Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013

119 4.9K 30
Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ  CÁC LOẠI RỪNG 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Mô tả môn học: Môn học Tổ chức quản lý các loại rừng (TCQLR) trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về: - Hệ thống phân loại rừng theo mục đích sử dụng tại Việt Nam. - Vị trí, chức năng, vai trò của từng loại rừng. - Các yếu tố gây tổn hại đến tài nguyên rừng và hướng kiểm soát. - Hệ thống các biện pháp quản lý bảo vệ, phục hồi, phát triển rừng và các nguồn tài nguyên khác có liên quan. Nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả và bền vững các giá trị nhiều mặt của chúng, đáp ứng những nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người (chủ rừng, địa phương, đất nước, xã hội). 2. Mục tiêu: Sau khi học xong môn học này học viên có khả năng: - Trang bị thêm cơ sở lý luận và kiến thức pháp luật để lĩnh hội được kiến thức của các môn học khác có liên quan. - Có kỹ năng và thái độ ứng xử cần thiết, vận dụng được những kiến thức đã học để tìm hiểu, đánh giá được những vấn đề thực tiễn của công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) trên địa bàn; Dự báo xu hướng và đề xuất được các biện pháp/giải pháp có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn để quản lý tài nguyên rừng (QLTNR) có hiệu quả hơn. - Chẩn đoán, phát hiện và đề xuất được các vấn đề nghiên cứu có liên quan và hướng giải quyết.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA LÂM NGHIỆP o0O0o 1 Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN CÁC LOẠI RỪNG Người biên soạn: TS. Trần Minh Đức Bộ môn QLTNR&MT HUẾ, 2012 (Dùng cho Sinh viên chuyên ngành Quản Tài nguyên rừng và Môi trường) 1 MỞ ĐẦU 1. Mô tả môn học: Môn học Tổ chức quản các loại rừng (TCQLR) trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về: - Hệ thống phân loại rừng theo mục đích sử dụng tại Việt Nam. - Vị trí, chức năng, vai trò của từng loại rừng. - Các yếu tố gây tổn hại đến tài nguyên rừng và hướng kiểm soát. - Hệ thống các biện pháp quản bảo vệ, phục hồi, phát triển rừngcác nguồn tài nguyên khác có liên quan. Nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả và bền vững các giá trị nhiều mặt của chúng, đáp ứng những nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người (chủ rừng, địa phương, đất nước, xã hội). 2. Mục tiêu: Sau khi học xong môn học này học viên có khả năng: - Trang bị thêm cơ sở luận và kiến thức pháp luật để lĩnh hội được kiến thức của các môn học khác có liên quan. - Có kỹ năng và thái độ ứng xử cần thiết, vận dụng được những kiến thức đã học để tìm hiểu, đánh giá được những vấn đề thực tiễn của công tác quản bảo vệ rừng (QLBVR) trên địa bàn; Dự báo xu hướng và đề xuất được các biện pháp/giải pháp có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn để quản tài nguyên rừng (QLTNR) có hiệu quả hơn. - Chẩn đoán, phát hiện và đề xuất được các vấn đề nghiên cứu có liên quan và hướng giải quyết. 3. Các yêu cầu chính: Học viên trong quá trình học tập cần phải: - Tham dự đầy đủ mọi hoat động học tập theo kế hoạch. - Ghi chép: chỉ nên ghi chép khung vấn đề, phần nhấn mạnh, liên hệ hay mở rộng, phần nhiêm vụ do giáo viên giao. - Thảo luận: tích cực trao đổi thông tin (ý kiến, quan điểm, ý tưởng, tình huống, những thắc mắc ) với giáo viên và các học viên khác trong nhóm/tổ/lớp. - Tra cứu tài liệu: trên cơ sở khung bài giảng, đề cương hay nhiệm vụ được giao, từng học viên phải thường xuyên và kịp thời tra cứu các tài liệu có liên quan (giáo viên cung cấp, thư viện / thông tin đại chúng / mạng Internet ) để củng cố, mở rộng kiến thức và hoàn thành bài tập được giao. - Tham gia trình bày, thuyết minh vấn đề/kết quả thu hoạch trước tập thể hoặc giáo viên (kiến thức đã học, kiến thức mới thu nhận được, chủ đề nghiên cứu ) 2 2 - Rèn luyện tính hợp tác và độc lập nghiên cứu, giải quyết vấn đề. 4. Các tài liệu học tập và tham khảo chính: + Giáo trình Quản bảo vệ rừng (Tập 1). + Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật đất đai (2003) và các văn bản thi hành; Luật Bảo vệ môi trường (2005); Các luật Du lịch, Khoáng sản + Những quy định pháp luật về bảo vệ & phát triển rừng; Quy định pháp luật về quản sử dụng & bảo vệ tài nguyên; Các văn bản pháp quy về lâm nghiệp và TNMT. 5. Các môn học liên quan: + Các môn cơ sở: Đất lâm nghiệp, Khí tượng thủy văn rừng, Thực vật rừng, Động vật rừng, Sinh thái rừng, Lâm sinh học, Đo đạc lâm nghiệp, GIS, Pháp chế lâm nghiệp, Pháp luật lâm nghiệp& môi trường, Bảo tồn đa dạng sinh học… + Các môn chuyên môn : Trồng rừng, Bệnh cây rừng, Côn trùng rừng, PCCCR, Điều tra rừng, Qui hoạch điều chế rừng, Quản nguồn nước, Quản dự án, Quản doanh nghiệp lâm nghiệp… 3 3 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN CÁCLOẠI RỪNG Bài 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI RỪNG VÀ TCQLR 1. Khái niệm về các loại rừng 1.1.Khái niệm về rừng Rừng là một quần xã sinh vật (QXSV), trong đó cây rừng (cây thân gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. QXSV phải có một diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa QXSV với môi trường, giữa các thành phần của QXSV có mối quan hệ hữu cơ, hình thành nên một hệ sinh thái. 1.2. Hệ thống phân loại rừng . Tùy theo quan điểm tiếp cận của từng học giả, trường phái, quốc gia hay giai đoạn lịch sử mà tồn tại nhiều hệ thống phân loại rừng (PLR) khác nhau. Chẳng hạn như: + Phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên, gồm có: - PLR theo cấu trúc và ngoại mạo. - PLR trên cơ sở sinh thái học. - PLR theo động thái. - PLR theo chỉ tiêu tổng hợp. + Phân loại rừng theo kỹ thuật: bao gồm các hệ thống phân loại nhằm phục vụ những mục tiêu cụ thể như mục đích sử dụng, quy chế quản - Theo nguồn gốc gồm có: Rừng tự nhiên/ Rừng trồng. - Theo diễn thế: Rừng nguyên sinh / Rừng thứ sinh. - Theo tài nguyên: Rừng giàu/ Rừng trung bình/ Rừng nghèo… - Theo chủ thể quản lý: Rừng nhà nước/ Rừng tư nhân/ Rừng cộng đồng - Theo chức năng /mục tiêu sử dụng có: Rừng phòng hộ/ Rừng đặc dụng /Rừng sản xuất. 1.3. Phân loại rừng theo chức năng và mục tiêu sử dụng ở Việt Nam Theo hệ thống phân loại này, toàn bộ diện tích rừng và đất rừng ở nước ta được chia thành 3 nhóm (thường gọi là 3 loại rừng): (1)- Rừng phòng hộ (RPH), gồm: + Rừng phòng hộ đầu nguồn + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. + Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. + Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. (2)- Rừng đặc dụng (RĐD), gồm: 4 4 + Vườn quốc gia. + Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh) + Khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. + Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. (3)- Rừng sản xuất (RSX), gồm: + Rừng sản xuất là rừng tự nhiên (RTN). + Rừng sản xuất là rừng trồng. + Rừng giống (bao gồm rừng trồng và RTN qua bình tuyển công nhận). 2. Khái niệm về quản và bảo vệ rừng. 2.1. Quản bảo vệ rừng (QLBVR) là một hệ thống các biện pháp nhằm duy trì mối quan hệ qua lại hợp giữa con người và rừng để giữ gìn và phục hồi nguồn tài nguyên đa dạng và giá trị tổng hợp của nó; Là việc sử dụng một cách khôn khéo các nguồn tài nguyên và môi trường có được từ rừng; Dự báo và phòng chống những ảnh hưởng bất lợi của con người và các tác nhân khác đến rừng, đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực có rừng và môi trường sinh thái. * Tóm lại: Quản rừng (QLR) là điều khiển cả đầu vào, đầu ra và mọi hoạt động diễn ra trong vùng có rừng nhằm đạt được những mục tiêu định sẵn của chủ thể quản lý. Bảo vệ rừng (BVR) là một mặt hoạt động của QLR với các nội dung cụ thể là kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, phòng chống những tác động bất lợi, không hợp vào tài nguyên rừng và môi trường sinh thái rừng. 2.2. Nhiệm vụ của QLBVR là tác động hợp vào rừngcác đối tượng có liên quan (tự nhiên, xã hội…) để đạt được hiệu quả cao nhất về giữ gìn, phát triển và khai thác nguồn lợi nhiều mặt của rừng. 2.3. Mục tiêu của QLBVR là: + Đảm bảo năng suất các hệ sinh thái và sử dụng đầy đủ các nguồn tài nguyên. + Làm giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi đến rừng và môi trường. + Phòng chống ô nhiễm môi trường và hạn chế thiên tai. + Giảm và chấm dứt nạn mất rừngcác tài nguyên có ích khác. + Tăng cường bảo vệ, phục hồi và phát triển giới thực vật, động vật đặc biệt là các loài quý hiếm và các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt (bảo tồn đa dạng sinh học). 5 5 • Câu hỏi thảo luận bài 1:  Ngoài các loại rừng nêu trên, anh/chị còn nghe nói tới những loại rừng nào nữa? Nếu có, thì theo anh/chị chúng thuộc vào loại hình hay hệ thống phân loại rừng nào? 2) Nêu các do phải QLBVR ? GỢI Ý: (1). Rừng là một công cụ bảo vệ môi trường sinh thái có hiệu quả nhất trước thảm họa suy thoái môi trường và tài nguyên do sức ép của sự phát triển. (2). Rừng chứa đựng nhiều tài nguyên đa dạng, có giá trị và tác dụng nhiều mặt. (3) Bản thân rừng (và các nguồn TN, MT đi kèm) luôn hứng chịu nhiều sức ép lớn, bị suy thoái và cạn kiệt nhanh chóng. (4). Rừng và đất rừng ở nước ta chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai. Diện tích này thường bị suy thoái, sa mạc hóa khi mất rừng. Rừng còn gắn liền với đời sống của khoảng 25 triệu người mà phần lớn là dân tộc thiểu số. (5). Rừng có ân nghĩa với đất nước, con người VN; LÀ CHIẾC NÔI SINH RA NHÂN LOẠI, là chỗ dựa vững chắc trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. (6, ). (Học viên tự bổ sung thêm và phân tích/mở rộng vấn đề ). 6 6 Bài 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU TRONG QUẢN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1. Quyền sở hữu và sử dụng rừng Theo hiến pháp, rừng và đất rừng thuộc sở hữu toàn dân. Trước đây, Nhà nước với các đại diện của mình mà chủ yếu là hệ thống các lâm trường quốc doanh là chủ thể quản rừng và đất lâm nghiệp. Trong xu thế xã hội hóa nghề rừng, quyền sử dụng rừng và đất rừng đã được mở rộng và có sự phân cấp trong quản các loại rừng. 1.1. Nhà nước (1)- Nhà nước thống nhất quản và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn ngân sách; rừng thuộc sở hữu nhà nước, động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan môi trường rừng. Quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: + Quyết định mục đích sử dụng rừng (thông qua phê duyệt/ quyết định quy hoạch/ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng). + Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng. + Quyết định giao rừng, cho thuê, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; và, + Định giá rừng. (2)- Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi thu được từ rừng thông qua các chính sách tài chính như: + Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, và + Thu thuế quyền sử dụng rừng; chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng. (3)- Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng, cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. 1.2. Chủ rừng (1)- Chủ rừngtổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng. (2)- Chủ rừng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng, nhận rừng được chuyển nhượng từ chủ rừng khác. (3)- Các loại hình chủ rừng được pháp luật công nhận: + Ban quản rừng (BQLR) phòng hộ/đặc dụng được Nhà nước giao đất, giao rừng. + Tổ chức kinh tế nhà nước (Nông/Lâm trường quốc doanh, xí nghiệp, công ty kinh doanh lâm nghiệp ) được giao, cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng. + Hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê rừng /đất rừng để sản xuất, kinh doanh rừng. 7 7 + Đơn vị vũ trang nhân dân được giao đất để bảo vệ và phát triển rừng. + Tổ chức NCKH, phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề LN được giao, thuê đất để tổ chức các hoạt động chuyên môn liên quan đến rừng và nghề rừng + Người VN định cư ở nước ngoài đầu tư ở Việt Nam được giao, cho thuê rừng /đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thuê rừng, thuê đất + Cộng đồng (cộng đồng thôn bản và các hình thức khác đang được xem là các hình thức cộng đồng như dòng họ, câu lạc bộ…). Cần chú ý cộng đồng là dạng chủ rừng đặc biệt mới được thừa nhận và hiện còn bị hạn chế một số quyền trong sử dụng rừng so với các loại hình chủ rừng khác nêu trên như quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp trong hoạt động kinh tế và phát triển rừng. 2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng (1)- Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR) phải bảo đảm: + Phát triển bền vững (về KT-XH, môi trường, quốc phòng - an ninh) + Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển LN + Đúng quy hoạch, kế hoạch BVPTR của quốc gia và địa phương + Tuân thủ quy chế QLR do Chính phủ quy định. (2)- BVR là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động BVPTR phải bảo đảm các nguyên tắc: + Quảnrừng bền vững. + Kết hợp BVPTR với khai thác hợp lí tài nguyên rừng (TNR). + Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có + Kết hợp lâm nghiệp với nông, ngư nghiệp và các ngành nghề khác trên cùng địa bàn + Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng. (3)- Việc BVPTR phải phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng rừng (SDĐ); việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển đổi mục đích SDR và đất phải tuân theo các qui định của Pháp luật (Luật Đất đai, Luật BVPTR và các văn bản pháp quy khác) bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hóa nghề rừng. (4)- Bảo đảm hài hòa lợi ích và chia sẻ lợi ích: + Giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa chủ rừng với các chủ rừng khác và cộng đồng dân cư địa phương. + Giữa lợi ích kinh tế với lợi ich phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên. + Giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ lợi ích toàn xã hội và: + Bảo đảm cho người làm nghề rừng sống được và ngày càng tốt hơn bằng chính nghề rừng. 8 8 (5)- Chủ rừng phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian, thời hạn SDR theo qui định của Pháp luật, không được làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác. 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng (1)- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền đồng bộ với các chính sách kinh tế xã hội khác; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi (xóa đói giảm nghèo). (2)- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động: + Bảo vệ, phát triển RĐD, RPH, rừng giống quốc gia. + BV-PT các loài thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. + NC Khoa học, PT Công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực cho việc BV và PTR. + XD hệ thống QLR hiện đại, thống kê/kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến TNR. + Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành. + Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện PCCCR, phòng trừ sinh vật gây hại rừng (PTSVHR). (3)- Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc: + Bảo vệ và làm giàu rừng RSX là RTN nghèo, trồng rừng SX gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản. + Xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng nguyên liệu. + Có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức SX, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. (4)- Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất PTR ở những vùng đất trống đồi núi trọc. + Ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế + Mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng. + Miễn/giảm thuế đối với người trồng rừng. Được vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng và từng vùng sinh thái. (5)- Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp chế biến LS, làng nghề CBLS (6)- Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động SXLN. 4. Những hành vi có liên quan đến rừng bị nghiêm cấm (1)- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. (2)- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật (ĐVR) rừng trái phép. (3)- Thu thập mẫu vật rừng trái phép. (4)- Hủy hoại trái phép tài nguyên rừng (TNR), hệ sinh thái rừng (HSTR). 9 9 (5)- Vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR). (6)- Vi phạm các quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng (PTSVHR). (7)- Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. (8)- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường rừng và dịch vụ LN. (9)- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, tiêu thụ, tàng trữ, xuất nhập khẩu TVR, ĐVR trái với quy định của pháp luật. (10)- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về QL, BV và PTR. (11)- Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của RĐD, trong rừng mới trồng, rừng non. (12)- Nuôi, trồng, thả vào RĐD các loài ĐV, TV không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. (13)- Các hoạt động tiêu cực và nguy hiểm như: + Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, TN khoáng sản và các TNTN khác. + Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng. + Gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng. + Mang trái phép hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. (14)- Giao rừng, cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, tặng/cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị sử dụng rừng trái với quy định của pháp luật. (15)- Phá hoại các công trình phục vụ BV & PTR, và (16)- Các hành vi khác xâm hại đến TNR & HSTR. 5. Nguồn kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng (1)- Ngân sách Nhà nước cấp. (2)- Nguồn tài chính của chủ rừngcác tổ chức (TC), hộ gia đình (HGĐ), cá nhân (CN) khác đầu tư BVPTR. (3)- Các nguồn khác: + Quỹ BVPTR từ nguồn tài trợ trong và ngoài nước. + Đóng góp của các TC, HGĐ, CN trong và ngoài nước để khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng. + Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (bao gồm phí dịch vụ môi trường: nước sinh hoạt, thủy lợi, thủy điện, mua bán phát thải khí CO 2 , ). Hộp 1 : Một số nội dung có liên quan đến cơ chế huy động nguồn vốn của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 Theo Quyết định 57/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Kế hoạch này được thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia): + Về nhu cầu vốn và cơ chế huy động các nguồn vốn a) Tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2011 - 2020 là 49.317 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 14.067 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 1.407 tỷ đồng; vốn ngoài 10 10 [...]... bản đồ và cắm mốc ranh giới ba loại rừng trên thực địa b) Quản chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp quy hoạch 3 loại rừng; đẩy mạnh việc giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; các tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản khoảng 50% tổng diện tích rừng, bao gồm toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, 65% diện tích rừng phòng hộ và 30% diện tích rừng sản xuất c) Quy hoạch phát... động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên rừng … 6 Nguyên tắc tổ chức quản 3 loại rừng (1)- Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được Nhà nước thống nhất quản và xác lập thành hệ thống các khu rừng phòng hộ và đặc dụng quốc gia • • Mỗi khu RPH/ĐD được xác lập, tổ chức quản theo mục đích sử dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản. .. quản bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên 7 Thẩm quyền về tổ chức quản 3 loại rừng (1)- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các loại rừng, phê duyệt các dự án trọng điểm quốc gia (2)- Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quy hoạch tổng... phương, và o nhu cầu, khả năng quản lý, sử dụng đất và sản xuất kinh doanh (SXKD) rừng của chủ rừng 11 (3)- Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng theo quy định của pháp luật Mọi hành vi xâm hại đến rừng đều bị xử theo luật định Hộp 2 : Một số nội dung có liên quan đến tổ chức quản các loại rừng của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 Theo... máy quản rừng phòng hộ Rừng phòng hộ có thể được tổ chức quản theo các hình thức chủ yếu sau: a- Thành lập Ban Quản (BQL) rừng phòng hộ: Tính chất của BQL RPH và điều kiện thành lập: o BQL RPH là tổ chức nhà nước hoat động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu o BQL RPH là chủ rừng, được giao đất Lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm QLBV, xây dựng khu rừng. .. người b- Các hình thức tổ chức quản khác: • Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới 5.000ha (tập trung hoặc không tập trung) không thành lập BQL mà giao các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này do ngân sách của tỉnh tài trợ • Trường hợp chưa giao cho chủ rừng cụ thể, UBND các xã sở tại chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng, đồng... trong quản các nguồn tài nguyên của LV) 3.2.1 Mục tiêu: Thông qua các hoạt động tổ chức quản và kỹ thuật nhằm: (1) Giữ nước ở trong đất và giữ nước tại chỗ, và (2) Giảm lũ lụt vào mùa mưa và tăng lượng nước vào mùa khô 3.2.2 Các biện pháp chính: - Các biện pháp tổ chức kinh doanh - Các biện pháp kỹ thuật công trình - Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp - Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh - Các kiểu... để quản rừng theo Tiểu khu (thực tế hiện nay là tổ chức các trạm BVR), tổ chức lực lượng BVR chuyên trách (Kiểm lâm) như đã nêu 2.1.2 Những quy định chung về xây dựng và sử dụng RPH: + Tiêu chuẩn định hình từng loại RPH: Trong từng khu rừng phòng hộ, diện tích các rừng phải được bảo vệ, diện tích chưa có rừng phải được khoanh nuôi tái sinh hoặc trồng rừng để đảm bảo tiêu chuẩn định hình của từng loại. .. QL-BV-XD phát triển khu rừng phòng hộ theo quy định của Bộ NNPTNT + Quyền hạn: (1) Được tổ chức sản xuất kinh doanh trên đất rừng sản xuất xen kẽ trong các khu rừng phòng hộ (vùng ít xung yếu) theo quy chế quản rừng sản xuất và kết hợp kinh doanh từ các hoạt động SX NN, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, DLST, tận thu lâm sản, khai thác sử dụng theo quy định của quy chế quản các loại rừng (2) Được bố... qua các thời kỳ 2 Lịch sử của Ngày Lâm nghiệp Việt Nam, 28-11 Tư tưởng chỉ đạo của “Tết trồng cây” là gì? Bài học nào được rút ra từ đó? 21 21 3 Hãy tìm hiểu và vẽ sơ đồ tổ chức ngành lâm nghiệp tương ứng với các mốc thời gian sau đây: a 1960; b 1980, c 2000, d 2006 e từ 2006-2009 và hiện nay (từ 2010) 22 22 Chương 2 TỔ CHỨC QUẢN RỪNG PHÒNG HỘ Bài 4 CƠ SỞ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG TỔ CHỨC QUẢN . Môi trường) 1 MỞ ĐẦU 1. Mô tả môn học: Môn học Tổ chức quản lý các loại rừng (TCQLR) trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về: - Hệ thống phân loại. VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁCLOẠI RỪNG Bài 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI RỪNG VÀ TCQLR 1. Khái niệm về các loại rừng 1.1.Khái niệm về rừng Rừng là một quần

Ngày đăng: 07/01/2014, 15:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1.

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

  • 1. Khái niệm về các loại rừng

  • Câu hỏi thảo luận bài 1:

  • 1) Ngoài các loại rừng nêu trên, anh/chị còn nghe nói tới những loại rừng nào nữa? Nếu có, thì theo anh/chị chúng thuộc vào loại hình hay hệ thống phân loại rừng nào?

  • GỢI Ý:

  • Bài 2

  • NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

  • (15)- Phá hoại các công trình phục vụ BV & PTR, và

  • 7. Thẩm quyền về tổ chức quản lý 3 loại rừng

  • 8. Thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư, thay đổi mục đích sử dụng 3 loại rừng và chuyển hạng các khu rừng đặc dụng

  • Bài 4

  • CƠ SỞ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ

  • 1. Những cơ sở của hoạt động QLBV RPH

  • 1.1. Cơ sở pháp lý

  • 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

  • 1.2.1. Cơ sở lý luận:

  • 1.2.2. Cơ sở thực tiễn:

  • (2)- Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng

  • * Câu hỏi thảo luận và ôn tập:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan