phương pháp học và sư dụng bản đồ tư duy

4 1K 18
phương pháp học và sư dụng bản đồ tư duy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

phương pháp học dụng bản đồ duy(Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa được nghiên cứu kĩ lưỡng phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ nhìn nhận dễ dàng nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. Mục lục • 1 Sử dụngđồ duy • 2 Vận dụng của giản đồ ý • 3 Lịch sử • 4 Ưu điểm • 5 Phương thức tiến hành o 5.1 Cách điển hình o 5.2 Nhóm nghiên cứu o 5.3 Diễn thuyết o 5.4 Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng màu sắc qua hình vẽ • 6 Tài liệu tham khảo • 7 Xem thêm Sử dụngđồ duyđồ duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục kinh doanh. Lập sơ đồ duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng tạo các kết nối với các ý khác. Các bậc thầy về ghi nhớ như Eran Katz - Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như "Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!", "Con cái chúng ta đều giỏi". Vận dụng của giản đồ ý Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo. • Tổng kết dữ liệu. • Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau. • Động não về một vấn đề phức tạp. • Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng. • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện .). • Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép). • Toàn bộ ý của giản đồ có thể "nhìn thấy" nhớ bởi trí nhớ hình ảnh - Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo • Sáng tạo các bài viết các bài tường thuật. • Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện. Với giản đồ ý, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp này trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra. Một thí dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa học, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng giản đồ ý trong khi đọc mỗi lần nảy ra được vài ý hay hoặc ý quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái giản đồ. Sau khi đọc xong cuốn sách thì người đọc sẽ có được một trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay mấu chốt của cuốc sách đó. Có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách. Nếu muốn nắm thật tường tận các dữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản đồ ý này bằng trí nhớ vài lần. Lịch sử Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan (xem [1]) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70 Peter Russell (xem [2]) đã làm việc chung với Tony họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục Ưu điểm So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những điểm vượt trội như sau: • Ý chính sẽ ở trung tâm được xác định rõ ràng. • Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. • Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. • Ôn tập ghi nhớ sẽ hiệu quả nhanh hơn. • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ. • Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. • Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng linh hoạt cho việc ghi nhớ. • Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. (Xem [3]). Phương thức tiến hành • Ví dụ sơ đồ duy sinh học Cách điển hình • Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn). • Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình ví dụ) nối với một ý phụ. • Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. • Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. • Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên: Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý. • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn. • tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi viết ra. Nhóm nghiên cứu Một nhóm có thể làm việc chung lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau: • Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng. • Kết hợp với các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết. • Quyết định xem nên nghiên cứu học tập những gì dựa vào cái giản đồ này của nhóm. • Mỗi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc. Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình. • Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm. Diễn thuyết Dùng giản đồ ý bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì: • Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất • Không phải "đọc lại"—Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong một từ khóa hay hình, bạn sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn soạn sẵn. • Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của câu hỏi với giản đồ ý. Như vậy, người diễn thuyết sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến. Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng màu sắc qua hình vẽ • Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn. • Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng kiểu liên hệ giữa các ý. • Các kí tự đặc biệt như ! ? {} & * | © ® " $ ' @ sẽ tăng "chất lượng cô đọng của ý làm rõ nghĩa cho giản đồ. • Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý giúp biểu thị các kiểu lời giải. • Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Thí dụ khi muốn dùng phương pháp hóa học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa kềm, sinh học thì vẽ cây, .) • Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn. . phương pháp học và sư dụng bản đồ tư duy( Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận. 5.4 Việc dùng kí hiệu hay biểu tư ng và màu sắc qua hình vẽ • 6 Tài liệu tham khảo • 7 Xem thêm Sử dụng sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công

Ngày đăng: 05/01/2014, 01:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan