Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế

95 2.5K 7
Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VIII) đã chỉ rõ: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [13, tr.24 -28]. Tinh thần của nghị quyết tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong kết luận của hội nghị lần thứ 10, số 03 - KL/TW ngày 20/7/2004 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc” [13, tr.150]. Như vậy, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiến hành đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, cần xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc, một trong những nhân tố tạo nên truyền thống đó là kho tàng văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng đã được ông cha ta dày công xây dựng và lưu giữ. Mặt khác cần kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm tạo nên những giá trị bền vững về văn hóa cho nền văn minh của đất nước. Trong tình hình hiện nay, văn học dân gian là nguồn tư liệu ít được khai thác về mặt triết học vì nó được không ít người xem là loại văn phong không uyên bác, có nhiều hạn chế, lạc hậu. Song, thật ra, trong thứ văn chương bình dân ấy đã ẩn chứa những khái niệm trừu tượng mà ở đó, chúng ta có thể thấy được năng lực tư duy, phán đoán, phân tích và nhận thức của con người về vũ 1 trụ và con người. Chính vì thế, văn học dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nói như tác giả cuốn “Triết trong văn hóa Phương Đông”, tại sao “ngày nay văn hóa dân gian đã trở thành một bộ môn khoa học thì hà cớ gì chúng ta - những người làm triết học - lại cứ khư khư đóng cửa, không mở sang lĩnh vực triết dân gian”, từ việc nghiên cứu triết dân gian “rất có thể chúng ta lại tìm ra, phát hiện ra mạch ngầm sâu thẳm của dân tộc” [15, tr.404 - 405]. Mặt khác, Nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Về chính sách khoa học và kỹ thuật cũng đã chỉ rõ: “Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác - Lênin ở Việt Nam” [1, tr.23] là một công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa lâu dài. Vì những lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Triết nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu tiếp cận là vấn đề có tính chất đặc thù ở một địa phương nên chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung dưới góc độ văn hóa dân gian là chính. Một số công trình có nội dung chứa đựng nhiều ca dao, tục ngữ có liên quan đến đề tài. Trước hết, là công trình sưu tập, nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan (1995), “Tục ngữ, ca dao Việt Nam”, Cao Huy Đỉnh (1974), “Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam”, Đinh Gia Khánh (2000), “Văn học dân gian Việt Nam”. Ba cuốn sách nói trên, các tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành, phát triển, nội dung và các hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Việt Nam nói chung. Ngoài ra, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác. 2 Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú là bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm 1928, tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ của các vùng miền Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của: Triều Nguyên (2005)“Ca dao Thừa Thiên - Huế”, Nhà xuất bản Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, Huế. Tác giả đã trình bày những nội dung phản ánh của ca dao Thừa Thiên - Huế về các vấn đề như: Ca dao về tình yêu quê hương đất nước, ca dao về tình cảm đôi lứa, ca dao về quan hệ hôn nhân - gia đình, ca dao đối đáp, trêu ghẹo và ca dao cổ động các phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Triều Nguyên (2000), “Tục ngữ Thừa Thiên - Huế”, Nhà xuất bản Sở văn hóa thông tin, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ nội dung phản ánh của tục ngữ Thừa Thiên - Huế như: Tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội Lê Văn Chưởng (2010), “Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế”, Nhà xuất bản trẻ. Tác giả đã trình bày những nội dung của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế. Đối với tục ngữ; đó là những câu tục ngữ nói thiên nhiên, về lao động sản xuất, về gia đình - xã hội và về đạo đức. Đối với ca dao; ca dao nói đến quê hương non nước trữ tình, nói đến tình yêu đôi lứa qua hai giai đoạn chào hỏi - làm quen và tỏ tình - kết duyên và ca dao nói về vấn đề hôn nhân - gia đình. Luận văn đã nghiên cứu liên quan đến đề tài này là: Lương Thị Lan Huệ (2004), “Một số vấn đề triết học qua ca dao, tục ngữ Việt Nam”. Tác giả đã trình bày một số tư tưởng triết học trong ca dao, tục ngữ người Việt như: Tư tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và mối quan hệ giữa con người đối với xã hội. Tác giả cũng đã rút ra 3 một số nhận xét về ca dao, tục ngữ Việt Nam, nêu ý nghĩa triết học của ca dao, tục ngữ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu và làm sáng tỏ những vấn đề về ca dao, tục ngữ của Việt Nam nói chung cũng như của Thừa Thiên - Huế nói riêng. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu một khía cạnh cụ thể trong ca dao, tục ngữ đó là triết nhân sinh ở địa bàn là tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nội dung đề tài thể hiện sự đan xen giữa tư tưởng triết học và văn học, vì vậy đối với chúng tôi đây là đề tài khá mới và hấp dẫn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Luận văn bước đầu làm sáng tỏ triết nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống (nhân sinh quan, thế giới quan) của con người Việt Nam ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, vận dụng nó ở góc độ kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn làm rõ: - Sự hình thành của ca dao, tục ngữ - Một số vấn đề về ca dao, tục ngữ của Thừa Thiên - Huế 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng triết nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế qua các công trình đã được xuất bản. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung trong nội dung những câu ca dao, tục ngữ của Thừa Thiên Huế. 5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở luận của luận văn là những quan điểm và phương pháp luận của 4 triết học Mác - Lênin. Đó là sự kết hợp những nguyên của chủ nghĩa duy vật lịch sử biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, so sánh và đối chiếu, khách quan và biện chứng trong việc nghiên cứu tư tưởng triết học. 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu tương đối mới về triết nhân sinh trong ca dao, tục ngữThừa Thiên - Huế, trên cơ sơ đó góp phần làm rõ những vấn đề và giá trị nhân sinh được thể hiên trong ca dao, tục ngữ tỉnh Thừa Thiên - Huế. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có hai chương, 5 tiết. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CA DAO TỤC NGỮ 1.1. Sự hình thành của ca dao, tục ngữ Ca dao, tục ngữ là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành văn học dân gian, là những viên ngọc quý, có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên ca dao, tục ngữ luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy ca dao, tục ngữ luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có những thay đổi nhất định nào đó về ngôn từ khi đến “cư trú” ở các địa phương khác nhau. Ca dao, tục ngữ vừa là một hiện tượng ngôn ngữ, vừa là một hiện tượng thuộc về ý thức xã hội, luôn giữ vai trò trong việc hình thành và phát triển tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt, biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh với các hiện tượng thiên nhiên bất lợi hoặc trong đấu tranh xã hội và xây dựng đất nước. 1.1.1. Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ 1.1.1.1. Ca dao Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt thì ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt, là lời của các bài hát dân ca đã được tách những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể chuyển thành các làn điệu dân ca. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, trang 303, Hà Nội, 1995, thì “ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ”. Trong quá trình sáng tác của thơ ca dân gian, khái niệm ca dao được dùng để chỉ bộ phận cốt lõi, tiêu biểu, đó là bộ phận những câu hát đã trở nên phổ 6 biến và được truyền tụng rộng rãi trong nhân dân. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian, do đó tất cả những sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền, người ta gọi là ca dao. Về cơ bản thì ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình và xã hội, hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan chứ không phải miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên trong ca dao, cái tôi trữ tình nổi lên một cách rõ nét. Cũng như tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác, ca dao là tấm gương phản chiếu trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân. Đó là tinh thần lạc quan trong khó khăn, là tinh thần tương ái giữa những con người lương thiện, đó còn là nhận thức sắc bén về bạn, về thù, về chính nghĩa. Tóm lại, qua ca dao có thể thấy rõ hiện thực, tức là “cái vốn có”. Nội dung của ca dao khá phong phú, đa dạng. Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết phong tục tập quán trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân lao động, bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống xã hội, qua đó thấy được đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, những phẩm chất tốt đẹp của người dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, trong đấu tranh xã hội để vươn lên giành lấy hạnh phúc. Có những câu ca dao, do nội dung lịch sử của nó, thường gọi là ca dao lịch sử, phản ánh những sự kiện của lịch sử dân tộc, liên quan đến đời sống của nhân dân, qua đó nhân dân nói lên thái độ, quan điểm của mình. Những câu ca dao sau đây nói lên sự phấn khởi, hăng hái, lòng yêu nước của nhân dân trong khi bà Triệu khởi binh chống quân Ngô xâm lược: 7 Ru con, con ngủ cho lành Cho mẹ gánh nước, rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng, cưỡi voi đánh cồng Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiến cho chồng đi quân Hay nói lên lòng hăng hái đua nhau giết giặc của binh sĩ ta ở trận Bạch Đằng: Đánh giặc thì đánh giữa sông Chớ đánh trong cạn, phải chông mà chìm Những bài ca dao mang nội dung đấu tranh chống áp bức của chế độ phong kiến, chống quân xâm lược, đã vạch trần những cái xấu, những tội ác mà chế độ phong kiến đế quốc gây ra cho nhân dân ta, thể hiện lòng căm thù sâu sắc của nhân dân, cùng những ý nghĩ, những lời nói oán hờn, căm giận, ấp ủ lâu ngày đã biến thành hành động, những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra. Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quyét lá đa Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quyét chùa Cùng với những bài ca dao mang nội dung trên là những bài ca dao đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực, cụ thể là đả kích, chế giễu thói mê tín dị đoan, chống lại những hủ tục hôn nhân cùng những thói hư tật xấu như: cờ bạc, rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, ích kỷ. Ở đây ca dao đã thể hiện tính chiến đấu rất cao: 8 - Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan - Của bụt mất một đền mười Bụt vẫn còn cười bụt chửa lấy cho Ca dao là tiếng hát trữ tình của con người. Đó là tiếng gọi của tình yêu, là tiếng than thở của người phụ nữ đau khổ nhưng giàu tinh thần hi sinh và đấu tranh dũng cảm trong quan hệ gia đình, của người lính và vợ của người lính trong cuộc sống lao động và đấu tranh. Tình yêu của người lao động được biểu hiện trong ca dao về nhiều mặt, đó là tình yêu giữa đôi bên trai gái, yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu đồng ruộng, yêu đất nước, yêu thiên nhiên. Nói về tình yêu nam nữ ca dao có câu: Tình anh như nước dâng trào Tình em như dải lụa đào tẩm hương Về tình yêu thiên nhiên: Rủ nhau đi tắm hồ sen Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh Thôn quê vẫn cứ hữu tình xưa nay Và về tình yêu quê hương đất nước, mong muốn xây đắp cho cảnh vật của tổ quốc được thêm hùng tráng: Ta về ta dựng mây lên Trời xe mây lại một bên hòn Lèn Phong phú nhất, đặc sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam nữ. Trai gái gặp gỡ tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè, đình đám, vui xuân: 9 - Đôi ta bắt gặp nhau đây Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang - Em ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc, ta đừng quên nhau - Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá cùng nằm một Đôi ta như thể con ong Con quấn con quýt, con trong con ngoài Nội dung của những câu ca dao trên phản ánh được mọi biểu hiện sắc thái, cung bậc của tình yêu, thể hiện quan niệm tự do trong yêu đương, tự do hôn nhân. Những tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn hạnh phúc với những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết hoặc cảm xúc nảy sinh từ những rủi ro ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở oán trách, nói lên tinh thần đấu tranh để bảo vệ tình yêu chân chính của những người nông dân áo vải Việt Nam. Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ đã kết hợp chặt chẽ chủ đề tình yêu với chủ đề lao động, những nét sinh hoạt, những cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Sự kết hợp giữa các chủ đề đó làm cho ca dao không chỉ phản ánh quan hệ nam nữ trong khuôn khổ tình cảm nhân, mà còn có nội dung xã hội phong phú và tính tư tưởng cao. Trong xã hội cũ, tình yêu của nhân dân lao động được thể hiện bằng những tình cảm tự nhiên, lành mạnh. Giai cấp thống trị và lễ giáo phong kiến muốn bóp chết những tình cảm hồn nhiên và lành mạnh đó. Vì vậy, trong ca dao bên cạnh tiếng hát ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, là những tiếng kêu đau khổ, xót xa về những trắc trở trong tình yêu. Tình yêu tan vỡ do nhiều nguyên nhân, có phần chủ quan do trai gái không hợp tính nết nhau hoặc còn có sự ngập ngừng, e ngại, nhưng phần lớn là do những nguyên nhân khách quan do xã hội phong kiến gây ra: 10 [...]... hội Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế - xã hội và các quan hệ xã hội của quần chúng nhân dân lao động Thừa Thiên - Huế trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Có thể thấy các nội dung phản ánh chủ yếu của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế về các điểm chủ yếu sau đây: 1.2.2.1 Về quê hương đất nước Quê hương đất nước là một đề tài phổ biến trong ca dao, tục ngữ Thừa. .. vật thể tiêu biểu, trở thành biểu tượng hàm chứa trong văn hóa và văn học dân gian, trong đó nổi bật là ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế 1.2.2 Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế - tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế Ca dao, tục ngữ là một bộ phận hợp thành của hình thái ý thức xã hội văn học nghệ thuật Theo quan điểm của triết học Mác, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã... ngày Trong quan hệ họ hàng có sự che chở, giúp đỡ của những người làm quan trong gia tộc: Một người làm quan cả họ được cậy Do chịu ảnh hưởng trực tiếp văn hóa phong kiến nên vấn đề hôn nhân gia đình trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế có tính đặc thù Điều này thể 36 hiện ở ba khía cạnh tiêu biểu được phản ánh trong ca dao, tục ngữ là quan niệm về hôn nhân, đời sống hôn nhân và ngã rẽ của hôn nhân Trong. .. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết - Nằm trong chăn mới biết chăn có rận Hai thể loại tục ngữ ca dao có mối quan hệ với nhau, có những trường hợp xâm nhập lẫn nhau Trong ca dao cũng có xen tục ngữ và cũng có những câu ca dao chỉ có hình thức là ca dao còn nội dung lại là tục ngữ, khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì lúc đó tục ngữ sẽ tiếp cận với ca dao, thí dụ những câu như: - Ai ơi chẳng... đất này Thừa Thiên - Huế có tên gọi đầu tiên là Hóa Châu trong châu Thuận Hóa, rồi Thừa Thiên dưới thời Minh Mạng (1822), đến năm 1989 cũng còn gọi là Huế Văn học dân gian Thừa Thiên - Huế, trong đó có ca dao, tục ngữ chủ yếu được sinh ra từ xứ sở này Từ năm 1306, vùng đất này thuộc lảnh thổ của nước Chăm, vốn có tên là Châu Ô, châu Lý, thuộc địa bàn của nước Việt Thường cổ đại khoảng trên một thiên. .. tố đó là nguồn cảm hứng cho con người sáng tác Bởi thế, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế không chỉ ngợi ca về thiên nhiên, nói về nhân tình thế thái, mà còn tìm thấy được hình ảnh của kiến trúc cố đô Huế nằm trong dòng chảy của ca dao, tục ngữ Chính những điệu hò, những câu ca dao nặng tình yêu thương quê hương đất nước, đã thấm đẫm vào con người Huế từ thuở ấu thơ Vì thế, mỗi lần giỗ, Tết, được trở... tàn phá, nhân dân sống trong cảnh loạn lạc Giai đoạn từ 1975 đến nay nhân dân Thừa Thiên - Huế sống trong cảnh hòa bình, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển quê hương Trong giai đoạn này, địa giới Thừa Thiên - Huế có sự thay đổi Năm 1976 Thừa Thiên - Huế sáp nhập vào Quảng Trị, Quảng Bình lập thành tỉnh có tên gọi Bình Trị Thiên, đến năm 1989 lại tách ra như cũ Thừa Thiên - Huế là... ký kết, cả nước, trong đó có Thừa Thiên - Huế, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Thừa Thiên - Huế nằm ở vĩ tuyến 17 Giai đoạn từ 1954 đến 1975, Thừa Thiên - Huế là cái nôi của phong trào học sinh, sinh viên, trong đó có cả tăng ni Phật tử đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm Trước biến cố năm 1968, Thừa Thiên - Huế chìm trong khói lửa,... Hương không những dài mà nước trong quanh năm rất thơ mộng, trữ tình, soi bóng núi Ngự Bình, tạo thành biểu tượng “Sông Hương - Núi Ngự” của Thừa 22 Thiên - Huế Bốn yếu tố núi, sông, đồng bằng, biển nơi đây đã sản sinh nhiều truyện dân gian kỳ bí, nhiều thơ ca dân gian trữ tình, trong đó nổi bật là ca dao, tục ngữ 1.2.1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội Xứ sở Thừa Thiên - Huế trong thời kỳ đầu gắn liền với... tạo nên một vùng đất văn hoá vô cùng đặc sắc Vì thế, qua ca dao, tục ngữ chúng ta có thể thấy được ba yếu tố: Thiên Nhiên, Kiến Trúc và 32 Con Người Huế, đã hoà quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau, để Huế trở nên một vùng đất của Thơ, bầu trời của Nhạc và thế giới của Tâm Hồn 1.2.2.2 Về tình cảm lứa đôi Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chủ đề tình yêu đôi lứa chiếm khối lượng lớn, rất phong . gian Thừa Thiên Huế , Nhà xuất bản trẻ. Tác giả đã trình bày những nội dung của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế. Đối với tục ngữ; đó là những câu tục ngữ. đầu làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống (nhân sinh quan, thế

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan