Quan điểm toàn diện với vấn đề xây dựng chính sách xã hội ở khu kinh tế dung quất

101 342 0
Quan điểm toàn diện với vấn đề xây dựng chính sách xã hội ở khu kinh tế dung quất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc được rút ra từ các nguyên lý của phép biện chứng duy vật và đó cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mácxit, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển tư duy biện chứng. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện. Trong đó, mọi sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng điều nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, luôn có tính kế thừa và phát triển. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật phải phản ánh được sự vật trong tính chỉnh thể của nó. Không được xem xét, đánh giá sự vật một cách phiến diện, một chiều. Khi nhìn thấy được mặt này, mối liên hệ này, giai đoạn này, bộ phận này thì phải nhìn thấy được mặt khác, mối liên hệ khác, giai đoạn khác, bộ phận khác. Tránh cái nhìn cực đoan, phiến diện, xuyên tạc bản chất của đối tượng. V.I. Lênin đã từng chỉ rõ: “Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc”[32, tr.364]. Vì vậy, quán triệt quan điểm toàn diện sẽ giúp cho nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khách quanđúng đắn. Nó là cơ sở để có được hành động thực tiễn đạt hiệu quả cao, phản ánh được bản chất của đối tượng. Theo quan điểm toàn diện, sự vật hiện tượng là một chỉnh thể thống nhất, đó là cơ sở cho nhận thức đúng đắn sự vật. Xây dựng đường lối phù hợp với hiện thực khách quan. Quan điểm toàn diện không tách rời quan điểm lịch 1 sử cụ thể, phản ánh được bản chất của đối tượng, làm cơ sở đúng đắn cho quá trình nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự vật phát triển. Vận dụng quan điểm toàn diện trong mọi giai đoạn phát triển của hội luôn là nguyên tắc mang tính chất đúng đắn, khoa học và là một yêu cầu trước tiên nhất. Việt Nam hiện nay, việc xây dựng chính sách hội giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa hội đã xác định rõ: Chính sách hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao thể chất… Đất nước phát triển đòi hỏi các chính sách hội phải ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo cho sự ổn định, tiến bộ và hợp lý, phù hợp với yêu cầu của công cụ đổi mới hiện nay của đất nước,thể hiện bản chất của chế độ hội chủ nghĩa. Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi hiện nay, là một vùng kinh tế đang phát triển nhất nhì trong cả nước với việc đã và đang hình thành các nhà máy công nghiệp lớn của các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, sự tập trung nhân lực và việc giải phóng mặt bằng đã kéo theo hàng loạt các vấn đề hội như: việc làm, thu nhập, nhà ở, giải quyết đền bù….đang diễn ra hết sức phức tạp và có những mặt trái của nó. Vì vậy, hoạch định những chính sách hội tiến bộ, hợp lý được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất nói riêng, Quảng Ngãi nói chung và cho cả khu vực Miền Trung Tây Nguyên, phát triển kinh tế hội của đất nước. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận, nhu cầu học thuật và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tác giả lựa chọn “Quan điểm toàn diện với vấn đề xây dựng chính sách hội Khu kinh tế Dung Quất” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học triết học. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chính sách hội không chỉ đáp đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay mà còn phục vụ công tác nghiên cứu học thuật. Tuy vậy do điều kiện lịch sử cụ thể nên trong mỗi thời điểm lại nổi lên những nhân tố chủ đạo chi phối các vấn đề khác của chính sách hội. Chính vì thế các công trình nghiên cứu về chính sách hội có thể phân thành các nhóm chủ đề như: cơ chế xây dựng chính sách hội, cơ chế tác động của chính sách hội, những nhân tố ảnh hưởng đến sự tác động của chính sách hội, nhân tố chủ quan và khách quan của chính sách hội… khi phục vụ nhu cầu học thuật và tổng kết về công tác hội. Trong thời kỳ đổi mới nổi lên các công trình về chính sách hội sau: - Đinh Xuân lý (2011), Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo thực hiện chính sách hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . - Viện khoa học hội Việt nam (2002), hội học và chính sách hội, Nxb Chính trị quốc Gia, Hà Nội. - Lê Sĩ Thắng (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Đỗ Nhật Tân (1996), Nghiên cứu chính sách hội nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc Gia, Hà Nội. - Đỗ Thế Tùng (2011), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách hội trong phát triển bền vững – những giải pháp chủ yếu đối với Việt Nam - www.molisa.gov.vn. 3 - Nguyễn Tấn Dũng, Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - hội của nước ta – www. nongthonmoi.gov.vn. - Nguyễn Đình Thành (2009), Chính sách hội trong nền kinh tế thị trường - www. thongtinphapluatdansu.wordpres.com. - Vũ Ngọc Lân (2009), Những xu hướng ảnh hưởng đến chính sách hội trong cỏ chế thị trường và sự lựa chọn đúng đắn - www. thongtin phapluatdansu.wordpres.com. - Bùi văn Nhơn, Công bằng hội - mục tiêu cốt lõi trong chính sách hội của Đảng - www. tailieu.vn. - Nguyễn Minh Hoàn (2009), Công bằng hội trong tiến bộ hội - Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. - Trần Hữu Dũng, Vốn hội và phát triển kinh tế - www.Viet- studies. Info. - Lê xuân Bá, Các chính sách kinh tế trong thời gian gần đây và tác động đến doanh nghiệp - www. thongtinphapluatdansu.wordpres.com. - Phương Ly, Vấn đề an sinh hội với phát triển kinh tế hội Việt Nam - www. ncseif.gov.vn. - Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh hội- một công cụ quan trọng nhằm thực hiện công bằng hội, Tạp chí Triết học, Số 12 (223). - Vũ Tuấn Huy (2009), Trách nhiệm hội và vai trò của nó trong kinh tế thị trường nước ta, Tạp chí Triết học số 5 (225). - Lê Văn Quang (2009), Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 4 (215). - Trần Thị Tuyết (2009), Trách nhiệm nhân sự của cá nhân và yêu cầu nâng cao trách nhiệm này trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 4 (215). 4 - Đặng Hữu Toàn (2009), Quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ chí Minh. Tạp chí Triết học số 3 (214). - Lê Thi (2009), Mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam. Tạp chí Triết học số 3 (214). - Lê Đăng Doanh (2009), Một số vấn đề về trách nhiệm hội của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Triết học Số 3 (214). - Bùi Đại Dũng - Phạm Thu Phương (2005), Tăng trưởng kinh tế và công bằng hội, Tạp chí Đại học quốc gia, Hà Nội. - Phạm Xuân Nam, Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng hội trong mô hình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí khoa học hội Việt Nam. - Phạm Văn Đức (2009), Trách nhiệm hội của doanh nghiệp Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí Triết học số 2 (213). - Gerd Mutz (2009), Trách nhiệm doanh nghiệp Việt Nam: Sự thách thức đối với doanh nghiệp, chính phủ và hội dân sự. Tạp chí Triết học số 2 (213). - Trương Vũ Đông (2009), Chú trọng dân sinh văn hóa, thúc đẩy hội hài hòa, Tạp chí Triết học số 2 (213). - Lương Đình Hải (2009), Tư tưởng dân sinh và những giải pháp cơ bản để thực hiện trong giai doanh hiện nay, Tạp chí Triết học số 1(212). - Lê Hữu Tầng (2008), Một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng hội Việt Nam, Tạp chí Triết học số 1 (200). - Vũ Tiến Dũng (2008), Tạo sự hài hòa về lợi ích giữa công nhân và doanh nhân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học số 3 (202). - Nguyễn Thị Thu Hường (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đạo đức và luật trong quản hội, Tạp chí Triết học số 12(235). - Đỗ Huy (2009), Công bằng hội Việt Nam nhận diện và giải pháp thực hiện, Tạp chí Thông tin pháp luật dân sự. 5 - Cơ sở khoa học của việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh hội nước ta giai đoạn 2006-2015. Mã số KX 20/02/06-109 (Đề tài cấp nhà nước). Trong “Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách hội trong thời kỳ đổi mới”, tác giả Nguyễn Thị Thanh đã tổng kết việc thực hiện chính sách hội Việt Nam từ thời kỳ đất nước đổi mới, tổng kết những kinh nghiệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách hội. Khi đề cập đến vấn đề an sinh hội, tác giả Mai Ngọc Cường trong tác phẩm “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh hội Viêt Nam” đã nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chính sách hội, từ đó nêu lên một số định hướng để hoàn thiện và nâng cao vai trò của chính sách an sinh hội đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Tác giả Bùi Thế Cường trong tác phẩm “Chính sách hội và công tác hội Việt Nam thập niên 90” đã nêu lên các nội dung của chính sách hội và việc thực hiện chính sách hội Việt Nam trong thập niên 90, những ưu điểm và những bài học kinh nghiệm. Trường Đại học Lao động – hội đã xuất bản “Giáo trình chính sách hội” vào năm 2011, trong đó nêu rõ các nội dung cơ bản của chính sách hội, tầm quan trọng đặc biệt của chính sách hội đối với quá trình xây dựng đất nước theo định hướng kinh tế thị trường hội chủ nghĩa. Xét tổng thể những công trình đã được công bố cho đến nay, không có một công trình nào trùng với hướng nghiên cứu của đề tài, những công trình nghiên cứu đi trước sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6 Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ chính sách hội và mối quan hệ biện chứng của chính sách hội đối với việc phát triển Khu kinh tế Dung Quất từ quan điểm toàn diện. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu các văn bản chính sách hội về Khu kinh tế Dung Quất hoặc liên quan đến Dung Quất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là các chính sách hội và các đối tượng được hưởng các chính sách hội Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách hội Khu kinh tế Dung Quất với những nội dung chính của nó. 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển đất nước * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp của phép biện chứng duy vật. Với đề tài này tác giả đã sử dụng các nguyên tắc phân tích – tổng hợp; lịch sử - cụ thể; so sánh – đối chiếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp của hội học, phương pháp thống kê khi cần thiết. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài là những gợi ý về mặt khoa học cho nhà quản lý khi xây dựng chính sách hội cho Khu Kinh tế Dung Quất và là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, tìm hiểu về Dung Quất từ góc độ triết học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật và lý luận chung về chính sách hội. Chương 2. Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xây dựng chính sách hội Khu kinh tế Dung Quất. 8 Chương 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH HỘI 1.1. Nội dung của quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng và phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng ta phải xem xét nó trong các mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. Trong thời đại ngày nay, đất nước phát triển trong xu thế toàn toàn cầu với sự đa dạng hóa các loại hình phát triển, với tính chất liên hệ cao của hội thì quan điểm toàn diện luôn luôn cần thiết trong nhận thức về sự phát triển đồng điều tất cả các mặt của mỗi quốc gia. Vì vậy, nhận thức đúng về quan điểm toàn diệnvận dụng nó trong tiến trình phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn và vận dụng có hiệu quả. Trong lịch sử đã có rất nhiều ý kiến về quan điểm toàn diện – mà cơ sở là các mối liên hệ của sự vật hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật, đồng thời cũng là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện. Thế giới được tạo ra và tồn tại từ vô số các sự vật, hiện tượng, các quy luật… thế nhưng giữa chúng có tồn tại liên hệ lẫn nhau hay tách rời nhau thì đã có nhiều quan điểm khác nhau, từ đó mới hình thành nên nhiều quan điểm về mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Những người theo quan điểm siêu hình nhìn nhận thế giới trong đó các bộ phận tạo nên nó luôn trong trạng thái tĩnh tại, biệt lập với các bộ phận 9 khác, giữa các bộ phận cấu thành thế giới có một ranh giới tuyệt đối, tồn tại biệt lập với các cá thể khác trong trạng thái tĩnh tại. Họ cho rằng các bộ phận trong thế giới rất ít khi biến đổi, nếu có sự biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng, chất của sự vật là vĩnh viễn và nguyên nhân của sự biến đổi không phải do bản thân sự vật mà là do nguyên nhân bên ngoài. Theo quan điểm siêu hình, các sự vật tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia và giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng cũng chỉ là liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận tính liên hệ và đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau. Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”[37, tr.39]. Thomas Hobbes (1588-1679) là nhà triết học duy vật Anh, Hobbes là người đã kế tục tư tưởng duy vật của Bacon và là nhà triết học duy vật nổi tiếng thế kỷ XVII. Trên lập trường toán học, Hobbes khẳng định thế giới khách quan là tổng thể những vật thể riêng lẻ có hình dạng và quảng tính. “Vũ trụ là tổng thể mọi vật thể. Không có một bộ phận thực tại nào của nó mà lại không phải là một vật thể. Vật thể là tất cả những gì không phụ thuộc vào tư duy của chúng ta”. Hobbes cho rằng giới tự nhiên là tổng các vật có độ dài phân biệt nhau bởi đại lượng hình khối, vị trí và vận động nhưng vận động chỉ là vận động cơ giới. Quan niệm của Hobbes về con người như một cơ thể sống mang tính siêu hình rõ rệt, dưới con mắt của ông trái tim con người chỉ như lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, còn các khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể 10

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan