PHÂN TÍCH NGÀNH dầu KHÍ VIỆT NAM

21 1.5K 6
PHÂN TÍCH NGÀNH dầu KHÍ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM I. Tổng quan về ngành: I.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ và chỉ mới bắt đầu được quan tâm đúng mức của Chính Phủ. Từ khi hình thành đến nay ngành dầu khí luôn giữ vị thế hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam cũng như những đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Lịch sử hình thành và phát triển ngành bắt đầu khoảng năm 1945: o Việt Nam bắt đầu tiến hành khảo sát, tìm kiếm thăm dò dầu khí từ năm 1945. o Năm 1969, Liên đoàn Địa chất 36, tiền thân là Đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nước. o Năm 1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất. o Năm 1976, phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên ở huyện Tiền Hải - Thái Bình o Năm 1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được thành lập. o Năm 1984, hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ. o Ngày 26/6/1986 Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới. o Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng. o Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam. o Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và trở thành Tổng công ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. o Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành. o Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. o Cuối năm 2005, nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khởi công xây dựng với vốn đầu Trang 1 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM tư là 2,5 tỉ USD. o Tháng 8/2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN. o Tháng 7/2010, chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. I.2. Những đặc điểm ngành dầu khí: Dầu khí không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho nhiều quốc gia mà còn là nguồn năng lượng quan trọng nhất hiện nay cho sự phát triển kinh tế. Đặc điểm nổi bật: o Dầu khí là nguồn năng lượng có giới hạn và không thể tái tạo. o Dầu khí tập trung chủ yếu ở Trung Đông, chiếm 2/3 trữ lượng dầu khí thế giới, lại là khu vực không ổn định về chính trị. o Dầu khí phần lớn nằm sâu trong lòng đất, lòng biển nên rất khó khăn trong việc thăm dò, khai thác. o Dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên đòi hỏi công nghệ lọc dầu. o Dầu khí có thể thúc đẩy hoặc cản trở kinh tế phát triển bởi vì cuộc khủng hoảng năng lượng thường kéo theo là cuộc khủng hoảng về kinh tế. Một số đặc điểm của các công ty trong ngành dầu khí: o Rào cản kỹ thuật và rào cản tài chính lớn. Đồng thời, với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, dầu khíngành kinh tế mũi nhọn và hiện đang là ngành kinh tế độc quyền thuộc sở hữu nhà nước nên tạo ra một rào cản độc quyền về pháp lý. o Đối với các doanh nghiệp thương mại các sản phẩm dầu – khí: giá cả đầu vào và đầu ra chịu tác động mạnh từ giá dầu mỏ của thế giới. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ chú trọng đến quản trị rủi ro kiệt giá tài chính, rủi ro tỷ giá hối đoái, . o Đối với các doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí: đòi hỏi phải đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại. Do đó, các doanh nghiệp này có cơ cấu tài sản phần Trang 2 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM lớn là tài sản cố định. II. Phân tích triển vọng ngành: II.1. Nhu cầu thị trường: Theo OPEC8 nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Ngoài ra, đây còn là nguồn năng lượng chưa thể thay thế ngay bằng nguồn năng lượng khác. Theo Viện phân tích An ninh Năng lượng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng khoảng 60% trong năm 2020 so với hiện nay. Theo báo cáo thống kê của hãng dầu khí BP, Anh Quốc (trong bài “BP Statistical Review of World Energy June 2012”) lượng tiêu thụ dầukhí gas của Việt Nam đã tăng lên rất đáng kể từ năm 1995, và đỉnh điểm vào giai đoạn 2005 – 2010, với mức tiêu thụ kỷ lục 16,5 triệu tấn dầu trong năm 2011 (tương đương 358 ngàn thùng/ngày), và hơn 9,4 tỷ m 3 khí gas trong năm 2010, hơn 8,5 tỷ m 3 khí gas trong năm 2011. Điều này cho thấy, Việt Nam không nằm ngoài xu thế của cả thế giới, đó là mức tiêu thụ các sản phẩm từ dầu khí tăng lên đáng kể, và xu hướng tiếp tục tăng lên rất nhanh trong tương lai. Dưới đây là biểu đồ tiêu thụ dầukhí gas của Việt Nam qua các năm từ 1965–2011: - Thống kê tình hình sử dụng nhiên liệu dầukhí gas của Việt Nam qua các năm - Trang 3 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM (Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2012) II.2. Trữ lượng dầu mỏ ở Việt Nam lớn: Trữ lượng dầu mỏ ở Việt Nam được thăm dò và tìm thấy tăng lên liên tục qua các năm từ năm 1989 đến nay. Theo PetroVietnam trữ lượng quỹ dầu của Việt Nam ước đạt 4,1 - 4,9 tỷ tấn, theo BP, Anh là khoảng 4,5 tỷ thùng vào cuối năm 2009, và dao động khoảng 4,4 tỷ thùng trong vào cuối năm 2011. Mặc dù các con số về trữ lượng chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng cho thấy trữ lượng dầu khí Việt Nam vẫn còn nhiều và là cơ sở để ngành tiếp tục phát triển lâu dài. Biểu đồ trữ lượng dầu mỏ tìm thấy ở Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2011: - Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2011 - (Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2012). II.3. Khả năng cung cấp: Ngành dầu mỏ của Việt Nam chỉ mới đi vào khai thác nên vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước. Hiện nay, nước ta chủ yếu vẫn là khai thác để xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn … nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 30% nhu cầu nội địa. Nhận xét : Từ những phân tích trên cho thấy, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế Thế giới nói chung vẫn rất cần các sản phẩm dầu khí vì vẫn chưa có loại nhiên liệu nào khác có thể thay thế được với mức giá và hiệu quả phù hợp. Nhu cầu về nhiên liệu dầu Trang 4 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM khí trong nước thì rất lớn nhưng trình độ, năng lực và quy mô sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên vẫn còn phải nhập khẩu nhiều. Do vậy, có thể nói Dầu khíngành hiện vẫn có nhiều triển vọng phát triển ở Việt Nam. III. Phân tích tốc độ tăng trưởng của ngành III.1. Tăng trưởng sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác dầu mỏ của Việt Nam từ năm 2001-2005 có sự tăng trưởng khá cao và đều. Trong năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dầu khí đạt trên 7 tỷ USD, tăng hơn so với mức kỷ lục đã đạt năm 2004 tới gần 1,33 tỷ USD. Ngành dầu khí cũng đã nộp ngân sách Nhà nước trên 50.000 tỷ đồng, tăng 1.850 tỷ đồng so với năm 2004 . Sản lượng khai thác dầu mỏ của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh và duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê của BP, sản lượng khai thác của Việt Nam đạt cao nhất là 20,8 triệu tấn vào năm 2004, và duy trì ở mức hơn 15 triệu tấn/năm từ 2005 đến 2011. Biểu đồ sản lượng khai thác dầu mỏ của Việt Nam: - Sản lượng dầu mỏ của Việt Nam trong giai đoạn 1987–2011 - (Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2012). Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã triển khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại PVN tham gia đầu tư vào 13 dự án thăm dò khai thác dầu khí ở các nước Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, và ở Madagasca. Ngoài ra còn có các dự án phát triển khai thác ở các nước Nga, Venezuela, Algeria, và Malaysia. III.2. Năng lực sản xuất: Trang 5 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Trình độ sản xuất, máy móc thiết bị còn hạn chế, lạc hậu. Do đó, Việt Nam chủ yếu là khai thác và xuất khẩu dầu thô, nhưng phải nhập khẩu dầu tinh lọc về để đáp ứng nhu cầu trong nước, các nhà máy lọc dầu trong nước chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước. Nhưng ngành dầu khí Việt Nam đã cố gắng cao năng lực sản xuất: o Về thăm dò: PVN đã có thể tự tiến hành thăm dò một phần ở trong nước và đã vươn ra các nước khác trên thế giới. o Về vận chuyển: PVN đã có những tàu chở dầu thô loại lớn có thể tự vận chuyển dầu để xuất khẩu. Công ty PV Trans, là công ty con của Tập đoàn, là doanh nghiệp có năng lực vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam với đội tàu vận tải hiện đại gồm 17 tàu xuyên đại dương với tổng trọng tải gần 600.000 tấn deadweight. Ngoài ra, PV-Trans vừa tiếp nhận tàu chở dầu thô có trọng tải lớn nhất Việt Nam lên đến 104.000 tấn. o Về lọc dầu: nhà máy lọc dầu đầu tiên Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu sản phẩm/ năm (tương đương 148.000 thùng/ngày) và đã có kế hoạch mở rộng nâng cấp công suất lên 9,5 triệu tấn/ngày. Ngoài ra, còn một số nhà máy lọc dầu khác đang và sẽ đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Nghi Sơn, Long Sơn, . o Về sử dụng khí: Sau khoảng thời gian dài bỏ phí nguồn khí đồng hành do công nghệ lạc hậu, hiện nay Việt Nam đã có thể sử dụng khí để sản xuất điện, phân bón,và một số sản phẩm khác, tận dụng nguồn khí đồng hành đem lại tỷ suất sinh lời cao. III.3. Nguồn nguyên liệu Như đã trình bày ở phần II.2 Trữ lượng dầu mỏ ở Việt Nam, khối lượng dầu mỏ tìm thấy ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia PVN, nếu trong vài năm tới, Việt Nam không tìm được mỏ dầu nào có trữ lượng đủ lớn để thay thế mỏ Bạch Hổ sắp cạn thì chương trình an ninh năng lượng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và ngân sách nhà nước sẽ có nguy cơ sụt giảm. Ý thức được điều này nên những năm qua, ngành dầu khí đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, qua đó đã phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu như: Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen. Tuy nhiên các mỏ dầu này đều có trữ lượng nhỏ (mỏ dầu lớn nhất trong số các mỏ mới phát hiện là mỏ Trang 6 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM Sư Tử Đen với trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, cũng mới chỉ bằng 1/3 mỏ Bạch Hổ). Điều đó cho thấy, khả năng nguồn dầu mỏ trong nước đủ sức thay thế mỏ Bạch Hổ là rất khó. Theo đánh giá của BP, hệ số Reserves/Production (R/P – Trữ lượng/Khai thác)của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 4,4 cho dầu thô (khai thác chỉ đạt chưa tới 1/4), xếp thứ 4 và 0,6 cho khí tự nhiên, xếp thứ 7 so với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn trên thế giới, trữ lượng dầu khí của Việt Nam như vậy là rất khiêm tốn. Mặc dù vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được nhiều trữ lượng khiêm tốn này. Nhận xét: Với trữ lượng đã tìm thấy và ước đoán lớn (tuy là khiêm tốn so với các nước khai thác và xuất khẩu dầu khí lớn trên thế giới) nhưng năng lực tìm kiếm và khai thác dầu khí của Việt Nam hiện còn rất hạn chế; năng lực sản xuất kém về nguồn nhân lực, thấp về công nghệ, cho nên dù ngành dầu khí Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác nhanh trong thời gian qua nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Nhìn chung ngành dầu khí Việt Nam vẫn chưa đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về sản lượng lẫn chất lượng sản phẩm đầu ra. Trong khi đó, ngành dầu khí Việt Nam phải đối phó với áp lực cạn kiệt nguồn nguyên liệu nhưng trữ lượng thăm dò ngày càng hiếm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của ngành. IV.Phân tích khả năng cạnh tranh ngành dầu khí Từ khi thành lập đến nay Tập đoàn dầu khí Việt Nam luôn là tập đoàn trực thuộc Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng chính phủ trực tiếp nắm giữ và quyết định phê duyệt các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, . cũng như được sự hỗ trợ đắc lực về nguồn vốn, công nghệ, . Luật Dầu khí và Luật Đầu tư nước ngoài cũng được thông qua với những điều kiện địa chất thuận lợi. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới đến hợp tác thăm dò khai thác. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ ngành xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất song song với việc hỗ trợ Tập đoàn hợp tác tìm kiếm, khai thác dầu thô từ nước ngoài. Ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng có tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước và an ninh quốc gia nên vẫn nằm trong sự kiểm soát và trực tiếp quản lý Trang 7 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM của Nhà nước. Điều này cũng gây ra tâm lý ỷ lại, thiếu cạnh tranh công bằng làm giảm hiệu quả và gây lãng phí, . Trong thời gian tới mức độ cạnh tranh ngày càng gây gắt hơn với sự tham gia của các tổ chức Quốc tế, tình trạng hưởng lợi từ thế độc quyền cũng sẽ giảm dần Ngành dầu khí Việt Nam được Chính phủ Việt Nam chỉ đạo và ban hành những chính sách ưu đãi, cụ thể: o Trong tháng 7/2012, Chính phủ chỉ đạo nâng công suất Nhà máy chế biến condensate tại Khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lên gấp đôi, từ công suất 250.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm. o Thay đổi vị trí bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. o Ban hành chính sách ưu đãi tài chính cho Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR): được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 30 năm; được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong thời gian 9 năm tiếp theo, kể từ năm đầu tiên BSR có thu nhập chịu thuế từ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất… o Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn kịp thời biểu dương Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về “Thành tích quốc phòng an ninh biển đảo”. Có thể nói khả năng cạnh tranh của ngành dầu khí Việt Nam ngày càng được nâng cao, các DN chủ động hơn trong việc thực hiện tiến độ các dự án đầu tư. Phạm vi hoạt động của các dịch vụ không chỉ ở trong ngành, trong nước mà nhiều công ty đã đủ năng lực để vươn ra cạnh tranh dịch vụ ở thị trường quốc tế. Hiệu quả của việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước đã được thấy rõ thông qua tốc độ tăng trưởng dịch vụ dầu khí liên tục đạt mức kỷ lục trong các năm qua và đây cũng chính là nhân tố quan trọng để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu, trụ cột của nền kinh tế. V. Phân tích Cơ hội – Thách thức của ngành V.1. Cơ hội. Trang 8 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM o Thị trường tiêu thụ của ngành dầu khí Việt Nam nói chung còn rất lớn, ít nhất là trong vòng 60 năm nữa. o Ngành dầu khí Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi vì đây là ngành chiến lược cho sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia. o Thị phần dầu khí trong nước chiếm 35% nhờ kế hoạch phát triển và mở rộng hợp lý. o Đồng bộ hoạt động dầu khí trong tất cả các lĩnh vực từ hoạt động chính như thăm dò và khai thác, phân phối đến các dịch vụ liên quan đến dầu khí; từ các lĩnh vực đầu ra của dầu khí như điện, đạm đến các lĩnh vực tài chính. o Tiếp tục được sự bảo trợ của nhà nước nên được hưởng nhiều ưu đãi. o Tiềm nằn khai thác còn rất lớn và có thể tiếp tục trong khoảng 60 năm tới. o Chưa có nguồn năng lượng thay thế: các nguồn năng lượng từ mặt trời, sức gió, sóng biển . đòi hỏi đầu tư cao trong khi hiệu quả thấp; nguồn năng lượng hạt nhân rất hiệu quả nhưng lại đang có sự phản đối khá quyết liệt vì hậu quả độc hại của chất thải phóng xạ. V.2. Thách thức. o Nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế: khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu sử dụng dầu gia tăng, tốc độ tăng trưởng nhanh và ngược lại. o Phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu thế giới. o Tập đoàn thuộc sự quản lý của nhà nước nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh thấp. o Nhân lực cũng như công nghệ chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của ngành. o Trữ lượng dầu mỏ đang giảm xuống do tốc độ khai thác cao so với tốc độ thăm dò. Dầu khí là một nguồn tài nguyên hữu hạn, nên nỗi lo về việc giảm trữ lượng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các công ty ngành dầu khí. o Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro và đang bị tranh chấp mạnh từ phía Trung Quốc. o Việc mở rộng sang các lĩnh vực khác chịu sự cạnh tranh lớn do các tập đoàn và công Trang 9 PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM ty khác đã có kinh nghiệm lâu năm hơn. o Tái cấu trúc tập đoàn dầu khí sẽ có ảnh hưởng nhất định đến từng doanh nghiệp trong ngành. VI.Phân tích tình hình tài chính tổng quan một số doanh nghiệp trong của ngành: PVN đã thiết lập hệ thống công ty con, công ty liên kết bao trùm và khép kín toàn bộ các hoạt động của tập đoàn từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp thuộc ngành đang niêm yết chỉ mới cung cấp dịch vụ chứ chưa khai thác trực tiếp, nên sự tác động của giá dầu mỏ có độ trễ nhất định. Các doanh nghiệp cung cấp giàn khoan sẽ có độ trễ khoảng 6 tháng, trong khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ cho giàn khoan sẽ chịu tác động chậm hơn, khoảng một năm. Một số thông tin cơ bản của các công ty niêm yết trong ngành: Trang 10

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan