Lý thuyết bộ ba bất khả thi - Bàn thêm về Nghiệp vụ thị trường mở

9 606 0
Lý thuyết bộ ba bất khả thi - Bàn thêm về Nghiệp vụ thị trường mở

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hay Triangle of Impossibility)) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô: • Ổn định tỷ giá • Tự do hóa dòng vốn • Chính sách tiền tệ độc lập Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

thuyết bộ ba bất khả thi thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hay Triangle of Impossibility)) là một chính sách kinh tế quốc tế. thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô: • Ổn định tỷ giá • Tự do hóa dòng vốn • Chính sách tiền tệ độc lập “Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999. Đây là hình thuyết rất phổ biến, gọi là hình Mundell- Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ của nền kinh tế mở. Một kiểu khác của thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng giảm đi. Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện những thay đổi của quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai. Theo saga Giải thích bộ ba bất khả thi Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: (1) dòng vốn chảy vào và chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) lạm phát luôn có liên hệ mật thiết với nhau. Khi dòng vốn ra vào (tài khoản vốn) được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Trong kinh tế học, tình huống này được gọi là "bộ ba bất khả thi" (impossible trinity). Không thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của một chiếc khăn khỏi bung lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hòn đá. Trong bộ ba bất khả thi này, thường các nước phát triển ưu tiên cho mục tiêu chống lạm phát. Vì chi phí khi xuất hiện lạm phát và xử lí lạm phát khá tốn kém. Do đó, thường các nước phát triển luôn có xu hướng để ngân hàng trung ương độc lập và có nhiệm vụ chính là kiểm soát lạm phát thấp < 5%, thậm chí < 3%. Tuy nhiên, một số nước đang phát triển lại đi theo hướng khác là ưu tiên cho việc kiểm soát dòng vốn và tỷ giá, còn lạm phát thì kiểm soát lỏng hơn. Chính sách này có tên gọi là chính sách ưu tiên tăng trưởng với lạm phát mục tiêu( trong khoảng 1 con số). Tức là chấp nhận có lạm phát trong giới hạn <10% để ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng và thu hút nguồn vốn, ổn định tỷ giá. Một trong những nước khá thành công chính là Chi Lê. Chính sách này giúp phát triển một tầng lớp trung lưu - tầng lớp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, người lao động và dân nghèo là tầng lớp chịu thiệt thòi của chính sách này. Bàn thêm về Nghiệp vụ thị trường mở ( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 4 -- Số lần đọc: 43378) Một số thông tin mà qua đó bạn quynhdaoMBA5 có thể đã tự trả lời được câu hỏi nêu trên về " Nghiệp vụ thị trường mở " (Open market operation) . Có rất nhiều thứ đáng quan tâm xung quanh vấn đề điều khiển hành vi thị trường. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở (open market operations) chính là phương tiện quan trọng để triển khai và thực hiện chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương của quốc gia sử dụng nghiệp vụ này để điều tiết lượng cung tiền quốc gia. Để làm việc đó, NHTƯ mua-bán các chứng khoán do chính phủ phát hành, cùng với các công cụ tài chính khác. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ về điều khiển lãi suất thị trường hay tỷ giá là định hướng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ này. Ở các nền kinh tế tiên tiến, hầu hết tiền được ghi nhận qua các bản ghi điện tử, chỉ còn một tỉ lệ nhỏ bằng giấy như giấy tờ ngân hàng, hối phiếu, nên các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở được vận hành thông qua các hệ thống điện tử ghi tăng giảm các khoản tiền tại một ngân hàng. Ví dụ, tài khoản dự trữ của một ngân hàng tại NHTƯ được điều chỉnh tăng-giảm tương ứng khi mua hay bán một công cụ tài chính. Tiền được tạo mới được ngân hàng trung ương sử dụng để mua từ thị trường mở như một tài sản tài chính, có thể là trái phiếu chính phủ, ngoại hối (tiền nước ngoài), hoặc là vàng (để dự trữ-bảo đảm). Trong trường hợp NHTƯ quyết định bán các tài sản tài chính họ đang nắm giữ kể trên ở thị trường mở, lượng tiền ngân hàng nắm giữ giảm đi, làm giảm giá trị đồng tiền. Quá trình này không liên quan gì tới việc in tiền mới trong nền kinh tế. Một tài khoản của NHTƯ đối ứng cho một ngân hàng thương mại thành viên có thể chỉ tăng giảm đơn giản về mặt ghi nhận thông số điện tử. Tuy nhiên, trong trường giao dịch cụ thể mà ngân hàng thành viên yêu cầu sử dụng giấy tờ ngân hàng tồn tại vật lý, có thể NHTƯ phải in thêm tiền cho lưu thông vật lý. Một số mục tiêu của nghiệp vụ thị trường mở: Trong mục tiêu hạn chế thời kỳ lạm phát, nghiệp vụ thị trường mở có thể nhắm vào mục tiêu điều chỉnh lãi suất ngắn hạn trên thị trường các công cụ tài chính nợ (gọi ngắn gọn là "thị trường nợ"). Mục tiêu này thay đổi theo thời kỳ tùy vào tín hiệu kinh tế của giai đoạn để đạt được, và sau đó là duy trì, tỉ lệ lạm phát trong giới hạn được ưa chuộng ("giới hạn mục tiêu"). Thế nhưng một số biến thể khác của chính sách tiền tệ cũng thường nhắm vào các mức lãi suất để điều chỉnh. Ví dụ, ở Mỹ Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ và ở châu Âu là European Central Bank (NHTƯ Châu Âu) sử dụng các mức dao động khác biệt về lãi suất để định hướng các nghiệp vụ thị trường mở. Ngoài việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn như đã nói, một số mục tiêu khác cũng có thể kể tới. Đó có thể là mục tiêu tăng lượng cung tiền tệ như Hoa Kỳ đã làm vào giai đoạn cuối những năm thập niên 1970 cho tới đầu 1980 thời kỳ ông Paul Volcker làm Chủ tịch FED Fund. Nghiệp vụ thị trường mở còn thường được sử dụng để duy trì mức tỉ giá hối đoái đã ấn định tương ứng với một số loại ngoại tệ nào đó. Trường hợp bản vị vàng thì nghiệp vụ này còn được sử dụng để duy trì tỉ giá tương ứng với biến động giá vàng, nghĩa là giá trị nội tệ ở mức khá cố định so với giá vàng. NHTƯ có thể sử dụng "pha chế hợp chất" chính sách theo liều lượng thay đổi tùy vào tình hình của nền kinh tế để đạt mục tiêu chính sách tiền tệ. NHTƯ có thể kết chặt tỉ giá đồng tiền bằng cách đưa ra các mức cam kết khác nhau của chính sách này để thị trường thu nhận tín hiệu chính sách. Việc kết dính mà càng lỏng, NHTƯ càng phải mở rộng phạm vi các biến số họ tác động lên (như là với các loại lãi suất khác nhau). NHTƯ cũng có thể nhắm vào một giỏ các đồng tiền, như kiểu trường hợp dự trữ ngoại hối, thay vì chỉ nhắm vào một đồng tiền chủ đạo ngoại hối nào đó. Trong một số tình huống, NHTƯ được quyền sử dụng các phương tiện bổ sung để tăng cường sức mạnh của tác động nghiệp vụ mở như tăng giảm lượng dự trữ bắt buộc, kiểm soát nguồn vốn vào- ra (kiểu Thái Lan mới làm gần đây đầu 2007) . Nói chung đều tác động vào lượng cung tiền trong nền kinh tế. Giáo sư Robert Mundell (1985) cũng đưa ra luận thuyết rằng khi sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, mỗi lần như vậy có lẽ chỉ đạt được một mục tiêu duy nhất tại một thời điểm mà thôi. Theo lập luận của ông, không thể tìm cách cùng lúc tác động tới lãi suất nhưng lại theo đuổi chính sách bản vị vàng với đồng tiền. Hoặc là khi đang tìm cách ảnh hưởng lên lãi suất của thị trường, tỉ giá hối đoái sẽ bị ảnh hưởng theo. Ở Mỹ vào năm 2006, Cục dự trữ liên bang đặt ra mục tiêu lãi suất sao cho khi lãi suất của các quỹ FED cao hơn mục tiêu thì người ta sử dụng repo để làm tăng lượng cung tiền; mà repo chính là một hoạt động cho vay từ NHTƯ. Khi lãi suất FED thấp hơn mục tiêu, lượng cung tiền được điều chỉnh giảm cũng thông qua repo, nhưng theo hiệu ứng tạo ra vay. European Central Bank cũng sử dụng các cơ chế tương tự, nhưng có một phương pháp tiếp cận 4-bước để đạt các mục tiêu khác nhau. ECB còn sử dụng nghiệp vụ này để gửi đi các tín hiệu cho biết lập trường chung của châu Âu về chính sách tiền tệ. Hàng tuần họ thông báo về "nghiệp vụ tái chiết khấu" và hàng tháng "nghiệp vụ cho vay lại dài hạn" để cung cấp tính thanh khoản cho hệ thống tài chính; đôi khi còn cung cấp "nghiệp vụ điều chỉnh" theo tình huống (giao dịch ngay, dự trữ, swap ngoại hối và thu hồi tiền gửi kỳ hạn cố định) tất cả đều nhằm "làm trơn" các mức lãi suất theo nghĩa không để diễn ra diễn biến bất thường đột ngột, nhờ tính chất dao động của tính thanh khoản tài sản trên thị trường. "Nghiệp vụ cấu trúc" cũng được sử dụng để điều chỉnh cơ cấu tài sản dài hạn của chính NHTƯ so với mức chung của thị trường và khu vực tài chính. Ở Hoa Kỳ, thường xuyên sử dụng mua lại qua đêm (repos) các tài sản tài chính để tạm thời sinh ra tiền mới, hoặc "repo ngược" để "xóa" bớt tiền tệ. Theo cách khác, FED có thể tạo ra tiền ổn định bằng việc mua ngay các chứng khoán. Trên thực tế hiếm khi FED lại xóa vĩnh viễn một lượng tiền bằng cách bán ngay một lượng chứng khoán đáng kể. Các thương vụ thị trường này được thực hiện trong nhóm gồm khoảng 22 ngân hàng và những nhà buôn tài chính lớn gọi là "nhà giao dịch sơ cấp". Như đã nói kể cả với repo thì tiền được tạo ra cũng ghi nhận bằng phương pháp hệ thống điện tử thông qua tăng dự trữ tại ngân hàng, và phát hành một khoản nợ mới của NHTƯ. Tiền được xóa bớt qua "repo ngược" bằng cách ghi giảm tài khoản dự trữ của một ngân hàng, và xóa bớt một khoản nợ của NHTƯ. FED thực hiện các phương pháp này từ những năm 1920 thông qua Phòng Thị trường Mở tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. Rõ ràng, câu trả lời của tôi là: CÓ! Rất nhiều tình huống việc đánh giá sai tính hợp lý, cấu trúc tài sản tài chính, và mục tiêu lãi suất sẽ biến nghiệp vụ thị trường mở thành con dao 2 lưỡi. Công cụ nào sử dụng cũng phải suy tính và có liều lượng hợp lý. Các bước quan sát cũng rất quan trọng. Chúc bạn quynhdaoMBA5 tìm được ví dụ để tự trả lời cho mình. Vương Quân Hoàng www.saga.vn Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và nhữn Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về "Tiêu chuẩn vốn quốc tế" - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng , từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu. Như vậy, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng . Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau: EL = PD x EAD x LGD Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên. Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau: Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành, . Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi . Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một hình định sẵn, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là hình tuyến tính, hình probit . và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau: EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. "LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân" chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân. Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức, . Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây: LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD. Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Cơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD: Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai. Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử các khoản tín dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất. Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường. Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng1. Trước hết, việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, chứng khoán hóa, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác2. Điều này có thể được tham khảo thông qua khảo sát của Goo Yong Ahn - Phó Vụ trưởng Vụ ổn định hệ thống tài chính thuộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc được tiến hành trong lộ trình ứng dụng Basel II của quốc gia này. Hàn Quốc, tính đến tháng 4 năm 2005, đã có 4 ngân hàng áp dụng A-IRB, 6 ngân hàng áp dụng F- IRB và 8 ngân hàng áp dụng SA. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề trên khi nghiên cứu một so sánh của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc. Như vậy, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an toàn vốn tăng, điều này dẫn đến hình ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường và các cơ quan giám sát. Với việc xác định được tổn thất ước tính của một khoản cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau: Thứ nhất, giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Theo thuyết quản trị, quản trị nhân sự bao gồm bốn vấn đề chính: tuyển dụng; đào tạo lại; hệ thống lương thưởng; vấn đề thăng tiến. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng . Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao. Thứ hai, xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng . Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo "tuổi nợ", chỉ có một số ít ngân hàng đã có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều. Thứ ba, việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Theo khảo sát của tác giả, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống xếp hạng khách hàng và hệ thống này được sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. Ví dụ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia khách hàng ra thành 10 hạng căn cứ vào số điểm khách hàng có được từ hạng AAA đến hạng D. Khách hàng bị xếp hạng CCC trở xuống sẽ không được vay tiền. Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tính hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền. Như vậy, nó tương tự việc xác định biến kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là: trong trường hợp thứ nhất, được xác định theo phương pháp "rời rạc"; trường hợp thứ hai, được xác định theo phương pháp "liên tục" dựa trên các hình toán. Như vậy, ngân hàng thương mại có thể dựa luôn vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học. Thứ tư, việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của các ngân hàng thương mại sau này. Đây là một xu thế tất yếu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ hướng tới vì swap tín dụng và chứng khoán hóa chính là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng thương mại. Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu PD, LGD hay EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học. ThS. Nguyễn Đức Trung - Học viện ngân hàng Nguồn: webiste xếp hạng rủi ro tín dụng www.rating.com.vn . Lý thuyết bộ ba bất khả thi Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity. ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được

Ngày đăng: 01/01/2014, 10:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan