ĐỀ CƯƠNG LUẬT LAO ĐỘNG đh LUẬT TP HCM

16 9.4K 27
ĐỀ CƯƠNG LUẬT LAO ĐỘNG đh LUẬT TP HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ĐỂ ÔN THI MÔN LUẬT LAO ĐỘNG MỚI NHẤT, CHÚC CÁC BẠN ÔN THI TỐT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT DÂN SỰ BỘ TÀI LIỆU THẢO LUẬN MÔN LUẬT LAO ĐỘNG Bộ môn Luật Lao động - 2013 KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG - QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Tài liệu tham khảo: - Bộ luật Lao động năm 2012; - Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động; - Giáo trình Luật lao động trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, 2013. - Chu Đức Lưu, “Tranh chấp lao động hay dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2, năm 2000, trang 19. - Nguyễn Hữu Chí, “Đặc trưng của hợp đồng lao động”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10, năm 2002, trang 62. - Phạm Công Bảy, “Vấn đề đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử các vụ án lao động”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4, năm 2002, trang 13. I. LÝ THUYẾT: 1. Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động Việt Nam. 2. Phân tích phạm vi tác động và ý nghĩa của phương pháp thỏa thuận. 3. Phân biệt phương pháp mệnh lệnh trong luật lao động với phương pháp mệnh lệnh trong luật hành chính. 4. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động. Tại sao nói pháp luật lao động thể hiện tư tưởng bảo vệ người lao động một cách tuyệt đối? 5. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. 6. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. 7. Tại sao nói TƯLĐTT, nội quy lao động là nguồn bổ sung của luật lao động? 8. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động cá nhân. 9. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động mang tính tập thể. 10. Trình bày các điều kiện để giao kết hợp đồng lao động với NLĐ nước ngoài? II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: 1. Tình huống 1 1 : Nguyên đơn: Ông David Gaham Dillin, sinh năm 1965, quốc tịch Hoa Kỳ. Bị đơn: Trường Cao đẳng Quốc tế Cetana PSB Intellis, có trụ sở tại số 167 Nguyễn Biểu, phường 2, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đơn khởi kiện đề ngày 23/5/2007 thì ông David Gaham Dillin có ký kết ba thư đề nghị tuyển dụng (được gọi là hợp đồng) với trường Cao đẳng Quốc tế Cetana. - Hợp đồng thứ nhất: ông David Gaham Dillin thực hiện việc giảng dạy khóa tiếng Anh tại trụ sở của trường Cetana với thời gian từ 21/8/2006 đến 9/11/2006. Trong hợp đồng có xác định mức lương, nội dung công việc giảng dạy, thủ tục thanh toán thù lao và xác định trách nhiệm duy trì tình trạng nhập cảnh có hiệu lực tại Việt Nam, bao gồm cả thị thực và giấy phép lao động thuộc về ông David Gaham Dillin. Đính kèm hợp đồng, ông David Gaham Dillin có ký bản “Các điều kiện làm việc” vào ngày 20/8/2006 với nội dung quy định về thời hạn, phạm vi công việc, lịch chương trình, nhiệm vụ - trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn, công bố việc tuyển dụng, bảo mật, chấm dứt hợp đồngluật áp dụng. - Hợp đồng thứ hai thực hiện từ ngày 16/10/2006 đến ngày 16/1/2007. - Hợp đồng thứ ba thực hiện từ ngày 6/12/2006 đến ngày 19/3/2007. Ngày 2/2/2007, ông David Gaham Dillin được trường Cao đẳng Cetana mời dự họp và trường Cetana kết luận: Ông David Gaham Dillin có hành vi “cư xử không thích hợp khi đứng lớp với hai sinh viên nữ” là vi phạm hợp đồng đã ký kết. Ông David Gaham Dillin không đồng ý với kết luận này nên không ký tên vào biên bản cuộc họp. Ngày 7/2/2007, ông David Gaham Dillin nhận văn bản của trường Cetana về việc chấm dứt hợp đồng với lý do nêu trên. Theo quan điểm của nguyên đơn thì bản chất của ba hợp đồng ký kết giữa nguyên đơn và trường Cetana là một quan hệ lao động và được hai bên thực hiện một cách liên tục, thực hiện xong hợp đồng trước rồi ký hợp đồng sau nên hợp đồng thứ ba được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Việc chấm dứt hợp đồng của trường Cetana là không có căn cứ, vì vậy nguyên đơn yêu cầu: Thứ nhất: Hủy bỏ quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, tiếp nhận nguyên đơn trở lại làm việc ở vị trí giáo viên tiếng Anh và ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Thứ hai: Liên hệ cơ quan chức năng để xin cấp giấy phép lao động cho nguyên đơn bằng chi phí của bị đơn. Thứ ba: Bồi thường cho nguyên đơn tiền lương trong thời gian không được làm việc cộng thêm hai tháng tiền lương (tiền lương được tính theo lương trung bình của 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng). 1 Trích Bản án số 1089/2008/LĐ-PT ngày 15/9/2008 của TAND Tp. Hồ Chí Minh. Thứ tư: Công khai xin lỗi trước toàn bộ nhân viên của trường do đã quy kết vô căn cứ về hành vi của nguyên đơn. Phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn cho rằng: Thứ nhất: Trường Cao đẳng Quốc tế Cetana được thành lập có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Chỉ những người cán bộ là quản lý, người lao động trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp mới có quan hệ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Riêng các giáo viên, nhà trường chỉ thực hiện ký hợp đồng thỉnh giảng cho từng khóa học cụ thể, đặc biệt là đối với giáo viên là người nước ngoài vì không lưu trú dài hạn tại Việt Nam. Ngoài ra việc ký kết hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên nước ngoài còn phụ thuộc vào tình hình đăng ký khóa học của học viên nên tính chất các hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ (hợp đồng dân sự). Thứ hai: Việc ký kết ba hợp đồng nêu trên đều được hai bên thực hiện một cách độc lập, nên không thể xem hợp đồng thứ ba được ký kết là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ngoài mức lương thực nhận đã quy định trong hợp đồng, bị đơn không phải thanh toán bất cứ khoản phúc lợi nào khác cho nguyên đơn. Thứ ba: Việc giải quyết tranh chấp phải áp dụng Bộ luật dân sự (BLDS) chứ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động (BLLĐ). Thứ tư: Không chấp nhận yêu cầu xin lỗi của nguyên đơn vì nguyên đơn đã có hành vi cư xử không thích hợp khi đứng lớp. Hỏi: a) Quan hệ lao động giữa ông David Gaham Dillin và trường Cao đẳng Cetana có thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động hay không? Vì sao? b) Nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (hoặc bị đơn) anh chị hãy nêu ra những luận cứ để chứng minh cho quan điểm của mình? 2. Tình huống số 2 2 : Công ty TNHH DL & S Việt Nam (sau đây gọi là công ty) – Trụ sở : Quận 1, TP.Hồ Chí Minh (Người đại diện theo pháp luật của công ty: ông Mart Olive, chức vụ: Tổng giám đốc) thiết lập “Thư mời làm việc” gửi đến ông Fung Hon Sun – Quốc tịch Trung Quốc (Hồng Kông) ; Địa chỉ : Quarry Bay, Hongkong SAR. Theo nội dung “Thư mời làm việc” do công ty đề nghị, ông Fung Hon Sun vào làm việc tại công ty và ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm từ ngày 10/9/2013 đến 09/10/2014 với chức danh là kỹ sư tiên lượng dự toán, mức lương thực nhận khởi điểm là 500 USD (tương đương 8.000.000 đồng) không bao gồm các khoản thuế thu nhập cá nhân và phí bảo hiểm bắt buộc. Hỏi : 2 Trích: Bản án số: 1423/2012/LĐ-ST, ngày 19/9/2012 của TAND Tp.Hồ Chí Minh. a) Anh (chị) hãy tư vấn cho công ty biết những điều kiện cần thiết để ông Fung Hon Sun có thể làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Lao động hiện hành? b) Nếu ông Fung Hon Sun được được phép giao kết hợp đồng lao động làm việc tại Việt Nam thì Công ty cần phải thực hiện thủ tục tuyển dụng ông Fung Hon Sun như thế nào? 3. Tình huống số 2 3 : * Nguyên đơn – Ông Eric Reyes Labung, Quốc tịch: Philippine, trình bày: Ông Eric được Công ty liên doanh Ánh Kim (công ty Ánh Kim) mời ký hợp đồng lao động (hiện nay ông Eric không giữ hợp đồng lao động vì Công ty Ánh Kim giữ để làm giấy phép lao động cho ông Eric nhưng Công ty không trả lại) và bổ nhiệm ông làm Trưởng phòng kỹ thuật cho Công ty từ ngày 01/8/2003 với mức lương 1.800USD/tháng, phụ cấp (gồm tiền ăn, tiền điện thoại di động, điện thoại cố định và tiền sinh hoạt phí) bình quân là 3.700.000đồng/tháng. Đến ngày 23/05/2013, Tổng giám đốc Công ty Ánh Kim ra quyết định thôi việc đối với ông Eric, theo quyết định ông được nghỉ việc kể từ ngày 23/5/1013. Từ đó cho đến nay ông Eric chưa nhận được bất cứ một khoản trợ cấp nào. Ông Eric đã nhiều lần liên hệ với Công ty để được nhận số tiền trên nhưng Công ty không giải quyết. Nay ông cho rằng Công ty Ánh Kim đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, nên phải bồi thường cho ông các quyền lợi… * Bị đơn – Công ty Ánh Kim, trình bày: Ngày 01/8/2003 Công ty Ánh Kim TNHH tiếp nhận ông Eric Reyes Labung làm chuyên viên kỹ thuật cho Công ty theo biên bản thỏa thuận ngày 28/7/2003 giữa Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Thành Đạt và Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) là hai Công ty mẹ của Công ty liên doanh Ánh Kim. Theo bản thỏa thuận, tại Điều 2, tiền lương của ông Eric sẽ do Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) trả. Còn Công ty Thành Đạt lo chi phí ăn ở và đi lại, xin tạm trú. Ông Eric làm việc tại Công ty Ánh Kim. Sau đó để đăng ký visa cho ông Eric có thời hạn lâu nên Hội đồng quản trị của Công ty Ánh Kim đã bổ nhiệm ông Eric là Phó tổng giám đốc kỹ thuật và đã đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư. Từ năm 2006 đến khi nghỉ việc ông Eric thường xuyên nghỉ việc không có lý do, không hoàn thành công việc được giao dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng gây thiệt hại cho Công ty. Ngày 08/02/2013 Công ty liên doanh Ánh Kim đã có công văn gửi Giám đốc Công ty TNHH Vinvest đề nghị rút ông Eric về và thay thế chuyên viên khác. Ngày 22/05/2013 Công ty TNHH Vinvest có văn bản trả lời kể từ ngày 22/5/2013 ông Eric sẽ ngưng việc tại Công ty Ánh Kim và đồng ý gửi chuyên viên kỹ thuật mới. Công ty không ký hợp đồng lao động với ông Eric và cũng không phải là đơn vị quản lý trực tiếp của ông Eric nên không có nghĩa vụ phải chi trả tiền trợ cấp cho ông Eric và Công ty 3 Trích: Bản án số: 441/2012/LĐ-ST, ngày 09/4/2012 của TAND Tp.Hồ Chí Minh. cũng không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Eric nên không đồng ý với toàn bộ yêu cầu của ông Eric Reyes Labung. Nhằm tạo điều kiện cho các chuyên viên có tiền chi tiêu tại Việt Nam nên Công ty Ánh Kim đã chi trả hộ tiền lương hàng tháng thay cho Công ty Vinvest, tiền lương này Công ty Ánh Kim không đưa vào chi phí của Công ty và Công ty Ánh Kim cũng không hạch toán, Công ty Ánh Kim không khai thuế đối với người có thu nhập cao và cũng không làm sổ đăng ký lao động nước ngoài. Sau đó Công ty Vinvest sẽ hoàn lại số tiền trả lương này cho Công ty Ánh Kim. Các giấy tờ liên quan đến việc hoàn trả lại tiền lương của ông Eric giữa Công ty Ánh Kim và Công ty Vinvest Hong Kong hiện Công ty Ánh Kim đã giao hết cho Công ty Vinvest Hong Kong, Công ty Ánh Kim không giữ bất kỳ văn bản nào. * Người có quyền và nghĩa vụ liên quan – Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) có lời khai như sau: Công ty TNHH Vinvest được thành lập theo luật Hong Kong. Ngày 07/7/2003 UBND Tp.Hồ Chí Minh cấp giấy phép số 508 cho phép Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Thành Đạt và bên nước ngoài là Vinvest company Limited (Hong Kong) được thành lập liên doanh có tên là Công ty liên doanh Ánh Kim. Vì công ty Ánh Kim không thể tuyển chuyên gia Việt Nam để vận hành và bảo trì máy móc, cho nên Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) có bổ nhiệm chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để vận hành máy móc và chi trả toàn bộ lương cho chuyên gia này theo biên bản ghi nhớ ngày 28/7/2003. Qua sự giới thiệu của đối tác, Công ty đã tuyển ông Eric Reyes Labung vào làm việc tại Công ty Ánh Kim tại Việt Nam với nhiệm vụ là vận hành, bảo trì máy móc và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì tính chất công việc, ông Eric thường xuyên thay đổi nơi làm việc, nên đôi bên có thỏa thuận miệng, chứ không ký hợp đồng với ông Eric. Công ty TNHH Vinvest có nhiệm vụ chi trả lương cho ông Eric. Nhằm tạo điều kiện cho các chuyên gia có sinh hoạt phí và giảm các chi phí cá nhân (không phải về Hong Kong để nhận lương) nên Công ty nhờ Công ty liên doanh Ánh Kim trả thay. Trong quá trình làm việc, ông Eric không hoàn thành nhiệm vụ nên Công ty Anh Kim đã gởi thư chính thức vào ngày 08/02/2013 đề nghị Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) và đã được Công ty Vinvest chấp nhận, như vậy kể từ ngày 22/5/2013 ông Eric sẽ chấm dứt nhiệm vụ tại Công ty liên doanh Ánh Kim. Công ty rất ngạc nhiên khi biết ông Eric khởi kiện Công ty liên doanh Ánh Kim vì các thiệt hại do bị buộc thôi việc tại Việt Nam. Công ty không đồng ý với bất cứ yêu cầu nào của ông Eric và xin được vắng mặt trong các buổi hòa giải và xét xử. * Người có quyền và nghĩa vụ liên quan - Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Thành Đạt có ông Nguyễn Ngọc Diệp làm đại diện trình bày: Công ty TNHH Thành Đạt và Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) liên doanh thành lập ra Công ty Liên doanh Ánh Kim, tiền lương của các chuyên gia làm việc cho Công ty liên doanh Ánh Kim đều do Công ty TNHH Vinvest (Hong Kong) chi trả. Cho nên qua yêu cầu của ông Eric, Công ty TNHH Thành Đạt không đồng ý. Hỏi: a) Anh (chị) hãy cho biết quan hệ làm việc giữa ông Eric Reyes Labung và Công ty Ánh Kim có phải là quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh hay không? Vì sao? b) Theo quy định của pháp luật Lao động hiện hành anh chị hãy cho biết việc công ty Ánh Kim sử dụng lao động là ông Eric Reyes Labung như vậy đúng hay sai, vì sao? CHẾ ĐỊNH: VIỆC LÀM – HỌC NGHỀ Tài liệu tham khảo: - Bộ luật Lao động năm 2012; - Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động; - Giáo trình Luật lao động trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, 2013. - Bùi Văn Trạch, “Dịch vụ việc làm – những vấn đề đặt ra cần giải quyết”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 199, năm 2002, trang 28. - Phạm Công Trứ, “Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật số 6, năm 2003, trang 47. I. LÝ THUYẾT: 1. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của việc làm. 2. Điều kiện thành lập tổ chức dịch vụ việc làm. 3. So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 4. Phân tích nguyên tắc bảo vệ người lao động trong chế định việc làm và học nghề. 5. Phân biệt quỹ quốc gia về việc làm và quỹ trợ cấp mất việc làm. II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: 1. Tình huống số 1 4 : * Nguyên đơn – Bệnh viện X có ông Nguyễn Văn N.là đại diện theo ủy quyền trình bày: Ông Võ Thành L.vào là việc trong Bệnh viện ngày 01/7/2007, hợp đồng lao động không xác định thời hạn được ký ngày 01/01/2009. Tháng 12/2010 Bệnh viện có cử ông L. tham gia khóa đào tạo PET-CT khoa học cơ bản và thực hành lâm sàng tại Tp.Hồ Chí Minh (do ông L. là cán bộ quy hoạch của Bệnh viện) với mức học phí là 6.000.000 đồng, thời gian đào tạo từ ngày 15/12/2010 đến 15/6/2011 theo hình thức học tại chức. Trước khi đi học ông L.đã cam kết: “1. Tôi xin cam kết trong và sau thời gian học thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đào tạo và quy chế đào tạo của bệnh viện. 4 Trích: Bản án số: 1016 /2011/LĐPT, ngày 22/8/2011 của TAND Tp.Hồ Chí Minh. … 3. Trong trường hợp vi phạm cam kết tôi phải bồi thường gấp 3 lần toàn bộ các khoản thu nhập tăng thêm (tiền hỗ trợ đời sống, ABC (tiền thưởng, lễ, tết…) được hưởng trong suốt thời gian đi học được quy định tại Điều 9 chương IV Quy chế đào tạo của bệnh viện. … 5. Tôi cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho bệnh viện, thời gian ít nhất là 05 năm. 6. Kinh phí: 6.000.000 đồng”. Quy chế Đào tạo của Bệnh viện đã được thông qua bởi kỳ Hội nghị cán bộ công chức hàng năm và phổ biến đến toàn thể viên chức bệnh viện đến nay vẫn có giá trị thi hành. Theo quy chế này thì người lao động vi phạm cam kết về thời gian phục vụ sau đào tạo sẽ phải bồi thường gấp 3 lần toàn bộ các khoản thu nhập: tiền hỗi trợ đời sống, ABC, tiền thưởng lễ, tết, tiền lương mà cá nhân được hưởng trong suốt thời gian học, không phụ thuộc vào nguồn tiền thưởng xuất phát từ thời gian trước hay trong khóa học; quy chế này không thuộc dạng văn bản bắt buộc phải đăng ký do đó nó có giá trị thi hành. Sau khi học xong, ngày 15/6/2013, ông L làm đơn xin nghỉ việc với lý do “Muốn ở nhà tập trung nâng cao chuyên môn”. Phòng tổ chức cán bộ của Bệnh viện đã động viên ông L ở lại công tác nhưng không thành nên đã đề xuất Giám đốc bệnh viện cho ông Lnghỉ việc kể từ ngày 16/8/2013. Bệnh viện cho rằng do ông L đã vi phạm cam kết cũng như quy chế đào tạo của Bệnh viện gây thiệt thòi đến quyền lợi chính đáng về quản lý nhân sự, kỷ luật lao động cũng như việc phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân nói chung do dó Bệnh viện yêu cầu Tòa án buộc ông L.phải bồi thường các chi phí theo đúng cam kết. Bị đơn – ông Võ Thành L trình bày: Về hợp đồng lao động cũng như việc phân công anh Võ Thành L thì đúng như đại diện Bệnh viện trình bày. Tuy nhiên, sau khi học xong về ông Luân đã nghỉ việc có thông báo trước cho Bệnh viện về việc nghỉ việc theo đúng quy định pháp luật nên không đồng ý bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo mà chỉ đồng ý bồi thường 01 phần tương ứng với thời gian chưa làm việc theo cam kết bị vi phạm. Hỏi: Với vai trò là đại diện của nguyên đơn hoặc bị đơn, anh/chị hãy đưa ra những lập luận để bảo vệ quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc bị đơn. CHẾ ĐỊNH: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Tài liệu tham khảo: - BLLĐ 2012; - Nghị định 44/2013/NĐ-CP; - Trần Hoàng Hải (chủ biên), Giáo trình Luật Lao động, Đại học Luật Tp. HCM, 2011. - Phạm Công Trứ, “Hợp đồng lao động” trong Giáo Trình Luật Lao động Việt Nam, Phạm Công Trứ (chủ biên).Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999; - Lê Thị Hoài Thu, “Hợp đồng lao động” trong Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Như Phát (chủ biên). Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003; - Nguyễn Hữu Chí, “Hợp đồng lao động” trong Giáo trình luật lao động Việt Nam, Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009; - Nguyễn Hữu Chí, Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam – Thực trạng và phát triển. Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2003; - Đặng Kim Chung, “Hợp đồng lao động và tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp”/Tạp chí Lao động và Xã hội số 161/2000; - Lưu Bình Nhưỡng, Hợp đồng lao động trong Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ/Tạp chí Luật học số 4/2002; - Đào Thị Hằng, “Mấy ý kiến về hợp đồng lao động vô hiệu”/Tạp chí Luật học số 5/1999; - Lưu Bình Nhưỡng, “Mấy ý kiến xung quanh việc thụ lý, giải quyết tranh chấp lao động có liên quan tới hợp đồng lao động”/Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2004; - Đinh Thị Chiến, “Bàn về trợ cấp thôi việc theo luật lao động Việt Nam”/Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2005. I. LÝ THUYẾT 1. Phân tích đặc điểm, ý nghĩa của hợp đồng lao động. 2. So sánh hợp đồng lao động với hợp đồng dịch vụ. 3. Hãy chứng minh nhận định: “Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu làm phát sinh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường”. 4. Bình luận quy định về loại hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. 5. Phân tích các quy định về điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Ý nghĩa và những điểm còn tồn tại của các quy định này? 6. Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu trong BLLĐ 2012. . HỌC LUẬT TP. HCM KHOA LUẬT DÂN SỰ BỘ TÀI LIỆU THẢO LUẬN MÔN LUẬT LAO ĐỘNG Bộ môn Luật Lao động - 2013 KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG - QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG. hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động; - Giáo trình Luật lao động trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2013. - Bùi Văn Trạch,

Ngày đăng: 01/01/2014, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan