Bài tập kiểm toán tài chính 2013

23 5.2K 18
Bài tập kiểm toán tài chính 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập Kiểm toán tài chính 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Bài 1 :Một công ty được chọn để kiểm toán tài chính năm N. Số liệu đã có đến ngày kiểm toán như sau (ĐVT: tr.VNĐ) Tài sản Số ĐK Số CK Nguồn vốn Số ĐK Số CK A.TSNH A. Nợ phải trả 1. Tiền 50 1. Nợ ngắn hạn 600 - Tiền mặt 50 - Vay ngắn hạn 300 500 - Tiền đang chuyển 0 - Phải trả nhà cung cấp 100 2. Các khoản phải thu 1150 - Thuế & các khoản phải nộp 120 0 - Phải thu của KH 1150 1020 - Phải trả CBCNV 80 200 3. CP trả trước 80 2. Nợ vay dài hạn 350 1320 4. Hàng tồn kho 200 400 - Vay dài hạn 350 1320 - Hàng hoá 200 200 - Hàng gửi bán 0 200 B. Vốn chủ sở hữu B. TSDH - Vốn KD 1500 1. TSCĐHH 1700 - Quỹ ĐTPT 150 50 2. Hao mòn TSCĐ (200) - Lãi chưa phân phối 0 3. CPXDCB dở dang 20 - Nguồn vốn ĐTXDCB 400 Tổng cộng Tổng cộng Ngoài ra, số liệu trên một số tài khoản quý IV/N chưa được kiểm toán như sau TK 241 TK 211 TK 214 TK 142 S: 900 S:1700 S:200 S:0 (1)900 (1)600 260(3) (3)260 TK 331 TK421 S:20 S:30 (1)300 TK411 TK441 TK 111 TK 113 S:1500 S:400 S:200 S:0 (2)400 (2)40 (4)150 510(4) Yêu cầu: Phát hiện sai sót có thể có trên tài khoản, thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và hoàn tất số liệu trên bảng CĐKT. Bài tập Kiểm toán tài chính 2 Bài 2: Ngày 2/2/N+1, Anh (chị) được giao thực hiện kiểm toán tài khoản kế toán tiền mặt (TK111) của doanh nghiệp A (DN A) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/N. Trong quá trình thực hiện công việc Anh (chị) đã thu thập được một số bằng chứng kiểm toán sau: 1. Phiếu chi số 250 ngày 29/4/N chi 131.000.000đ để Chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 (Biết rằng tại thời điểm này số dư quỹ khen thưởng là 500.000.000đ ), kế toán đã hạch toán: Nợ TK 642: 31.000.000 Nợ TK 641: 25.000.000 Nợ TK 627: 75.000.000 Có TK 111: 131.000.000 2. Phiếu chi số 253 ngày 30/4/N chi tiền mua 01 bộ máy tính văn phòng số tiền thanh toán đã bao gồm cả thuế VAT 10% là 11.000.000đ, đơn vị hạch toán: Nợ TK 211: 11.000.000 Có TK 111: 11.000.000 3. Phiếu thu số 302 ngày 5/6/N có nội dung: Ông Nguyễn Văn B nộp tiền mua 05 tấn vật liệu X số tiền 55.000.000đ( đã bao gồm VAT 10%). Đơn giá tồn kho 1 tấn vật liệu X là 8.000.000đ. Hạch toán: Nợ TK 111: 55.000.000 Có TK 152: 55.000.000 (Biết rằng đơn vị chưa hạch toán doanh thu, giá vốn của lô hàng này) 4. Phiếu chi số 985 ngày 3/12/N mua 01 máy tính để bàn số tiền 11.000.000đ. Hạch toán: Nợ TK 213 : 10.000.000 Nợ TK 133 : 1.000.000 Có TK 111: 11.000.000 5. Phiếu thu số 340 ngày 25/6/N thu nợ công ty B số tiền 200.000.000 đ kế toán hạch toán Nợ TK 131: 200.000.000 Có TK 111: 200.000.000 Yêu cầu: 1. Phát hiện sai sót và lập các bút toán điều chỉnh cần thiết 2. Tính ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động SXKD của đơn vị Biết rằng Doanh nghiệp A: áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Bài tập Kiểm toán tài chính 3 CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU VÀ THU TIỀN Bài 1: Khi kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của DN ABC năm N đã phát hiện những sai sót sau: 1. Ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 10.1.N+1 vào kết quả kinh doanh năm N theo giá bán 150 tr.VNĐ, giá vốn hàng bán 100 tr.VNĐ, thuế GTGT 10% (chưa có trong giá bán). 2. Một lô hàng giá bán 200 tr.đ ( chưa có thuế GTGT , thuế suất 10%), đã xuất kho gửi bán nhưng chưa được bên mua nhận. Tuy nhiên kế toán đã ghi nhận nghiệp vụ này vào doanh thu năm N. Giá gốc của lô hàng này là 150 tr.đ. 3. Đối trừ nhầm nợ phải trả cho công ty VIVA vào nợ phải thu từ công ty EVA, giảm nợ phải thu của công ty EVA từ 230 tr.VNĐ xuống còn 50 tr. VNĐ. Yêu cầu: a/ Nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục của BCTC . b/ Khái quát thủ tục kiểm toán thích hợp của việc phát hiện các sai sót trên. Lập bút toán điều chỉnh tương ứng. Bài 2: Khi kiểm toán BCTC cho DN T.T, bước đầu KTV thu thập được một số thông tin, tài liệu sau (ĐVT: 1000đ):  Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N :  Phải thu khách hàng: - Số đầu năm: 650.000 - Số cuối kỳ: 850.000  Dự phòng phải thu khó đòi: Số đầu năm: (10.000) - Số cuối kỳ: (8.000)  Theo số liệu trên sổ cái tài khoản 131- Phải thu khách hàng, tháng 12/N: Số dư đầu tháng: 650.000; Tổng số PS bên Nợ: 2.350.000; Tổng số PS bên Có: 2.150.000; Số dư cuối tháng: 850.000.  Có 3 Hoá đơn bán hàng cho khách hàng mới trong tháng 12, số hàng khá lớn, chưa thu tiền; nhưng không thấy có đơn đặt hàng và hợp đồng thương mại.  Trong các người mua, chỉ có khách hàng X nợ quá hạn chưa thanh toán đủ (nợ tháng 10/N, số tiền: 10.000; cho đến tháng 11/ N đã trả được 5.000). Yêu cầu: a/ Hãy phân tích để chỉ ra các nghi ngờ về các khả năng sai phạm có thể xảy ra. b/Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp dụng để thu thập bằng chứng nhằm giải toả các nghi ngờ trên. Bài tập Kiểm toán tài chính 4 Bài 3: Trong kỳ hoạt động, DN có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được kế toán ghi nhận như sau : 1. DN bán 200 sản phẩm cho 1 khách hàng theo giá bán lẻ là 22 tr.VNĐ (trong đó thuế suất VAT = 10%), đã thu tiền bằng chuyển khoản. Giá bán buôn chưa thuế tại DN là 18 tr.VNĐ. Bên cạnh nghiệp vụ ghi nhận giá vốn, kế toán ghi nghiệp vụ phản ánh giá bán như sau:: Nợ TK 112: 22 tr.VNĐ Có TK 511: 18 tr.VNĐ Có TK 333: 1,8 tr.VNĐ Có TK 711: 2,2 tr.VNĐ 2. Doanh nghiệp bán được lô hàng với tổng giá thanh toán 33 tr.VNĐ, trong đó thuế GTGT 10%. Giá vốn bằng 25 tr.VNĐ. Khách hàng chưa trả tiền. Kế toán ghi: a/ Nợ TK 632: 25 tr.VNĐ Có TK 155: 25 tr.VNĐ b/ Nợ TK 131: 33 tr.VNĐ Có TK 338: 33 tr.VNĐ 3. Doanh nghiệp xuất tiêu thụ nội bộ 1 lô hàng trị giá 11 triệu VNĐ (trong đó VAT 10%). Giá vốn của lô hàng này bằng 8 triệu VNĐ. Kế toán ghi: Nợ TK 136: 11 triệu VNĐ Có TK 155: 8 triệu VNĐ Có TK 911: 3 triệu VNĐ 4. Theo hợp đồng với công ty a, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công ty a. Mỗi năm công ty a phải trả cho doanh nghiệp là 22 triệu VNĐ, trong đó VAT bằng 2 triệu VNĐ. Theo thoả thuận khách hàng phải trả trước tiền dịch vụ theo hợp đồng là 3 năm bằng chuyển khoản. Kế toán ghi: Nợ TK 112: 66 triệu VNĐ Có TK 511: 60 triệu VNĐ Có TK 333: 6 triệu VNĐ Yêu cầu: a. Nhận xét về các bút toán định khoản của kế toán. Nêu các ảnh hưởng (nếu có) của các bút toán này đến các BCTC trong doanh nghiệp. b. Đưa ra các kiến nghị cần thiết và các bút toán điều chỉnh cho các trường hợp trên. Bài tập Kiểm toán tài chính 5 Bài 4: Bạn đang kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty XYZ có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/N. Bạn quyết định thực hiện một số thủ tục kiểm toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán, trong đó có thực hiện việc xác nhận các khoản nợ phải thu vào ngày 31/12/N Vào ngày 31/12/N có 200 khoản nợ phải thu với tổng số dư là 956.750.000đ và bạn đã chọn 75 khoản nợ phải thu với tổng số dư 650.725.000đ để xin xác nhận. Trong các thư xác nhận có 09 thư có thêm đoạn giải thích như sau : 1. Ngày 01/10/N, chúng tôi đã ứng trước 60.000.000đ, số tiền trên lớn hơn hóa đơn ngày 22/10/N (số tiền 35.000.000đ), nên chúng tôi không hiểu tại sao quý ông lại đề nghị chúng tôi xác nhận số dư nợ là 35.000.000đ ? 2. Số dư 12.800.000 đ đã được thanh toán ngày 23.12.N. 3. Số dư 23.600.000 đ đã được thanh toán vào ngày 12.01.N+1. 4. Chúng tôi không nợ gì quý đơn vị vào thời điểm 31.12.N bởi vì số hàng hóa của quý công ty theo hóa đơn số 1245 ngày 30.11.N với số tiền 30.000.000 đồng (FOB cảng đến) chúng tôi chỉ mới nhận được ngày 4.1.N+1. 5. Chúng tôi đã xem lại giá của lô hàng 12.500.000đ và nhận thấy là quá cao so với giá thị trường tại cùng thời điểm. 6. Số dư trên đã được thanh toán. 7. Đồng ý tổng số tiền. Hàng hóa ký gởi đã nhận được và chúng tôi sẽ thanh toán khi nào bán được hàng. 8. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được lô hàng này. 9. Số tiền 12.000.000đ mà quý ông đề nghị xác nhận là số tiền ký cược để thuê tài sản, chúng tôi sẽ cấn trừ vào tiền thuê của năm N+2 (năm cuối của hợp đồng thuê) theo đúng thỏa thuận của hai bên. Yêu cầu : Trong mỗi trường hợp trên, theo bạn cần thẩm tra các vấn đề nào ? Cách giải quyết và lý do ? Bài 5: KTV Nga được giao phụ trách khoản mục nợ phải thu trong BCTC của Công ty An Bình cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31.12.N. An Bình là công ty thương mại kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Khi thực hiện thủ tục phân tích KTV đã tính toán các số liệu sau: Số liệu bình quân ngành Số liệu của Công ty Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N Vòng quay của TS ngắn hạn 3,3 3,8 2,2 2,6 Số ngày thu nợ bình quân 87 93 67 60 Số ngày bán hàng 126 121 93 89 HTK/ TS ngắn hạn 56% 51% 49% 48% Tỷ suất lãi gộp 21% 27% 21% 19% Yêu cầu: Hãy nhận diện những điểm bất thường thông qua các tỷ số được tính toán nêu trên. Cho biết các thông tin KTV cần thu thập thêm. Bài tập Kiểm toán tài chính 6 CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG, PHẢI TRẢ, TRẢ TIỀN Bài 1Trong nhóm kiểm toán thực hiện báo cáo tài chính tại Công ty EAM, bạn được phân công làm tiếp tục chu trình “ Mua hàng và thanh toán” do một trợ lý khác đã làm, nhưng nay chuyển công tác khác do công việc. Trợ lý kia đã làm xong thủ tục đối chiếu với thư xác nhận, và đưa ra những đề xuất. Bạn phải xem xét lại giấy làm việc của trợ kia và hãy đưa ra những ý kiến đề xuất nếu người trợ lý trước đưa ra không đúng ( nếu có ), những việc cần làm tiếp Khách hàng : Công ty EAM Niên độ kế toán : 31/12/N Ký hiệu tham chiếu: Khoản mục: Các khoản phải trả Người thực hiện: HTH Bước công việc : Đề xuất sau khi đối chiếu thư xác nhận Ngày thực hiện : 7/2/N+1 ST T Tên khách hàng Số dư theo CT của đơn vị ($ ) Số dư theo thư xác nhận ( $) Chênh lệch (USD ) Các thông tin bổ sung Các thủ tục kiểm tra tiếp và kết luận Các đề xuất 1 Công ty CS 1.280.000 1.695.100 -415.100 Có 1 hoá đơn mua hàng ngày 3/12/N Hàng hoá nhận ngày 15/1/N+1, đơn vị đã hạch toán vào 27/1/N+1 Không 2 Công ty LDR 0 30.000 -30.000 Hoá đơn ngày 5/1/N+1 cho dịch vụ SC MMTB đã hoàn thành 28/12/N Đơn vị đã thanh toán khoản này trong tháng 1/N+1 Không 3 Công ty ABE 0 265.987 -265.987 Có hoá đơn mua hàng số 75230 ngày 15/12/N Đơn vị đã trả lại hàng vào 29/12/N và đã được chấp nhận Không 4 Công ty DDC 5.375.000 0 5.375.000 Thư xác nhận quay trở lại do Công ty đó không còn ở địa chỉ đó nữa Đơn vị khẳng định là Công ty đó đã chuyển, nhưng số liệu theo dõi của đơn vị là đúng Không 5 Công ty SA 27.500 75.500 -48.000 Hoá đơn mua hàng số 5724 ngày 5/12/N Đơn vị nói rằng, hàng hoá này không phù hợp với đơn đặt hàng. Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 156 Có TK331: 48.000 $ Bài 2: Khi kiểm toán tại công ty ABC, việc gửi thư xác nhận nợ phải trả người bán cho thấy số liệu khoản phải trả công ty X trên sổ sách của đơn vị thấp hơn số liệu xác nhận là 644.000.000 VNĐ. Sau khi đối chiếu, nguyên nhân được xác định như sau: 1. Số tiền 180.000.000 VNĐ công ty ABC thanh toán chuyển khoản cho công ty X vào ngày 31/12/N được công ty X ghi nhận vào ngày 2/1/N+1 2. Một trường hợp doanh nghiệp trả lại hàng cho người bán nhưng công ty X ghi sót (giá chưa có thuế VAT là 250.000.000 VNĐ). 3. Hóa đơn mua hàng ngày 30/12/N của công ty X chưa được công ty ABC ghi nhận vì hàng chưa về kho, hàng đã nhận tại kho người bán (giá đã có thuế VAT là 189.000.000 VNĐ) Yêu cầu a. Xác định ảnh hưởng của các sai sót trên đến báo cáo tài chính của DN. Bài tập Kiểm toán tài chính 7 b. Giả sử vì nhiều lý do, đơn vị không đồng ý điều chỉnh các sai sót nêu trên (trong khi các sai sót khác đã được điều chỉnh thích hợp và không có giới hạn trong phạm vi kiểm toán). Theo chính sách của công ty kiểm toán, báo cáo tài chính sẽ được coi là sai phạm trọng yếu nếu tổng tài sản bị chênh lệch trên 240.000.000 VNĐ (đối với Bảng cân đối kế toán) hoặc lợi nhuận sau thuế bị chênh lệch trên 100.000.000 VNĐ (đối với BC KQKD). Theo anh chị, ý kiến nào nên đưa vào báo cáo kiểm toán trong trường hợp này? Bài 3 Khi thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả cho năm kết thúc ngày 31/12/N của Công ty Minh Mẫn, KTV đã gửi 22 thư đề nghị xác nhận cho người cung cấp. Kết quả có 4 thư không được trả lời và 5 thư có số dư khác với số liệu kế toán của Cty Minh Mẫn. KTV giữ bản sao của bảng kê hóa đơn của người bán và gửi bản gốc cho đơn vị để chỉnh hợp các khác biệt. Hai ngày sau, nhân viên kế toán của Cty Minh mẫn đã hoàn trả lại năm bản kê hóa đơn của người bán kèm theo các thông tin sau : Yêu cầu : a. Đánh giá khả năng chấp nhận việc nhờ nhân viên khách hàng thực hiện chỉnh hợp, giả sử rằng kiểm toán viên dự định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung. b. Mô tả các thử nghiệm bổ sung mà KTV nên thực hiện cho mỗi trường hợp khác biệt nêu trên. Bảng kê 1 Bảng kê 2 Bảng kê 3 Bảng kê 4 Bảng kê 5 Số dư theo bảng kê của người bán Minh mẫn đã trả ngày 31.12.N Số dư theo sổ cái Số dư theo bảng kê của người bán Hóa đơn Minh Mẫn chưa nhận được Minh Mẫn đã trả ngày 15.12.N Số dư theo sổ cái Số dư theo bảng kê của người bán Số dư theo Sổ cái Chênh lệch không xác định nguyên nhân (NCC không đưa chi tiết số dư) Số dư theo bảng kê của người bán Hàng trả lại theo giấy báo ngày 15.12.N Số dư theo Sổ cái Số dư theo Bảng kê của người bán Minh Mẫn đã trả ngày 3.1.N+1 Chênh lệch không theo dõi do số tiền nhỏ Số dư theo sổ cái 66.180.100 (46.010.100) ----------------- 20.170.000 96.189.300 (27.331.800) (10.000.000) ---------------- 68.857.500 262.518.000 205.161.100 --------------- 57.356.900 61.701.500 23.601.500 -------------- 38.100.000 86.192.100 (30.000.000) 2.150.600 --------------- 58.342.700 Bài tập Kiểm toán tài chính 8 c. KTV nên thực hiện các thủ tục kiểm toán nào đối với các thư xác nhận không được trả lời. Bài 4: Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót sau đây đến khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, khoản phải trả, nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối của niên độ này và của niên độ sau ( Đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, không xét ảnh hưởng của thuế) : a. Hàng ký gởi được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ, trị giá $10,000 b. Số lượng đúng là 1,000 đơn vị kiểm kê ghi thành 100 dơn vị, đơn giá $50 c. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $40,000 không được ghi chép và dù số hàng này có trong kho nhưng khi kiểm kê nó được loại ra không tính. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. d. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $30,000 không được ghi chép và khi kiểm kê nó được tính vào hàng tồn kho. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. e. Một nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép. Vì hàng người mua còn gửi lại kho nên được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ. Giá bán $100,000, giá vốn $80,000. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. f. Một nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép. Mặc dù người mua còn gửi lại kho nhưng khi kiểm kê được loại trừ khỏi hàng tồn kho cuối kỳ. Giá bán $60,000, giá vốn $40,000. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. Bài 5 Khi kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Hoa Hồng, bạn quyết định gửi thư yêu cầu xác nhận một số khoản phải trả. Bạn đang lựa chọn đối tượng để gửi thư xác nhận. Giả sử danh sách các khoản phải trả như sau : Tên nhà cung cấp Số dư cuối năm Tổng lượng mua trong năm 1. Công ty Mạnh Hùng 2. Công ty Phát Đạt 3. Công ty Đông phương 4. Công ty Đống Đa ------ 226.500.000 650.000.000 1.900.000.000 19.800.000.000 461.000.000 750.000.000 21.230.000.000 Yêu cầu : a. Hãy lựa chọn hai trong số bốn khoản phải trả trên để gửi thư xác nhận. Giải thích lý do sự lựa chọn của mình. b. Giả sử trên đây là danh sách khách hàng cần gửi thư xác nhận, và số liệu trên là số dư cuối năm phải thu cùng với doanh số bán trong kỳ cho từng khách hàng. Bây giờ sự lựa chọn của bạn sẽ thay đổi thế nào ? Giải thích. Bài tập Kiểm toán tài chính 9 CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO, GIÁ THÀNH, GIÁ VỐN Bài 1: Nêu ảnh hưởng của những vấn đề sau đến BCTC của đơn vị: 1. Lượng hàng trị giá 10 tr.VNĐ được chuyển từ kho nguyên vật liệu thô cho khu vực sản xuất vào ngày 31 tháng 12 năm N. Hàng này không được tính vào hàng tồn kho trong kho nguyên liệu thô, nhưng do thiếu sót cũng không được tính vào khu vực sản xuất. Hàng hoá này đã được sử dụng vào sản xuất ngày 2 tháng 1 năm N+1. 2. Thành phẩm có giá thành xuất xưởng 15 tr.VNĐ được chuyển đến kho thành phẩm vào 12:30 chiều ngày 31 tháng 12 năm N. Nhóm kiểm kê hàng tồn kho tại phân xưởng đã kết thúc việc kiểmtại kho phân xưởng vào 12 giờ trưa và cho đến tận 2 giờ mới bắt đầu kiểmtại kho thành phẩm của nhà máy. 3. Lượng hàng trị giá bán cả thuế là 30 tr.VNĐ được gửi cho khách hàng vào ngày 2 tháng 1 năm N+1 nhưng được làm hoá đơn vào ngày 31 tháng 12 năm N. Lượng hàng này được tính vào hàng tồn kho thành phẩm và được tính vào bảng cân đối kế toán với giá gốc 20 tr.VNĐ. Bài 2: Trong tháng 3 năm N+1 anh (chị) cùng tham gia kiểm toán tại doanh nghiệp A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N. Trong quá trình kiểm toán đã thu được một số bằng chứng kiểm toán sau: 1. Doanh nghiệp xuất tiêu thụ nội bộ 1 lô hàng trị giá 11 triệu VNĐ (trong đó VAT 10%). Giá vốn của lô hàng này bằng 8 triệu VNĐ. Kế toán ghi Nợ TK 136: 11 triệu VNĐ Có TK 155: 8 triệu VNĐ Có TK 911: 3 triệu VNĐ 2. Biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho tại ngày 31/12/N cho thấy: • Số lượng thành phẩm tồn kho theo sổ kế toán là: 1.500 sản phẩm • Số lượng thành phẩm tồn kho theo thực tế là 1.400 sản phẩm. • Chênh lệch 100 sản phẩm do ngày 31/12/N đã xuất bán 100 SP cho Công ty X theo hoá đơn lập ngày 31/12/N. Kế toán công ty đã ghi nhận doanh thu và kê khai thuế VAT phải nộp đầy đủ. 3. Công ty không khai báo về phương pháp tính giá hàng tồn kho trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Yêu cầu: a. Xác định ảnh hưởng của các vấn đề trên đến BCTC của doanh nghiệp b. Đề xuất những điều chỉnh cần thiết để hoàn tất BCTC cho doanh nghiệp. (DN tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) Bài tập Kiểm toán tài chính 10 Bài 3: Có một số tình huống sau về hàng tồn kho tại Công ty Thiên Hùng vào thời điểm 31.12.N: a. Một lô hàng trị giá 2.000 USD nhận vào ngày 3.1.N+1, hóa đơn ghi ngày 5.1.N+1, hàng được gửi đi ngày 29.12.N, hàng mua theo giá FOB tại cảng đến. b. Một số hàng hóa trị giá 1.200 USD nhận được ngày 28.12.N nhưng chưa nhận được hóa đơn. Kiểm toán viên thấy trong hồ sơ số hàng này có ghi chú : hàng ký gửi. c. Một kiện hàng trị giá 560 USD tìm thấy ở bộ phận gửi hàng khi kiểm kê. Kiểm toán viên kiểm tra hồ sơ thấy đơn đặt hàng ngày 18.12.N nhưng hàng được gửi đi và hóa đơn được lập ngày 10.1.N+1. d. Một lô hàng nhận ngày 6.1.N+1 trị giá 720 USD được ghi trong Nhật ký mua hàng ngày 7.1.N+1. Hóa đơn cho thấy hàng được giao tại kho người bán ngày 31.12.N theo giá FOB tại cảng đi. Vào thời điểm kiểm kê (31.12.N) hàng chưa nhận được nên không nằm trong biên bản kiểm kê. Yêu cầu: Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, số hàng hóa đó có được tính vào hay loại trừ ra khi kiểm kê hàng tồn kho. Giải thích? Bài 4: KTV phát hiện những thông tin sau về công ty AC năm N 1. Công ty bán một lô hàng theo phương thức bán hàng đại lý ( bán đúng giá quy định của công ty). Lô hàng có giá vốn 300 tr.đ; giá bán chưa có VAT10% là 400 tr.đ. CÔng ty đã hạch toán doanh thu và chi phí cho toàn bộ lô hàng này, mặc dù đến hết năm đại lý thông báo mới bán được 50% số hàng đã nhận của công ty. 2. Theo hợp đồng với công ty B, AC bán cho B một lô hàng có giá gốc khi mua là 40 tr.đ vào ngày 6/2/N. Tuy nhiên do tại thời điểm 31/12/N-1, giá thị trường của lô hàng này là 46 tr.đ nên kế toán công ty đã ghi nhận giá vốn của lô hàng khi xuất là 46 tr.đ. 3. Số dư của hàng tồn kho trên BCTC tăng so với số liệu kiểm kê thực tế ngày 31/12/N là 20 tr.đ. Kế toán trưởng giải thích do công ty đánh giá lại hàng tồn kho cho những hàng hóa mua có gốc bằng ngoại tệ. Yêu cầu: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. . Bài tập Kiểm toán tài chính 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Bài 1 :Một công ty được chọn để kiểm toán tài chính năm N. Số. của trợ lý kiểm toán và đưa ra nhận xét và bút toán điều chỉnh. Bài tập Kiểm toán tài chính 18 Bài 2: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết

Ngày đăng: 31/12/2013, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan