Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa). Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là: Cổ Ðằng, Cổ Hoằng, Ðông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Ðịnh, Lương Giang. 3 châu bao gồm: châu Thanh Hóa gồm huyện Nga Lạc, huyện Tế Giang, huyện Yên Lạc, huyện Lỗi Giang; châu Ái gồm huyện Hà Trung, huyện Thống Bình, huyện Tống Giang, huyện Chi Nga; châu Cửu Chân gồm huyện Cổ Chiến, huyện Kết Thuế, huyện Duyên Giác, huyện Nông Cống. Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga);châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng; huyện Cổ Hoằng; huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh; huyện Yên Định; huyện Lương Giang; huyện Cổ Lôi. Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Sách Ðại Nam nhất thống chí ghi: Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm "tam phủ" gọi là Tây Ðô". Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hóa (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh)' và Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hóa, Quỳ Châu và 11 huyện. Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi [4] Sau khi nhà Hồ thất thủ, nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi. [4] Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền. Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu. Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa (Thanh Hoa), gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm). Xứ Thanh Hoa thời nhà Lê với 6 phủ: • Phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hóa), nằm ở phía tây tây bắc xứ Thanh, có 8 huyện: Thụy Nguyên, Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc), Đông Sơn, Lôi Dương, Yên Định, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Bình. • Phủ Hà Trung phủ có 4 huyện: Hoằng Hóa, Thuần Lộc (Hậu Lộc), Nga Sơn, Tống Sơn. • Phủ Tĩnh Gia có 3 huyện: Nông Cống, Ngọc Sơn, Quảng Xương. • Phủ Thanh Đô có 4 châu và 1 huyện là huyện Thọ Xuân và các châu: Khai Na (Quan Da), Tàm (châu), Lương Chính (Lang Chánh), Sầm (châu) (nay thuộc Lào). • Phủ Trường Yên, nay là một phần tỉnh Ninh Bình, có 3 huyện: Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (Yên Khánh). • Phủ Thiên Quan (Nho Quan), ở phía Tây Bắc xứ Thanh, giáp với trấn Sơn Tây và trấn Sơn Nam, nay thuộc các tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, có 3 huyện: Phụng Hóa, Yên Hóa, Lạc Thổ (Lạc Sơn). [5] Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, Thanh Hóa thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn. Năm Gia Long thứ nhất (1802), gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa. [6] Tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay. [sửa] Địa lý Bài chi tiết: Địa lý Thanh Hóa [sửa] Vị trí địa lý Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 10) thì tỉnh Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao nhất là 19 độ 26 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân. Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². [sửa] Địa hình, địa mạo Bãi biển Sầm Sơn (thuộc thị xã Sầm Sơn, cách TP. Thanh Hóa khoảng 16 km) là một trong số ít những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, thu hút rất đông du khách tới tắm, tham quan và nghỉ mát vào dịp hè. Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền. Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung. Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m. Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn). [sửa] Khí hậu, thủy văn Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. Thanh Hóa nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió. Gió Bắc do không khí lạnh từ vùng áp cao Siberi qua Trung Quốc thổi xuống. Gió Tây Nam từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, rất nóng, gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Gió Đông Nam thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ. Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40 °C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C. Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình hàng năm từ 80-85%. Hàng năm Thanh Hóa có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3. Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến muộn nhất là 12 giờ đêm. Thanh Hóa cũng như các tỉnh miền Trung Việt Nam thường hay chịu các trận bão từ Thái Bình Dương. Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12. [sửa] Hành chính Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, chỉ đứng sau thành phố Hà Nội. Thanh Hóa có 639 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 22 phường, 30 thị trấn và 587 xã. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. [...]... Lát Quan Hóa Quan Sơn Bá Thước Lang Chánh Cẩm Thủy Thạch Thành Ngọc Lặc Thường Xuân Thọ Xuân Yên Định Vĩnh Lộc Hà Trung Nga Sơn Hậu Lộc Hoằng Hóa Thiệu Hóa Đông Sơn Thanh Hóa Quảng Xương Tĩnh Gia Nông Cống Như Thanh Như Xuân Triệu Sơn Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa [sửa] Dân cư Bài chi tiết: Dân cư Thanh Hóa Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ... thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán Một số khu công nghiệp: • • • • • Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng... Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh), trong đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài 123 km [cần dẫn nguồn]; một cảng nước sâu Thanh Hóa có sân bay quân sự Sao Vàng Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam. .. dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Thanh Hóa [sửa] Du lịch Bài chi tiết: Du lịch Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch Năm 2007 du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng Tỉnh đã thực... (Bỉm Sơn) Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn Khu di tích Hàm Rồng: gồm cầu Hàm Rồng (một biểu tượng thời Chiến tranh Việt Nam) , đồi Quyết Thắng • • • • • • • • • • • Tòa Giám mục công giáo Thanh Hóa, chùa Thanh Hà, chùa Chanh và chùa Mật Đa (thành phố Thanh Hóa) Thác Muốn, Điền Quang , Điền Lư, Bá Thước Suối cá Văn Nho,Bá Thước [sửa] Ẩm thực - Đặc sản Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những... cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa có các nhà thơ Hồng Nguyên, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Nguyễn Duy, nhà văn Triệu Bôn Trong thời kì chiến tranh chống Mỹ những năm 196 0-1 975, địa danh Hàm Rồng là đề tài của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật Một số tác phẩm thơ viết về quê hương Thanh Hóa như: Về lại xứ Thanh (Phan Quế), Về với Sầm Sơn (Hà Hồng Kỳ), Quê Mẹ (Lưu Đình Long), Quê tôi đấy - Xứ Thanh! (Văn Công Hùng),... xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa) , bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa) , mía đen Kim Tân (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn.[12] Món đặc sản của Thanh. .. lá đinh lăng Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất khác lạ so với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai Nó có vị chua, cay, ngọt, mặn và dậy mùi thơm khiến du khách đã ăn một lần khó có thể quên [13] [sửa] Giáo dục Bài chi tiết: Giáo dục tại Thanh Hóa Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ Trong thời kì phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên,... hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng... Chanh, Mường Lát Các huyện: Ngọc Lặc,Cẩm Địa bàn Khắp tỉnh Thủy, cư trú Thạch Thành, Bá Thước Quan Hóa, Quan Xã Pù Nhi, Các huyện: Sơn, huyện Ngọc Lặc, Bá Mường Lát Cẩm Thủy Thước,Lang Chánh Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam[ 10] [sửa] Văn hóa [sửa] Văn hóa, văn nghệ dân gian Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy Về dân ca, dân vũ, được nhiều . Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu. Thời Nhà Lê, Thanh. cao tốc Bắc Nam đều đi qua Thanh Hóa. [sửa] Du lịch Bài chi tiết: Du lịch Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Năm 2007 du lịch Thanh Hóa

Ngày đăng: 09/01/2014, 14:52

Mục lục

  • Tiềm năng thủy điện

  • [sửa] Lịch sử

    • [sửa] Thời Bắc thuộc

    • [sửa] Thời kì tự chủ

    • [sửa] Địa lý

      • [sửa] Vị trí địa lý

      • [sửa] Địa hình, địa mạo

      • [sửa] Khí hậu, thủy văn

      • [sửa] Văn hóa

        • [sửa] Văn hóa, văn nghệ dân gian

        • [sửa] Văn nghệ đương đại

        • [sửa] Kinh tế

          • [sửa] Tài nguyên thiên nhiên

          • [sửa] Dịch vụ

            • [sửa] Ngân hàng

            • [sửa] Thương mại dịch vụ

            • [sửa] Ẩm thực - Đặc sản

            • [sửa] Khái quát về thành phố

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan