MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN hóa các KHOẢN CHO VAY THỰC TRẠNG & KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG tại VIỆT NAM

19 724 3
MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN hóa các KHOẢN CHO VAY   THỰC TRẠNG & KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng DANH SÁCH NHÓM 1 – LỚP NH ĐÊM 6 – K20 Stt Họ tên Ngày sinh Tỷ lệ tham gia làm bài 1 Lê Minh Phú 01/05/1988 95% 2 Nguyễn Trọng Nhân 23/06/1988 100% 3 Nguyễn Dương Trí 05/04/1988 95% 4 Nguyễn Lê Tuấn 18/03/1988 100% 5 Lê Thanh Phương 25/10/1984 90% 6 Lê Anh Toản 17/06/1987 90% Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 1 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng MỤC LỤC Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA .4 1. Khái niệm chứng khoán hóa 4 2. Điều kiện cần thiết để chứng khoán hóa các khoản cho vay 5 2.1. Cung và cầu trên thị trường 5 2.2. Sự phát triển cuả nền kinh tế và thị trường tài chính .5 2.3. Sự hỗ trợ của chính phủ 6 2.4. Hệ thống pháp luật hoàn thiện 6 Phần 2: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN HÓA 7 1. Mỹ 7 2. Nhật Bản .8 3. Hàn Quốc 10 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .11 4.1. Rủi ro phát sinh và tác động của rủi ro đến nền kinh tế là rất lớn .11 4.2. Các NHTM cần tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng trong mọi trường hợp 12 4.3. Phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp .12 4.4. Cần phải tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi .13 4.5. Nên thành lập một AMC tập trung .13 Phần 3: NHỮNG LỢI ÍCH VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .15 1. Những lợi ích khi áp dụng hình trong điều kiện Việt Nam 15 1.1. Giảm dự phòng rủi ro 15 1.2. Rút ngắn thời gian xin vay tái cấp vốn từ NHNN 15 1.3. Nhanh chóng giải quyết nợ tồn đọng 15 Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 2 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng 1.4. Giảm bớt nguồn tài chính cho xử lý nợ tồn đọng .16 1.5. Cho phép các định chế tài chính tham gia rộng rãi 16 2. Những rủi ro khi áp dụng hình trong điều kiện Việt Nam 17 2.1. Rủi ro tài sản 17 2.2. Rủi ro cấu trúc .17 2.3. Tính hấp dẫn của chứng khoán chứng khoán hóa chưa cao .17 TÀI LIỆU THAM KHẢO .18 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .19 Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 3 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA 1. Khái niệm chứng khoán hóa Chứng khoán hóahình thức phát hành các chứng khoán trên cơ sở các tài sản được thế chấp của các khoản tín dụng. Chứng khoán hóa các khoản cho vay là một phương pháp huy động vốn và hạn chế rủi ro đơn giản của ngân hàng, được phát triển đầy đủ từ trước những năm 1970. Mục tiêu của chứng khoán hóa là chuyển các tài sản có tính lỏng thấp thành tài sản có tính lỏng cao. Về cơ bản chứng khoán hóa là kỹ thuật cấu trúc lại các tài sản là khoản phải thu thành các loại chứng khoán có thể mua đi bán lại, từ đó người đầu tư vào các loại chứng khoán là người gián tiếp đầu tư vào các khoản phải thu, và như thế các khoản phải thu được giải phóng. Chứng khoán hóa các khoản cho vay là việc biến các khoản cho vay thành chứng khoán. Ngân hàng nhóm các khoản cho vay có cùng một mức độ rủi ro và thời hạn vay ., sau đó phát hành trái phiếu dựa trên tài sản là các khoản vay đó, các trái phiếu này sẽ được lưu hành trên thị trường, đến thời hạn các khoản vay thanh toán thì cũng là lúc đáo hạn các trái phiếu này. hình chứng khoán hóa đơn giản: Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 4 Chứng khoán Tổ chức khởi tạo Trung gian đặc biệt (SPV) Nhà đầu tư Tiền Phải thu Tiền Khách hàng Cấp tín dụng Giấy tờ thế chấp Cho vay mới Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Có bốn loại chủ thể liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: (1) người thế chấp và đi vay, (2) tổ chức tập hợp tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán (các trung gian đặc biệt - Special Purpose Vehicle – tạm gọi là SPV), (3) nhà đầu tư mua bán chứng khoán, và (4) tổ chức tín dụng cho vay (tổ chức khởi tạo). Với bốn loại chủ thể kinh tế, thay vì hai loại là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể kinh tế trung gian giữa người đi vay và tổ chức tín dụng cho vay đóng vai trò trung gian - môi giới, nên giúp cho người vay và tổ chức tín dụng dễ “gặp nhau” hơn. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vaycho vay có thế chấp. 2. Điều kiện cần thiết để chứng khoán hóa các khoản cho vay 2.1. Cung và cầu trên thị trường Nhu cầu bán nợ - cung về chứng khoán hóa: thực tiễn hoạt động của ngân hàng tất yếu phát sinh nợ trong quá trình giao dịch với các chủ thể khác. Các khoản nợ này phát sinh và tồn tại rất đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế. Đồng thời nhu cầu vốn của tổ chức là rất lớn nên đòi hỏi phải bán nợ để đẩy nhanh vòng tuần hoàn của vốn- nhu cầu bán nợ nảy sinh. Nhu cầu mua nợ - cầu về chứng khoán hóa: sự xuất hiện nhu cầu mua nợ của các định chế tài chính dần dần trở thành cơ hội kinh doanh của các định chế này. Sự khan hiếm cơ hội đầu tư hấp dẫn, sự hạn chế của các định chế tài chính trong việc đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao, đồng thời sự dư thừa tư bản đã khiến thị trường chứng khoán hóa ra đời. 2.2. Sự phát triển cuả nền kinh tế và thị trường tài chính Sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển các sản phẩm của chứng khoán hóa. Nhưng không phải theo một quy luật thông thường là cứ hễ nền kinh tế phát triển mạnh thì thị trường này phát triển. Theo kinh nghiệm trên thế giới thì nền kinh tế vừa thoát ra khỏi chu kỳ phát triển chậm thì tốc độ phát triển của chứng khoán hóa lại rất Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 5 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng cao. Đó là do những đòi hỏi từ nhu cầu về nguồn vốn cho đầu tư trong thời kỳ bùng nổ kinh tế trong tương lai. 2.3. Sự hỗ trợ của chính phủ Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của chứng khoán hóa, cụ thể là chính phủ cần có những biện pháp để thúc đẩy thị trường này phát triển. Theo kinh nghiệm của Mỹ, chính phủ đã thành lập 3 cơ quan mua bán nhà thế chấp, những nhân tố khởi đầu hết sức quan trọng cho việc tạo lập thị trường. Cụ thể hơn chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ đặc biệt để tăng tính hấp dẫn của các chứng khoán như thành lập các tổ chức tư vấn, các công ty phi lợi nhuận trong giai đoạn đầu để kích thích sự phát triển. 2.4. Hệ thống pháp luật hoàn thiện Vì giao dịch chứng khoán hóa rất phức tạp nên để diễn ra suôn sẻ đòi hỏi phải có cơ chế luật pháp hết sức rõ ràng. Luật pháp ở đây phải bao gồm các vấn đề về :  Cơ chế mua bán chuyển nhượng nợ  Quy chế thành lập và phương thức hoạt động của tổ chức tham gia chứng khoán hóa  Vấn đề về thuế  Vấn đề hạch toán kế toán  Điều khoản cho hoạt động chuyển đổi , tái cơ cấu nợ trong ngân hàng và doanh nghiệp Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 6 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phần 2: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN HÓA 1. Mỹ Chứng khoán hóa phát triển mạnh tại Mỹ vào những năm 90 thế kỷ XX. Chứng khoán hóa đã trở thành một công cụ chuyển giao rủi ro hiệu quả được các ngân hàng đầu tư quốc tế nắm bắt kịp thời để thực hiện cho vay nợ dưới chuẩn. Nếu như trước kia các ngân hàng thương mại với nguồn vốn hữu hạn của mình từ tiền gửi của khách hành dùng để cho vay thế chấp mua nhà thì giờ đây, nguồn vốn này trở nên dường như bất tận. Tại Mỹ, hai tổ chức là Fannie Mae và Freddie Mac, là hai tổ chức tài chính lớn nhất thực hiện vai trò là tổ chức trung gian chuyên trách (SPV) thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa. Theo đó 2 định chế tài chính trung gian này mua các khoản nợ cho vay thế chấp nhà ở; bất động sản của các NHTM, và thực hiện chứng khoán hóa các khoản nợ này thành các chứng khoán nợ (phát hành chứng khoán trên cơ sở các khoản tín dụng thế chấp, có bảo đảm bằng nhà ở; bất động sản) và bán cho nhà đầu tư (thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán). Quá trình này không chỉ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho các ngân hàng thương mại và cho thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên khi thị trường bất động sản biến động và khủng hoảng từ thị trường này xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Fannie Mae và Freddie Mac và các NHTM có liên quan cũng như toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ và nền kinh tế Mỹ, với hai rủi ro cơ bản sau: Thứ nhất: Rủi ro thanh khoản. Khi khủng hoảng xảy ra, các khoản đầu tư bất động sản (nhà cửa, đất đai .) không có khả năng thu hồi xuất hiện với mức độ cao, cường độ mạnh, nhiều khoản nợ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên đến tổ chức chuyên trách, các công ty chứng khoán hóa (các khoản nợ vay mua nhà; vay thế chấp bất động sản; vay đầu tư kinh doanh bất động sản .đều quá hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức này thua lỗ xuất hiện và thậm chí trên bờ vực của phá sản). Thứ hai: Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng lớn. Trong đó giá các loại cổ phiếu của các định chế tài chính trung gian giảm mạnh, tạo yếu tố tâm lý bất an từ nhà đầu tư và gây nên hiệu ứng bất lợi đối với toàn bộ nền kinh tế. Mức độ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nền kinh tế là rất lớn. Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 7 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Hai nguyên nhân bản chất: + Nợ dưới chuẩn cao: Tăng trưởng tín dụng quá mức của các định chế tài chính vào lĩnh vực bất động sản, nhà đất bằng việc mở rộng tín dụng đối với các đối tượng có mức tín nhiệm thấp, không cần bảo chứng đủ tin cậy nhằm thu lợi nhuận nhanh (lãi suất cho vay cao. Trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi thấp) của các tổ chức tài chính tại Mỹ đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ dưới chuẩn gia tăng và hệ quả là mất khả năng thanh toán. Đây là một trong nguyên nhân chính xuất phát từ chính chất lượng tín dụng; chất lượng nợ thấp mà trong quá trình hoạt động kinh doanh các định chế tài chính đã xem nhẹ. + Tồn tại hạn chế của chính công cụ chứng khoán hóa: vai trò của chứng khoán hóa như đã phân tích ở phần trên là không nhỏ và được xem như là công cụ tài chính mới – “ phát minh” mới. Song khi khủng hoảng trên thị trường địa ốc xảy ra, cùng với việc “nới lỏng” cho vay của các định chế tài chính, nợ xấu gia tăng nhanh và làm mất khả năng thanh toán của các định chế tài chính này, hệ quả là khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ tiếp tục lan toả và tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế Mỹ. Thực tế cho thấy bản chất chứng khoán hóa bất động sản của các Công ty tài chính Mỹ - đã tạo ra khả năng cho vay của các định chế này (nhờ phát hành chứng khoán nợ - trên cơ sở các khoản tín dụng bất động sản). Trong đó tiền thu bán chứng khoán được các tổ chức tài chính trả nợ ngắn hạn (tiền gửi huy động). Về mặt lý thuyết mọi rủi ro về nợ sau khi bán chứng khoán thuộc về người mua chứng khoán (nhà đầu tư) chứ không phải công ty tài chính. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, người vay tiền mua nhà mất khả năng thanh toán , nợ xấu phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu lãi của các công ty tài chính và phá sản như là một tất yếu. Nhờ chứng khoán hóa, quá trình này diễn ra chậm hơn, song mức độ lan toả thì lớn hơn rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến hai thị trường quan trọng là: thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Như vậy rủi ro xuất hiện và tác động là rất lớn và đây cũng là bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu đối với các định chế tài chính khác; các nền kinh tế khác đã và đang phát triển hoặc chuẩn bị phát triển công cụ tài chính hiện đại này. 2. Nhật Bản Tại Nhật, việc tiến hành một giao dịch phải tuân thủ theo Bộ luật dân sự Nhật Bản. Bộ luật này yêu cầu phải có thông báo bằng văn bản hoặc sự đồng ý của chủ nợ trước khi giao dịch được tiến hành. Những yêu cầu khắt khe này chính là những trở ngại lớn để phát triển hoạt động chứng khoán hóa tài sản. Luật MITI do Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (The Ministry of Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 8 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng International Trade and Industry-MITI) ban hành đã thay đổi những yêu cầu này, cho phép những người khởi tạo không phải là ngân hàng có được sự chấp thuận của MITI. Tuy nhiên, cho tới nay, không có một luật nào giải quyết vấn đề đối với những người khởi tạo khác. Nếu một người phát hành không thể tách tài sản khỏi rủi ro tín dụng của người khởi tạo trong quá trình thực hiện giao dịch thì người phát hành thường không thể có được xếp hạng tín dụng cho ABS (Asset Backed Security- chứng khoán bảo đảm bằng tài sản) cao hơn xếp hạng tín dụng của người khởi tạo. Luật MITI đã giải quyết vấn đề này đối với người khởi tạo không phải là ngân hàng và cho phép họ có được xếp hạng tín dụng cao hơn. Tổ chức phát hành thực tế không tiến hành giao dịch cho đến khi những sự kiện có tính chất châm ngòi, chẳng hạn như sự suy giảm thứ hạng tín dụng của người khởi tạo, xảy ra. Tuy nhiên, các cơ quan xếp hạng tín dụng không sẵn lòng cấp cho cho ABS một thứ hạng cao hơn của người khởi tạo trong những trường hợp như vậy vì những sự kiện châm ngòi có thể không diễn ra như kế hoạch và giúp cho giao dịch được hoàn thành đúng hạn. Hoạt động tăng cường tín dụng cũng có những điểm đáng chú ý. Thông thường, rủi ro tài sản có thể được giảm xuống bằng cách sử dụng một số biện pháp tăng cường tín dụng ngoài. Tại Mỹ có 4 phương pháp điển hình để giảm rủi ro này: 1) nhờ một ngân hàng phát hành một thư tín dụng; 2) nhờ một công ty bảo hiểm phát hành đơn bảo hiểm; 3) nhờ một công ty tài chính phát hành một giấy bảo lãnh; 4) sử dụng khoản vay phụ của một bên thứ ba. Tuy nhiên, những phương thức này không phổ biến ở Nhật vì Nhật không có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp loại tăng cường tín dụng này. Do đó, việc chứng khoán hóa tài sản của Nhật cho đến nay vẫn dựa vào việc tăng cường tín dụng bên trong. Trong một số giao dịch khác gần đây mà có tăng cường tín dụng của bên thứ ba thì dịch vụ này do ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm xếp hạng tín dụng của ngân hàng, do đó làm giảm khả năng cung cấp tăng cường tín dụng của họ. Các công ty bảo hiểm lại không phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu như vậy. Cơ quan lập pháp Nhật cho phép các công ty bảo hiểm cung cấp bảo lãnh thanh toán các khoản nợ và chứng khoán. Sự tham gia của các công ty bảo hiểm trong lĩnh vực chứng khoán hóa sẽ mở cửa lĩnh vực này cho rất nhiều khởi tạo mới. Trên thực tế, MBIA-AMBAC International, một trong những nhà bảo lãnh bảo hiểm tài chính chuyên môn lớn nhất trên thế giới đã hình thành nên một liên minh chiến lược với hai trong số những công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Nhật Bản: Mitsui Marine and Fire Insurance Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 9 Nhóm 01 – Lớp Ngân hàng Đêm 6 – K20 GVHD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Co.Ltd. và Yasuda Fire Marine Insurance Co.Ltd. Các liên minh này sẽ cung cấp loại tăng cường tín dụng cần thiết cho hoạt động chứng khoán hóa và mang những lợi ích của chứng khoán hóa tới cho những công ty Nhật Bản. 3. Hàn Quốc Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, một số giao dịch chứng khoán hóa đã được nhắc đến ở Hàn Quốc nhưng không có gì đáng chú ý xảy ra. Các hoạt động trên thị trường chứng khoán bắt đâu tăng dần lên từ năm 1999. Một trong những giao dịch đáng chú ý nhất đã diễn ra vào tháng 12/1998 do Korean Exim Bank tiến hành. Ngân hàng này tham gia vào việc tài trợ cho các hoạt động ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc và có những khoản tiền có thể thu được trong hoạt động ngoại hối. Ngân hàng này đã chứng khoán hóa những khoản có thể thu được (dưới dạng những giấy cam kết thanh toán - promissory note - do khách hàng của nó lập) trị giá 265 triệu USD. Những bản cam kết có chất lượng cao nhất được xếp hạng AAA. Vào tháng 2/1999 Industrial Bank of Korea cũng chứng khoán hóa những khoản có thể thu được từ cho vay quốc tế trong một giao dịch trị giá 106 triệu USD. Giao dịch này được FSA, một công ty bảo hiểm bảo lãnh. Một trong những nguyên nhân chính của việc quy hoạt động chứng khoán hóa ở Hàn Quốc diễn ra thấp trước cuộc khủng hoảng tài chính là luật pháp của nước này. Năm 1998, Hàn Quốc đã ban hành Luật chứng khoán hóa những khoảntài sản bảo đảm. Luật này chủ yếu điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa của các tổ chức tài chính. Luật này bao trùm một phạm vi rất rộng. Các tổ chức tài chính ở đây bao gồm các tổ chức tài chính do Chính phủ sáng lập như Korean Development Bank, Korean Exim Bank, Industrial Bank of Korea, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán . SPV, người nắm giữ những khoản có thể thu được trong tương lai sẽ được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn. Nghiệp vụ kinh doanh duy nhất của tổ chức này là nắm giữ những khoản có thể thu được. Chức năng cung cấp dịch vụ là làm đại diện cho người khởi tạo nhưng việc quản lý các tài sản được chứng khoán hóa . lại nằm dước sự kiểm soát của SPV.Từ năm 1962, Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập với mục đích chủ yếu khi đó là xử lý tài sản tồn đọng của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến năm 1997, do tình hình khủng hoảng của hệ thống ngân hàng tài chính tại Hàn Quốc nên KAMCO được giao nhiệm vụ sử lý tài sản tồn đọng của các định chế tài chính Hàn Quốc. KAMCO được đặt dưới sự giám Đề tài số 01: Chứng khoán hóa các khoản cho vay 10 . niệm chứng khoán hóa Chứng khoán hóa là hình thức phát hành các chứng khoán trên cơ sở các tài sản được thế chấp của các khoản tín dụng. Chứng khoán hóa các. thế các khoản phải thu được giải phóng. Chứng khoán hóa các khoản cho vay là việc biến các khoản cho vay thành chứng khoán. Ngân hàng nhóm các khoản cho vay

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan