Giải pháp khắc phục thất thu thuế ở việt nam

24 604 1
Giải pháp khắc phục thất thu thuế ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Chương 1: Những vấn đề chung về Thuế 1.1. Cơ sở hình thành thuế: Thuế ra đời dựa trên hai tiền đề: - Sự ra đời và tồn tại của nhà nước; - Sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa. 1.2. Phân loại thuế: Căn cứ vào tính chất, có hai loại thuế: - Thuế gián thu: người nộp thuế và người chịu thuếkhác nhau; - Thuế trực thu: người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. 1.3. Nguyên tắc đánh thuế: 1.3.1. Đánh thuế dựa trên lợi ích thụ hưởng: Nguyên tắc đánh thuế này, mức đóng thuế liên quan trực tiếp đến việc sử dụng hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp. Xuất phát từ việc Nhà nước cung cấp hàng hóa công cộng, có những hàng hóa công cộng khi sử dụng phải trả tiền dưới hình thức phí, lệ phí. Bên cạnh đó, có những hàng hóa công cộng khi sử dụng không phải trả tiền được thu thông qua hình thức thuế. 1.3.2. Đánh thuế dựa trên khả năng đóng thuế: Nguyên tắc đánh thuế này xuất phát từ nhu cầu thu Ngân sách nhà nước, mỗi người nộp thuế được yêu cầu đóng góp tùy theo khả năng đóng thuế của mình. Nguyên tắc này thể hiện chức năng tái phân phối của chính phủ. Khác với nguyên tắc đánh thuế dựa trên lợi ích thụ hưởng, mức đóng thuế không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng hàng hóa công cộng do nhà nước cung cấp. 1.3.3. Khi xây dựng thuế suất cần chú ý hai nguyên tắc cơ bản: - Thuế suất phải phù hợp với khả năng thụ thuế của đối tượng nộp thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế cho họ. GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 1 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam - Thuế suất phải tạo nên một năng suất thu tối đa nhưng không kìm hãm sự phát triển của sản xuất kinh doanh, ngược lại phải kích thích sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng. 1.4. Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành: 1.4.1. Thuế Xuất nhập khẩu: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu là một vật cụ thể được mua bán, trao đổi, biếu tặng, . từ nước ngoài vào Việt Nam và hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. 1.4.2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuếthuế được cộng vào giá bán Thuế TTĐB biệt là loại thuế đánh trên các loại hàng hóa đặc biệt theo quy định của nhà nước, bao gồm 8 nhóm hàng hóa và 5 loại dịch vụ: - Thuốc lá điếu, bia, rượu, xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, điều hòa nhiệt độ công suất dưới 90.000BTU, xăng, bài lá, vàng mã, hàng mã. - Kinh doanh karaoke, mát xa; kinh doanh giải trí có đặt cược; kinh doanh casino; kinh doanh sân golf; xổ số . Thuế suất từ 10% - 75% tùy từng loại hàng hóa và dịch vụ. Thuế TTĐB là loại thuê tiêu dùng 1 giai đoạn, chỉ đánh vào khâu sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và nhập khẩu hàng hóa chịu thuế. 1.4.3. Thuế Giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.4.4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp). GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 2 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Thu nhập chịu thuế được xác định bằng (=) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ (-) chi phí hợp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh đó. 1.4.5. Thuế Thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. 1.4.6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Thuế nông nghiệp nước ta được ban hành ngày 11/5/1951 theo sắc lệnh số 031/SL của chủ tịch nước và được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc Miền Nam, sắc lệnh thuế nông nghiệp đã được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và cải tạo nền kinh tế nước nhà. Theo sắc lệnh này, thuế nông nghiệp được coi là thuế hoa lợi trên đất. Ðầu năm 1983, Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp để chuyển từ hình thức hoa lợi trên đất sang thuế bao hàm cả thuế đất và thuế hoa lợi trên đất. Việc chuyển nến kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới toàn diện mọi mặt quản lý kinh tế của đất nước trong khi Pháp lệnh thuế nông nghiệp năm 1983 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 1989 đã bộc lộ nhiều hạn chế và tỏ ra không phù hợp. Ðể khuyến khính sử dụng đất nông nghiệp có hiệu qủa, đảm bảo thực hiện công bằng, hợp lý trong việc đóng góp thu nhập cuả các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp , ngày 10/7/1993 Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ III đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1994. Chính phủ đã có Nghị định số 73, 74 ngày 25/10/1993 và Bộ tài chính có Thông tư số 89 ngày 9/1/1993 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy, thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm thuế đất và hoa lợi trên đất, chủ yếu nhằm vào sản xuất nông nghiệp. 1.4.7. Thuế Nhà đất (Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp): GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 3 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một loại thuế trực thu, do các chủ thể có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 1.4.8. Thuế Tài nguyên: Thuế tài nguyên là khoản thu của Ngân sách nhà nước nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nguồn thu Ngân sách nhà nước, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của Nhà nước. 1.4.9. Thuế Môn bài: Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng , nhà máy, phân xưởng…. trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài. 1.4.10. Thuế Bảo vệ môi trường: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá (gọi chung là hàng hoá) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. 1.4.11. Phí và lệ phí: Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước. 1.5. Vấn đề tránh thuế và trốn thuế: 1.5.1. Trốn thuế: Trốn thuế là là hành vi vi phạm pháp luật thuế của các cá nhân và pháp nhân nhằm không phải nộp thuế hoặc không phải nộp đủ số thuế mà họ phải đóng. Ví dụ: trốn thuế Thu nhập doanh nghiệp bằng cách không khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí. Các hình thức trốn thuế: GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 4 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam - Tránh gặp mặt hoặc không trình diện cơ quan thu - Khai man: • Việc khai man thuế tiêu thụ thường thấy qua việc doanh nghiệp không phát hành hóa đơn bán hàng theo quy định để cơ quan thu không xác định được đủ giá trị thuế phải thu. • Cá nhân khai không đủ thu nhập của mình để lậu thuế thu nhập. • Khai man thuế hải quan thường thấy qua việc doanh nghiệp hoặc cá nhân khai báo giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá trị thực sự của chúng. - Hành vi của các nhân viên của cơ quan thu nhằm bỏ qua cho hành vi trốn lậu thuế của cá nhân và pháp nhân và kiếm lợi riêng. 1.5.2. Tránh thuế: Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật. Tránh thuế là hành vi hợp pháp, lợi dụng những quy định của pháp luật thuế nhằm làm giảm số thuế phải nộp cho Nhà nước. Hay nói cách khác, tránh thuế là nhờ hiểu biết về luật thuế và tận dụng các thủ thuật kế toán để giảm các khoản thuế phải đóng. Ví dụ: dùng khấu hao nhanh, phân bổ nhanh các chi phí trả trước để tránh thuế. Các hình thức tránh thuế: - Chuyển dịch thu nhập; - Hoãn thuế; - Trung gian thuế; - Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật thuế; - Lợi dụng những quy định bất cập của pháp luật thuế; - Sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp; - Chuyển giá (Transfer pricing): là việc định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các công ty đa quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có mức thuế cao sang nước có mức thuế thấp. Chuyển giá là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh và chuyển lợi nhuận về công ty mẹ nước ngoài. GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 5 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam 1.6. Thất thu thuế: Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khóa nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn với nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế luôn mong muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Hay nói cách khác, đâu có thuế khoá thì đó có thất thu. Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp tùy theo điều kiện của nền kinh tế - xã hội của một quốc gia, song có thể khái quát hoá thành 2 dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. - Thất thu thực tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không được tập trung vào ngân sách đúng quy định. - Thất thu tiềm năng, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không thu được vì chưa có quy định của luật pháp. Tùy theo từng thời điểm, từng cách quản lý của địa phương mà nó phát sinh những nguyên nhân thất thu khác nhau. Trong đó, có ba nguyên nhân trực tiếp, đó là: - Thứ nhất, chính sách thuế hiện hành còn quá nhiều khe hở, quá nhiều bất cập, không phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của nền kinh tế. - Thứ hai, công nghệ quản lý thu thuế chưa thể hiện đầy đủ tính tiên tiến, hiện đại. - Thứ ba, tất nhiên là về con người. Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của thất thu thuế Việt Nam 2.1. Thực trạng thất thu thuế Việt Nam: GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 6 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Năm 2011, qua công tác kiểm tra lại tại 44.109 doanh nghiệp, toàn ngành Thuế đã xử lý truy thu, truy hoàn và phạt các đơn vị vi phạm 4.196 tỉ đồng, bằng 187% so năm 2010, giảm lỗ qua kiểm tra là 4.010 tỉ đồng, đã nộp ngân sách Nhà nước 2.433 tỉ đồng bằng 175,3% so với năm 2010. 2.1.1. Trốn thuế: Việc trốn thuế Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức và nhiều loại thuế khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp doanh nghiệp trong nước bắt tay với đối tác bán hàng nước ngoài hạ giá hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế nhập khẩu; tổ chức, cá nhân mua bán hóa đơn đầu vào khống (thuế giá trị gia tăng); doanh nghiệp không khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí (thuế thu nhập doanh nghiệp); cá nhân không kê khai thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập cá nhân), hạ giá của hàng hóa mua bán chịu thuế trước bạ (như xe hơi hay nhà ở) để giảm thiểu số thuế trước bạ phải đóng . Hiện nay, tình trạng trốn thuế Việt Nam đang diễn ra phổ biến hầu hết các đối tượng nộp thuế với các mức độ khác nhau: • Tình trạng trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: Đây là lĩnh vực mà việc trốn thuế diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến với nhiều phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc trốn thuế xảy ra tất cả các con đường xuất nhập khẩu, từ đường bộ, đường biển, đường hàng không đến đường bưu điện, tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Thủ đoạn trốn thuế phổ biến là việc mua chuộc, hối lộ cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu để nhập lậu số lượng lớn hàng hóa vào nội địa hoặc để xuất hàng ra nước ngoài. Hàng hóa xuất nhập khẩu đều được đóng gói bao bọc kín, nhất là hiện nay việc giao hàng bằng container là phổ biến, hàng hóa được kiểm hóa tại doanh nghiệp, nhiều đối tượng đã đánh tráo hàng để nhập, xuất lậu các mặt hàng bị cấm hoặc bị đánh thuế cao. Trên đường biển, các tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng nội địa nhưng đưa lẫn nhiều hàng ngoại nhập lậu hoặc hàng khác chủng loại cho phép vào Việt Nam. Đối với đường hàng không, đường bưu điện, các đối tượng nhập lậu các mặt hàng có thuế suất cao dưới dạng quà biếu hoặc hàng “xách tay” để trốn thuế xuất nhập khẩu. Các đối tượng thay đổi bao bì, nhãn mác hàng GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 7 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam hóa, thay đổi cấu kiện máy móc để hưởng thuế suất thấp hoặc gian lận khi ghi số khung, số máy, năm sản xuất xe ôtô để đưa ôtô cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, còn có hành vi lập bộ hồ sơ khai báo Hải quan giả hoặc cố ý thiếu, sai lệch một số yếu tố, ghi chung chung, không rõ ràng. Lợi dụng các chính sách pháp luật và ưu đãi về thuế của Nhà nước ta, nhiều đối tượng và doanh nghiệp đã tìm cách trốn thuế. Như lợi dụng ưu đãi về thời hạn nộp thuế, các cá nhân và tổ chức đã cố tình nợ đọng kéo dài, chây ì, chiếm dụng thuế rồi bỏ trốn hoặc chỉ thực hiện một vài hợp đồng nhập khẩu rồi giải thể doanh nghiệp hoặc chuyển sang lĩnh vực khác; trốn thuế qua việc khai sai xuất xứ hàng hóa, xuất trình giấy xuất xứ giả, không đúng xuất xứ hàng hóa để được áp mã số thuế thấp hơn để trốn thuế xuất nhập khẩu; trốn thuế qua chính sách hàng đổi hàng hoặc việc kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan . Ví dụ: Hợp đồng ngoại thương trình bản sao không có bản gốc, tên hàng, mã hàng, khai không khớp với thực tế, bộ chứng từ thiếu một số yếu tố để xác định giá tính thuế nhằm có lợi cho doanh nghiệp hoặc thông đồng với đối tác nước ngoài khai thấp giá trị hàng nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu. Các đối tượng cũng thông đồng với cán bộ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu để kê khai hàng hóa nhập khẩu không đúng với thực tế như xe mới thành xe cũ, xe không hỏng thành xe hỏng, phụ tùng mới thành đã qua sử dụng, . Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng việc góp vốn liên doanh bằng vật tư, thiết bị máy móc để tạo tài sản cố định đã đưa thêm vật tư thiết bị, máy móc vào Việt Nam rồi bán ra thị trường nội địa để trốn thuế nhập khẩu. Các doanh nghiệp cũng thường kê khai nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công hàng cho nước ngoài và sản xuất hàng xuất khẩu cao hơn thực tế tiêu hao đều tạo ra dư thừa nguyên liệu bán thị trường trong nước nhằm trốn thuế. Một số trường hợp trốn thuế xuất nhập khẩu điển hình Việt Nam trong thời gian qua: - Công ty TNHH Đá quý Thế giới đã nhập khẩu 34 chiếc xe ô tô du lịch vào Việt Nam qua cảng biển Hải Phòng, mở tờ khai tại Chi cục Hải quan Phú Thọ - Cục Hải quan TP Hà Nội. 34 chiếc xe trong đó 12 chiếc xe hiệu Hyundai Country 29 chỗ ngồi và 22 chiếc hiệu GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 8 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Hyundai Aero Space. Theo bộ hồ sơ nhập khẩu mà Công ty Đá quý Thế giới trình với cơ quan hải quan thì doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu cho dây chuyền, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của công ty mà trong nước chưa sản xuất được. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 34 xe ô tô nhập khẩu của Công ty Đá quý Thế giới thuộc danh mục của Bộ Kế hoạch - Đầu tư ban hành, mục hàng trong nước đã sản xuất được nên không được miễn thuế nhập khẩu. Từ phát hiện này, Chi cục Hải quan Phú Thọ đã dừng cấp giấy hoàn thành thủ tục hải quan cho 27 chiếc xe (Công ty Đá quý Thế giới đã hoàn thành thủ tục nhập trước đó được 7 xe) còn lại, đồng thời ra thông báo truy thu thuế nhập khẩu với toàn bộ 34 chiếc xe ô tô nhập khẩu của công ty này; yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế phải nộp là hơn 26 tỷ đồng. Sau khi bị các cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, Công ty Đá quý Thế giới đã trình bày với cơ quan hải quan, trong kế hoạch đầu tư kinh doanh được thực hiện theo ưu đãi đầu tư (miễn thuế) nên công ty không có tiền nộp thuế và đã có công văn đề nghị cơ quan hải quan cho doanh nghiệp được tái xuất 34 xe ô tô nêu trên. Tuy nhiên, kết quả điều tra của lực lượng cảnh sát kinh tế Hà Nội cho thấy, lô xe trên đã được Công ty Đá quý Thế giới cho một doanh nghiệp khác thuê để kinh doanh vận chuyển hành khách với số tiền 740 triệu đồng/tháng. Sau đó, Công ty Đá quý Thế giới đã bán cả lô xe trên. Từ các tình tiết này, Công an Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi cấp có thẩm quyền thông báo kết quả điều tra và đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, tiến hành thu thuế đúng, đủ và xử lý việc nhập khẩu 34 chiếc xe của Công ty Đá quý Thế giới. Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội đã thành lập Tổ công tác chuyên trách làm việc với doanh nghiệp. Căn cứ các quy định hiện hành, cơ quan hải quan đã ra quyết định ấn định thuế với số tiền Công ty Đá quý Thế giới phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 70,2 tỷ đồng. Đến nay, công ty này đã nộp số tiền 15 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước. Theo đại diện CATP Hà Nội, nếu doanh nghiệp không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, CQĐT sẽ khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự… - “Đao” giá là chiêu thức gian lận không có gì mới, được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa áp dụng nhằm trốn thuế nhập khẩu. Tình trạng gian lận thương mại trong GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 9 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam việc nhập khẩu kính xây dựng qua hình thức đao giá, trốn thuế nhập khẩu của một số doanh nghiệp là một ví dụ. Kính xây dựng có nguồn gốc từ Trung Quốc ào ạt nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Yên Viên (Hà Nội). Và hầu hết các loại kính nhập khẩu này đều khai giá thấp hơn 50% so với thực tế. Đơn cử như loại kính cán hoa văn có độ dày 4-5mm được khai báo với giá 0,60 USD/m2, trong khi giá loại kính này trên thị trường tương đương khoảng 2 USD/m2. Với mức thuế nhập khẩu 40%, cộng với 10% thuế VAT, mỗi mét vuông kính (nếu tính giá khai báo là 0,60 USD, giá thực tế là 2 USD) thì doanh nghiệp đã trốn được 12.248 đồng/m2. Với hàng nghìn mét vuông kính được nhập khẩu, Nhà nước thất thu hàng tỷ đồng tiền thuế. • Thuế giá trị gia tăng thất thu nhiều nhất: Một trong những loại thuế thường bị lợi dụng để "rút tiền" của Nhà nước là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hầu hết cơ quan thuế của các địa phương đều cho rằng, vi phạm liên quan đến thuế GTGT là khá phổ biến, đặc biệt quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thủy sản là vô cùng khó khăn. Lợi dụng quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng nông, lâm, thủy sản để tháo gỡ khó khăn cho người trực tiếp sản xuất, không ít người đã tạo ra hiện trường "lỗ giả, lãi thật" bằng nhiều cách để khấu trừ, hoàn thuế. Chiêu trò phổ biến là bán hàng không xuất hóa đơn; mua hàng rồi tự kê khai giá, ghi địa chỉ vùng sâu, vùng xa để được ưu đãi; lập hóa đơn bán hàng giá trị thấp hơn thanh toán. Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp có trụ sở một nơi, mua hàng một nẻo, nhưng lợi dụng lúc đêm khuya vắng vẻ mới chở hàng về nhằm trốn thuế. Thực trạng này không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán hóa đơn khống để hợp thức hóa hồ sơ. Bên cạnh tình trạng lợi dụng thuế GTGT để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước như trên, thì trốn thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng là vấn đề nổi cộm. Đối tượng vi phạm phần lớn là những doanh nghiệp lớn, nằm trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Họ biết được các doanh nghiệp xây dựng vùng sâu, vùng xa chắc chắn thiếu vốn, không đủ khả năng tài chính để đứng ra nhận thầu các công trình đầu tư trên địa bàn. Các doanh nghiệp lớn này tham gia đấu thầu, sau đó bán thầu lại cho các doanh nghiệp địa phương GVHD: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Chu Thị Phương Hạnh Trang 10 . nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở Việt Nam 1.6. Thất thu thuế: Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thu . nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở Việt Nam - Hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam kém hiệu quả, trong khi mức độ tuân thủ của người nộp thu thấp:

Ngày đăng: 30/12/2013, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan