Tiểu luận tìm hiểu máy sàng lắc

24 5.1K 29
Tiểu luận tìm hiểu máy sàng lắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ****** Đề tài: Thứ 4_Tiết 10,11,12 GVHD: Đào Thanh Khê Môn: Kĩ thuật thực phẩm GVHD: Đào Thanh Khê Trang 1 MÁY SÀNG LẮC TP.HCM_5/2012 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GVHD: Đào Thanh Khê Trang 2 STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ Điểm 1 2005100482 Vũ Phạm Thu Thủy Tổng hợp Word. Tìm tài liệu phần 1, 2, 4, 7, vẽ hình autocad 2 2005100474 Trần Hoàng Phương Tìm tài liệu phần 3, 5, 6 3 2005100424 Võ Thị Kim Ngọc Tìm tài liệu 4 2005100264 Hoàng Thị Thùy Nhi Tìm tài liệu 5 2005100296 Nguyễn Lương Anh Thoại Tìm tài liệu 6 2005100204 Huỳnh Thị Ngọc Anh Tìm tài liệu 7 2005100216 Vũ Thị Thùy Dung Tìm tài liệu Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Lời Mở Đầu Hiện nay việc cơ khí hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật được diễn ra rộng rãi trên toàn thế giới và Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó. Công tác đào tạo và nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm có ích được ta quan tâm chú trọng Những sản phẩm sau khi nghiền thường có kích thước khác nhau nhằm mục đich phân loại các loại vật liệu tốt cần các loại máy chuyên dụng đảm nhiệm công việc này. Mặt sàng được sử dụng phổ biến vì chúng có hệ số sử dụng bề mặt làm việc cao nhất với các loại máy như: máy sàng lắc, máy sàng rung, máy sàng hình trụ. Chúng được dùng để tách các tạp chất lẫn trong nguyên liệu (lúa, bắp, đậu,…) tạp chất lớn như (đá, sạn, dây bao. . .) và tạp chất nhỏ (hạt lép, cát, bụi, các tạp chất nhẹ khác, v.v ) ra khỏi nguyên liệu bằng các lớp lưới sàng. Hoặc là tách những vật liệu trong công nghiệp như các loại quặng, cát, đá…máy sàng thường dùng để tách hỗn hợp hạt có kích thước d lớn hơn 1mm và được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. Bài tiểu luận của nhóm sẽ đi vào tìm hiều cấu tạo, chức năng cũng như cách thức hoạt động của máy. Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự đóng góp từ thầy nhờ bài tiểu luận này đã giúp chúng tôi có thêm kiến thức và thông tin giúp ích cho chuyên ngành của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn! GVHD: Đào Thanh Khê Trang 3 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM 4 1. Khái niệm 5 2. Cấu tạo và chức năng 5 2.1 Cấu tạo và chức năng bề mặt sàng: 5 2.1.1 Lưới đan 5 2.1.2 Tấm đục lỗ 6 2.1.3 Thanh ghi 7 2.2 Chức năng của một số chi tiết máy 7 3. Nguyên lý hoạt động của máy 8 4. Đặc điểm kỹ thuật 10 4.1Các thông số của máy sàng 10 4.1.1 Kích thước lỗ lưới 10 4.1.2 Kích thước sàng 11 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất sàng 12 4.2.1 Độ ẩm của vật liệu sàng 12 4.2.2 Bề dày lớp vật liệu trên bề mặt sàng 12 4.2.3 Kích thước của vật liệu trên sàng 13 5. Hình vẽ 14 6. Tính toán 18 7. Phụ lục 21 8. Tài liệu tham khảo 23 GVHD: Đào Thanh Khê Trang 4 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM 1. Khái niệm Sau khi đập, xay, nghiền, ta thu được một hỗn hợp các hạt sản phẩm rời có kích thước khác nhau, yêu cầu đặt ra là phải phân riêng hỗn hợp đó thành những phân đoạn hạt có kích thước đồng nhất theo yêu cầu. Phương pháp phân loại bằng sàng là phương pháp phân biệt nhất và đơn giản nhất. Phân biệt hỗn hợp vật liệu thành những thành phần hạt có kích thước như nhau, dựa vào sự khác nhau về kích thước, dưới tác dụng của lực cơ học bằng cách cho vật liệu đi qua mặt sàng có kích thước lỗ xác định. Các hạt có kích thước nhỏ hơn lỗ sàng sẽ lọt qua mặt sàng, các hạt có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại trên bề mặt sàng. Việc phân loại hạt có thể tiến hành theo hai cách: • Phân loại kích thước từ nhỏ đến lớn • Phân loại kích thước từ lớn đến nhỏ Sàng lắc: là loại rất phổ biến, cấu tạo của nó gồm có một hộp chữ nhật trong đó lắp lưới lỗ. Sàng chuyển động giao động nhờ bánh xe lệch hay cơ cấu cam, sàng đặt nghiêng một góc khoảng từ 7 14 o . Sàng lắc phẳng, hộp sàng có lắp lưới, hộp đặt trên bốn hay sáu thanh đàn hồi, sàng chuyển động nhờ cơ cấu lệch tâm và tay biên. Số vòng quay trong một phút của sàng này vào khoảng 300 500. Sàng có thể làm việc theo phương pháp khô hay ướt. Ưu điểm: năng suất cao so với sàng hình thùng, chắc chắn, sử dụng và lắp ghép dễ dàng, vật liệu ít bị đập nhỏ. Nhược điểm: cấu tạo không cân bằng nên làm rung chuyển nền nhà vì thế loại sàng này không đặt ở các tầng trên, lỗ sàng dễ bị bít làm giảm năng suất. 2. Cấu tạo và chức năng 2.1 Cấu tạo và chức năng bề mặt sàng: Mặt sàng là chi tiết làm việc chính của máy sàng nó dùng để phân loại vật liệu. Hiện nay thường sử dụng các loại mặt sàng: lưới đan, tấm đục lỗ, thanh ghi. 2.1.1 Lưới đan Loại mặt sàng này dùng để phân loại các vật liệu có kích thước nhỏ và mịn. Hình dạng lỗ đan có thể là hình vuông, hình chữ nhật hay hình lục giác. Sợi đan GVHD: Đào Thanh Khê Trang 5 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM thường dùng là sợi kim loại: đồng, thép… hay sợi nhựa tổng hợp. Kích thước sợi đan phải nhỏ hơn kích thước vật liệu lọt qua lỗ sàng, thông thường: d s = (0.6 0.7) d Với d s : đường kính sợi đan d: đường kính vật liệu lọt qua sàng Đặc trưng cho lưới sàng là kích thước lỗ và bề mặt tự do của lưới sàng F. Đối với lỗ hình chữ nhật: Với l, b chiều dài và chiều rộng của lỗ lưới Ưu điểm: của loại mặt sàng này là có bề mặt tự do lớn Nhược điểm: là không bền 2.1.2 Tấm đục lỗ Mặt sàng loại này là những tấm kim loại: thép hay đồng, trên bề mặt có đục các lỗ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hay hình bầu dục. Loại mặt sàng này dùng để phân loại các loại vật liệu có kích thước d>5mm. Các lỗ trên mặt sàng kích thước từ 5 80 mm được bố trí song song hay xen kẽ nhau. Các lỗ hình chữ nhật có kích thước chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Đối với các mặt sàng có chiều dày lớn đục lỗ tròn thì lỗ thường được gia công có hình côn, và phần đáy lớn của hình côn quay xuống dưới. Khoảng cách giữa hai mép lỗ liên tiếp nhau trên bề mặt sàng với d là đường kính lỗ (mm) Chiều dày của mặt sàng phụ thuộc vào kích thước của lỗ sàng với: d<5mm s =0.75d GVHD: Đào Thanh Khê Trang 6 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM d= 5 10 mm s= 0.7d d>10 mm s=0.625d nhưng chiều dài tối đa của mặt sàng cũng không nên vượt quá 12mm. Ưu điểm: của mặt sàng loại này là bền, thời gian sử dụng dài. Nhược điểm: bề mặt tự do nhỏ. 2.1.3 Thanh ghi Loại này dùng để phân loại các loại các loại vật liệu có kích thước lớn hơn 80mm. Cấu tạo mặt sàng gồm các thanh ghi được đặt theo chiều dọc sàng, khe hở giữa chúng bằng kích thước của vật liệu lọt qua sàng. Kích thước của thanh ghi được chọn phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm dưới sàng. Với H = d và B = (0.2 0.3) d. Các cạnh nghiêng có góc nghiêng khoảng G o o . Chú ý: khi lắp đặt phần chiều rộng của thanh ghi có kích thước nhỏ hơn luôn luôn quay xuống dưới. 2.2 Chức năng của một số chi tiết máy GVHD: Đào Thanh Khê Trang 7 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM 1. Mặt sàng 2. Nhíp 3. Ống nạp liệu 4. Hộp 5. Trục lệch tâm 6. Tay truyền Mặt sàng dùng để phân loại vật liệu theo kích thước khác nhau. Nhíp cố định hộp và tạo ra mặt phẳng nghiêng từ 7 14 o cho vật liệu rớt xuống. Ống nạp liệu nơi vật liệu được cho vào ống để tiến hành quá trình phân loại. Trục lệch tâm tạo ra chuyển động khi tiến hành quay tròn quanh trục sẽ kéo tay truyền chuyển động tịnh tiến qua lại. Tay truyền để truyền động cho hộp. 3. Nguyên lý hoạt động của máy Sàng lắc phẳng gồm có một hay hai khung sàng hình chữ nhật trên đó có đặt lưới sàng. Khung sàng được treo hay đặt lên các gối đỡ hay liên kết vào các thanh đàn hồi. GVHD: Đào Thanh Khê Trang 8 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Theo chuyển động lắc của sàng ta chia ra hai loại: • Có quỹ đạo lắc theo đường tròn • Có quỹ đạo lắc phức tạp Các khung sàng được đặt nghiêng trên các thanh đỡ đứng và được truyền động bằng trục lệch tâm và tay quay. Trên hình biểu diễn khung sàng đặt trên các thanh đàn hồi. Bộ phận truyền động của sàng lắc phẳng có thể sử dụng cơ cấu lệch tâm hay cam đội. Khoảng cách dịch chuyển của sàng từ 10 100 mm. Số vòng quay của trục lệch tâm có thể từ 100 300 vòng/phút. Số thanh treo có thể từ 2 4 cái Được phổ biến rộng rãi là bộ dao động lệch tâm gồm hai cụm chi tiết lắp chặt vào hai thùng sàng và cùng dao động. Cụm thứ nhất gồm hai giá lớn 1 và 2 trong đó có gắn các ổ bi đỡ lồng cầu 4. Trục lệch tâm quay trong các ổ trục. Ở hai đầu trục lắp hai bánh đai 3. Ở phía dưới trục trên chi tiết lệch tâm được lắp ổ bi đỡ lồng cầu 6. Cụm thứ hai của bộ dao động lệch tâm gồm hai giá nhỏ 8 và 9, trên đó lắp trục 10, trên trục này có gắn ổ bi đỡ cầu 11. Vòng ngoài ổ bi có lắp vòng chắn 7. Giá 1 và 2 được bắt chặt với thùng sàng dưới bằng bulong, còn giá 8 và 9 thì bắt vào thùng sàng trên. Bộ dao động lệch tâm được chuyển qua bánh đai 3. Biên độ dao động của các thùng sàng phù hợp với trục lệch tâm. Bộ dao động lệch tâm là kết cấu đơn giản, khối lượng nhỏ.Nhưng chỉ có khả năng truyền chuyển động khi có hai thùng sàng vì thế thân sàng phải chia ra làm hai phần rời nhau. Cơ cấu trục lệch tâm tay truyền, sẽ biến chuyễn động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến qua lại (300-500 v/p). vật liệu từ ống nạp liệu đưa vào mặt sàng sẽ chuyển động tịnh tiến trên mặt sàng tới cửa ra, thực hiện quá trình phân loại theo kích thước thành hai loại trên sàng A và loại lọt sàng B. Trên thực tế, người ta lắp n mặt sàng sẽ phân thành (n+1) loại. Góc nghiêng và tốc độ quay của sàng sẽ quyết định năng suất và hiệu suất. Ưu điểm: năng suất cao chắc chắn, dễ sử dụng, vật liệu ít bị vỡ nhỏ. Nhược điểm: rung động do không cân bằng, lỗ sàng dễ bị bít và làm giảm năng suất. GVHD: Đào Thanh Khê Trang 9 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Hình: Cấu tạo của bộ dao động lệch tâm 4. Đặc điểm kỹ thuật 4.1Các thông số của máy sàng 4.1.1 Kích thước lỗ lưới Giả thiết vật liệu có dạng hình cầu và sàng đặt nghiêng với một góc . Khi vật liệu có vận tốc ban đầu bằng 0 thì dưới tác dụng của trọng lực nó sẽ rớt thẳng đứng qua lỗ sàng. Nếu ta gọi d là kích thước của vật liệu thì d = l .cos với l: chiều dài lỗ sàng : chiều dày mặt sàng GVHD: Đào Thanh Khê Trang 10 [...]... cấu tạo các loại sàng lắc phẳng GVHD: Đào Thanh Khê Trang 15 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Một số máy sàng dạng lắc GVHD: Đào Thanh Khê Trang 16 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Hình chiếu của máy sàng lắc 1 Hộp sàng 2 Lưới 3 Lò so 4 Trục 5 Bánh đà 6 Bộ phận chống cân bằng GVHD: Đào Thanh Khê Trang 17 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Mô hình 3D của máy sàng lắc phẳng ( vẽ bằng Autocad)... liệu có thể lọt qua sàng sẽ không có dù điều kiện để lọt qua sàng Ngược lại nếu sàng dài quá thì sẽ tốn công suất để làm cho máy chuyển động Chiều dài thích hợp của sàng được xác định theo công thức: Trong đó: K: hệ số tính đến việc bít các lỗ sàng trong quá trình sàng Thường lấy các giá trị K=5 B: chiều rộng sàng (mm) d: kích thước lỗ sàng (mm) h: chiều dày lớp vật liệu trên mặt sàng (mm) GVHD: Đào... kiểu sàng lắc Tuyển kiểu sàng lắc là một trong những thiết bị tuyển lại có hiệu quả cao đang được sử dụng rộng rãi trong nước hiện nay Máy được ứng dụng rộng rãi trong tuyển khoáng vật von-fram, thiếc, sắt, măng gan, kim loại mầu, kim loại đen quý hiếm .Máy này có đặc điểm là tỉ lệ khoáng vật giàu cao, hiệu quả tuyển tốt, thao tác đơn giản Kết cấu của máy Máy bao gồm: đầu sàng, động cơ, bộ điều chỉnh lắc, ... điểm máy Máy được thiết kế dựa vào chuyển động lắc của hộp sàng được tạo ra bởi độ lệch tâm đối xứng nên hai hộp sàng chuyển động ngược chiều nhau và tự khử rung động • Hệ thống cánh gạt giúp mặt lưới tách tạp chất lớn không vướng dây bao, rơm, rác… • Lưới sàng tách tạp chất nhỏ có khả năng tự làm sạch • Dễ dàng thay lưới sàng tùy theo mục đích sử dụng (gạo,lúa, bắp, đậu ) Sơ đồ cấu tạo các loại sàng. .. qua sàng thì kích thước lỗ lưới phải luôn lớn hơn kích thước vật liệu lọt qua sàng Có thể chọn kích thước lỗ lưới theo kinh nghiệm: Khi kích thước vật liệu lọt qua sàng d . Phẩm TP.HCM Một số máy sàng dạng lắc GVHD: Đào Thanh Khê Trang 16 Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Hình chiếu của máy sàng lắc 1. Hộp sàng 2. Lưới . ngành nghề. Bài tiểu luận của nhóm sẽ đi vào tìm hiều cấu tạo, chức năng cũng như cách thức hoạt động của máy. Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi

Ngày đăng: 08/01/2014, 11:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm

  • 2. Cấu tạo và chức năng

    • 2.1 Cấu tạo và chức năng bề mặt sàng:

      • 2.1.1 Lưới đan

      • 2.1.2 Tấm đục lỗ

      • 2.1.3 Thanh ghi

      • 2.2 Chức năng của một số chi tiết máy

      • 3. Nguyên lý hoạt động của máy

      • 4. Đặc điểm kỹ thuật

        • 4.1Các thông số của máy sàng

          • 4.1.1 Kích thước lỗ lưới

          • 4.1.2 Kích thước sàng

          • 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất sàng.

            • 4.2.1 Độ ẩm của vật liệu sàng

            • 4.2.2 Bề dày lớp vật liệu trên bề mặt sàng

            • 4.2.3 Kích thước của vật liệu trên sàng

            • 5. Hình vẽ

            • 6. Tính toán

            • 7. Phụ lục

            • 8. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan