TRÌNH bày TÌNH HUỐNG rủi RO tại NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH THỦ tục KIỂM SOÁT góp PHẦN NGĂN NGỪA và hạn CHẾ rủi RO

13 2.4K 26
TRÌNH bày TÌNH HUỐNG rủi RO tại NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH THỦ tục KIỂM SOÁT góp PHẦN NGĂN NGỪA và hạn CHẾ rủi RO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: TÌNH HUỐNG RỦI RO TÍN DỤNG 1. LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Khái niệm tín dụng rủi ro tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng các định chế tài chính khác) bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc lãi cho ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như: - Nợ xấu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. - Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất. - Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao. - Nợ không có tài sản đảm bảo. 1.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng 1.2.1. Nguyên nhân xét từ góc độ bên thứ ba hoặc do yếu tố khách quan - Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh. - Sự biến động quá nhanh không dự đoán được của thị trường thế giới. - Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay. - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. - Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. - Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn bất cập. - Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ. - Rủi ro do các bên bảo lãnh cam kết nhưng không thực hiện. 1 1.2.2. Nguyên nhân xét từ gốc độ khách hàng - Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân. - Năng lực quản lý KD kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. - Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo mất khả năng thanh toán dây chuyền. - Tình hình tài chính DN yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ. - Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà nước chịu. - Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được, không trả được nợ vay ngân hàng. - Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo. 1.2.3. Nguyên nhân xét từ góc độ tổ chức tín dụng - Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. - Rủi ro trong việc xác định mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ phương án kinh doanh của khách hàng. - Rủi ro trong vấn đề xác định tài sản đảm bảo. - Rủi ro do thiếu giám sát quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời. - Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng. - Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ kém hiệu quả. - Rủi ro do lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng. - Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền. - Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 1.3. Cơ sở lý luận trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng được dựa trên nhiều nguyên tắc, trong đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản sau: Một là, nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro”. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho 2 phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro. Hai là, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan chủ quan của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng. Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài. Ba là, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. Một trong những nguyên lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập với nhau quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Bốn là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép mức độ thu nhập. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ. Năm là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép khả năng tài chính. Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng ợi nhuận nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai. Do đó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng ngân hàng phải xác định được mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển được sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài. Sáu là, nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra. Bảy là, nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra. 3 Tám là, nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Hệ thống quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. 2. TÌNH HUỐNG XẢY RA BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA 2.1. Tình huống Năm 2002, vợ chồng ông A - bà B thành lập Công ty TNHH Vô Trách Nhiệm, ông A là Giám đốc, bà B là Phó Giám đốc. Số tiền thực có là 1 tỷ, giấy phép đăng ký kinh doanh là 5 tỷ. Công ty không có nhân viên không hoạt động nhưng ông A - bà B vẫn lập dự án đầu tư xây dựng khu dân cư khu công nghiệp LĐ tại huyện Hóc Môn, quy mô 18ha, tổng vốn đầu tư 182 tỷ đồng. Để được cơ quan chức năng cấp phép, ông A bà B đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối như: lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả, danh sách đền bù khống (để thực hiện được điều này A &B đã được sự tiếp tay của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương để lập dự án ma – lưu ý dự án này đã được cấp lãnh đạo chính quyền cấp cho một công ty khác), nâng vốn lên 50 tỷ …rồi dùng hồ sơ dự án này thế chấp vay NH X (là chi nhánh) Sau khi nhận hồ sơ vay vốn của công ty, NVTD Nguyễn Thanh Liêm lập báo cáo thẩm định ghi nhận công ty đủ điều kiện vay 42 tỷ để đầu tư cho dự án trên, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trong khi đó Thanh Liêm không xác định điều kiện về mức vốn tự có tham gia vào dự án LĐ mà tự ý ghi nhận “vốn tự có, coi như tự có” của công ty này là 140 tỷ, bằng 86,8% tổng vốn đầu tư của phương án. Thực tế dự án LĐ không đủ điều kiện để xin vay 42 tỷ vì không chứng minh đủ năng lực tài chính, không có vốn tự có đối ứng tham gia vào phương án theo theo quy định của NH X là tối thiểu là 20%. Nhưng sau đó khách hàng được giải ngân 42 tỷ, bà B chi “hoa hồng” cho Thanh Liêm 200 triệu. Liên quan đến việc vay vốn của dự án LĐ còn có bà Lưu Lạc (nguyên trưởng phòng tín dụng NH X) ông Trần Tục (nguyên giám đốc NH X). Cả hai đối tượng này đều đã nhận hối lộ của ông A bà B để phê duyệt hồ sơ vay vốn cho dự án LĐ, bỏ qua khâu kiểm tra khả năng tài chính đầu tư vào dự án LĐ. Sau khi phát hiện hành vi lừa đảo của ông A & bà B, cơ quan điều tra đã bắt ông A & bà B về hành vi lừa đảo lập dự án ma. Khi biết được tin, giám đốc Trần Tục chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục giả thu, giả chi để xóa nợ cho công ty TNHH VTN, nhằm che dấu thiệt hại do A & B gây ra. Cụ thể, GĐ Trần Tục đã dựa vào công văn của UBND TPHCM chấp thuận cho Công ty TNHH 12 làm chủ đầu tư dự án LĐ thay cho công ty VTN để ký hợp đồng vay 80 tỷ với lý do để đầu tư dự án LĐ. Tuy nhiên ngay sau đó NH X làm thủ tục cho công ty 12 vay 60 tỷ, đồng thời làm thủ tục thu nợ 42 tỷ tiền góc 18 tỷ tiền lãi của công ty VTN. Bằng cách này NH X đã tự ý xóa nợ của công ty VTN ghi nợ công ty 12, trong khi công ty 12 không có tài sản cầm cố, thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Theo quy định của NH X, hành động của ông Trần Tục đã vi phạm trước hết là hạn mức cho vay, quyết định 555/QĐ ký ngày 1/6/2007 của Chủ tịch 4 HĐQT NH quy định, mức cho vay tối đa khi ngân hàng CN xếp loại 1 doanh nghiệp xếp loại A là 100 tỷ đồng. Cứ cho rằng NH X là CN xếp loại 1 Công ty 12 là doanh nghiệp xếp loại A cũng không thể vay tới 140 tỷ như hai hợp đồng tín dụng ký giữa ngân hàng X công ty 12. Thêm vào đó, thời điểm này Công ty 12 vẫn còn nợ ngân hàng X 20 tỷ vay thực hiện dự án KDC 12. Vậy mà khi vay để thực hiện dự án LĐ trả nợ thay cho công ty VTN, hồ sơ vay vốn lại thể hiện số dư nợ trước ngày nhận nợ là 0 đồng. Ngày 23/01/2008 UBND TPHCM có văn bản thu hồi công văn 0908/UBND- ĐT. Như vậy, công ty 12 không còn là chủ đầu tư dự án LĐ nên không phải gánh nợ cho công ty VTN. Đến cuối tháng 02/2008 tổng dư nợ của công ty 12 lên đến 220 tỷ. Sau khi làm rõ, thanh tra NHNN VN có kết luận nêu rõ: “NH X cho công ty 12 vay vốn để thu nợ của Công ty VTN là việc cho vay đảo nợ, vi phạm khoản 2 điều 9 quyết định 1627/2001/NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay đối với các TCTD”. Thanh tra NHNN yêu cầu NH X phục hồi lại nợ của công ty VTN điều chỉnh lại công ty 12 không nợ 60 tỷ. Tuy nhiên, ông Trần Tục lại phớt lờ kết luận chỉ đạo của cấp trên để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho NH X. 2.2. Phân tích nguyên nhân tình huống - Xét từ phía khách hàng: + Chủ động lừa đảo, giấy tờ giả, vốn khai khống (thiện chí trả nợ không có) + Nguồn trả nợ không có + Sử dụng vốn sai mục đích - Xét từ phía ngân hàng + Đạo đức nghề nghiệp biến chất trầm trọng (cả một ekip) + Không thực hiện tuân thủ các quy định của chính ngân hàng đưa ra (cho vay vượt quyền phán quyết, vốn tự có tham gia thấp hơn so với quy định) + Không thực hiện theo quy định của NHNN (vay đảo nợ) - Xét từ phía khách quan/bên thứ ba: + Sự tiếp tay, biến hóa của một số cán bộ lãnh đạo nhằm tạo điều kiện lập dự án ma để vay vốn ngân hàng. 2.3. Biện pháp khắc phục - Làm trách nhiêm của NVTD, Trưởng phòng, Giám đốc, áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật, tạm ngưng công tác đối với các người có liên quan, buộc phải chịu trách nhiệm vật chất trong trường hợp gây thiệt hại cho TCTD vì đã không tuân thủ các quy định, hướng dẫn. - Yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các điều kiện theo đúng quy định của TCTD nhanh chóng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu hồi khoản nợ 5 trong thời gian sớm nhất như khởi kiện khách hàng, phát mãi tài sản thế chấp hay bổ sung thêm tài sản khác. 2.4. Biện pháp phòng ngừa - Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên - Phải xây dựng hạn mức phán quyết cho từng người từng cấp độ phê duyệt trên phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin (trường hợp người phê duyệt vượt hạn mức thì máy sẽ đẩy lệnh ra ngoài). Lưu ý: kết luận cuối cùng của toàn án xét xử vụ án trên - Ông A & bà B nhận mức án tù chung thân - Trần Tục : 12 năm tù - Lưu Lạc : 10 năm tù - Nguyễn Thanh Liêm : 7 năm tù - Bên thứ 3 : 26 năm tù, (3, 7, 8 13 năm tù đối với các đối tượng liên quan) Thực tế: Tòa cũng tuyên buộc hai bị cáo A & B phải liên đới bồi thường số tiền đã chiếm đoạt của NH X 60 tỷ. Tuy nhiên, do tại tòa, đại diện NH X không đề nghị các bị cáo phải bồi thường thiệt hại (cho rằng ngân hàng không bị chiếm đoạt tiền) nên tòa đã tuyên sung công quỹ, nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền trên. Đối với việc NH X đã ký hợp đồng cho công ty 12 vay tiền để đảo nợ cho công ty VTN, Hội đồng xét xử kiến nghị các cơ quan tố tụng tiếp tục tiến hành làm rõ, nếu có sai phạm thì truy tố, xét xử trong một vụ án khác. PHẦN II: TÌNH HUỐNG GIAO DỊCH MỘT CỬA 1. GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA 1.1. Khái niệm giao dịch một cửa: là việc thực hiện giao dịch của ngân hàng mà khách hàng chỉ giao dịch tại một cửa nhất định của quầy giao dịch thuộc ngân hàng nhận kết quả từ cửa giao dịch đó. Sơ đồ giao dịch một cửa: 6 Kiểm soát viên 1.2. Quy trình thực hiện giao dịch một cửa Bước 1. Tiếp nhận nhu cầu của KH Bước này do giao dịch viên thực hiện, bao gồm: - Nhu cầu về dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước - Nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế - Nhu cầu về mua bán, thu đổi ngoại tệ - Nhu cầu về giải ngân, thu nợ tiền vay - Nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ khác Các nghiệp vụ mà giao dịch viên thực hiện theo yêu cầu của khách hàng phải tuân thủ theo đúng các qui định liên quan tới từng loại nghiệp vụ cụ thể. Bước 2. Hướng dẫn khách hàng lập chứng từ phù hợp với yêu cầu giao dịch Bước này do giao dịch viên thực hiện, căn cứ yêu cầu giao dịch của khách hàng, nếu khách hàng đã lập chứng từ, giao dịch viên chuyển thực hiện bước 3, nếu khách hàng chưa lập chứng từ, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng lập chứng từ theo quy định phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ khách hàng đề nghị giao dịch. Bước 3. Kiểm tra chứng từ của khách hàng Bước này do giao dịch viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ, chứng từ do khách hàng xuất trình theo đúng hướng dẫn đối với từng loại nghiệp vụ. Đối Chiếu các yếu tố hợp lệ như CMND, hộ chiếu còn hiệu lực, chữ ký trên chứng từ giấy dữ liệu trên máy. - Nếu chứng từ khách lập có thiếu sót, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ghi bổ sung hoặc hướng dẫn khách lập lại chứng từ. 7 Khách hàng Giao dịch viên - Nếu chấp nhận chứng từ yêu cầu giao dịch của khách hàng, đối với giao dịch thu tiền mặt chuyển thực hiện bước 4, đối với giao dịch Chi tiền mặt hoặc các giao dịch khác chuyển thực hiện bước 5. Bước 4. Thu tiền mặt Bước này do giao dịch viên thực hiện, căn cứ vào chứng từ do khách hàng lập, thu tiền mặt theo hướng dẫn thu tiền mặt tại các quy trình nghiệp vụ (tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền…), yêu cầu khách hàng lập bảng kê thu tiền mặt ký xác nhận trên bảng kê, thu tiền, kiểm đếm kiểm tra phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đảm bảo đúng đủ số tiền thu đóng dấu “đã thu tiền” lên chứng từ chuyển sang bước 5. Bước 5. Xử lý giao dịch Bước này do giao dịch viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - Tiến hành việc nhập dữ liệu theo từng màn hình giao dịch tuỳ theo nghiệp vụ. - Ký chứng từ giao dịch. + Nếu trong hạn mức giao dịch của giao dịch viên, chuyển thực hiện bước 7. + Nếu vượt hạn mức giao dịch, chuyển giao dịch trên máy chứng từ giấy cho kiểm soát viên để thực hiện kiểm soát phê duyệt tại bước 6. Bước 6. Kiểm soát duyệt giao dịch Bước này do kiểm soát viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - Kiểm soát lại tính hợp lệ hợp pháp, tính đầy đủ của bộ chứng từ, các giấy tờ liên quan khác. - Nếu chấp nhận, kiểm soát viên thực hiện phê duyệt giao dịch trên máy chuyển trả chứng từ cho giao dịch viên thực hiện bước 7. - Trường hợp không chấp nhận giao dịch, trả lại chứng từ cho giao dịch viên thực hiện lại nói lý do. Bước 7. In chứng từ Bước này do giao dịch viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - In các thông tin giao dịch lên chứng từ của khách hàng. - Kiểm tra lại tính khớp đúng giữa thông tin do khách hàng yêu cầu với thôngtin nhập vào máy in ra trên chứng từ. Chuyển lại chứng từ cho Kiểm soát viên ký duyệt giao dịch trên giấy. Nếu giao dịch chi tiền mặt thì chuyển sang thực hiện bước 8, nếu là giao dịch khác thì chuyển sang thực hiện bước 9. Bước 8. Chi tiền mặt Bước này do giao dịch viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - Lập bảng kê chi tiền theo đúng giá trị, số lượng tiền mặt trên chứng từ loại tiền thực tế, ký xác nhận yêu cầu khách hàng ký xác nhận trên bảng kê chi tiền. 8 - Chi tiền cho khách hàng theo bảng kê chi tiền đóng dấu “đã chi tiền” lên chứng từ chuyển sang thực hiện bước 9. Bước 9. Phân phối chứng từ Bước này do giao dịch viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - Giao dịch viên giữ lại liên chính để lưu tại tập chứng từ. - Trả khách hàng liên thứ 2. - Trường hợp giao dịch còn tiếp tục phải xử lý như chuyển tiền đi thanh toán,… giao dịch viên chuyển 1 liên chứng từ các chứng từ kèm khác cho bộ phận có liên quan để thực hiện tiếp giao dịch. Bước 10. Xử lý cuối ngày Bước này do giao dịch viên, kiểm soát viên thực hiện, bao gồm các nội dung chính: - Thực hiện các công việc cuối ngày như in các báo cáo giao dịch trong ngày, kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ giao dịch báo cáo khớp đúng. - Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, giao dịch viên, kiểm soát viên ký xác nhận trên các báo cáo thực hiện sắp xếp chứng từ theo quy định. 1.3. Quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện giao dịch một cửa 1.3.1. Giám đốc Chi nhánh a. Quyền hạn - Duyệt danh sách các thành viên tham gia giao dịch một cửa, phân cấp, ủy quyền quy định hạn mức (bao gồm: hạn mức giao dịch, hạn mức phê duyệt giao dịch, hạn mức giao dịch tiền mặt hạn mức tồn quỹ) cho các thành viên tham gia giao dịch một cửa phù hợp với năng lực trình độ của cán bộ. - Được cấp sử dụng mã truy cập mật khẩu truy cập, chữ ký điện tử theo quy định để thực hiện các chức năng theo thẩm quyền của mình hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện. b. Trách nhiệm - Căn cứ vào nội dung yêu cầu tại quy định này, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn đơn vị thực hiện giao dịch một cửa hợp lý, an toàn, hiệu quả, đúng quy định. - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định giao dịch một cửa tại Chi nhánh. - Xem xét điều chỉnh hạn mức giao dịch, hạn mức phê duyệt, hạn mức tồn quỹ, hạn mức giao dịch tiền mặt cho từng giao dịch viên phù hợp với năng lực cán bộ tình hình hoạt động tại Chi nhánh. - Tuân thủ các quy định các quy trình nghiệp vụ có liên quan tới quy định này. - Bảo mật các mã truy cập, mật khẩu truy cập chương trình chữ ký điện tử được cấp. 9 - Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật của Ngân hàng nếu vi phạm, gây tổn thất cho Ngân hàng trong quá trình chỉ đạo, thực hiện giao dịch một cửa tại Chi nhánh. 1.3.2. Kiểm soát viên a. Quyền hạn - Được cấp sử dụng mã truy cập mật khẩu truy cập, chữ ký điện tử theo quy định để thực hiện các chức năng theo thẩm quyền của mình. - Kiểm tra, phê duyệt trực tiếp chứng từ giấy trên máy tính các giao dịch do các Giao dịch viên thực hiện trong phạm vi hạn mức, thẩm quyền được duyệt . - Kiểm tra, ký xác nhận trên báo cáo giao dịch của giao dịch viên trong ngày theo sự phân công của Giám đốc Chi nhánh. b. Trách nhiệm - Thực hiện đúng các nội dung quy định trong quy định giao dịch một cửa. - Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ giao dịch do mình phê duyệt. Đối chiếu kiểm tra tính chính xác giữa chứng từ giấy mà giao dịch viên thực hiện trong ngày với báo cáo giao dịch cuối ngày của giao dịch viên. - Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ được phân công phụ trách. - Giám sát các hoạt động của giao dịch viên để đảm bảo an toàn đối với các giao dịch. - Tuân thủ các quy định các quy trình nghiệp vụ có liên quan tới quy định này. - Bảo mật các mã truy cập, mật khẩu truy cập chương trình chữ ký điện tử được cấp. - Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật của Ngân hàng nếu vi phạm, gây tổn thất cho Ngân hàng trong quá trình kiểm soát các giao dịch nghiệp vụ. 1.3.3. Giao dịch viên a. Quyền hạn - Được cấp sử dụng mã truy cập, mật khẩu truy chữ ký điện tử theo quy định để thực hiện các chức năng theo thẩm quyền của mình. - Giao dịch viên có quyền xử lý đối với các giao dịch trong hạn mức giao dịch được Giám đốc Chi nhánh phân cấp. b. Trách nhiệm - Giao dịch viên có trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp, xử lý nhu cầu của khách hàng theo thẩm quyền của mình. - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ tính chính xác của nội dung các giao dịch được phân công thực hiện. Kiểm tra đảm bảo tính khớp đúng giữa chữ ký trên chứng từ giấy mẫu chữ ký trên máy. - Thu, chi tiền mặt cho khách hàng theo hạn mức được Giám đốc Chi nhánh duyệt 10 [...]... lợi dụng sơ hở của khách hàng, do khách hàng không am hiểu thủ tục giao dịch của ngân hàng (thủ tục bán USD thủ tục nộp tiền mặt vào tài khoản) để câu kết với kiểm soát làm sai quy trình giao dịch của ngân hàng để trục lợi cho cá nhân Rủi ro xảy ra ở đây chủ yếu là rủi ro đến từ con người, nhân viên ngân hàng không tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thực hiện sai quy trình Thay vì hạch toán... đồng vào tài khoản của công ty Thời điểm đó tỷ giá USD bên ngoài cao hơn tỷ giá mua của ngân hàng là 1.500 đồng/USD Số tiền giao dịch viên kiểm soát dự tính thu được là 4.500.000 đồng Lúc đó trưởng phòng tình cờ qua gặp khách hàng, trò chuyện phát hiện sự việc kịp thời xử lý 2.2 Phân tích tình huống Trong tình huống trên giao dịch viên đã tiến hành đúng bước 1 tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, ... vụ 1.4 Quá trình kiểm soát trong giao dịch một cửa: a) Trước khi tiến hành giao dịch - Căn cứ quy mô hoạt động của Chi nhánh năng lực, trình độ của cán bộ, Giám đốc Chi nhánh xác định quy định hạn mức giao dịch, hạn mức giao dịch tiền mặt cho giao dich viên, kiểm soát viên, Thủ quỹ chính, giao dịch viên ngân quỹ chính, giao dịch viên ngân quỹ phụ - Giao dịch viên, kiểm soát viên, Thủ quỹ chính,... phải tuân thủ thực hiện đúng nhiệm vụ mà mình được phân công, đảm bảo tính khớp đúng giữa chứng từ phát sinh thực tế, số dư tồn quỹ thực tế số liệu trên hệ thống Đảm bảo tính khớp đúng giữa số tiền trên sổ sách số tiền thực tế tại quỹ tại mọi thời điểm trong ngày - Tuân thủ đúng quy trình về giao nhận, bảo quản kiểm đếm tiền với bộ phận quỹ khách hàng - In báo cáo cuối ngày, kiểm tra,... dịch viên về thủ tục, trình tự các giao dịch để khách hàng biết b) Trong khi giao dịch với khách hàng - Kiểm soát viên phải giám sát các hoạt động của giao dịch viên để đảm bảo an toàn đối với các giao dịch - Giao dịch viên phải lập các chứng từ giao dịch với khách hàng theo đúng quy định, ký lên các chứng từ chuyển cho kiểm soát viên để kiểm tra; nhập dữ liệu lên hệ thống, phần mền cuối nộp chứng... sai lệch ký vào báo cáo - Tuân thủ các quy định các quy trình nghiệp vụ có liên quan - Bảo mật các mã truy cập, mật khẩu truy cập chương trình chữ ký điện tử được cấp - Báo cáo Người có thẩm quyền khi phát hiện thấy giao dịch đáng ngờ theo quy định về phòng, chống rửa tiền - Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật của Ngân hàng nếu vi phạm, gây tổn thất cho Ngân hàng trong quá trình thực... ngân quỹ chính, giao dịch viên ngân quỹ phụ chỉ được thực hiện các giao dịch nằm trong hạn mức theo sự phê duyệt của Giám đốc tuân thủ theo các qui trình, quy định giao dịch liên quan tới xử lý nghiệp vụ Khi số tiền giao dịch vượt quá hạn mức quy định thì phải chuyển giao dịch đó sang cho người có thẩm quyền phê duyệt - Ngân hàng phải thông báo trong nội quy làm việc tại quầy giao dịch hoặc tại. .. giá các tài sản khác từ bộ phận quỹ để giao dịch với khách hàng, cuối ngày có trách nhiệm chuyển toàn bộ tiền, giấy tờ có giá các tài sản khác về cho thủ quỹ chính hoặc giao dịch viên ngân quỹ phụ Trong quá trình giao dịch trường hợp thiếu hoặc vượt hạn mức tồn quỹ, giao dịch viên thực hiện việc tiếp quĩ hoặc phải nộp số tiền vượt hạn mức về thủ quỹ để đảm bảo hạn mức tồn quỹ theo qui định tại. .. với khách hàng 11 - Bộ phận kho quỹ tiến hành đối chiếu thu chi tiền mặt trong ngày - Bộ phận kế toán tiến hành hậu kiểm chứng từ, đối chiếu số liệu trên giấy với số liệu trên hệ thống 2 TÌNH HUỐNG XẢY RA BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA 2.1 Tình huống Nhân viên của một công ty liên doanh A, đem 3,000 USD tiền mặt đến một Phòng giao dịch của ngân hàng với yêu cầu bán số USD lấy VNĐ trên nộp số... VNĐ đó vào tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty Tỷ giá mua USD tiền mặt lúc đó của Ngân hàng là 20.500 đồng/ USD Giao dịch viên thông báo tỷ giá bán, nhận số tiền USD trên của khách hàng đưa cho khách hàng giấy nộp tiền vào tài khoản của công ty liên doanh A số tiền là 61.500.000 đồng Thực tế giao dịch viên kiểm soát đã câu kết với nhau đem 3,000 USD trên ra bán ngoài thị trường tự do nộp . khách hàng, do khách hàng không am hiểu thủ tục giao dịch của ngân hàng (thủ tục bán USD và thủ tục nộp tiền mặt vào tài khoản) để câu kết với kiểm soát. của chúng trong quá trình quản lý rủi ro. Hai là, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép”

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Quy trình thực hiện giao dịch một cửa

  • 1.3. Quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện giao dịch một cửa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan