Để có âm thanh tốt hơn

22 619 7
Để có âm thanh tốt hơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để có âm thanh tốt hơn

Để âm thanh tốt hơn Giới thiệu 2 lý do dẫn đến sự ra đời của cuốn sách hướng dẫn này. Lý do thứ nhất là nhiều người, sau khi thấy những kết quả tôi mang lại cho hệ thống âm thanh của họ, đã khuyến khích tôi chia xẻ những kinh nghiệm thu thập được trong suốt 35 năm, với hàng ngàn giờ lắp đặt, tinh chỉnh các hệ thống âm thanh cho các khách hàng cá nhân, các nhà bán lẻ và các triển lãm âm thanh khắp nước Mỹ. Lý do thứ hai là tôi nhận thấy, trong khoảng 10 năm gần đây, thói nghiện mua sắm đã thâm nhập vào thế giới audio và cá nhân tôi nghĩ điều đó không tốt cho những người thực sự yêu âm nhạc. Tôi sẽ đề cập đến sở thích mua sắm nhiều lần trong cuốn sách này nhưng trước hết tôi muốn nhấn mạnh 2 điều 1. Từ năm 1999, tôi đã nói chuyện với hàng ngàn người mua dàn âm thanh và đến thăm nhà nhiều người, những người muốn cải thiện chất lượng âm thanh cho bộ dàn nghe nhạc của họ. Và tôi thường xuyên gặp những người đã mua những thiết bị mới nhất, thậm chí đắt nhất nhưng vẫn không cảm thấy thỏa mãn với âm thanh nó mang lại. Họ luôn nghĩ nâng cấp lên một thiết bị khác sẽ giải quyết được vấn đề, và một đầu CD mới hay 1 ampli khác… sẽ đưa họ đến với thiên đường âm thanh. Câu trả lời là: không. Mua một thiết bị mới không thể giải quyết được gì trong 95% số phòng nghe tôi đã đến thăm. Một ampli mới không thể triệt tiêu những định luật vật lý liên quan đến hệ thống và phòng nghe. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ khám phá một số kỹ thuật đã được kiểm chứng, thể đưa dàn máy của bạn lên một tầm cao khác mà không phải quá băn khoăn về việc nâng cấp thiết bị. Những kỹ thuật này sẽ mang lại hiệu quả, bất kể bạn đang sở hữu thiết bị gì. 2. Tôi cũng muốn khẳng định là tôi không hề phản đối việc mua một thiết bị audio tốt hơn. Tôi chỉ phản đối việc mua 1 thiết bị, bất kể nó được quảng cáo tốt thế nào, bất kể nó giá hời đến đâu… nếu nó không hội thể hiện những phẩm chất tinh túy của nó do bạn không sắp xếp đúng những yếu tố bản để nó thể hiện. Tôi nhất trí với việc mua một thiết bị mới với sự cân nhắc cẩn thận, nhưng chỉ sau khi đã làm cho hệ thống hiện thể hiện được hết khả năng của nó. Điều đó cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để đánh giá việc nâng cấp đáng đồng tiền bát gạo. Mua 1 thiết bị mới mà không khai thác được tiềm năng của nó cũng giống như ném tiền qua cửa sổ. Hãy dành ra 90 ngày để thực hiện những mẹo và kỹ thuật trong cuốn sách này, nếu bạn không hài lòng với hiệu quả chúng đem lại tôi sẽ hoàn trả bạn tiền mua cuốn sách. Về những kiến thức thông dụng của các Audiophile: Một vài điều bạn đọc được sẽ trái ngược với những cái được gọi là “kiến thức audiophile thông dụng”, vì vậy xin hãy lưu ý những điểm sau: 1. Cuốn sách này là nhằm giúp bạn cải thiện chất lượng thưởng thức âm nhạc mà không cần phải mua sắm những thiết bị đắt tiền. Vì vậy chúng tôi bỏ qua hầu hết những “kiến thức audiophile thông dụng” 2. Tôi cam đoan bạn sẽ tìm thấy những chủ đề mà bạn sẽ tán thành sau khi bạn đã thử nghiệm. Một khi bạn đã thử, bạn sẽ hiểu. 3. Trong cuốn sách này tôi chỉ đưa ra những mẹo/kỹ thuật tính thực tiễn cao, thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc thưởng thức âm nhạc của bạn, áp dụng cho mọi hệ thống âm thanh, ở mọi đẳng cấp. Chúng thường hiệu quả mà không cần phải mua những cọng cáp đắt tiền, bộ lọc nguồn cao cấp hay những phụ kiện tương tự. Tôi không ý bảo những thứ đó không giá trị nhưng đó không phải là định hướng của cuốn sách này. Bản thân tôi đã vận dụng tất cả những mẹo này và thành công trong hàng trăm trường hợp, tôi hy vọng các bạn sẽ thấy chúng là những lời khuyên tốt. \ Mục đích tối hậu: Coi như chúng ta đã thực hiện xong mọi điều chỉnh cho hệ thống. Mục đích của chúng ta là gì? được âm thanh tốt hơn hoàn toàn không phải là mục đích tối hậu. Đó chỉ là phương tiện để đạt đến đó. Tôi từng hỏi hàng trăm audiophile, “Bạn nhớ những cảm xúc mà bạn khi trực tiếp tham dự một buổi hòa nhạc? Qua ngày hôm sau bạn vẫn còn nhớ những cảm xúc đó?” Và tôi luôn nhận được những cái gật đầu, bất kể đó là cuộc đối thoại cá nhân hay trong một buổi thuyết trình. Nhưng điều đó thì liên quan gì đến việc cải thiện bộ dàn âm thanh chứ? Rồi tôi hỏi: “Các bạn trải nghiệm những cảm xúc tương tự khi nghe nhạc qua hệ thống âm thanh ở nhà? Các bạn cảm thấy dư âm của cảm xúc âm nhạc vào ngày hôm sau?” Câu trả lời là những ánh mắt hoài nghi, hầu như không ai nghĩ điều đó thể xảy ra, lại càng không nghĩ đó chính là mục đích tối hậu và hoàn toàn thể đạt được. Đó cũng là mong muốn của tôi đối với những ai đọc cuốn sách này. Cùng với sự hợp tác của bạn, tôi sẽ giúp bạn đạt được những cảm xúc sâu sắc hơn với âm nhạc của bạn. Toàn bộ cuốn sách gồm 200 mẹo/kỹ thuật (nguyên văn: tip), trong đó những mẹo viết cho người mới nhập môn, những mẹo hướng đến những người đọc trình độ và kinh nghiệm trung bình trong lĩnh vực audio và những mẹo dành cho những audiophile giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, về tổng quan, tập hướng dẫn này được viết và minh họa với ít thuật ngữ kỹ thuật nhất trong chừng mực thể, với mục đích giúp mọi người đọc khai mở tiềm năng hiện hữu của hệ thống âm thanh đang có. Đây không phải là sách mô tả nguyên lý hoạt động của các thiết bị, đã rất nhiều sách loại đó trên thị trường rồi. Người dịch sẽ chỉ lược dịch chọn lọc các mẹo phù hợp với đa số, số thứ tự của các mẹo được giữ đúng theo nguyên tác. Các phần chữ nghiêng là do người dịch viết thêm. Các bác nào muốn tham khảo toàn bộ xin tìm mua sách gốc trên mạng với giá bìa là 44.5 USD. TIP #2: Hãy tin vào chính mình Tôi vô số khách hàng đã trải nghiệm những lợi ích từ cuốn sách này, chỉ một số ít người không tin rằng một thế giới khác về chất lượng âm thanh và cảm thụ âm nhạc. Những người này bám chặt vào ý tưởng mua những thiết bị đắt tiền hơn, vài người mua những thiết bị tốt nhất mà tiền thể mua được và họ nghĩ họ đã đạt đến đỉnh cao của sự trình diễn. Nhưng như bạn sẽ thấy, việc bạn tiêu bao nhiêu tiền và cách bạn làm gì với thứ bạn là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Thành thật mà nói, khi mới bắt đầu với những mẹo trong cuốn sách này, hầu hết người đọc không chắc rằng minh thể nghe thấy sự khác biệt. Nhưng sau đó, tất cả mọi người, không trừ một ai, đều thấy rằng họ thể và quá trình khai mở năng lực của hệ thống là một trải nghiệm đầy thú vị. Chỉ cần bạn áp dụng một số mẹo trong này, tôi cam kết bạn sẽ cải thiện được chất lượng trình diễn của bộ dàn âm thanh và qua đó nâng cao sự cảm thụ âm nhạc của cá nhân. TIP #3: Rèn luyện bản thân Tôi đã từng thấy những người nhiều tuổi với thính lực khiếm khuyết nhưng vẫn thể nhận ra những khác biệt tinh tế. Bản thân tôi đã 62 tuổi khi viết cuốn sách này (xuất bản năm 2008). Xét về mặt thể chất, thính lực của tôi thấp hơn những người trẻ trung. Tuy nhiên tôi đã giành được nhiều giải thưởng “Hệ thống âm thanh trình diễn hay nhất” ở nhiều hội chợ, triển lãm và gặt hái được nhiều bình luận tốt về những hệ thống khác nhau mà tôi đã setup. Tôi thường làm việc với nhiều nhà sản xuất khác nhau mà chuyên viên của họ đều trẻ tuổi hơn, và tất nhiên về mặt lý thuyết họ khả năng nghe tốt hơn, nhưng họ đều đặc biệt muốn tôi đánh giá hệ thống cho họ. Khi tôi ngồi nghe thử hệ thống cùng những chuyên gia trẻ, mà thính lực chắc chắn tốt hơn, thường thì họ không phát hiện ra những điều tôi chỉ ra sau đó. Điều tôi muốn nói là bạn thể rèn luyện đôi tai để nghe được nhiều hơn và qua đó nhận được nhiều hơn từ dàn âm thanh của mình. Đó chỉ là vấn đề kinh nghiệm và biết phải lắng nghe cái gì, hoàn toàn không cần đôi tai vàng siêu nhiên. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi nghe một khách hàng thuật lại việc anh ta đến nhà bạn bè và họ hàng và làm cho dàn âm thanh của họ trở nên sống động trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Đơn giản chỉ cần vận dụng những kinh nghiệm anh ta đã kinh qua với bộ dàn của của chính mình. Học và vận dụng những mẹo trong cuốn sách này, bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn với âm thanh từ bộ dàn của bạn với những biến động sau đó của nó. Tuy nhiên, bước quan trọng đầu tiên là bạn cần thay đổi cách nghe: từ NGHE đơn thuần qua SUY NGHĨ & CẢM NHẬN _ thay vì tìm nghe “những âm thanh audiophile” hãy tự hỏi “âm nhạc đang cất tiếng như thế nào?” TIP #4: Biến việc nghe nhạc thành một sự kiện đặc biệt Tôi đã từng viết về ảnh hưởng mạnh mẽ mà một buổi hòa nhạc trực tiếp mang lại. Tất nhiên hầu hết ảnh hưởng đó là do âm nhạc. Nhưng còn một khía cạnh khác: bản thân việc sửa soạn đi đến một buổi hòa nhạc đã là một sự kiện đáng nhớ. Tôi nhận thấy rằng khi các khách hàng của tôi (và cả chính tôi nữa) sắp xếp một khoảng thời gian dành riêng chỉ để nghe nhạc, làm cho khoảng thời gian đó trở thành một sự kiện đặc biệt trong đời sống thường nhật, thì tác động của âm nhạc thường mạnh mẽ hơn nhiều so với việc bật dàn âm thanh một cách ngẫu hứng. Không, tôi không định bảo bạn đừng nghe nhạc một cách ngẫu hứng nữa. Tôi chỉ gợi ý bạn thi thoảng hãy lên lịch cho một sự kiện đặc biệt. Tôi đoán là điều đó sẽ đem đến sự khác biệt cho cuộc sống của bạn. TIP #5: Dành một không gian riêng để nghe nhạc Ngày nay, nhiều người yêu nhạc những hệ thống tích hợp phân phối âm nhạc đến mọi phòng trong nhà. Từ góc độ thẩm mỹ, nhiều người thích gắn những bộ loa âm trần hay âm tường, tôi không ý định bài bác gì chuyện đó. Nhưng những hệ thống như thế không đủ mạnh mẽ và độ động để mang đến những trải nghiệm âm nhạc hấp dẫn và từ góc độ audiophile, những hệ thống đó không thể truyền tải những những thông tin về sân khấu (mà chúng ta hay gọi là âm hình ) giúp bạn tạm quên đi thực tại để hòa nhập vào sự kiện âm nhạc. Với những người sở hữu kiểu hệ thống như thế, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao bạn thực sự cần một hệ thống âm thanh? Để tạo ra một thứ tiếng ồn nền suốt ngày trong suốt đời bạn ư?” Nếu bạn đang một hệ thống kiểu như vậy, bạn cần biết rằng việc không một không gian dành riêng để nghe nhạc đã khiến bạn mất đi hội tận hưởng những cảm xúc lớn lao mà âm nhạc đem lại. Tôi mạnh mẽ đề nghị bạn hãy dành một khu vực riêng trong nhà cho việc nghe nhạc và sắp xếp bộ dàn của bạn vào đó sao cho phù hợp với không gian và túi tiền của bạn. Sau đó bạn thể nối bộ dàn đó vào hệ thống phân phối âm thanh đến các phòng khác nếu bạn thích. Dù sao đi nữa, cố gắng làm một khu vực riêng để nghe nhạc và đừng sử dụng hệ thống tích hợp ở đó, rồi bạn sẽ vui mừng vì đã làm như thế. TIP #6: Đừng làm mất ý nghĩa của việc nghe nhạc Vài đài phát thanh quảng cáo chương trình của họ là “chỉ nhạc jazz, nhạc jazz cả ngày” hay câu gì đó tương tự xoay quanh thể loại âm nhạc chính họ phát. Nhưng đời sống âm nhạc của bạn thể phong phú hơn thế nhiều. Vì vậy đừng biến nó thành “ luôn nhạc nền, nhạc nền suốt ngày”. Khi âm nhạc chỉ đơn thuần là âm thanh nền, món quà quý giá từng tác động đến tâm hồn ta đã mất đi sự quyến rũ của nó. Khi các loại nhạc nền trở thành nguồn âm nhạc chính phủ kín cuộc sống của bạn, hiện diện như một bức tranh nền bất tận bằng âm thanh, bạn sẽ dần trở nên vô cảm với âm nhạc. Đó là lý do vì sao tôi ít khi mở nhạc nền trong khi làm việc, thậm chí cả khi tôi đang rảnh rỗi ở nhà. Cá nhân tôi, khi tôi muốn nghe nhạc, tôi muốn thưởng thức nó, hòa nhập với nó một cách trọn vẹn. Vì vậy tôi dành thời gian riêng biệt để nghe nhạc. Tuy nhiên, khi tôi làm một việc gì đó cần đến sự sáng tạo và cần chút âm nhạc để giúp cho tinh thần hứng khởi, tôi sẽ chọn vài bản nhạc nền phù hợp với tâm trạng lúc đó. Nói chung, để cho âm nhạc hoàn thành trọn vẹn mục đích của nó là tốt nhất. Hãy dành thời gian để đi nghe hòa nhạc, và hãy dành thời gian lẫn không gian để biến buổi nghe nhạc ở nhà thành một kỷ niệm khó quên. TIP #7: Khai thác giá trị trị liệu của âm nhạc Nhiều khách hàng của tôi sử dụng dàn âm thanh như một phương tiện điều chỉnh tâm trạng. Họ trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, ngôi nhà đầy tiếng cười đùa con trẻ lúc họ bước vào nhưng họ cảm thấy quá mệt mỏi để vui chơi cùng gia đình. Nhưng nếu họ trốn vào phòng nghe nhạc và ngồi nghe nhạc khoảng 45 phút thì sau đó họ xuất hiện với gia đình trong một tâm trạng sảng khoái hơn hẳn. Nếu bộ dàn âm thanh của bạn không mang lại một hiệu ứng tương tự, lẽ bạn cần thay đổi đôi chút. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm điều đó. Trong trường hợp bạn đã thực hiện những bước set-up bản mà vẫn không được hiệu ứng như thế, điều đầu tiên tôi sẽ kiểm tra là phải chăng độ động (dynamics) của dàn máy bị nén lại. Hệ thống của bạn phát ra âm thanh một cách nhẹ nhàng và sống động không? Khi nghe ở mức volume nhỏ, bạn thấy thích thú với âm nhạc không, hay là bạn phải mở khá to mới thấy hài lòng? Nếu dàn máy phải mở lớn tới một mức nào đó mới trở nên sống động thì dàn máy đó, ít nhất là xét về mặt dài hạn, lẽ không phù hợp để nghe nhạc. IP #8: Cảm nhận cảm xúc trong âm nhạc Các nhà soạn nhạc thường làm rung động trái tim người nghe bằng cách biến đổi lực độ. Ví dụ như một đoạn nhạc với âm thanh rất nhỏ, lắng dần đến khi tắt hẳn, hay một đoạn nhạc kết thúc với cường độ âm thanh lên đến cực điểm. Cả hai đều là những dấu nhấn cảm xúc nhằm khơi gợi sự đáp ứng mãnh liệt từ phía người nghe. Những yếu tố tạo cảm xúc khác là hòa âmâm sắc được sử dụng như những cây cọ vẽ, vẽ nên một bức tranh bằng âm thanh về những cảnh sắc cảm xúc. Nhịp điệu được thiết kế để dẫn dắt người nghe và khơi gợi những xúc cảm hay ấn tượng mong muốn. Những tác động tình cảm từ giọng ca thì quá rõ ràng, không cần phải giải thích gì ngoại trừ một lưu ý là nó cũng gắn bó mật thiết với lực độ, âm sắc và nhịp điệu. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ đặc biệt chú ý tới việc thiếu độ động (dynamics) của hệ thống âm thanh sẽ làm giảm tác động cảm xúc của âm nhạc và chúng ta sẽ chỉ ra cách để khắc phục điều đó. TIP #9: Nên mong đợi điều gì khi tìm kiếm một dàn âm thanh thể chuyển tải cảm xúc Tất cả chúng ta đều từng nghe rằng mục đích tối hậu của một hệ thống âm thanh là tái tạo những âm thanh nguyên gốc của một sự kiện âm nhạc. Tuy nhiên, điều đó là không tưởng, xét theo nghĩa đen của từ ngữ. Mục đích thực, và thể đạt được, phải là tái tạo lại những tác động cảm xúc (emotional impact) của sự kiện âm nhạc đó. Bạn quên đi hệ thống âm thanh và hòa nhập với âm nhạc. Khi phiêu du cùng âm nhạc, bạn sẽ nhận thấy bản ghi âm thường 1 trong 2 hiệu ứng sau: (1) Bạn ở đó. Bạn được đưa đến nơi đã xảy ra sự kiện âm nhạc, nhà hát, nhà thờ, câu lạc bộ, sân vận động… Bạn cảm thấy là bạn mặt ở đó và thể cảm thấy sự cuồng nhiệt của đám đông. (2) Họ ở đây. Các nghệ sĩ hiện diện trong căn phòng của bạn như thể sự kiện âm nhạc đó đang diễn ra trước mặt bạn, trong bầu không khí thân mật của ngôi nhà bạn. Với hiệu ứng này tôi luôn mong đợi nhiều hơn chút nữa, vì tôi sống trong căn phòng đó và quen thuộc với âm thanh của nó, tôi muốn cảm thấy như thể những nghệ sĩ đó đã mang nhạc cụ đến nhà tôi để tổ chức một buổi hòa nhạc thân mật, riêng tư, cho chính tôi. Nếu hệ thống âm thanh được set-up đúng, như sẽ mô tả trong cuốn hướng dẫn này, bạn thể trông đợi là sau một buổi nghe nhạc tại gia bạn sẽ cùng cảm xúc như khi ra về từ một buổi hòa nhạc trực tiếp. TIP #10: Nếu như bạn chỉ thích vui vẻ với việc tái tạo âm thanh còn âm nhạc là thứ yếu thì sao? À, tôi biết chắc rằng một số người như bạn ở đâu đó. Nếu đó là sở thích của bạn, bạn cứ tiếp tục thích thú với nó bất kể bạn mong đợi gi. Tuy nhiên, nếu bạn vận dụng những mẹo, kỹ thuật trong cuốn sách này, bạn sẽ thu được âm thanh sống động hơn, chi tiết hơn và thú vị hơn thứ âm thanh bạn từng có. Và bạn điều đó mà không cần phải chi thêm tiền cho các thiết bị. Cứ xem những kỹ thuật này như những mẹo vặt vui vui để tinh chỉnh hệ thống của bạn. CĂN PHÒNG CỦA BẠN Những nội dung trong Tip 12 & 12 là nền tảng bản của cuốn sách này, hãy đọc kỹ và suy ngẫm về chúng nhé. Tip #11: Thành phần nào luôn luôn là quan trọng nhất trong hệ thống âm thanh của bạn? Tôi không thể nhớ hết số lần tôi đến thăm nhà của các audiophile, những người đã phối ghép một hệ thống đắt tiền từ những thiết bị được đánh giá cao. Những chuyến viếng thăm ấy phải lên tới hàng trăm, nếu như không muốn nói là hàng ngàn lần. Tôi nhận thấy rằng tối thiểu 95% số hệ thống đó trình diễn kém xa mức tốt nhất của nó. Thành thật mà nói, phân nửa số hệ thống cho ra một thứ âm thanh buồn tẻ. 25% thể được miêu tả bằng câu: “Sao tôi lại cảm thấy thoải mái hơn khi tắt nó đi?” Mặc dù thường nhiều lý do dẫn đến kết quả đó, ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một lý do quan trọng. Đó là thành phần tạo ra sự thay đổi lớn nhất trong chất lượng trình diễn của mọi hệ thống. Kỳ lạ thay, đó lại là thành phần không bao giờ nhận được những bài phê bình, đánh giá. Hy vọng là bạn đã nhận ra thành phần quan trọng nhất đó chính là phòng nghe của bạn. Sự thành công hay thất bại của hệ thống luôn luôn phụ thuộc vào nó. Tôi muốn giải thích rõ thêm từ “phòng nghe”. Hầu hết chúng ta không cuộc sống xa hoa với ngôi nhà nhiều phòng để chọn lựa. Chúng ta thường chỉ một và nó chắc cũng không hoàn hảo như ta muốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để dàn máy của ta thể hiện hết khả năng của nó với căn phòng ta có? Chúng ta sẽ khám phá chủ đề đó trong tập sách này. Khi dàn máy của bạn đã được cân chinh đúng, nó dường như biến mất. Tôi gọi hiệu ứng đó là “trò chơi với căn phòng”. Mục đích của chúng ta là phối hợp với căn phòng chứ không phải chống lại nó. Rất nhiều audiophile ném tiền vào những thiết bị đắt giá nhưng ít hội nhận được tối đa hiệu năng của nó như họ mong muốn. Sự thể hiện của hệ thống thể thay đổi theo một cách nào đó nhưng hiếm khi thiết bị mới đó làm nâng tầm của cả hệ thống lên một ngưỡng mới như lẽ ra nó thể làm. Đó là vì căn phòng của họ đã xóa đi một phần lớn của bất kỳ sự thay đổi nào. Nhiều audiophile vò đầu bứt tai với việc mua những thiết bị mới nhất, đắt nhất, được hứa hẹn những tính năng chắc chắn. Tuy nhiên, những sự cải thiện do thiết bị mang lại chỉ là thứ yếu khi so với khoảng biến động 6-12 dB của hệ thống tùy thuộc vào sự đáp ứng tần số của căn phòng. Thêm vào đó, sự dội âm ngoài ý muốn cũng góp phần làm nhòe đi, thậm chí xóa mất luôn, những sắc thái tinh tế khi bộ dàn trình diễn. Tip #11: Thành phần nào luôn luôn là quan trọng nhất trong hệ thống âm thanh của bạn? (tiếp theo phần trước) Trong phần hướng dẫn set-up, tôi sẽ mô tả kỹ thuật set-up bản, bắt đầu với âm thanh tần số thấp. Thực tế là sự đáp ứng với tần số thấp thay đổi với biên độ khá rộng, ví dụ nó thể tăng thêm 6-8 dB ở tần số 80 Hz hay mất đi 6-8 dB ở tần số 40 Hz và mất 6-8 dB nữa ở 160Hz. Các biến động lớn như thế trong dải tần số thấp, (gây ra do kích thước phòng, vị trí loa và vị trí ngồi nghe) sẽ làm mất tác dụng của những thay đổi nhỏ tạo ra bởi các thiết bị điện tử, dây dẫn tín hiệu và cả loa nữa. Đây là vấn đề mà tôi luôn nhấn mạnh, các thiết bị điện tử, dây dẫn, loa thường khá đắt đỏ trong khi làm việc với căn phòng thì chả mất gì cả. Bạn thể thu được sự đáp ứng âm thanh tốt hơn, giảm thiểu những âm dội không mong muốn với chi phí rất ít. Vậy sao các audiophile cứ ném tiền vào những thiết bị - của – tháng trong khi lẽ ra họ thể đạt được sự thỏa mãn âm nhạc cao hơn nhiều chỉ bằng cách đơn giản là giải thoát âm nhạc khỏi sự cản trở của căn phòng? Đó là vì họ chưa bao giờ biết được hệ thống âm thanh của họ thể hay đến mức nào với một ít nỗ lực để khiến thành phần quan trọng nhất trở nên hòa hợp với hệ thống, thay vì phá hoại nó. Tôi không muốn bạn nghĩ là tôi chống đối việc nâng cấp thiết bị. Ngược lại, tôi hoàn toàn ủng hộ diều đó. Nhưng cớ gì phải làm tổn hại đến giá trị của việc nâng cấp? Hãy cứ mua sắm những thiết bị mới, tốt hơn theo ý thích và ngân sách của bạn. Chỉ cần trì hoãn việc đó đến khi đã thiết lập xong nền tảng bản để hỗ trợ cho quyềt định nâng cấp. Nền tảng bản đó là căn phòng của bạn. Chúng ta sẽ đề cập đến nhiều vấn đề cân chỉnh và một số lớn trong đó liên quan đến phòng nghe. Hầu hết những vần đề về phòng nghe nằm ở các Tip 59-89. Tip #12: Câu chuyện về 2 hệ thống giống hệt nhau nhưng lại trình diễn khác hẳn nhau Năm 2002, tôi đang làm đại lý phân phối loa Avantgarde Acoustic và nhận được vài bài bình luận tốt về hệ thống mà tôi trưng bày tại nhà ở Atlanta. Vì vậy một số audiophile muốn đến nghe thử trực tiếp. Một quý ông điện thoại đến, ông ta đang đi công tác Atlanta và muốn đến nhà tôi nghe thử vài phút. Ông ta từng gọi và email cho tôi trước đó. Ông ấy đã sắm một hệ thống y hệt của tôi, kể cả cáp và kệ máy. Do mua đồ second-hand nên ông không được sự trợ giúp từ một đại lý chính thức nào. Ông ta đã viết thư hỏi tôi các thông tin set-up bản cho loa Avantgarde cũng như cách tôi chỉnh bias cho bộ ampli đèn… Tôi đã cung cấp ấy tất cả các thông tin kỹ thuật ông ta hỏi. Rồi ông ấy đến, sau vài câu chào hỏi xã giao, chúng tôi ngồi ngay xuống nghe nhạc, vì ông ta rất ít thời gian. Chúng tôi cùng nghe 1 CD tham chiếu của tôi, mà ông ta cũng ở nhà. Hết bản nhạc đầu tiên, ông ta ngồi im, không nói câu nào. Hết bản nhạc thứ 2, ông ta đứng bật dậy, cực kỳ giận dữ, như thể sắp bỏ đi ngay. Hoàn toàn bối rối, tôi hỏi sao ông ta lại phản ứng như thế. Câu trả lời là ông ta cực kỳ choáng váng. Ông ta những thiết bị giống hệt của tôi, thậm chí phòng nghe chuyên biệt của ông ấy còn tốt hơn phòng tôi (và đúng thế thật). Ông ta thốt lên: “tôi không thể hiểu tại sao tôi không thể được dù chỉ ¼ chất lượng âm thanh như hệ thống của ông!” Tôi giải thích là vì tôi đã cân chỉnh hệ thống cho phù hợp với căn phòng của riêng tôi và điều đó tạo nên sự khác biệt lớn hơn bất cứ thứ gì khác. Tôi đề xuất ông ấy sử dụng dịch vụ của một người kinh doanh audio mà tôi biết ở vùng đó. Nhưng ông ấy đã không nghe theo, vì người bán hàng đó không chịu giảm giá. Vậy là ông ta đã tiêu hàng ngàn đô la mua thiết bị và rồi vẫn thấy thất vọng chỉ vì không muốn bỏ thêm khoảng 500 đô để một chuyên gia đến cân chỉnh hệ thống cho căn phòng của mình. Sau đó tôi được biết rằng ông ấy đã mua những thiết bị đắt tiền hơn nữa, vài sợi cáp đắt gấp đôi cáp trong hệ thống của tôi. Vài tháng sau, ông ta gửi email cho tôi, bảo rằng đã bán đi toàn bộ hệ thống. Ông ta không thể đạt được âm thanh như ở chỗ tôi, không thể hài lòng với âm nhạc. Ông ta làm như thể tôi là người chịu trách nhiệm về điều đó. bản là ông ta nghĩ ném tiền vào những thiết bị cao cấp hơn sẽ giải quyết được vấn đề, đưa ông ta đến thiên đường âm nhạc. Nhưng ông ta chưa bao giờ hiểu rằng, ngay cả khi đã được hướng dẫn cụ thể, cân chỉnh hệ thống cho phù hợp với thành phần quan trọng nhất – căn phòng – mới là con đường bản đem đến sự thỏa mãn. Vậy rốt cục phải ông ta đã tiết kiệm được tiền bằng cách tìm mua các thiết bị cao cấp đã qua sử dụng? Câu trả lời trong trường hợp này là KHÔNG. Ông ta đã thực sự lãng phí số tiền đó do không nhận ra yếu tố quan trọng nhất, và lẽ rẻ nhất. Đó cũng là lý do vì sao tôi viết cuốn sách này. Tip #16: Tại sao nên để loa xa tường Trước tiên phải lưu ý là nhiều bộ loa được thiết kế để đặt sát tường hay trong góc. Những loại loa đó nổi tiếng do kiểu sắp đặt của chúng, chúng sử dụng vách tường liền kề để hỗ trợ việc tái tạo âm trầm. Tip này không nói về các kiểu loa đó. Khi mọi người hỏi tôi tại sao lại cần đặt loa cách xa tường và góc nhà, tôi bảo họ hãy lắng nghe giọng tôi nói khi tôi để đầu sát tường hay trong góc tường _ âm thanh bị nghẹt lại phần nào, khi tôi bước ra cách tường vài bước giọng tôi trở nên sống động hơn. Đây là một hiệu ứng rất dễ nhận thấy, bạn thể tự thử nghiệm. Tương tự thế với các nhạc cụ. Tôi đã nhiều năm hành nghề thu âm và không bao giờ tôi lại để một nhóm tứ tấu đàn dây ngồi trong góc phòng hay sát vách tường. Các nhạc cụ cần không gian “thở” để phát huy chất lượng âm thanh tự nhiên của chúng. Trừ phi được thiết kế để sắp xếp trong góc hay sát tường, loa cũng cần không gian để thở, chúng được thiết kế để sử dụng như vậy. Sắp đặt khác đi sẽ làm giảm chất lượng trình diễn của chúng và hiệu quả âm nhạc của toàn hệ thống. Nếu căn phòng của bạn không phải chỉ dành cho nghe nhạc và bộ loa không thể để cố định tại vị trí tối ưu của nó, bạn thể cứ để nó sát tường. Nhưng khi bạn định nghe một cách nghiêm túc, hãy dời chúng đến đúng vị trí cần thiết. Tất nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải đánh dấu chính xác các vị trí đó. NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý Một số điều trong phần này ngược lại với những quan niệm audiophile phổ biến, vài điều khác lại trùng khớp. Cho dù bạn theo khuynh hướng nào, hãy cứ coi chúng như vũ khí dự trữ trong kho tàng bí quyết giúp hệ thống âm thanh của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Tip #45: Không nên để bề mặt phản xạ âm thanh nào trước mặt bạn. Tốt nhất là bạn đừng để bàn cà phê hay thứ gì đó thể phản xạ âm thanh ở giữa vị trí nghe của bạn và cặp loa. Bỏ đi những thứ tạo ra âm thanh phản xạ sớm (trước khi âm thanh trực tiếp đến tai bạn) và ngoài ý muốn sẽ giúp bạn nghe được nhiều chi tiết âm nhạc hơn. Nếu bạn một cái bàn cà phê và không thể di chuyển nó thì hãy phủ một cái chăn hay cái cái khăn tắm lên nó. Lưu ý: nếu sàn phòng nghe của bạn làm bằng vật liệu cứng và phản xạ âm thanh (gạch hay gỗ, không thảm…) thì bạn lại không nên di chuyển cái bàn đó. Vài mảnh vải hút âm phủ lên nó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng buổi nghe của bạn. Tip #48: Bao nhiêu công suất là quá nhiều? Thông thường, không phải ampli thừa công suất sẽ làm hỏng loa mà ngược lại: do ampli quá yếu. Nguyên do là khi ampli phải kéo cặp loa vượt quá khả năng của nó, sóng điện do nó tạo ra sẽ dạng vuông (thay vì dạng sin) _ thường được gọi là “clipping” (hình cái kẹp giấy). Tôi đặc biệt lưu ý . trong cuốn sách này, bạn sẽ thu được âm thanh sống động hơn, chi tiết hơn và thú vị hơn thứ âm thanh bạn từng có. Và bạn có điều đó mà không cần phải chi thêm. giúp hệ thống âm thanh của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Tip #45: Không nên để bề mặt phản xạ âm thanh nào trước mặt bạn. Tốt nhất là bạn đừng để bàn cà phê

Ngày đăng: 26/12/2013, 16:53

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan