Khảo sát và đánh giá việc sử dụng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính ngân hàng

19 594 2
Khảo sát và đánh giá việc sử dụng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.Khái niệm 2. Hệ thống báo cáo tài chính 2.1 Bảng cân đối kế toán: Các khoản mục Tài sản Các khoản mục Nguồn vốn 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 2.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính: II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VỚI NHÀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 1. Phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng 2. Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng. 3. Phân tích rủi ro của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản Rủi ro tín dụng III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG DƯỚI GÓC ĐỘ LÀ NHÀ ĐẦU TƯ 1. Rủi ro 2. Nguồn vốn vững mạnh 3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên tổng tài sản (ROA) 4. Tỷ số hiệu quả 5. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng 6. Doanh thu vững mạnh 7. Giá trị sổ sách IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ NGUỒN THÔNG TIN CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TIN Ở VIỆT NAM KẾT LUẬN 1 MỞ ĐẦU Phân tích tình hình tài chính một ngân hàng cũng tương tự như một doanh nghiệp nhưng đặc điểm của ngành kinh doanh Ngân hàng là một ngành nhạy cảm có ảnh hưởng đến nhiều mặt của ngành kinh tế cho nên nó còn có thêm nhiều tiêu chí để điều chỉnh nhằm tránh rủi ro nói riêng cả nền kinh tế nói chung. Các nhà phân tích tài chính tập hợp các thông tin, thu thập các bảng thống kê, viết báo cáo tổng hợp tất cả các thông tin hiện có, không chính thức về các triển vọng kinh doanh. Họ phải xét đến tính khả thi để đạt được lợi nhuận chuẩn bị kế hoạch dựa trên báo cáo phân tích tài chính. Về cơ bản, quá trình phân tích tài chính gồm các bước: thu thập thông tin; xử lý thông tin; dự báo đưa ra quyết định tài chính. Thông tin sử dụng trong phân tích bao gồm thông tin kế toán các thông tin khác, trong đó, thông tin kế toán có vai trò quan trọng nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính ngân hàng qua đó có thể đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ quyết định đầu tư, nhóm em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Khảo sát đánh giá việc sử dụng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính ngân hàng”. Với kiến thức đã được học tập thời gian tiếp xúc với thực tế ít, đề tài sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế. Kính mong cô giáo các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến cho đề tài của nhóm được tốt hơn. 2 I HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.Khái niệm Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là hệ thống thông tin được thu thập, xử lý báo cáo các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tài chính để trợ giúp thực hiện các chức năng hoạt động của một tổ chức trợ giúp quá trình ra quyết định thông qua việc cung cấp cho các nhà quản lý những những thông tin để lập kế hoạch kiểm soát các hoạt động của đơn vị. (Theo cuốn Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information Systems) của Gelinas, Sutton & Oram xuất bản năm 1999) Thông tin kế toán rất quan trọng trong việc phân tích tài chính trong ngân hàng. Những thông tin từ báo cáo tài chính giúp cho những nhà quản trị lẫn những nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ khi pháp lệnh kế toán tài chính được ban hành, hệ thống các báo cáo tài chính đã được thống nhất tài liệu cơ sở, quan trọng cho các nhà phân tích tài chính. 2. Hệ thống báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 2.1 Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của ngân hàng khái quát tình hình sử dụng vốn nguồn vốn của ngân hàng vào ngày cuối năm. Để có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng một cách chính xác, bảng Cân Đối Kế Toán dùng làm cơ sở để đánh giá phải được phản ảnh bằng số dư bình quân ngày thay vì số liệu cuối năm. Điều này rất dễ hiểu bởi vì sự sai lệch có thể phát hiện được nếu những số liệu hàng ngày được quan tâm đến. Số liệu cuối năm chỉ sử dụng trong một số trường hợp nhất định nào đó. Nội dung kết cấu bảng cân đối kế toán Bảng Cân Đối Kế Toán được thể hiện một cách tổng quát bao gồm 2 phần: + Phần Tài sản (Assets) của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn (ngân quỹ) của ngân hàng, nó thể hiện hoạt động của ngân hàng. 3 + Phần Nợ phải trả & vốn chủ sở hữu (Liabilities and equity) được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên ngân quỹ của ngân hàng. Nợ phải trả không thuộc quyền sở hữu trong tài sản của ngân hàng. Vì vậy, vốn chủ sở hữu sẽ bằng giá trị tài sản trư đi giá trị nợ phải trả. VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ Các khoản mục Tài sản (sử dụng vốn) - Tiền mặt tại quỹ bao gồm bốn loại tài sản bằng tiền như sau: + Tiền giấy tiền kim loại tại két sắt của ngân hàng (NH), dành để thanh toán cho những khách hàng, các khoản tiền nhỏ hàng ngày các khoản cho vay đột xuất. + Tiền gửi dự trữ ở NH Trung ương, do các biện pháp phòng ngừa phải tiến hành, các ngân hàng gửi một khối lượng tiền giấy tiền kim loại ở mức tối thiểu an toàn tại ngân hàng trung ương. + Tiền gửi dự trữ ở NH chi nhánh, nhiều ngân hàng lớn trong một số khu vực ở trong nước phục vụ như là “tổng kho” của các ngân hàng nhỏ. + Các khoản tiền trong quá trình thu, các khoản tiền trong lãnh vực thanh toán sẽ thu trong thời gian ngắn. - Chứng từ có giá ngắn hạn: Các chứng từ có giá ngắn hạn ngân hàng đang nắm giữ như kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc. Đây cũng là dự trữ của ngân hàng có tính thanh khoản cao. - Đầu tư chứng khoán: Các ngân hàng thương mại đầu tư vào các chứng khoán vì mục đích thanh khoản đa dạng hoá hoạt động để nâng cao lợi tức. - Cho vay ( tín dung ) : Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nhà quản trị ngân hàng cũng phải quyết định phân chia vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tín dụng tài sản cố định, tín dụng khác . - Tài sản cố định, máy móc thiết bị: Bao gồm giá trị tài sản của ngân hàng như nhà cửa, trang thiết bị những trang bị cần thiết dành cho các hoạt động của ngân hàng. - Tài sản khác: Là những tài sản không nằm trong các loại tài sản nói trên. 4 Các khoản mục Nguồn vốn Bộ phận lớn nhất thuộc nguồn của ngân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng là cá nhân các doanh nghiệp. - Tiền gửi theo yêu cầu (thanh toán) của khách hàng: Là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào cho nhu cầu thực tế. Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi phát hành séc, nghĩa là chúng có thể được rút ra bằng cách phát hành séc. Loại tiền gửi này luôn đáp ứng cho chủ tài khoản các giao dịch thanh toán của họ. - Tiền gửi tiết kiệm là phương thức phổ biến nhất đối với công chúng phản ánh trong các tài khoản tiết kiệm bằng các sổ tiết kiệm. Những loại ký thác này có thể rút ra bình thường bất cứ lúc nào, nhưng về phương diện kỹ thuật, tại một số ngân hàng theo quy định của họ cần phải có thời gian nhất định. - Tiền gửi của thị trường tiền tệ: Tiền gửi của khách hàng hoạt động trên thị trường ngọai hối, thị trường tiền tệ quốc tế. - Kỳ phiếu: là giấy nợ được ngân hàng phát hành theo điều luật của ngân hàng như là bộ phận nguồn vốn của ngân hàng. - Chứng chỉ tiền gửi: Các cá nhân, công ty, doanh nghiệp ký thác có kỳ hạn được chứng nhận bằng chứng chỉ tiền gửíi của NH, lọai huy động vốn này hiện nay chiếm vị trí lớn so với tiền gửi tiết kiệm. - Tiền gửi có kỳ hạn khác: Tiền gửi của cá nhân, các tổ chức theo kỳ hạn nhất định của ngân hàng, khi đến hạn mới được rút ra. Trong trường hợp đặc biệt cần người gửi tiền cũng có thể rút tiền trước kỳ hạn, nhưng không được hưởng lãi suất kỳ hạn. - Vay ngắn hạn: Đây là khoản vay của ngân hàng nhằm bổ sung cho vốn hoạt động kinh doanh của mình, có thể vay từ ngân hàng nhà nước, hoặc từ các tổ chức tín dụng khác trong nước nước ngoài. - Nợ dài hạn: Các khoản vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng khác, có thể trong nước hoặc từ nước ngoài. - Nợ phải trả khác: Các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng, như phải trả người bán người cung cấp, phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả công nhân viên - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu bao gồm cổ phiếu thông thường, chênh lệch tăng giá thu nhập chưa phân phối. 5 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo thu nhập là một báo cáo tài chính thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng sau một kỳ kế toán (cuối năm). Thu nhập lãi suất trên tài sản sinh lợi cuả ngân hàng là nguồn thu nhập cơ bản, trong khi chi phí lãi suất cần để huy động được nguồn quỹ tiền tệ của ngân hàng thường là chi phí cơ bản. Ngoài ra, các khoản thu nhập khác như thu lệ phí về dịch vụ, hoa hồng nhận ủy thác là những khoản thu quan trọng của hầu hết các ngân hàng. Các khoản chi phí khác như chi phí nhân viên ( tiền lương, phụ cấp ), máy móc thiết bị những chi phí khác nhằm phục vụ cho hoạt động ngân hàng có ý nghĩa cho hoạt động của ngân hàng. - Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng TSCĐ các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này. Tất cả thu nhập lãi suất trừ đi phần chi phí liên quan là phần chịu thuế, với sự ngoại trừ thu nhập lãi suất của chứng khoán miễn trừ thuế. - Thu phí dịch vụ, hoa hồng bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau của ngân hàng như nhận sự ủy thác của khách hàng, mở L/C cho khách hàng, bảo lãnh tín dụng, lệ phí cấp tín dụng - Thu nhập ngoài lãi suất khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp - Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác . . . trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Chi phí lãi suất là loại chi phí được trừ ra khi xác định thuế thu nhập của ngân hàng. - Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh. Theo qui định dự phòng tổn thất tín dung là một khoản chi phí ngòai lãi suất, làm giảm lợi nhuận của NH, giảm tài sản trên bảng Cân đối kế tóan Về quản trị dựa trên kiến thức sự nhận biết về chất lượng của các khoản tín dụng có thể dự phòng ít hơn hay nhiều hơn mức qui định tin tưởng rằng sẽ đủ bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng có thể xảy ra. 6 - Tiền lương các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng. Khoản bù đắp này không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản chi có tính chất xã hội, cho sức khỏe của nhân viên - Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mướn văn phòng máy móc, thuế trên máy móc thiết bị. - Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại của ngân hàng. Khoản này thường bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, bảo hiểm, chi phí giám đốc, bưu phí - Thu nhập trước thuế là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập hoạt động tổng chi phí. - Thu nhập ròng là khoản thu nhập trước thuế trừ đi khoản thuế thu nhập phải nộp cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương của năm đó. 2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Được lập để trả lời những câu hỏi liên quan đến luồng tiền ra vào trong ngân hàng, tình hình huy động, cho vay, đầu tư bằng tiền của ngân hàng trong từng thời kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về những luồng vào,ra của tiền coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi về lãi suất. Những luồng vào ra của tiền những khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính lập theo phương pháp trực tiếp, gián tiếp. 2.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính: Nhằm cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích thêm một cách cụ thể, rõ ràng. Các báo cáo tài chính trong ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết 7 được tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ. 8 II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VỚI NHÀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Để đánh giá được việc sử dụng thông tin kế toán trong việc phân tích tài chính của một ngân hàng thương mại thì chúng ta đi tìm hiểu nội dung trong phân tích tài chính ngân hàng thương mại là đi phân tích những gì? Phân tích tài chính (PTTC) là việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. PTTC còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực vị thế tài chính của một công ty hay ngân hàng, để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin khác nhau trong đó có thông tin kế toán để làm rõ mục tiêu dự đoán tài chính. Nội dung phân tích tài chính NHTM NHTM được xem như một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như đặc điểm nội dung các quan hệ tài chính trong ngân hàng, nội dung phân tích tài chính ngân hàng bao gồm các nhóm sau: 1. Phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ảnh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn cả mối quan hệ giữa tài sản (tài sản có hay tiêu sản) nguồn vốn (tài sản nợ hay tích sản) của ngân hàng. Một cấu trúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả rủi ro của ngân hàng. Phân tích cấu trúc tài chính của ngân hàng chínhphân tích khái quát cơ cấu tài sản có, tài sản nợ của ngân hàng; tình hình huy động vốn, cho vay vốn; tình hình cân đối giữa nguồn vốn huy động dư nợ cho vay. Phân tích cấu trúc tài chính nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng, tính hợp lí khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh; cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng không những thể hiện chính sách tài trợ của ngân hàng như các DN phi tài chính khác mà còn thể hiện những lợi thế khác nhau trong kinh doanh vốn như lãi suất, tính ổn định, khả năng chủ động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi chênh lệch lãi suất đang ngày càng thu hẹp các ngân hàng còn phân tích mối tương quan giữa tài sản nguồn vốn để thấy sự phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng vốn, 9 trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu quả cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: triệu đồng TÀI SẢN CÓ KỲ TRƯỚC KỲ NÀY TÀI SẢN NỢ KỲ TRƯỚC KỲ NÀY 1. Cho vay các TCKT 37.168 38.038 1. Vốn các loại đá quý A. Ngắn hạn 31.078 32.370 Trong đó: Nợ quá hạn 31 31 B. Dài hạn 6.372 B. Thặng dư vốn cổ phẩn C. Các khoản nợ chờ xử lý C. Cổ phiếu quỹ D. Dự phòng rủi ro -281 D. Vốn khác 2. Cho vay các TCTD khac 2. Tiền gửi của khách hàng 409.599 410.129 3. Hùn vốn, mua CP, liên doanh Tiền gửi thanh toán 1.255 787 Với các TCKT Tiền gửi tiết kiệm VND 196.249 203.948 Với các TCTD Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ 31.272 31.193 4. Mua bán TPKB, chứng khoán, CP Chứng chỉ huy động vàng 180.822 174.201 5. Tiền gửi ở NHNN Tiền gửi ký quỹ 6. Tiền gửi tại các TCTD khác Giấy tờ có giá 7. Công cụ tài chính phát sinh. 3. Tiền gửi các TCTD 8. Vốn ủy thác đầu tư 4. Vay NHNN 9. Ngân phiếu thanh toán 5. Vay các TCTD 10. Tiền mặt, ngoại tệ, vàng 2.368 2.312 6. Vốn ủy thác đầu tư Tiền mặt 1.148 1.218 7. Các khoản nợ khác 3.242 2.818 Ngoại tệ 363 448 8. Dự phòng rủi ro Chứng từ có giá trị ngoại tệ 9. Công cụ tài chính phát sinh Vàng 857 645 10. Chênh lệch tỷ giá -49 11. Tài sản cố định 6.506 6.473 11. Chênh lêch đánh giá TS Trong đó: nguyên giá TSCD 7.769 7.769 12. Lãi/lỗ năm trước 12. Tài sản có khác 371.492 371.551 13. Lãi/lỗ năm nay 4.743 5.428 Tổng TS có 417.534 418.375 Tổng TS nợ 417.543 418.375 Nguồn từ báo cáo tài chính tháng 12/2010 của CN NHTMCPPhương Nam 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan