THỰC TRẠNG các tập đoàn KINH tế NHÀ nước VIỆT NAM

50 1.3K 6
THỰC TRẠNG các tập đoàn KINH tế NHÀ nước VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I. Tập đoàn kinh tế 1. Khái niệm Theo bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Anh thì tập đoàn kinh tế được định nghĩa là: "Tập đoàn kinh tế là một thực thể pháp lí, mà trong khi được sở hữu chung bởi một số người tự nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn tại hoàn toàn độc lập khỏi chúng sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những quyền riêng mà những thực thể pháp lí khác không có. Qui mô và phạm vi về khả năng và tình trạng của tập đoàn có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi sát nhập." Theo Điều 149 - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Cụ thể theo điều 146 của bộ luật này quy định như sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có: • Công ty mẹ, công ty con. • Tập đoàn kinh tế. • Các hình thức khác." Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì: “Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển”. Còn theo ông Hồ Xuân Tùng, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp phát biểu trên báo Nhân dân thì: 1 “Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: Tập đoàn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập”. 2. Đặc trưng cơ bản về tập đoàn kinh tế thế giới [2] a. Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn cũng khá lớn. Các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường chiếm phần lớn thị phần trong những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy có doanh thu rất cao. Về lao động, các tập đoàn thường thu hút một số lượng rất lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động; tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat (Italia) có 242.300 nhân viên Phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn HENKEL (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens (Đức) là 300; tập đoàn Roche (Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ): 100, tập đoàn Unilever (Anh): 90 b. Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt 2 động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải Tập đoàn Petronas (Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kinh doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều. c. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi lẽ, các tập đoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương. d. Sở hữu vốn. Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thông thường ở hai cấp độ: Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty "mẹ", công ty"con", công ty "cháu" là của từng công ty. Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty "mẹ" tham gia đầu tư vào các công ty con, biến các công ty "con", công ty "cháu" thành công ty TNHH một thành viên do công ty "mẹ" làm chủ sở hữu hoặc công ty "mẹ" chiếm trên 50% vốn điều lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty "con","cháu" là công ty cổ phần). Trên thực tế, không một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty "mẹ" và công ty "con", "cháu". 3 3. Đặc trưng của Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ. Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý; là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ba là, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con (chuyển từ quan hệ hành chính trong tổng công ty nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn); quy mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng công ty trước đây (trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Bốn là, “Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”. [3] Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các tập đoàn. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội đồng cổ đông (với công ty cổ phần). Năm là, hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập đoàn kinh tế được nâng cao; quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển, thể hiện rõ nét đặc trưng quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế. Sáu là, quan hệ nội tại của tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm: - Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức 4 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài; - Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; - Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. - Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết. Bảy là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở hữu của tập đoàn kinh tế nhà nướcViệt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập đoàn kinh tế nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan; Thủ tướng Chính phủ giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hội đồng quản trị tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn. Tám là, quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện theo các phương thức: Thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật. [4] 5 4. Ưu và nhược điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế [5] Tập đoàn kinh tế cũng chứa đựng những lợi thế (hay còn gọi là ưu điểm) và những rủi ro nhất định. a. Về những lợi thế. Trước hết, tập đoàn kinh tế cho phép quá trình tích tụ, tập trung vốn ở quy mô lớn hơn và nhanh hơn. Vì vậy, sẽ có rất nhiều dự án, công trình mà một doanh nghiệp đơn lẻ sẽ không thể thực hiện được vì lượng vốn đòi hỏi quá lớn. Song, với một tập đoàn kinh tế, có sự hợp lực của nhiều doanh nghiệp trong tập đoàn thì việc thực hiện dự án đó lại không có gì khó khăn. Cũng nhờ tập trung vốn, các tập đoàn đủ sức đầu tư vào các ngành công nghệ hiện đại và đã trở thành cơ sở giáo dục các tri thức công nghệ quản lý cho nền kinh tế toàn cầu. Với quy mô lớn, phạm vi rộng, các tập đoàn kinh tế là nhân tố đặc biệt quan trọng để khắc phục phương thức "gia đình trị" trong quản lý doanh nghiệp - phương thức tồn tại trong quản lý ở đại bộ phận các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ ở nước ta mà cả nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn kinh tế cũng cho phép khai thác tối đa, triệt để lợi thế của những tài sản vô hình như nguồn nhân lực, tri thức công nghệ, thương hiệu, bản quyền, phát minh sáng chế Tập đoàn kinh tế có những liên kết đan xen nhau. Với những liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp trong tập đoàn có thể hạn chế được những rủi ro về thị trường và những thay đổi về cơ cấu thị trường gây ra. Nhờ những liên kết theo chiều dọc, các doanh nghiệp trong tập đoàn không bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu độc quyền. Một ưu điểm quan trọng khác: Các doanh nghiệp trong tập đoàn dễ dàng chia sẻ thông tin kinh doanh và nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao. b. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, các tập đoàn kinh tế cũng có những nhược điểm nhất định. 6 Trước hết và quan trọng nhất là khả năng thay đổi nhanh chóng từ bên trong của các tập đoàn rất hạn chế trước những biến động lớn ở tầm vĩ mô nền kinh tế. Có thể vì các tập đoàn kinh tế như những đoàn tàu hỏa, chạy trên đường sắt cố định, còn các doanh nghiệp độc lập là những chiếc ô tô con. Chiếc ô tô dễ dàng chuyển hướng khi bị tắc đường, còn đoàn tàu thì rất khó chuyển hướng nhanh chóng. Vì vậy, nếu có những thay đổi lớn ở tầm vĩ mô nền kinh tế quốc dân, sự chuyển đổi để thích ứng của các tập đoàn chậm hơn, thậm chí không thể thực hiện được. Trong lịch sử, đã có những đổ vỡ của các tập đoàn lớn do không đủ linh hoạt để thích ứng với môi trường kinh doanh có những thay đổi, chẳng hạn sự đổ vỡ của tập đoàn PT Bentoel, PT Mantrust và PT Bank Summa ở Indonesia Bên cạnh đó, dự án đầu tư với quy mô lớn đòi hỏi điểm hòa vốn cao hơn rất nhiều so với một dự án đầu tư với quy mô nhỏ. Vì vậy, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ được không đạt đến "sản lượng hòa vốn", giá thành sản phẩm trong tập đoàn sẽ cao hơn, lợi thế trong cạnh tranh sẽ giảm đi. Với quy mô lớn, các quan hệ đan xen lẫn nhau, việc quản lý trong tập đoàn cũng khá phức tạp và kém linh hoạt. Một sự thay đổi dù nhỏ trong công tác quản lý tập đoàn cũng dẫn đến tác động dây chuyền trong tất cả các doanh nghiệp thành viên. Trong khi đó, không phải bất kỳ sự thay đổi nào về quản lý cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế ngay tức khắc. Do đó, tác động ngược của sự thay đổi đó có thể dẫn đến thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế. Vì vậy, khi đã ở vào thế ổn định, phương thức quản lý trong tập đoàn thường ít khi thay đổi. Và đến lượt nó, chính "sự ổn định" ấy nhiều trường hợp lại dẫn đến sự "lạc hậu tương đối" trong quản lý của tập đoàn. 5. Kết luận Thứ nhất, tập đoàn kinh tế xuất hiện là do nhu cầu nội tại, khách quan của sự phát triển nền kinh tế. Đó là biểu hiện của sự phát triển nền kinh tế ở trình độ cao. Tập đoàn kinh tế hình thành hay không hình thành hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người trong bất kỳ trường hợp nào. 7 Thứ hai, tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp độc lập liên kết lại với nhau. Do đó, tập đoàn kinh tế không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Thứ ba, tập đoàn kinh tế hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và dần dần, từng bước trong quá trình liên kết, hợp tác lẫn nhau trên thị trường. Vì vậy, không thể sử dụng một mệnh lệnh hành chính để "cộng dồn" hai hay một số công ty, tổng công ty thành một tập đoàn như ở nước ta hiện nay. Khi tập đoàn được thành lập bằng một quyết định hành chính và cho tập đoàn một tư cách pháp nhân, sử dụng triệt để mệnh lệnh hành chính như chỉ định công ty mẹ, bổ nhiệm tổng giám đốc tập đoàn và tổng giám đốc tập đoàn lại có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các giám đốc các công ty con thì về bản chất cái "tập đoàn" ấy chỉ là tổng công ty như cũ được gọi bằng một cái tên khác mà thôi. 8 II. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 1. Mô hình tổ chức. Là công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (tên giao dịch là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới. - Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP - Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt: PVN - Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn PVN bao gồm Công ty Mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 40 tổng công ty và công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (trước đây là Tổng cục Dầu khí Việt Nam) và các công ty thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, trong đó 100% vốn điều lệ của các tổng công ty này do Tập đoàn PVN nắm giữ; 14 tổng công ty, công ty và đơn vị do Tập đoàn PVN nắm quyền chi phối; một số công ty hoạt động dưới hình thức công ty liên kết giữa Tập đoàn PVN với các đối tác khác; bên cạnh đó là các đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo. Tập đoàn chịu sự quản lý của Chính phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí với các khâu chính: Upstream – thăm dò và khai thác dầu khí; Downstream – chế biến dầu khí, hóa chất, hóa dầu; và khâu bổ trợ – xây lắp, điện lực, thương mại – dịch vụ, tài chính – bảo hiểm. 9 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đến nay, ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn PVN đã được thành lập và kiện toàn, các doanh nghiệp hạch toán độc lập, phụ thuộc đã được cổ phần hóa, chuyển đổi thành các công ty con của Tập đoàn, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ đã được hợp nhất lại thành một viện nghiên cứu thống nhất. Cùng với việc thành lập và tổ chức lại các đơn vị hiện có mà công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ thành một số tổng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có quy mô lớn cũng được tổ chức lại thành các tổng công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Một số công ty con được thành lập ở những lĩnh vực mà Tập đoàn lợi thế cạnh tranh, sau một thời gian hoạt động cũng được sắp xếp lại thành các đơn vị thành viên của các tổng công ty. Tập đoàn cũng đã tiếp nhận các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn và cơ cấu lại thành công ty con của Tập đoàn/các tổng công ty. 2. Ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức tập đoàn PVN.  Ưu điểm. Mô hình Tập đoàn đã khắc phục được những tồn tại của mô hình tổ chức quản lý trước đây, đó là: - Chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính sang liên kết bằng cơ chế đầu tư tài 10 [...]... thực hiện các dự án nguồn điện Rất nhiều dự án, nhất là nhiệt điện than bị trục trặc, sự cố, chậm tiến độ từ một đến vài năm Giá điện vẫn chưa được công khai, minh bạch 17 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM I Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước 1 Số lượng hoạt động Ý tưởng thành lập các tổng công ty lớn để từ đó phát triển thành các tập đoàn kinh. .. của Nhà nước ta Trong thời gian tới, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý điều hành để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước sớm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho sự hoạt động hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước 13 III Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam 1 Sơ lược về Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. .. Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt TĐ Dệt may Việt Nam TĐ Công nghiệp Than–Khoáng sản Việt Nam TĐ Bưu chính – Viễn thông Việt Nam TĐ Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam TĐ Điện lực Việt Nam TĐ Dầu khí quốc gia Việt Nam TĐ Công nghiệp Cao su Việt Nam TĐ Viễn thông quân đội TĐ Hóa chất Việt Nam TĐ Công nghiệp xây dựng Việt Nam TĐ Phát triển nhà và đô thị Việt Nam Viết tắt Bảo Việt Vinatex Vinacomin VNPT Vinashin EVN... giám đốc - Các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng - Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam là nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, bao gồm: - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp I) - Các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo - Các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp II) - Các công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp... nhuận Trên thực tế, trong các tập đoàn và DNNN đang có sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận Trách nhiệm xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô song hành, trùng lặp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa bị phân tán, vừa kém hiệu quả Cách thức thí điểm hạn chế Tất cả 12 tập đoàn đều... 23/12/2009 12/1/2010 12/1/2010 Bảng 1: Danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay 2 Thực trạng hoạt động 2.1 Tình hình tài chính Vốn chủ sở hữu 18 Vốn chủ sở hữu của các TĐ tăng dần qua các năm Nếu như năm 2006, khi mới hình thành một số TĐKT, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 317.647 tỷ đồng, thì đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 653.166 tỷ đồng, bằng... gia Việt Nam * Tên gọi: - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam - Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity; - Tên gọi tắt: EVN * Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều... vốn FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam cùng với tiến trình Việt Nam gia nhập WTO Cụ thể như sau: 31 Biểu đồ 6: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế 2006-2011 Nguồn: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và triển vọng 2012-2015, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch ủy ban chính sách tài chính quốc gia, Hà Nội 01-2012 2.4.2 Đóng góp cho GDP Bảng sau cho thấy đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP Biểu đồ... 7: Đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế 2000-2008 Đơn vị:% Nguồn:http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/tapdoankinhtenhanuoc.ht m Biểu đồ 8: Ước lượng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào GDP 2000 -2008 Đơn vị:% Nguồn:http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/tapdoankinhtenhanuoc.ht m Có thể thấy đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương xứng với... vốn đầu tư thực tế đã thực hiện diễn biến như sau: 30 Biểu đồ 5: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Trung tâm Thông tin và dự báo, MPI Có thể nói, số vốn đầu tư huy động hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong GDP nhưng chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước Từ năm 2007 vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước giảm đáng kể Nguyên nhân của tình trạng này một

Ngày đăng: 08/01/2014, 11:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.4.2. Đóng góp cho GDP

  • Bảng sau cho thấy đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP

  • Biểu đồ 7: Đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế 2000-2008

  • Đơn vị:%

  • Nguồn:http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/tapdoankinhtenhanuoc.htm

  • Biểu đồ 8: Ước lượng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào GDP 2000 -2008

  • Đơn vị:%

  • Nguồn:http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/tapdoankinhtenhanuoc.htm

  • Có thể thấy đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương xứng với nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, tài sản cố định) mà nó sử dụng. Chúng sử dụng nhiều nguồn lực song tạo ra ít giá trị. Khu vực tư nhân nói chung (trong nước và FDI) tạo ra gần 2/3 của GDP.

  • 2.4.3. Đóng góp ngân sách( ngoài dầu thô)

  • Biểu đồ 9: Tỷ lệ đóng góp ngân sách của các khu vực kinh tế

  • Đơn vị:%

  • Ghi chú: số liệu 2009 là ước tính

  • Nguồn: http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/tapdoankinhtenhanuoc.htm

  • 2.4.4 Hệ số ICOR

  • Theo trong giai đoạn 2006 - 2010, khối DNNN chiếm  tới  45%  tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhưng chỉ đóng góp 28% cho GDP và 19% vào tăng trưởng GDP. Trong khi vốn đầu tư của  khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm khoảng 26% nhưng đã đóng góp tới 46% cho GDP và tăng trưởng GDP. Như vậy hệ số  ICOR (hệ số sử dụng vốn) ở khối DNNN luôn thường xuyên cao hơn 2-3 lần doanh nghiệp ngoài nhà nước.[27]

  • II. Nhận xét

  • 1. Kết quả đạt được – Những thuận lợi

  • 1.1 Kết quả đạt được

  • 1.2 Những thuận lợi

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan