TÀI NGUYÊN đối với CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN tại hóa ở VIỆT NAM

18 233 0
TÀI NGUYÊN đối với CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN tại hóa ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI: TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN TẠI HÓA VIỆT NAM 1/ Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với CNH-H ĐH Việt Nam: Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên là các nguồn cung cấp điều kiện và nguyên liệu cho phát triển sản xuất bao gồm đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, nguồn nước, khí hậu… Ngoài ra, vị trí điạ lý cũng có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển của nến kinh tế, đây có thể xem là một nguồn lực tự nhiên của đất nước Tài nguyên thiên nhiên được xem là một nguồn lực rất quan trọng trong phát triển kinh tế, nó được xem như món quà của thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia. Những quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ có những điều kiện hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên trên thế giới cũng có những nước nghèo tài nguyên khoáng sản như Nhật, Singapore…, nhưng do biết phát huy tốt các nguồn lực khác, nhất là nguồn lực con người, thì vẫn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng Số lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia không phải hoàn toàn cố định. Nếu có sự đầu tư thoả đáng cho việc điều tra, nghiên cứu và phát triển thì một quốc gia có thể phát hiện thêm những nguồn tài nguyên mới và phát triển, mở rộng các nguồn tài nguyên đã có trong phạm vi biên giới quốc gia, nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 2/Các nguồn tài nguyên thiên nhiên : 2.1/ Tài nguyên đất a. Định nghĩa: - Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. - Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km 2 ) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). b. Vai trò của đất đai: - Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như: là môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực, lọc và cung cấp nước, . - Đất là môi trường sống của con người, là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng. - Đất cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho con người và các sinh vật các nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển. - Đất còn có giá trị cao về mặt lịch sử tâm lý và tinh thần. - Đặc biệt, đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến, là nguồn tài nguyên quý nhất trong sản xuất nông nghiệpcông nghiệp, phục vụ cho quá trình CNH – HĐH đất nước. c. Thực trạng tài nguyên đất của nước ta - Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. - Do vị trí và địa hình đặc biệt của nước ta làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, 1 từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây. Cả nước có 14 nhóm. Diện tích đất bằng Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha. - Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất Việt Nam chưa cao, thể hiện tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. d. Những tồn tại của việc sử dụng đất Đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này cũng đang bị tác động không tốt bởi những lý do khác nhau. Một số những tồn tại trong việc sử dụng đất và những tác động của nó như sau: - Suy thoái tài nguyên đất: Trên thế giới đất hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. nước ta, suy thoái đất bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng Việt Nam là: • Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức. Theo thống kê có trên 60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng mức >50tấn/ha/năm. • Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng, . - Ô nhiễm tài nguyên đất: Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động cuả con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung - Một số tác động khác: Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị với các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ tạo nên nhiều chất thải rắn, lỏng và khí có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường đât. Thêm vào đó, dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất, từ đó dẫn đến các một số tác động xấu như sau: • Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu. • Làm mất cân bằng dinh dưỡng. 2 • Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng. e. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đồng thời cũng là đối tượng của lao động và là sản phẩm của lao động. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của Tài nguyên Môi trường đất. Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý nhằm phụ vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai. Một số biện pháp cấp thiết cần thực hiện nước ta như sau: • Thực hiện các kế hoạch quốc gia sử dụng đất bền vững trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp… • Đẩy nhanh các chương trình trồng cây theo hướng trồng những loài cây phát triển nhanh, các cây địa phương có sức chịu hạn tốt và các loài thực vật khác. • Tạo điều kiện để giúp làm giảm nhu cầu củi đốt thông qua các chương trình sử dụng các loại năng lượng có hiệu quả và năng lượng thay thế. • Cần phải cải tạo lại các vùng đất đã bị suy thoái và hướng dẫn cho dân về các lối sinh sống thay thế, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng các doanh nghiệp nhỏ sử dụng các nguồn lực địa phương. • Ngoài ra, cần thiết lập một hệ thống quốc tế ứng phó khẩn cấp các hạn hán với trang bị đầy đủ về lương thực thực phẩm, y tế, giao thông vận tải, tài chính . - Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải. Đất đai là nền tảng của nông nghiệp - ngành kinh tế đầu tiên được hình thành, phát triển. Từ nông nghiệp và vì nông nghiệp, các ngành công nghiệp đã mở ra phục vụ cho đời sống xã hội, tiếp sức cho năng lực và trí tuệ con người. Đến lượt nó, trí tuệ con người khi được chắp cánh, đã cho ra đời trùng điệp các ngành nghề ngày càng hiện đại với công nghệ ngày càng tinh khôn. Khi công nghiệp phát triển đến mức nhất định, việc tất yếu sẽ diễn ra là CNH – HĐH nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng cho quá trình CNH – HĐH và cho sự phát triển bền vững. 2.2.Tài nguyên nước a. Định nghĩa: Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. b. Vai trò của nước: 3 Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho hành tinh của chúng ta và chính nó là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũng không là ngoại lệ. Trong cơ thể người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 - 80, tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Nước còn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Lượng nước dùng cho trồng trọt, chăn nuôi rất lớn: trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 -7 l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít nước một ngày, lợn: 15 - 60, gà, vịt, ngan, ngỗng: 1 - 1,25 lít. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp cũng vậy: để sản xuất 1 tấn thép hay 1 tấn giấy phải dùng 44.000 lít nước; lọc một lít dầu cần 10 lít; sản xuất một lít bia phải có 15 lít nước sạch; lượng nước dùng làm mát máy cũng không nhỏ (động cơ đốt trong: 10 lít /giờ, động cơ dầu: 25 - 50 lít/giờ .) c. Thực trạng tài nguyên nước của nước ta Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%). Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn tới trên 2000 mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29%, mạng lưới sông, suối, đầm, hồ ao, kênh mương khá dày và có nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên nước nhìn chung tương đối phong phú: hàng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m 3 /năm, nếu kể cả lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào khoảng 889 tỷ m 3 /năm, nước dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỷ m 3 /năm (trầm tích bở rời: 12,6; đá lục nguyên: 7,31; đá phun trào: 2,11; đá xâm nhập: 8,05; đá carbonat: 2,4; đá biến chất: 7,79 và đá hỗn hợp: 7,75). Tuy nhiên, lượng nước mặt có thể khai thác không thật khả quan; một mặt khả năng sử dụng lượng nước chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào rất bấp bênh, thiếu chủ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mặt khác nếu xét lượng nước cho phép sử dụng không được vượt 4 quá 30% lượng nước đến ta thấy nhiều nơi không đủ nước dùng. Ví dụ lượng nước cần trong các tháng II - IV của đồng bằng Bắc Bộ chiếm tới 43 -53,8%, cá biệt tại Phả Lại chiếm 69 - 112% lượng nước đến . Trong vài thập niên đầu tiên của thế kỷ mới, nguy cơ thiếu nước sẽ đến với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả châu thổ sông Hồng. Nước mặt đã vậy, còn nước dưới đất thì sao? Nếu tính lượng nước khai thác sử dụng chỉ chiếm tối đa 30 - 35% trữ lượng tiềm năng thì lượng nước cần khoảng 14,4 - 16,8 tỷ m 3 /năm (tất nhiên đây chỉ tính trong trạng thái tự nhiên, thêm nữa muốn khai thác được lượng nước này cần phải tổ chức điều tra tìm kiếm, thăm dò). Trong nhiều năm qua, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Địa chất trước đây, nay là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, là các cơ quan chủ yếu được Nhà nước giao điều tra cơ bản địa chất thuỷ văn, tìm kiếm thăm dò nước dưới đất. Tính đến tháng 6/2001 trữ lượng nước dưới đất các cấp được đánh giá như sau: - Trữ lượng khai thác cấp công nghiệp: 1.854.303 m 3 /ng (miền Bắc Việt Nam: 1357.266; đồng bằng Nam Trung Bộ: 22.757; Tây Nguyên: 39.280; đồng bằng Nam Bộ: 435.000 m 3 /ng). - Trữ lương khai thác cấp C 1 : 1.979.106 m 3 /ng (miền Bắc Việt Nam: 1.081.251; Nam Trung Bộ: 78.460; Tây Nguyên: 156.860; Nam Bộ: 662.535 m 3 /ng ) - Trữ lượng cấp C 2 : 10.840.163 m 3 /ng (miền Bắc Việt Nam: 6.506.645; Nam Trung Bộ: 496.879; Tây Nguyên: 2.447.412; Nam Bộ: 1.389.277 m 3 /ng ); - Trữ lượng khai thác tiềm năng: 110.528.836 m 3 /ng (miền Bắc Việt Nam: 11.298.630; Nam Trung Bộ: 3.458.754; Tây Nguyên: 5.520.452; Nam Bộ: 90.161.000 m 3 /ng ). Như vậy, so với tiềm năng tài nguyên thì trữ lượng cấp công nghiệp đã được điều tra, đánh giá mới chỉ chiếm 1,4%, còn tổng trữ lượng A+B+C 1 cũng mới chiếm 2,9%, thể hiện là mức độ đầu tư nghiên cứu còn thấp. Theo thống kê chưa đầy đủ trên phạm vi toàn quốc lượng nước đã khai thác là 6,454 triệu m 3 /ngày phục vụ cho nhu cầu ăn uống - sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ trong đó nước mặt chiếm 55% (3,557 triệu m 3 /ng), nước dưới đất chiếm 45% (2,897 triệu m 3 /ng): miền Bắc Việt Nam 1,238 triệu m 3 /ng (nước mặt 0,313, nước dưới đất 0,925); Nam Trung Bộ 237.100 m 3 /ng (nước mặt 109.700, nước dưới đất 127.400); Tây Nguyên 3,764 triệu m 3 /ng (nước mặt 2,484, nước dưới đất 1,28); Nam Bộ 1,214 triệu m 3 /ng (nước mặt 0,65, nước dưới đất 0,564). Lượng khai thác nước dưới đất thực tế chiếm 75,6% tổng trữ lượng cấp A+B+C 1 đã được đánh giá hay 128,8% tổng trữ lượng A+B và 20% C 1 : miền Bắc Việt Nam chỉ mới chiếm 58,8%, hoàn toàn có khả năng tăng cung lượng thêm 648.506 m 3 /ng; đồng bằng Nam Bộ chiếm 99,5% nên nếu muốn tăng thêm cần tiếp tục đầu tư cho công tác thăm dò tỉ mỉ, thăm dò khai thác; đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ vượt gấp 3,3 lần và Tây Nguyên vượt 18,1 lần trữ lượng đã được tìm kiếm, thăm dò, mà nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ nhu cầu tưới cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai, Đắc Lắc có nhu cầu rất lớn, trong khi nước mặt không đủ, làm cho cư dân phải tự thuê các cá nhân, tổ chức khác nhau khoan rất nhiều lỗ khoan khai thác nước ngầm để tưới vườn với cung lượng 5 966.000 m 3 nước một ngày, gây nên nguy cơ suy thoái cạn kiệt nguồn nước. Do đó, rất cần sự đầu tư nghiên cứu, một mặt đáp ứng nhu cầu, mặt khác định ra giải pháp đảm bảo khả năng tái tạo và bảo vệ nguồn nước. d. Những tồn tại của việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước: Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù được nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng cũng chỉ mới có 46 - 50% dân cư đô thị và 36 - 43% dân cư nông thôn được dùng nước sạch. Nhiều người dân nhiều vùng còn phải dùng các nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, kéo theo tỷ lệ dân cư mắc bệnh khá cao: 90% phụ nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa, 95% trẻ em nông thôn bị nhiễm giun, hàng năm có trên 1 triệu ca tiêu chảy, lị . Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng tạo nên những nguy cơ tiềm tàng của nhiều bệnh lý nhiều địa phương.Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Dưới đây xin nêu một số thách thức chủ yếu. Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m3/người hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó. Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm. Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Như trên đã nêu, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực . đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có 6 khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn các vùng mưa ít. Tác động của biến đối khí hậu toàn cầu Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt. Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện nay không chỉ do nước quá ít không đủ để thoả mãn nhu cầu của con người mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người và môi trường gánh chịu hậu quả. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn. Nếu chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế, một quốc gia sẽ bị xếp vào loại thiếu nước nếu bình quân đầu người mỗi năm dưới 4.000m3, thì rõ ràng Việt Nam là một quốc gia thiếu . nước, dù là xứ sở của sông nước - một điều nghe rất nghịch lý! e. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước Khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông. 7 Tài nguyên nước dưới đất trên phạm vi toàn quốc mới được đánh giá chủ yếu dạng tiềm năng và triển vọng, trữ lượng cấp công nghiệp đã được thăm dò chiếm tỷ lệ không đáng kể, còn nhiều vùng trắng.Điều đó làm cho việc quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên này gặp nhiều khó khăn và bất cập. Bởi vậy để đáp ứng nhu cầu về cấp nước của nền kinh tế dân sinh, phát triển bền vững nguồn nước và bảo vệ môi trường, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt là việc tìm kiếm - thăm dò nhằm tạo cơ sở khai thác sử dụng nguồn nước hợp lí, tránh nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và những tác động tiêu cực đến môi trường, tăng khả năng bổ cập, tái tạo nước dưới đất. Muốn vậy, ngành địa chất, trực tiếp là các đơn vị chuyên ngành địa chất thuỷ văn thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cần được nhà nước đầu tư để tổng hợp lại toàn bộ các tài liệu đã có, chỉnh lý để thành lập các bản đồ địa chất thuỷ văn và đánh giá tài nguyên nước dưới đất cho từng đối tượng chứa nước, trước mắt tập trung vào các tầng trầm tích bở rời, đá bazan, đá carbonat . và đem khớp với quy hoạch về cấp nước các đô thị, khu kinh tế trọng điểm, các tụ điểm dân cư, các địa phương . từ đó đề xuất công tác điều tra, tìm kiếm thăm dò và khai thác nước dưới đất đáp ứng yêu cầu thực tiễn với những giải pháp tối ưu, trong đó đặc biệt chú ý tới bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công nghệ khai thác giếng lớn, hành lang lấy nước tại các vùng có điều kiện địa chất thuỷ văn thuận lợi. Về phía Nhà nước, trong các dự án quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế vùng, địa phương và toàn lãnh thổ, cần quan tâm bổ sung một số lĩnh vực về phát triển và bảo vệ tài nguyên nước sau: *Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. *Quy hoạch tổng thể các hồ chứa nước. *Xử lý chất thải Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế khách quan và góp phần hiệu quả vào phát triển kinh tế với phát triển xã hội, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí và bảo vệ môi trường, đề nghị: 1) Tăng cường công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt chú trọng việc đánh giá nước dưới đất qua việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề cung cấp, kiểm soát và ô nhiễm nước dưới đất; 2) Kết hợp chặt chẽ giữa điều tra với quy hoạch, đảm bảo kết quả nghiên cứu vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn; 3) Nhằm đưa nhanh lượng nước sạch tìm được vào sử dụng đáp ứng nhu cầu dân sinh, Nhà nước cần đầu tư cho công tác khai dẫn đối với các chương trình trọng điểm như nước cho miền núi, biên giới, hải đảo . và công tác thăm dò nước dưới đất tại các vùng có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao khi khó khăn hoặc không có khả năng huy động các nguồn vốn khác; 4) Có kế hoạch và chính sách cụ thể đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng điều tra nước dưới đất. 8 5) Nhà nước cần đầu tư để thử nghiệm các công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất, hành lang lấy nước, khoan tia tại các khoảnh có điều kiện địa chất thuỷ văn thích hợp, nhằm xác định quy trình công nghệ hợp lí áp dụng vào thực tế. 2.3.Tài nguyên rừng: a. Định nghĩa: Rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lý học, hóa học và sinh học tác động qua lại với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật; đó là một siêu cơ thể tiến hóa tương đối chậm chạp, tham gia vào các chu trình C, O2, N2, H2O và của nhiều loại chất khoáng khác b. Vai trò của tài nguyên rừng: - Rừng với khí quyển: Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là sự cung cấp oxy, là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật, là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây hại cho con người và các động vật, điều hòa khí hậu của quả đất. Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh của quả đất -Rừng đối với đất : Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện bởi rừng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển đất; ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển của rừng. Rừng lấy chất dinh dưỡng từ đất để phát triển; các cành, lá rụng xuống sẽ được các vi sinh vật phân hủy thành mùn và mùn tiếp tục được khoáng hoá cho ra những chất dinh dưỡng mới cung cấp lại cho cây. -Rừng đối với mùa màng Rừng có tác động che chắn gió, cường độ mưa rơi, cường độ dòng chảy . nên hạn chế xói mòn đất, bảo toàn được chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây trồng; Rừng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì của đất giúp cho cây trồng phát triển; Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt và lớp khí quyển sát với tầng đất mặt, điều hòa tiểu khí hậu giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi; Rừng điều hòa nhiệt độ nên làm giảm sự thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của đất và giữ lại nước trong đất giúp cho sự hòa tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà rể cây hấp thụ được dể dàng; Rừng ngăn chận được các luồng gió mạnh, chắn rét cho đàn gia súc, giúp cho cây trồng tránh được sự gãy đổ; Rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương thực, chế biến thực phẩm . - Rừng là nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ: rừng cung cấp gổ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, là nguồn cung cấp các sản phẩm hóa học, cung cấp sợi dệt, làm bột giấy, lấy tinh dầu, nhựa cây, thuốc nhuộm . - Rừng là nguồn cung cấp và điều hòa nguồn nước ngọt: những vùng có lượng mưa nhiều; vào mùa mưa, nước mưa được giử lại trong thảm lá mục và trong lớp đất tơi xốp rồi trực di xuống các tầng đất sâu hơn hình thành nên những mạch nước ngầm, nên ta có thể xem rừng là kho dự trử nước và điều phối nguồn nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp của con người vào mùa khô hạn. - Rừng là kho thực phẩm: Rừng là nơi cung cấp những loài thực vật và động vật có thể sử dụng làm nguồn lương thực và thực phẩm cho người. 9 - Rừng có tác dụng chống sự bồi lấp : rừng giúp cho đất chống lại sự xói mòn, gián tiếp chống sự bồi lấp lòng sông, hồ, các công trình thủy điện và các công trình thủy lợi. - Rừng còn là kho thuốc vô giá: rừng có rất nhiều loài thực vật và động vật có dược tính được sử dụng làm thuốc phục vụ sức khỏe của con người. c. Thực trạng tài nguyên rừng của nước ta Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29% diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn 6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989). Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn . Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000 m nên VN có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được: - Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Hộ, 1991- 1993), trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm . Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho gỗ quí (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm 3) ., loại rừng cho gỗ nầy chiếm khoảng 6 triệu ha. Ngoài ra rừng VN còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và những cây lấy gỗ ra, rừng Việt Nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu gồm khoảng 1500 loài trong đó có khoảng 75% là cây hoang dại. Những cây có chứa hóa chất quý hiếm như cây Tô hạp (Altingia sp.) có nhựa thơm có vùng núi Tây Bắc và Trung bộ; cây Gió bầu (Aquilaria agalocha) sinh ra trầm hương, phân bố từ Nghệ tỉnh đến Thuận Hải; cây Dầu rái (Dipterocarpus) cho gỗ và cho dầu nhựa . - Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ, Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá rừng ngập mặn và cá biển; chúng phân bố trên những sinh cảnh khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ của thế giới. d. Những tồn tại của việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng: Năm 1945 diện tích rừng Việt Nam là 14 triệu ha đến hiện nay chỉ còn lại khoảng 6, 5 triệu ha, như vậy trung bình mỗi năm rừng Việt Nam bị thu hẹp từ 160 - 200 ngàn ha. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về diện tích là do khai hoang trong chiến 10

Ngày đăng: 01/01/2014, 11:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan