Đề tài HOÀN THIỆN kỹ THUẬT đảm bảo gắn bó dữ LIỆU TRONG WEBSITE ĐĂNG ký từ XA các CHUYẾN BAY BẰNG NGÔN NGỮ ASP TRÊN MẠNG INTERNET THUẬT TOÁN gắn bó dữ LIỆU

42 436 0
Đề tài HOÀN THIỆN kỹ THUẬT đảm bảo gắn bó dữ LIỆU TRONG WEBSITE ĐĂNG ký từ XA các CHUYẾN BAY BẰNG NGÔN NGỮ ASP TRÊN MẠNG INTERNET THUẬT TOÁN gắn bó dữ LIỆU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU ------ Hiện nay, một xu hướng kỹ thuật mới được hình thành, xu hướng phân tán các thành phần tạo nên hệ tin học theo hướng tiếp cận nơi sử dụng và sản xuất thông tin trên cơ sở mạng máy tính. Nhằm khai thác có hiệu quả toàn hệ, vấn đề quan trọng hàng đầu cần tính đến là các tài nguyên và chiến lược khai thác, sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Vấn đề gắn dữ liệu trong các hệ thống phân tán nói chung và các hệ thống thông tin đăng trên mạng nói riêng như việc đăng các tua du lịch, mua bán trong các giao dịch thương mại điện tử, đăng giữ chỗ trong giao thông vận tải, đăng dự thi trong các hệ thống thông tin đào tạo, . đã trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý thuyết lẫn các nhà sản xuất phần mềm nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu đảm bảo tính gắn thông tin trong các cơ sở dữ liệu truy cập ngẫu nhiên với số lượng truy cập lớn Việc nghiên cứu, phát triển các phương pháp đảm bảo gắn dữ liệu trong môi trường phân tán đến nay đã có một số thành công đáng kể. Trước hết, phải nói Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 1 đến sự tích hợp hàng loạt các hàm vào các hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình với phương thức riêng rẽ của từng hệ cho phép đảm bảo phần cơ bản của việc gắn thông tin nói chung trong quá trình đa truy cập thông qua hệ thống viễn thông. Việc triển khai phương pháp cho phép gắn dữ liệu trong môi trường phân tán trong điều kiện lý tưởng (không có bất kỳ sự cố nào) đã được áp dụng và mang lại những hiệu quả nhất định cho các hệ thống đăng từ xa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lập trình và vận hành các hệ thống đăng ký, vấn đề gắn dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu khi hệ thống bị sự cố đang đặt ra như là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa sống còn trong việc phát triển toàn hệ nói chung. Nói tóm lại, sự cố trong các hệ thống nói chung, hệ thống đăng từ xa nói riêng có thể xảy ra và là nguyên nhân dẫn đến hệ thống cơ sở dữ liệu không thể đảm bảo tính gắn được nữa. Trong phạm vi báo cáo này sẽ trình bày về vấn đề đảm bảo gắn dữ liệu cho website đăng từ xa các chuyến bay được viết bằng ngôn ngữ ASP. Được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lê Văn Sơn và các bạn tôi đã hoàn thành được bản báo cáo. Tuy nhiên thời gian và kiến thức có hạn nên bản báo cáo này chắc chắn còn nhiều khuyết điểm, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 2 giáo và các bạn. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS Lê Văn Sơn và các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này. Trân trọng cảm ơn ! Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 3 PHẦN I: LÝ THUYẾT HOÀN THIỆN KỸ THUẬT ĐẢM BẢO GẮN DỮ LIỆU TRONG WEBSITE ĐĂNG TỪ XA CÁC CHUYẾN BAY BẰNG NGÔN NGỮ ASP TRÊN MẠNG INTERNET CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN I.1 Định nghĩa hệ tin học phân tán Hệ tin học phân tán là hệ thống xử lý thông tin bao gồm nhiều bộ xử lý hoặc các bộ xử lý nằm ở xacác vị trí khác nhau và được liên kết với nhau thông qua phương tiện viễn thông dưới sự điều khiển thống nhất của hệ điều hành. Hệ phân tán là một tập hợp bao gồm các bộ xử lý hoặc bộ vi xử lý với bộ nhớ và đồng hồ độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc các bộ xử lý không sử dụng chung bộ nhớ và đồng hồ. Trong hệ tin học phân tán, các tính toán có thể được tính trên nhiều bộ xử lý hay trên vi xử lý của hệ thống đa bộ xử lý. Như vậy hệ thống hệ tin học phân tán đòi hỏi hệ thống của mình phải trang bị bộ nhớ cục bộ. Các bộ xử Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 4 lý trao đổi thông tin qua các hệ thống đường truyền khác nhau như là cáp chuyên dụng, bus trao đổi, đường điện thoại, cáp quang, . . . vv. Khác với hệ thống máy đơn, mạng máy tính là tập hợp các thiết bị đầu cuối được kết nối với nhau thông qua hệ thống đường truyền. Các thiết bị đầu cuối của máy tính rất đa dạng, bao gồm tập hợp các máy tính, các thiết bị chuyên dụng, các thiết bị truyền tin, các thiết bị tiếp nhận và hiển thị thông tin. Hệ thống mạng máy tính được điều khiển bằng hệ điều hành mạng. Hệ thống tin học này có thể là hệ tập trung hoặc hệ phân tán. Căn cứ vào các thành phần của hệ tin học, ta nhận thấy hệ tin học có thể bao gồm bốn thực thể sau: Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 5 Trong hệ tin học phân tán, cấu hình phần cứng của mạng có thể bao gồm các bộ xử lý có cấu tạo hoàn toàn khác nhau về khả năng, tốc độ và được thiết kế cho các chức năng khác nhau. Chúng có thể là các bộ xử lý, các trạm làm việc, các máy tính tập trung và các máy tính điện tử vạn năng lớn. Chúng được gọi bằng các tên khác nhau như trạm, node . . . căn cứ vào ngữ cảnh mà ở đó nó được nêu ra. Ngoài hệ thống phần cứng, phần mềm, dữ liệu thì hệ phân tán còn có hệ thống truyền thông được mô tả như ở trên. Song điều cơ bản để phân biệt hệ tin học phân tán với mạng máy tính là và hệ điều hành mạng chính là nguyên tắc xây dựng hệ. I.2 Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phân tán I.2.1 Ưu điểm  Chia xẻ tài nguyên: Chia xẻ tài nguyên trong hệ thống phân tán cung cấp một cơ chế để chia xẻ tập tin ở vị trí xa, xử lý thông tin trong một cơ sở dữ liệu phân tán, in ấn tại một vị trí xa, sử dụng những thiết bị ở xa để thực hiện các thao tác…  Tăng tốc độ tính toán: Hệ thống phân tán cho phép phân chia việc tính toán trên nhiều vị trí khác nhau để tính toán song song. Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 6  An toàn: Nếu một vị trí trong hệ thống phân tán bị hỏng, các vị trí khác vẫn tiếp tục làm việc mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.  Thông tin liên lạc với nhau: Có nhiều lúc, chương trình cần chuyển đổi dữ liệu từ vị trí này sang vị trí khác. Khi các vị trí được nối kết với nhau trong một hệ thống mạng, việc trao đổi dữ liệu diễn ra rất dễ. I.2.2 Hạn chế  Giá phát triển phần mềm cao: Do các khó khăn khi cài đặt một hệ thống phân tán, giá thành sẽ tăng lên.  Dễ mắc lỗi hơn: Vì các trạm trong hệ phân tán làm việc song song, khó có thể đảm bảo thuật toán được thực hiện đúng trên tất cả các trạm. Do vậy mà số lỗi sẽ tăng lên.  Khối lượng các xử lý tăng: Hệ thống phân tán cần truyền nhiều thông báo, nhiều tính toán phụ. Do vậy khối lượng xử lý tăng lên so với hệ thống tập trung. I.3 Nguyên tắc xây dựng hệ phân tán Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 7  Chia sẻ tài nguyên: Thực tế phát triển mạng máy tính đặt ra một vấn đề lớn là cần phải dùng chung tài nguyên. Một tiến trình trên một trạm nào đó có thể cung cấp tài nguyên dùng chung ở một trạm khác.  Liên lạc: Khi các hệ thống đã được mắc nối với nhau, các thực thể trong hệ có thể trao đổi thông tin với nhau.  Tin cậy: Một trạm trong hệ bị sự cố không làm cho toàn hệ ảnh hưởng, mà ngược lại, công việc đó được phân cho các trạm khác đảm nhận. Ngoài ra, trạm bị sự cố có thể tự động phục hồi lại trạng thái ban đầu trước khi có sự cố hay trạng thái ban đầu của nó.  Tăng tốc: Đây là khái niệm mới về phân tán tải. Một tính toán lớn nào đó, nếu chỉ sử dụng một trạm thì thời gian cho kết quả lâu. Tính toán này được chia nhỏ và thực hiện song song trên các trạm. Điều này cũng cần thiết đối với các trạm quá tải. Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 8 I.4 Điều kiện của hệ phân tán Để đảm bảo hoạt động thì các hệ thống kết nối với nhau phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau đây :  Bất kỳ một hệ thống thành phần nào (hệ cục bộ) đều có thể liên lạc thông suốt với các hệ thống thành phần khác.  Mỗi một hệ thống cục bộ được đặc trưng bằng một tên duy nhất và tên này có thể được nhận biết bởi các hệ thống viễn thông. Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 9 CHƯƠNG II SỰ GẮN THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU II.1 Các điều kiện giả định và thực tế Ta có một tập hợp các thông tin nào đó có thể được truy cập bởi một tập các tiến trình. Số lượng các thông tin có thể truy cập được và các tiến trình có nhu cầu thông tin là con số cố định. Hệ này phát triển rời rạc theo thời gian giữa các điểm quan sát, ta có thể nhận biết được trạng thái thực của chúng, có nghĩa là các đối tượng và các ngữ cảnh thực hiện tiến trình, hệ kiểu như vậy hoạt động với độ ổn định cao. Các điều kiện giả định này so với thực tế có các điểm khác biệt cơ bản như sau: STT So sánh 1 Các đối tượng và các tiến trình có thể được tạo lập và hủy bỏ có tính chất động trong suốt quá trình tồn tại của hệ 2 Các đối tượng và các tiến trình có thể được phân tán trên các trạm khác nhau, liên hệ với nhau qua hệ thống viễn thông. Do vậy, ta không thể xác định trạng thái thời điểm của hệ vì lý do độ trễ đường truyền giữa các Sinh Viên: Võ Thanh Thịnh Page 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan