41 Tuần phát triển của thai nhi

43 1.2K 4
41 Tuần phát triển của thai nhi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là một seri các hình ảnh về thai nhi, nó cho thấy cái nhìn tổng quát về các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 41 nhưng cũng đầy sinh động giúp cho chúng ta có sự tưởng tượng phong phú cũng như hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và sự phát triển của đứa trẻ trong bụng mẹ . Thai kỳ phát triển của bào thai có thể được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thụ thai được xem như là phần đầu tiên kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ. Từ hai đến tám tuần lễ (hai tháng) bé phát triển như một phôi thai – nên còn gọi là thời kỳ phôi. Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) gọi là thời kỳ bào thai và em bé trong bụng mẹ lúc đó được gọi là bào thai. Thời kỳ thụ thai (hai tuần đầu) giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 2 tuần tuổi Thời kỳ phát triển phôi (tuần lễ thứ hai đến thứ tám) Trước khi được sinh ra thai nhi phát triển qua nhiều giai đoạn. Ví dụ: Não và tim bắt đầu phát triển trước đường tiêu hóa, bộ xương và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn nhiều. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc uống hay bức xạ thì sự tổn thương sẽ xảy ra. Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này. Phần lớn các giai đoạn phát triển các cơ quan quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu vì thế phôi đang phát triển có thể bị tổn hại nghiêm trọng bởi thuốc uống hay bệnh hoạn trong thời gian này. Một khi các bộ phận và các hệ bộ phận ở đúng vị trí, chúng ít khi bị tổn hại. Ðó là điều tại sao một số bệnh cúm xảy ra trong 12 tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng. 1 – 4 tuần đầu tiên: Trứng đã được thụ tinh và nhóm tế bào phát triển thành thai nhi được gọi là phôi. Các tế bào bắt đầu phân chia mạnh mẽ và bám chắc vào dạ con. Hệ thống nuôi dưỡng phôi thai được hình thành ở thành tử cung, các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu, năng lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và nuôi dưỡng bào thai sau này. giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 3 tuần tuổi giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 4 tuần tuổi 5 – 8 tuần: Khối tế bào phát triển mạnh mẽ tạo thành một phôi mầm. Bước sang tuần thứ 6 phôi mầm đã trở thành bào thai thực sự, xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã dần hình thành. Ở vào khoảng tuần 7 đến cuối tuần 8, tim của thai nhi đã bắt đầu hình thành và đã bắt đầu hoạt động. Hệ thần kinh phát triển nhanh chóng, đặc biệt là não bộ. Mắt cũng đã bắt đầu hình thành dưới da mặt, đầu lớn dần và tứ chi cùng các cơ quan nội tạng cũng phát triển không ngừng. giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 5 tuần tuổi giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 6 tuần tuổi giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 7 tuần tuổi giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 8 tuần tuổi Ở tuần thứ tám, phôi bắt đầu thành hình, mặc dù còn nhỏ xíu nhưng cánh tay, chân có các ngón, mắt và tai bắt đầu hình thành. Có điều, nó chưa thể tự sống, nghĩa là chưa thể sống ngoài môi trường tử cung. Thời kỳ bào thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh) Chúng ta bắt đầu nói về thời kỳ phát triển cơ thể thai nhi khi được ba tháng. Khi phần lớn các cơ quan đã được hình thành, thời kỳ bào thai dành hết hoàn toàn cho sự tăng trưởng và hoàn chỉnh các bộ phận. Ở tuần lễ thứ 24 đến 26 (180 ngày sau khi thụ thai), bào thai có thể phát triển và sống được khi đưa ra ngoài tử cung. Mặc dù các kỹ thuật tân tiến có thể giúp bào thai sinh non sống sót, nhưng phần lớn trẻ sinh quá non bị chết giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 9 tuần tuổi 9 – 12 tuần: Tuần thứ 9 là tuần phát triển rất quan trọng của bào thai, khi đó: + Đầu và mặt: Đầu có trán cao và có thể nhìn thấy tai, mũi, môi và xương còn sơ khai để tạo nên gương mặt. Từ lúc này, mầm răng đã được định vị và gai vị giác đang phát triển. Thân hình đã bắt đầu thẳng, đầu đã có hình dạng rõ và phần đuôi nhỏ hầu như biến mất. Thai nhi giờ đã lớn gấp 4 lần khi mới 6 tuần và được gọi là bào thai. + Tim : Giờ đã là quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, tim đập khoảng 180 lần/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành. + Tay và chân: Mầm tay thoạt đầu nhú lên cổ tay và các ngón, sau mọc dài ra thành cánh tay và hoàn chỉnh với chỗ gập ở cùi chỏ. Sự phát triển chân cũng theo quy trình tương tự như vậy. Sự phát triển tiếp tục diễn ra để hoàn thiện hơn các cơ quan bộ phận khác của cơ thể thai nhi khi bước vào tuần thứ 12: + Mặt: Mặt đã được tạo hình hoàn chỉnh với cằm, trán cao và chóp mũi nhỏ xíu. Đôi mắt đã phát triển hơn và mí mắt còn nhắm chặt. • Tay và chân: Đang bắt đầu những cử động đầu tiên. Ngón tay, chân đã định hình, móng bắt đầu mọc. • Da: Da thai nhi đỏ, trong và thấm được nước ối. • Tim: Tim đã vận hành đầy đủ, bắt đầu bơm máu đi khắp cơ thể . • Hệ tiêu hoá: Bao tử đã được hình thành liên kết với miệng và ruột • Cơ quan sinh dục: Buồng trứng hoặc tinh hoàn đã được tạo ra bên trong cơ thể. Tuy cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển nhưng vẫn chưa thấy được giới tính qua siêu âm. • Hệ thống nuôi dưỡng thai nhi: Nhau thai đã hoàn chỉnh và nối vào túi noãn và trở thành hệ thống cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và các chất cặn bã cũng được loại ra khỏi bào thai. . thần kinh của thai nhi đã phát triển. giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 17 tuần tuổi giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 18 tuần tuổi. cũng phát triển không ngừng. giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 5 tuần tuổi giai đoạn phát triển của thai nhi: Thai nhi 6 tuần tuổi giai đoạn phát

Ngày đăng: 26/12/2013, 20:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan