kế hoạch cộng đồng thích ứng với khí hâu

22 343 1
kế hoạch cộng đồng thích ứng với khí hâu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 UBND XÃ NGHI THÁI Số: KH/UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghi Thái, ngày tháng năm 2012 KẾ HOẠCH CỘNG ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Giai đoạn: 2013 - 2017) Căn cứ pháp lý Căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Quốc gia 2007 Căn cứ chương trình quốc gia về giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 Căn cứ kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An Căn cứ vào chiến lược phòng ngừa và ứng phó thiên tai đến năm 2012 của tỉnh Nghệ An Căn cứ vào nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Nghi Thái nhiệm kỳ 2010-2015 Căn cứ vào nghị quyết HĐND xã Nghi Thái nhiệm kỳ 2011 – 2015 Căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 Căn cứ vào quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới xã Nghi Thái I. MỤC ĐÍCH Những năm gần đây tình hình diễn biến của thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên phức tạp và khó lường. Mùa nắng thường kéo dài hơn và nắng nóng gay gắt hơn. Có những đợt nắng nóng kéo dài và nhiệt độ xấp xỉ 40 o C. Lượng mưa hàng nă m giả m, thời gian phân bổ các đợt mưa không còn năm trong quy luật tự nhiên như trước đây, có những đợt mưa trái mùa với lượng mưa lớn bất thường. Mùa đông nhiệt độ trung bình xuống thấp, xẩy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biễn ngày càng phức tạp. Tất cả những hiện tượng đó đã gây nên những thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. 2 Trước tình hình đó, để có một sự đánh giá cụ thể, chính xác về thực trạng của biến đổi khí hậu, những tác hại của nó gây ra và những giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, UBND xã Nghi Thái xây dựng “ Kế hoạch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu” với mục đích: • Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân hiểu được biến đổi khí hậu là gì và tác hại của biến đổ i khí hậu. • Nhằm phòng tránh và giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu gây nên đối với cuộc sống của cộng đồng. • Hỗ trợ kinh phí cho những người dân ở vùng dễ bị tổn thương nhằm giảm bớt khó khăn trong đời sống sinh hoạt của những gia đình khó khăn. • Hỗ trợ kinh phí để khắc phục những hạn chế thấp nhất của các công trình phục vụ dân sinh, nâng cao thu nhập cho người dõn vựng dễ bị tổn thương. • Giảm thiểu tác hại của bệnh tật, môi trường II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Nghi Thái nằm trong ở phía đông nam huyện Nghi Lộc, trung tâm xã cách thị trấn Quán hành 17 km Phía bắc giáp xã Nghi Phong, Nghi Lộc Phía nam giáp, xã Hưng Hoà, Thành phố Vinh Phía đông giáp xã Phúc Thọ, Nghi Lộc Phía tây giáp, xã Hưng Lộc, Thành Phố Vinh b) Về địa hình Xã các hệ thống giao thông thuận lợi, nằm gần trung tâm đô thị Vinh và thị xã Cửa Lò, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa ,phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch. Tuy nhiên, đây là vùng hạ lưu của sông Lam, có địa hình thấp trũng nên rất dễ bị ngập úng về mùa mưa lụt. c) Về khí hậu và thời tiết 3 Xã Nghi Thái nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Là khu vực có nguồn bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình năm 24,8 0 c, tháng có nhiệt độ cao nhất (tháng 7) là 38 – 41 0 c, tháng cú nhiệt độ thấp (Tháng 2) là 05- 10 0 c. Lượng mưa bình quân khoảng 1900 đến 2002 mm/năm. Mựa mưa bắt đầu từ tháng 8 kộo dài đến tháng 11, chiếm 86,5% tổng lượng mưa cả năm trên địa bàn xã. Về chế độ gió: Vào mùa Thu- Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây Bắc đến Đụng Bắc, mùa Xuân chịu ảnh hưởng của hướng gió Đông Bắc đến Đông Nam, mùa Hạ chịu ảnh hưởng của gió tây nam khá nặng. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội a) Dân số, lao động Dân số toàn xã là 8924 người, số người trong độ tuổi lao động 3970 người, trong đó nam 2000 người, nữ 1970 người. Tổng số hộ 1970 hộ, đơn vị hành chính 11 cấp xóm. b) Phát triển kinh tế Trồng trọt: sản lượng lúa đạt 1793,5 tấn, sản lượng lạc 489,6 tấn, ngô sản lượng 270 tấn, khoai các loại 209 tấn, cây đậu sản lượng 3,88 tấn, cây vừng 24,6 tấn, rau màu giá trị 2,8 tỷ đồng. Chăn nuôi: tổng đàn trâu bò 1241 con, tổng đàn lợn đạt 2204 con, tổng đàn gia cầm 42368 con.Thủy sản: tôm 149 tấn, cá 15 tấn, tổng cộng toàn ngành thủy sản 5 tỷ 808 triệu đồng. Công nghiệp – TTCN TMDV đạt 22 tỷ 035 triệu đồng, c) Cơ sở hạ tầng Hệ thống kết cấu giao thông, kênh mương phục vụ sản xuất đang ngày càng được cải thiện và kiên cố hóa theo mục tiêu của chương trình nông thôn mới. Thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương giai đoạn 2010-2011 UBND đã triển khai và hoàn thành 7km đường giao thông; nhà làm việc của mặt trận, các đoàn thể và trung tâm giao dịch 1 cửa bếp ăn bán trú, mái che, nhà vệ sinh trường mầm non;mái che, nhà vệ sinh, bếp ăn bán trú cho trường tiểu học, trạm y tế, các công trình văn hóa thể thao, đường bê tông, mương thoát nước 11 xóm. d) Giáo dục, y tế Y tế đã tổ chức khám và điều trị cho 5937 lượt người trong đó đông y là 1103 lượt, trẻ em dưới 6 tuổi 1069 lượt). Trong nă 2011 ban dân số và kế hoạch hóa gia đ ình đã tổ chức nhiều chiến dịch lồng ghép về nội dung dân số KHHGĐ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tổng sinh trong năm 2011 là 134 người, tỷ lệ sinh tự nhiên 0,9%, 4 Về công tác giáo dục và đào tạo: Năm học 2010-2011 tổng số 3 hệ học là 1443 học sinh (trong đó: mần non 349, tiểu học 598, THCS có 496 học sinh). Tỷ lệ học sinh lên lớp ở cấp tiểu họ c đ ạt 98,5%. Trung học cơ sở 97%, e) Văn hóa - xã hội Gia đình văn hóa đạt 1597 GĐ, đạt 83,04%, cao hơn năm 2010 là 1,74% vượt kế hoạch đề ra là 0,04%. Các xóm được công nhận làng văn hóa vấn tiếp tục duy trì. Trung tâm học tập cộng đồ ng phối hợp tổ chức 3 lớp học lái mô tô hạng A1 với 60 học viên và 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi. 4 lớp tập huấn kỹ thuật giống cây trồng, với gần 500 lượt người tham gia năm 2011. Ngoài ra còn tổ chức nhiều buổi phổ biến kiến thức về pháp luật và giáo dục quốc phòng. f) An ninh - quốc phòng An ninh trật tự có nhiều tiềm ẩn phức tạp như mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân có những lúc phát sinh gay gắt, tình trạng tranh chấp đất đai giữa anh em và họ hàng. Vận động nhân dân cung cấp hơn 45 nguồn tin liên quan đến tội phạm về tệ nạn xã hội, trong đó có 28 nguồn tin giá trị. Phối hợp đội hỗ trợ tư pháp công an tỉnh, công an huyện Nghi Lộc. Ban chỉ huy quân sự đã chủ động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên theo hướng dẫn mới của BCH quận ủy huyện. Phối hợp thực hiện tốt hàng năm công tác khám và tuyển quân đạt chỉ tiêu. Phối hợp với BCH quận sự huyện chi trả chế độ 142 cho 167 đối tượng. Phối hợp tổ chức công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn kịp thời khi có thiên tai diễn ra. III. CÁC HIỂM HỌA THỜ I TIẾT KHÍ HẬU 3.1 Hạ hán a. Đặc điểm và xu hướng Trước đây hạn hán thường xảy ra vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Các đợt nắng nóng diễn ra nhiều, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 37 – 38 C. Nhưng gần đây hạn hán thường đến sớm hơn, vào khoảng từ tháng 5 đến giữa tháng 8. Thời điểm gay gắt nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 7. Các đợt nắng nóng diễn ra ít hơn nhưng kéo dài hơn và nhiệt độ cũng cao hơn, khoảng từ 39 đến 40 C. b. Các lĩnh vực chịu tác động và vùng chịu nhiều thiệt hại nhất Do nắng hạn đến sớm, kéo dài và gay gắt hơn nên đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sức khỏe và đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn xã. Có những năm đã 5 mất trắng 100% diện tích vừng hè thu toàn xã và lúa hè thu ở vùng 2 bị giảm năng suất nghiêm trọng. Một số loại dịch bệnh xuất hiện trên gia cầm làm cho gà vịt nuôi nhốt chuồng bị chết hàng loạt và giảm năng suất trứng ở đàn vịt đẻ. c. Các biện pháp khắc phục đó thực hiện Trước tình hình đó địa phương đã có một số biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng trên như: Tập trung chỉ đạo nhân dân làm vụ đông sớm để bù lại sản lượng đã bị mất bằng các loại giống ngô có năng suất cao và lạc đông. Đồng thời có các cơ chế hỗ trợ như: hỗ trợ 100% giống ngô và thuốc phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ nilon để phủ lạc đông… 3.2 Rét đậm, rét hại a. Đặc điểm và xu hướng Trước đây mùa rét thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhưng từ mấy năm nay mùa đông như ngắn lại. Rét đến muộng hơn và cũng kết thúc sớm hơn, từ khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Tuy nhiên cường độ rét lai gay gắt hơn. Số đợt rét giảm nhưng lại xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại dài ngày với nhiệt độ xuống sâu dưới 10 C. Điển hình như các năm 2008, 2009, 2010 các đợt rét kéo dài trên dưới 30 ngày. b. Các lĩnh vực chịu tác động và vùng chịu nhiều thiệt hại nhất Do rét đậm kéo dài nên đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp như mạ đông xuân bị chết hàng loạt, lúa đông xuân cấy không phát triển được và dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt năm 2009, rét đậm kéo dài gần 40 ngày đã làm cho khoảng 70% diện tích lúa đông xuân ở các xóm Thái Thọ, Thái Lộc, Thái Sơn, Thái Học, Thái Hưng, Thái Bình, Thái quang, Thái Cát bị chết hàng loạt. c. Các biện pháp khắc phục đó thực hiện Để kịp thời khắc phục hậu quả của rét đậm rét hại gây ra, UBND xã đã kịp thời phát động nhân dân tích cực phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi. Cấy giắm lại những diện tích bị chết một phần và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Đối với các diện tích bị chết quá nhiều không thể cấy giắm được thì sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày, bắc mạ phủ nilon trên sân để chống rét và cấy lại. UBND xã hỗ trợ tiền mua giống lúa và tiền niloong chống rét cho mạ. 3.3 Lũ lụt 6 a. Đặc điểm và xu hướng Xã Nghi Thái là vùng hạ lưu của sông Lam, lại là vùng có địa hình thấp trũng. Mỗi khi có mưa lớn thì nước ở ngoài sông dâng cao cộng với nước từ thành phố Vinh và vùng đông nam Nghi Lộc đổ về làm cho nơi đây trở thành một cái túi nước khổng lồ. Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm là thời điểm mưa lụt nhiều nhất. Chỉ cần mưa từ 2 – 3 ngày kết hợp với nước từ đầu nguồn chảy về sẽ làm ngập lụt 3/4 diện tích toàn xã. Các xóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Thái Bình, Thái Cát, Thái Quang, Thái Hưng, Thái Học, Thái Lộc, Thái Sơn, Thái Phúc, Thái Thọ. b. Các lĩnh vực chịu tác động và vùng chịu nhiều thiệt hại nhất Các thiệt hại: Tác động lớn nhất từ ngập lụt đó là ô nhiễm môi trường. Nước thải và rác thải từ các nơi đổ về làm ô nhiễm nghiêm trọng các xứ đồng và các khu dân cư. Hiện tại đã xẩy ra tình trạng nước ngoài đồng bị ô nhiễm nặng làm cho người dân đi lao động sản xuất bị mắc một số bệnh ngoài da. Ngoài ra cứ sau mỗi đợt lụt thì thường hay xuất hiện các bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy…Những năm gần đây xuất hiện những cơn mưa trái mùa(đến sớm hơn hoặc muộn hơn) đã gây ra một số thiệt hại đáng kể như năm 2010 mưa sớm đã làm hỏng 80% diện tích vừng hè thu hoặc năm 2011, lụt muộn đã làm mất trắng toàn bộ diện tích vụ đ ông. c. Các biện pháp khắc phục đã thực hiện: Sau các đợt mưa lụt, xã đã vậ n động nhân dân tích cực khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bằng các biện pháp như: phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh để phòng dịch sốt xuất huyết; hướng dẫn nhân dân mua vôi bột để bón ruộng vừa khử trùng vừa chống phèn; xã đã giao cho y tế và thú y tổ chức phun thuốc tiêu trùng khử độc trong khu dân cư. Đối với các diện tích canh tách bị thiệt hại, xã đã hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật để gieo trồng lại. 3.4 Bão a. Đặc điểm và xu hướng Cũng như một số địa phương ở vùng ven biển, lại là vùng thấp trũng nên Nghi Thái là khu vực rất dễ bị tổn thương mỗi khi có bão. Bão thường đem theo gió lớn và mưa to dài ngày nên tác hại là rất lớn. Trước đây mối năm chỉ có từ 1 đến 2 cơn bão đổ bộ vào với cường độ gió bình thường nhưng nay số làn các cơn bão đổ bộ cũng tăng lên từ 2 đến 3 cơn và cường độ cũng mạnh hơn. Cơn bão số 3 năm 2010 đã làm sập, tốc mái và giàn mát của hàng trăm nhà dân, làm đổ hàng trăm cột điện và gần 100 m hàng rào. 7 100% diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trắng. Toàn bộ diện tích cây trồng vụ hè thu và vụ đông bị thiệt hại hoàn toàn. Hơn 2 km đường bị sạt lở b) Các lĩnh vực chịu tác động và vùng chịu nhiều thiệt hại nhất Sau mỗi đợt bão gây mưa lụt, ruộng đồng bị vùi lấp bởi bèo Tây, rác thải và xác súc vật chết. Ô nhiễm môi trường đã trở nên nghiêm trọng. Toàn bộ diện tích vùng đồng Biền đã bị ô nhiễm nặng. Người dân khi đi lao động sản xuất ở cánh đồng này đều bị các bệnh ngoài da như ngứa ngáy, lở loét ở tay và chân. Đa số phụ nữ bị bệnh phụ khoa. Đã xuất hiện một số bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt vi rut… Xẩy ra dịch cúm gia cầm và một số bệnh trên gia súc. Đặc biệt là dịch bệnh ở các vùng nuôi trồng thủy sản. Các năm 2011, 2012 toàn bộ diện tích nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề. Riêng năm 2012 ác hộ nuôi tôm đã bị mất trắng toàn bộ vì bị bệnh lạ. Các xóm bị thiệt hại nặng nhất là Thái Bình, Thái Cát, Thái Quang, Thái Học, Thái Hưng, Thái Lộc. c. Các biện pháp khắc phục đã thực hiện Ngay trước khi bão đổ bộ vào địa bàn, xã đã tổ chức di dời 50 hộ dân các xóm Thái Bình, Thái Cát, Thái Hưng nằm trong vùng nguy hiểm về tại hội trường trung tâm xã và bố trí nơi ăn ở đảm bảo. Chỉ đạo lực lượng xung kích cứu hộ một số người dân còn mắc kẹt trong các khu nuôi trồng thủy sản. Bố trí cán bộ xã về phụ trách địa bàn xóm để cùng với cơ sở xóm có các biện pháp ứng cứu kịp thời, điều động lực lượng tại chỗ đắp gia cố các đoạn đường xung yếu nhằm hạn chế tối đa mức độ thiệt hại và đảm bảo giao thông thông suốt. Vận động các gia đình có nhà kiên cố và có điều kiện kinh tế khá giả giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương như: trẻ em mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn, các đối tượng chính sách trong những ngày mưa bão. Nhờ vậy mà mặc dù thường xuyên phải đối mặt với mưa bão nhưng trên địa bàn xã chưa hề để xảy ra thiệt hại về người. Sau bão địa phương đã chỉ đạo các xóm thống các thiệt hại về tài sản của nhân dân, đánh giá phân loại để có các biện pháp hỗ trợ như: các hộ nghèo đặc biệt khó khăn có nhà bị sập hoặc tốc mái thì được xã trợ cấp tiền để mua tấm lợp. Huyện và xã hỗ trợ tiền giống để khắc phục lại các diện tích cây trồ ng bị hư hỏng; hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản bị mất trắng;hỗ trợ lương thực cho các hộ sản xuất nông nghiệp có diện tích cây trồng bị thiệ t hại. Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão như tổng dọn vệ sinh khu dân cư, phun thuốc khử trùng phòng dịch… IV. TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI CÁC VẤN ĐỀ DO BĐKH 8 4.1. Thiếu nước sinh hoạt a. Tình trạng dễ bị tổn thương Nguồn nước tự nhiễn bị ô nhiễm. Toàn bộ rào Đừng và diện tích ruộng ở vùng đồng Biền bị ô nhiễm nặng. Thiếu nguồn nước sạch hiện chưa có nước máy về xóm. Hầu hết ngư ờ i dân trong xã đều dùng trực tiếp từ nước giếng khoan không qua lọc. Nhận thức về nước sạch của cộng đồng cộm. Hầu hết người dân cho rằng nguồn nước ngầm là vô tận. Chỉ cần khoan hoặc đào sâu xuống đất là có nước nên sử dụng vô tội vạ. Đồng thời chưa có ý thức bảo vệ nguồn nước ngầm. Tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu không không hợp lý, vỏ chai lọ đựng thuốc trừ sâu sau khi sử dụng vứt bừa bãi vẫn còn phổ biến. Nước thải từ công trình vệ sinh và chăn nuôi vẫn xả trực tiếp ra môi trường.Toàn xã mới chỉ có khoảng 2% các hộ có máy lọc nước. Vựng chịu rủi ro nhất: các xóm: Thái Bình, Thái Cát, Thái Quang, Thái Học, Thái Hưng, Thái Sơn, Thái Lộc. b. Khả năng thích ứng Trước đây người dân trong xã đào giếng khơi để lấy nước sinh hoạt. Những năm gần đây do tình trạng hạn hán ngày càng gay gắt, về mùa hè khi mực nước ngầm thấp xuống thì giếng khơi không còn nước để dùng nên người dân chuyển sang dùng giếng khoan. Hiện tại 100% số hộ trong xã sử dụng giếng khoan bằng vốn tự có của mỗi gia đình. UBND xã đã đã có các giải pháp để bảo vệ nguồn nước như: tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước: sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật; vận động các trang trại và các hộ dân chăn nuôi xây dựng bể Bioga; tổ chức thu gom rác thải thường xuyên; thực hiện việc đóng mở cống tràn thoát nước để thau chua rửa mặn làm sạch đồng ruộng. Ngoài ra còn tạo điều kiện để các hộ nghèo được vay vốn từ chư ơng trình nước sạch của ngân hàng CSXH để xây dựng công trình nướ c sạch, hỗ trợ một phần kinh phí xây bể Bioga. Phun thuốc khử trựng, tiờu độc sau mua mưa lũ. 4.2. Dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và NTTS a. Tình trạng dễ bị tổn thương Là vùng giáp ranh với 2 đô thị, lại có các tuyến giao thông đi qua, là nơi giao lưu buôn bán với 2 chợ họp thường xuyên. Đồng thời lại là vùng thấp trũng, nơi nước thải từ thành phố Vinh và đông nam Nghi Lộc đổ về nên Nghi Thái là vùng nhạy cảm, dễ bị lây nhiễm các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Mặt khác một số hộ chăn nuôi chưa xây dựng chuồng trại chưa đảm bảo, công tác vệ sinh phòng dịch còn yếu và chưa kịp 9 thời, dịch vụ thú y còn yếu, chưa có bác sỹ thú y. Một số người dân sau khi gia súc gia cầm chết còn vứt bừa bãi…Tất cả những vấn đề đó đã làm gia tăng tình trạng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi: năm 2010 xảy ra dịch vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa và cây ngô làm mất trắng vụ mùa; năm 2011 đã xảy ra dịch tai xanh trên lợn; năm 2012 xảy ra dịch cúm gia cầm; liên tục trong các năm 2010,2011,2012 xảy ra dịch bệnh đốm trắng, đỏ thân,gan, tụy, đường ruột, đen mang trên đàn tôm cá làm thiệt hại hàng tỷ đồng. Vựng chịu rủi ro nhất: Các xóm: Thái Bình, Thái Cát, Thái Quang, Thái Họ c, Thái Lộc, Thái Thọ, Thái Sơn, Thái Phúc, Thái Thịnh. b. Khả năng thích ứng Nhận thấy công tác phòng dịch là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để phát triển chăn nuôi nên UBND xã đã có một số giải pháp như: Tiêm phòng thú y 2 lần/năm cho gia sỳc, gia cầm; mở các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng trọt cho đội ngũ xóm trưởng và cán bộ khuyến nông viên ở xóm; xây dựng chuồng trại bán kiên cố đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo vệ sinh để hạn chế dịch bệnh. Thường xuyên tuyên truyền người dân phòng chống dịch bệnh. Theo định kỳ sau mỗi mùa mưa - lụt tổ chức tổng dọn vệ sinh, tiêu trùng khử độc vùng bị dịch (ngập sau bão lũ). Tăng cường thêm một cán bộ thú y (gồm 2 người) có trình độ trung cấp. Khuyế n khích một số người có khả năng đi học thêm nghề thú y để về hành nghề trên đ ịa bàn. UBND xã đang có các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, đư a chăn nuôi ra ngoài khu dân cư. Thường xuyên theo rõ thông tin dịch bệnh để có các biện pháp phòng chống kịp thời. 4.3. Thiếu nước cho sản xuất a. Tình trạng dễ bị tổn thương Thiếu kênh mương và nguồn cấp nước đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu nướ c cho sản xuất trên địa bàn xã. Hiện tại toàn xã mới chỉ có 12 km kênh mương cấp 1, 2,3; (đang còn là mương đất) và một trạm bơm cũ đáp ứng được 25% diện tích canh tác. Đập tràn và cống giữ ngọt bị xuống cấp đe dọa nhiễm mặn nguồn nước cấp. Tất cả diện tích trồng trọt còn lại đề u hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, vùng chịu rủi ro nhất trong toàn xã. c. Khả năng thích ứng UBND xã đã đầu tư xây dựng được 03 km kênh tưới cấp 1,2,3 bằng bê tông, một trạm bơm điện 1200m3/h phục vụ tưới cho 50 ha (25 % diện tích canh tác) đảm bảo 2 vụ 10 lúa chắc ăn. Đồng thời từng bước chuyển đổi mùa vụ từ vụ mùa sang vụ hè thu để tránh lũ. Chuyển đổi giống cây trồng ngắn ngày hơn, năng suất cao hơn, chịu hạn để thích ứng với thời tiết và khí hậu. Trước các vụ sản xuất đều tổ chức tập huấn về khoa học kỹ thuậ t các loại cây trồng và các loại giống mới lần đầu vào địa phương cho người dân. Nhờ vậy người dân ngày càng có kinh nghiệm hơn trong phòng chống thiên tai (cú thể tự điều chỉnh lịch thời vụ). UBND xã luôn nắm bắt tình hình diễn biến của thời tiết để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất phù hợp. 4.4. Dịch bệnh cho người a. Tình trạng dễ bị tổn thương Rất nhiều người dân còn thiếu ý thức trong công tác phòng bệnh, thăm khám định kỳ. Mùa mưa lụt, do nước từ các nơi đổ về kéo theo rác thải và chất thải công nghiệp, y tế…nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất cao. Tình trạng người dân bị các loại bệnh như: phụ khoa, bệnh ngoài da…Xã có trạm y tế nhưng trang thiết bị y tế thiếu, chưa có máy siêu âm, Xquang…Trình độ cán bộ y tế thôn chưa đáp ứng được yêu cầu, vùng chịu rủi ro nhất trong toàn xã. b. Khả năng thích ứng Để hạn chế đến mức thấp nhất tác động của môi trường đến sức khỏe của người dân, ngăn chặn không để xẩy ra dịch bệnh trên địa bàn, UBND xã đã quan tâm đẩy mạnh các hoạt động như: Thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ cho trẻ em; thường xuyên tuyên truyền phòng chống dịch bệnh bằng các văn bản chỉ đạo và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh; xây dự ng kế hoạch phòng chống dịch bệnh sau mùa mưa bão; kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên; phun thuốc tiêu độc khử trùng trong khu dân cư và các chợ; giao ban công tác y tế xóm định kỳ hàng tháng để năm bắt tình hình dịch bệ nh trên địa bàn. 4.5. Đất bị ngập úng a. Tình trạng dễ bị tổn thương Nghi Thái là vùng thấp trũng, là cái “khó” trung chuyển nước về mùa mưa cho thành phố Vinh và một phần của đông nam Nghi Lộc. Về mùa mưa cộng với tình trạng nước thủy triều dâng cao làm ngập úng khá lớn diện tích nông nghiệp. Cả xã có 2 tuyến mương tiêu chính nhưng đang là mương đất, chưa cú trạm bơm tiêu úng, chưa có đê quai ngăn lũ, vựng chịu rủi ro nhất trong toàn xã. b. Khả năng thích ứng [...]... xã thành lập ban chỉ đạo để triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời thành lập tổ nghiệp vụ để tham mưu cho BCĐ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; giao cho công chức địa chính môi trường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu đối với các ngành UBND và các xóm - Hành quý, năm tổ chức tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND xã để có biện pháp khắc... để xã triển khai có hiệu quả 2 Đề nghị các tổ chức, các dự án, nhất là BQLDA bảo hiểm nông nghiệp SNV tạo mọi điều kiện để hộ trợ về mọi mặt để địa phương thức hiện tốt kế hoạch Trên đây là kế hoạch cộng đồng thích ứng với biển đổi khí hậu giai đoạn 20132017 của xã Nghi Thái, đề nghị các ngành, các xóm triển khai thực hiện nghiêm túc Nơi nhận TM UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH - TT- Đảng uỷ- HĐND- UBND (B/c)... đoàn thể tập trung vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt kế hoạch cộng động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn xã Nghi văn 3 Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc đề nghị trực tiếp phản ánh về BCĐ hoặc về TT- UBND xã để tổ chức điều chỉnh và giải quyết kịp thời VII CÁC KIẾN NGHỊ 1 Đây là kế hoạch quan trong, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế,... đổi lịch thời vụ và chuyển cơ cấu giống tránh ngập úng Thực hiện quy hoạch chuyển đổi của xã theo chương trình NTM đối với một số diện tách thấp trũng và bị nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản Mục tiêu 6 Có kế hoạch vận động hộ gia đỡnh tự thu gom va xử lý Lập kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ đầu tư xây dựng đê quai ngăn lũ Thực hiện kế hoạch thu gom rác thải vận chuyển về bãi rác của xóm, sau đó thuê... Có kế hoạch Đợt 12 Mỗi Các khu Các xóm, vận động hộ gia tháng dân cư người dân đỡnh tự thu 01 lần các xóm gom va xử lý 18 Ghi chú Lập kế hoạch Triệu Tại Rào UBND xã, đề nghị cấp trên đồng Đừng hỗ trợ đầu tư xây dựng đê quai ngăn lũ Hoạt động ĐVT Số Thời Địa điểm Trách Kinh phí (Tr.đ) Ghi cần kinh phí lượng gian nhiệm Tổng Dân Hỗ chú góp trợ Thực hiện kế Triệu 200 Hàng Tại các khu Người dân 262 262 hoạch. .. Tại các khu Người dân 262 262 hoạch thu gom đồng tháng dân cư và và đội thu rác thải vận 2013- bãi rác gom rác chuyển về bãi 2017 rác của xóm, sau đó thuê công ty vệ sinh môi trường xử lý 5.3 Nhu cầu kinh phí Tổng kinh phí cho 5 năm của kế hoạch: 15,782 tỷ đồng, trong đó: dân góp là 1,709 tỷ đồng và yêu cầu hỗ trợ là 14,037 triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng Hoạt động Tổng số vốn Dân góp Hỗ trợ Mục... thể tự điều chỉnh lịch thời vụ) UBND xã luôn nắm bắt tình hình diễn biến của thời tiết để cú kế hoạch chỉ đạo sản xuất phù hợp Lập kế hoạch xin kinh phí nâng cấp đập tràn và cống ngăn mặn Có kế hoạch điều tiết nước hợp lý Mục tiêu 4: Nâng cao ý thức phòng và chữa bệnh cho người dân trong điều kiện biến đổi khí hậu Các nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ cho trẻ em Thường xuyên tuyên... tác) Khoan giếng lấy nước ngầm phục vụ sản xuất rau màu Tập trung chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng như Vừng, đậu hè thu với thời vụ thích hợp để tránh hạn và tăng giá trị sản xuất Chuyển đổi giống cây trồng ngắn ngày hơn, năng suất cao hơn, chịu hạn để thích ứng với thời tiết và khí hậu Trước các vụ sản xuất đều tổ chức tập huấn về khoa học kỹ thuật các loại cây trồng và các loại giống mới lần đầu... dân đóng góp + hỗ trợ của cấp trên) V KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BĐKH 5.1 Mục tiêu và nhiệm vụ Mục tiêu 1: Đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn hán và trong thời gian bị ngập lụt Các nhiệm vụ: Tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước tự nhiên, tích cực sử dụng các biện pháp để tẩy trùng làm sạch môi trường nước ở các xứ đồng trũng, tuyền truyền cho người dân... thải vận chuyển về bãi rác của xã, sau đó chuyển cho công ty vệ sinh môi trường xử lý rác Có kế hoạch vận động hộ gia đình tự thu gom và xử lý Mỗi năm có hơn 200 triệu để xử lý rác thải (do người dân đóng góp + hỗ trợ của cấp trên) Lập kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ đầu tư xây dựng đê quai ngăn lũ 5.2 Kế hoạch nguồn lực Mục tiêu 1: Giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt Hoạt động ĐVT Số không cần . xây dựng “ Kế hoạch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu” với mục đích: • Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân hiểu được biến đổi khí hậu là. ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Giai đoạn: 2013 - 2017) Căn cứ pháp lý Căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 06/01/2014, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan