Đề tài phân tích tình hình ngoại thương của hoa kỳ

6 2.4K 11
Đề tài phân tích tình hình ngoại thương của hoa kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC TMQT Học viên: Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 Giảng viên: Thầy Trương Quang Hùng Đề tài: Phân tích tình hình ngoại thương của Hoa Kỳ Trong thập kỷ vừa qua xu hướng chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ là phát triển quan hệ kinh tế đối ngoaị vượt trội hơn so với tăng trưởng kinh tế. Quan điểm toàn cầu về tự do hoá thương mại quốc tế và tự do hoá khu vực đã dần được lên vị trí số một trong chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ. Tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ cũng khả quan hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Tính đến hết tháng 10 năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt trị giá 159.648 triệu USD. Hoa Kỳ là quốc gia lớn nhất trên thế giới khi nói đến thương mại quốc tế. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ được xem là một trong ba nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ là: máy móc, thiết bị, vật tư công nghiệp, hàng tiêu dùng không tự động, xe có động cơ và phụ tùng, máy bay và phụ tùng, thực phẩm, thức ăn và đồ uống. Đối tác xuất khẩu chính là: Canada, Liên minh châu Âu, Mexico, Trung Quốc và Nhật Bản. Giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ tính đến tháng 10 năm 2010 có trị giá khoảng 198,000 triệu USD mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ là: hàng tiêu dùng không tự động, nhiên liệu, máy móc sản xuất, thiết bị, vật tư nhiên liệu không công nghiệp, xe có động cơ và phụ tùng, thực phẩm thức ăn, và đồ uống. Các đối tác nhập khẩu chính là: Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Canada, Mexico và Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của cơ quan thương mại Hoa Kỳ, tính đết hết tháng 11 năm 2010 cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt khoảng 38,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2009 nhưng giảm 5,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2008. Qua số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu trong GDP của Hoa Kỳ tương đối ổn định trong giai đoạn 1990 đến 2009. Tỷ trọng XNK năm 1990 là 9,6%GDP và năm 2009 tăng lên 11,18%. Bài tập môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 1 Trong các nước phương Tây, Hoa Kỳ nổi lên là một nước trung thành về mặt tư tưởng đối với các cơ sở của kinh tế chính trị tư sản cổ điển và tin tưởng vào lý thuyết “Lợi thế so sánh” của D. Ricado lấy quan hệ thị trường tự do giữa các quốc gia làm tiền đề cho chính sách đối goại của mình. Theo tổng thống Reagan: “Sự thịnh vượng và phát triển kinh tế sẽ không thể có nếu thiếu sự tự do kinh tế” và sẽ không thể “bảo vệ những tự do cá nhân và chính trị của chúng ta nếu thiếu tự do kinh tế”. Mặc dù lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricado nói về hàng hoá hơn là dịch vụ nhưng Hoa Kỳ đã vận dụng triệt để lý thuyết này trong phát triển dịch vụ của mình để tạo ra lợi thế trong xuất khẩu. Những dịch vụ mà Hoa Kỳ bán rộng rãi ra các nước đó là giáo dục (các sinh viên nước ngoài theo học tại Hoa Kỳ), hệ thống thẻ tín dụng…Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Hoa Kỳ năm 2009 chiếm hơn 30% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và là khu vực có thặng dư thương mại. Hoa Kỳ thống lĩnh nhiều thị trường xuất khẩu trong phần lớn giai đoạn sau chiến tranh - đó là kết quả của sức mạnh kinh tế vốn có của nó, của thực tế là máy móc công nghiệp không hề bị đụng chạm gì đến bởi chiến tranh, và của các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật chế tạo của Mỹ. Điều này tạo ra sự chênh lệch thu nhập giữa ngành dịch vụ với các ngành khác như nông nghiệp và công nghiệp trong nước, nó sẽ tạo ra một luồng di chuyển nhân lực từ các ngành khác sang ngành dịch vụ không chỉ ở trong nước mà còn từ nước ngoài vào, điều đó Bài tập môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 2 giải thích vì sao Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều trường đại học nhất thế giới và có nhiều nhà khoa học xuất sắc đến làm việc. Tác động này sẽ làm mất cân đối trong nền kinh tế làm cho tình trạng chênh lệch cán cân ngoại thương giữa ngành dịch vụ và các ngành khác là khá lớn. Các chính sách ngoại thương và kinh tế toàn cầu của Mỹ đã đổi hướng mạnh mẽ trong hơn hai thế kỷ từ khi Mỹ trở thành một quốc gia. Trong buổi đầu của lịch sử dân tộc, chính phủ và doanh nghiệp tập trung hầu hết vào phát triển nền kinh tế trong nước mặc cho những diễn biến xảy ra ở nước ngoài. Nhưng từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của những năm 1930 và Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nhìn chung tìm cách giảm bớt hàng rào thương mại và phối hợp với hệ thống kinh tế thế giới. Sự cam kết về thương mại tự do này có nguồn gốc cả về kinh tế lẫn chính trị; nước Mỹ ngày càng tiệm cận với cách nhìn nhận thương mại rộng mở không chỉ là phương tiện gia tăng lợi ích kinh tế của chính mình mà cũng còn là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. 1 Chính sách tự do thương mại gắn chặt với nhiệm vụ bảo đảm vị trí đứng đầu của nước Hoa Kỳ trong thế giới tư bản. Các nguyên tắc mới trong chiến lược kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ thể hiện trong các chương trình của các thoả thuận buôn bán trên cơ sở có đi có lại năm 1934 và cùng với nó đã thực sự bắt đầu một phong trào trên toàn thế giới huỷ bỏ hệ thống mậu dịch được coi là có một ý nghĩa đặc biệt giống như “một viên đá tảng cần thiết cho toà nhà thế giới” (tuyên bố của Hall - Bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Roosevelt) giới cầm quyền Hoa Kỳ thừa nhận rằng “chỉ bằng việc buôn bán tự do chúng ta mới có thể được đảm bảo vẫn còn là những người có khả năng cạnh tranh”. Hoa Kỳ thống lĩnh nhiều thị trường xuất khẩu trong phần lớn giai đoạn sau chiến tranh - đó là kết quả của sức mạnh kinh tế vốn có của nó, của thực tế là máy móc công nghiệp không hề bị đụng chạm gì đến bởi chiến tranh, và của các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật chế tạo của Mỹ Chính sách thương mại của Hoa Kỳ có nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử của Mỹ và các giai đoạn công nghiệp hoá. Là một quốc gia phát triển lớn trên thế giới, Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu các hàng hoá thành phẩm. 1. Giai đoạn những năm 1950 và 1960: Mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn này là khôi phục nền kinh tế của các nước sau chiến tranh và gia tăng ảnh hưởng về kinh tế của Hoa Kỳ đối với các nước khác. Đến cuối những năm 1960, chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ được xem là một phương tiện để phát triển hoạt động đối ngoại, chính phủ đã không chú ý đến việc phát triển kinh tế trong nước nhưng lại cố gắng mở rộng hoạt động thương mại trên quy mô toàn thế giới. 2. Giai đoạn những năm 1970 và 1980: Hoa kỳ bắt đầu thực hiện điều chỉnh chính sách thương mại của mình vào cuối những năm 1960. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế gắn với tiềm lực về quân sự bảo đảm cho Hoa Kỳ tiếp tục sự duy trì lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Đạo luật thương mại những năm 70 quy định áp dụng hạn ngạch đối với sự tổng hợp và các sản phẩm dệt khác. Đạo luật cũng có quy định áp dụng trong trường hợp các nhà sản xuất trong nước bị thiệt hại “lớn” do hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh. Các đạo luật đã được thông qua bởi hai nghị viện nhưng nhiệm kỳ của quốc hội đã kết thúc trước khi những sự khác nhau của hai đạo luật được chấp thuận. 1 Theo Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2001- Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal & Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal Bài tập môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 3 3. Giai đoạn đầu những năm 80 và đầu những năm 90:Chính sách thương mại trong giai đoạn này chịu sự tác động lớn của chính sách kinh tế trong nước được thực hiện từ năm 1981 theo “Học thuyết kinh tế của Reagan”, việc giảm thuế mạnh và thâm hụt ngân sách gia tăng do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm tăng mức chi tiêu quốc gia cao hơn so với sản xuất và xuất hiện các khoản tiền tiết kiệm không hợp lý. Tình trạng này càng trầm trọng hơn do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại gia tăng và tăng lượng vốn đầu tư vào trong nước. Tháng 12/1985, Tổng thống Rigân đã tuyên bố yêu cầu các nước phải loại bỏ các cam kết bất hợp lý để thực hiện chế độ tự do hoá thương mại. Các sáng kiến được đưa ra trong chính sách tiền tệ và thương mại và việc thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm bớt thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đã được áp dụng nhưng vẫn không đáp ứng được mục tiêu đặt ra của quốc hội. 4. Giai đoạn từ cuối những năm 90 đến nay: Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho quá trình tự do hóa thương mại và là nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), đây là một bộ luật quốc tế về các quy định thuế quan và thương mại được bởi 23 nước vào năm 1947. Đến cuối thập kỷ 1980, hơn 90 nước đã tham gia hiệp định này. Bên cạnh việc đặt ra bộ luật hành vi cho các vấn đề thương mại quốc tế, GATT đã đỡ đầu một số vòng đàm phán thương mại đa phương, và Hoa Kỳ đã tham gia tích cực vào các vòng đàm phán này, thường đảm đương vai trò lãnh đạo. Vòng đàm phán Urugoay, có tên gọi như vậy vì được tiến hành đàm phán ở Punta del Este, Urugoay, đã tự do hóa thương mại nhiều hơn nữa trong thập kỷ 1990. Bên cạnh những cam kết về chủ nghĩa đa phương, những năm gần đây Mỹ cũng theo đuổi các hiệp định thương mại khu vực và song phương, một phần do các hiệp định hẹp hơn thì dễ đàm phán hơn và thường có thể đặt cơ sở cho những hiệp định lớn hơn. Hoa Kỳ sẵn sàng cho phép các nước tiếp cận thị trường của mình một cách thuận lợi nếu các nước đó đáp lại bằng cách giảm bớt các rào cản thương mại của chính mình, như là một phần của các hiệp định đa phương hoặc song phương 2 . Tại sao lại cần phải có giao thương giữa các quốc gia? Việc giao thương này sẽ đem lại nhưng lợi ích gì? Và nó ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế? về vấn đề này thì theo Christina R. Sevilla - phó trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách quan hệ công chúng và hợp tác liên chính phủ: Các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả nhất, và nhờ trao đổi những hàng hóa và dịch vụ này để có được những hàng hóa và dịch vụ mà các quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn nhưng có giá thấp hơn. Với cách làm như vậy, các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc sản xuất hiệu quả hơn, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt hơn nhưng giá rẻ hơn. Việc dỡ bỏ những rào cản do chính phủ dựng lên đối với thương mại sẽ cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị trường rộng lớn của thế giới với đầy đủ các loại mặt hàng, từ thực phẩm, quần áo, các mặt hàng chế tạo khác cho tới những dịch vụ tạo thành cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế hiện đại, từ tài chính tới viễn thông, giao thông và giáo dục. Mặt khác, việc giao thương giữa các quốc gia sẽ tạo ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế với nhau và với các doanh nghiệp của nước ngoài do vậy nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo, tìm ra các quy trình sản xuất và công nghệ mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ, sự phát triển của khoa học máy tính cũng như các loại máy cứu sống mạng người trong những năm gần đây đã nở rộ trong bối cảnh thị 2 Theo Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2001- Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal & Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal Bài tập môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 4 trường mở cửa và ngày càng có nhiều cơ hội xuất khẩu cho những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, cùng với việc thực hiện nghiêm túc luật bản quyền và sở hữu trí tuệ. Ngược lại với tư do hoá thương mại, việc bảo hộ thương mại sẽ tạo ra những rào cản đối với cạnh tranh mà nó sẽ có kết quả ngược lại - các ngành trong nước sẽ kém hiệu quả hơn; chi phí cao hơn, chất lượng suy giảm, ít sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ hơn; ít sáng tạo, đổi mới và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Năm 1930, Hoa Kỳ vối quan niệm các nhà sản xuất của Hoa Kỳ sẽ không thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất nước ngoài do mức lương và chi phí sản xuất ở nước ngoài thấp hơn Hoa Kỳ đã đưa ra Đạo luật Thuế quan Smoot- Hawley, cho phép áp đặt mức thuế quan rất cao để bảo vệ thị trường Hoa Kỳ trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Sau khi thực thi đạo luật này Hoa Kỳ đã nhận được một hậu quả thật khôn lường đó là các đối tác thương mại đã trả đũa bằng cách bảo hộ thị trường nội địa trước hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Kim ngạch thương mại thế giới đã giảm 70% vào đầu thập niên nhưng năm 1930, khiến cho hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, càng làm Đại Suy thoái trở nên trầm trọng, và làm gia tăng căng thẳng chính trị vốn đã góp phần châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Mặc dù thấy được những lợi ích rõ ràng do tư do hoá thương mại mang lai và đã rất cố gắng để thúc đẩy thực hiện tự do hóa thương mại, nhưng đến cuối thế kỷ này Hoa kỳ vẫn chưa phải là quốc gia tư do hoá thương mại hoàn toàn mà họ vẫn còn bảo hộ cho một số ngành như ngành chế biến thủy hải sản, lương thực, thực phẩm…thông qua các rào cản kỹ thuật như việc đặt ra các tiêu chẩn kỹ thuật cao cho hàng hoá nhập khẩu, chế độ kiểm dịch khắt khe với một số loại sản phẩm…cuộc chiến sắt thép với Trung Quốc là một ví dụ. Mặt khác Hoa Kỳ vẫn còn có những chính sách phân biệc đối xử với các quốc gia khác nhau thông qua các cam kết tối huệ quốc. Tóm lại, Chính sách thương mại của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricado và Hoa Kỳ luôn tin vào một hệ thống thương mại rộng mở dựa trên quy định của luật pháp. Người Mỹ cho rằng thương mại tự do cũng mang lại lợi ích cho các quốc gia khác. Các nhà kinh tế từ lâu đã chỉ ra thương mại cho phép các quốc gia tập trung vào sản xuất những loại hàng hóa và dịch vụ mà họ có thể tạo ra một cách hiệu quả nhất - do vậy làm gia tăng tiềm năng sản xuất nói chung của toàn bộ cộng đồng các quốc gia. Hơn nữa, người Mỹ cũng nhận thức được rằng thương mại sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, và dân chủ trong từng quốc gia và rằng nó thúc đẩy sự thịnh vượng của thế giới, quyền lực của pháp luật, và hòa bình trong các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế sự chênh lệc giữa các ngành, lĩnh vực sẽ cản trở việc tư do hoá thương mại hoàn toàn, do vậy Hoa Kỳ cũng như các nước khác duy trì chính sách thương mại nửa bảo hộ nhằm duy trì và hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực không hoặc có ít lợi thế cạnh tranh hoặc những ngành công nghiệp tiềm năng sẽ phát triển và đóng vai tro chủ yếu trong việc thúc đấy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Tài liệu tham khảo: 1. Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal & Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal - Ấn phẩm của Chương Bài tập môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 5 trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số tháng 2/2001. Lấy từ Internet: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_useconomy.html. 2. Tham luận: Tại sao cần phải tự do hoá thương mại - Christina R. Sevilla là phó trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách quan hệ công chúng và hợp tác liên chính phủ- http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_useconomy.html. 3. Trang Web: www.census.gov. và: http://www.wto.org. 4. TRẦN LÊ ANH – PGS Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Lasell, Mỹ: Đường hướng chính sách thương mại Mỹ - Nguồn: www.thesaigontimes.vn. 5. Vĩnh Tiến (Theo Foreign Affairs): Hồi kết của thị trường tự do? - Kỳ cuối: Lợi ích của thị trường tự do - nguồn: http://tgvn.com.vn/Item/VN/HoSo/2009. 6. Bài giảng môn Kinh tế và các tổ chức TMQT của thầy Trương Quang Hùng tại lớp KTPT K19 Bài tập môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 6 . Thầy Trương Quang Hùng Đề tài: Phân tích tình hình ngoại thương của Hoa Kỳ Trong thập kỷ vừa qua xu hướng chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ là phát triển quan. tranh, và của các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật chế tạo của Mỹ Chính sách thương mại của Hoa Kỳ có nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử của Mỹ

Ngày đăng: 30/12/2013, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan