Đán án những nguyên lý cơ bản mác lênin nhạc viện 2 kỳ 1 2012 2013

9 916 0
Đán án những nguyên lý cơ bản mác lênin   nhạc viện 2  kỳ 1 2012 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐHKH HUẾ ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NHỮNG NGUYÊN LÝ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1 Đề thi mở (Sinh viên được sử dụng tài liệu). Mỗi đề thi có 3 câu Thời gian làm bài 30 phút cho mỗi câu Khối kiến thức 1: Nhập môn NNLCB của CNMLN, thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-Lênin Câu 1: Vì sao nói sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin là một tất yếu lịch sử? Câu 2: Làm rõ triết học Mác-Lênin với tư cách là một khoa học độc lập? Câu 3: Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào? Câu 4: Nội dung bản của cuộc đấu tranh triết học trong lịch sử xung quanh vấn đề bản của triết học? Câu 5: Sự khác nhau căn bản giữa hai đường lối triết học trong lịch sử? Các hình thức biểu hiện chủ yếu của mỗi đường lối triết học? Câu 6: Sự đối lập giữa hai phương pháp nghiên cứu bản của triết học? Các hình thức biểu hiện của hai phương pháp nghiên cứu bản ấy? Câu 7: Sự khác nhau bản của triết học Mác-Lênin và chủ nghĩa duy vật trong lịch sử về vật chất? Câu 8: Vì sao nói triết học Mác-Lênin là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật và là trình độ cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học nhân loại? Câu 9: Phân tích các ý nghĩa phương pháp luận của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Câu 10: Phân tích các ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin? Khối kiến thức 2: Phép biện chứng duy vật về thế giới Câu 1: Làm rõ sở lý luận của quan điểm toàn diện? Câu 2: Làm rõ sở lý luận của quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể? Câu 3: Làm rõ các biểu hiện và nguyên nhân của bệnh giáo điều, rập khuôn máy móc, chủ nghĩa cá nhân, tập thể phường hội và cục bộ địa phương? Câu 4: Từ quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả có thể nói đời người là do số phận, định mệnh quyết định được không? Tại sao? Câu 5: Trong các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, các phạm trù nào có thể chuyển hóa được cho nhau? Tại sao? Câu 6: Phân biệt sự khác nhau giữa các cặp phạm trù Bản chất – Nội dung, Hiện tượng – Hình thức? Câu 7: Làm rõ sở lý luận của các căn bệnh tả khuynh, hữu khuynh? Câu 8: Phân tích nhận định của Lênin “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó . đó là thực chất . của phép biện chứng” (V.I.Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ (bản tiếng Việt), Matxcơva, 1981, tập 29, trang 378)? 1 Câu 9: Phân tích các ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định? Cho ví dụ minh họa? Câu 10: Từ quan điểm của triết học Mác-Lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý thì có thể thừa nhận có chân lý vĩnh cửu không? Tại sao? Khối kiến thức 3: Phép biện chứng duy vật về lịch sử (xã hội) Câu 1: Vì sao nói “sự hơn kém nhau giữa các chế độ xã hội không phải ở chỗ nó sản suất ra cái gì mà là sản xuất bằng cái gì”? Câu 2: Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất (trình độ) của lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH giai đoạn 1975 đến nay? Câu 3: Từ đường lối kinh tế của Việt Nam là “nền kinh tế đa thành phần, vận hành theo chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN”, hãy làm rõ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn hiện nay? Câu 4: Vì sao nói “sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội đi từ thấp đến cao là một quá trình lịch sử tự nhiên”? Câu 5: Các phương diện tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Cho ví dụ minh họa? Câu 6: Vì sao nói đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng? Câu 7: Từ định nghĩa giai cấp của Lênin, hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay có mấy giai cấp, là những giai cấp nào? Muốn xóa bỏ giai cấp phải làm gì? Tại sao? Câu 8: Hãy giải thích quan niệm của Mác “trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”? Câu 9: Vì sao nói quần chúng nhân dân vừa là động lực vừa là mục tiêu của lịch sử? Câu 10: Vì sao nói vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể các các vĩ nhân-lãnh tụ trong lịch sử? TRƯỜNG ĐHKH HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NHỮNG NGUYÊN LÝ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1 Đề thi mở (Sinh viên được sử dụng tài liệu). Mỗi đề thi có 3 câu, mỗi câu 3 điểm, 1 điểm trình bày sáng tạo và khoa học. Thời gian làm bài 30 phút cho mỗi câu Khối kiến thức 1: Nhập môn NNLCB của CNMLN, thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-Lênin Câu 1: Vì sao nói sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin là một tất yếu lịch sử? Đáp án: - Hoàn cảnh kinh tế-xã hội châu Âu những năm 40 của thế kỷ XIX - 1,5 điểm - Vai trò của Mác và Ăngghen – 1,5 điểm 2 Câu 2: Làm rõ triết học Mác-Lênin với tư cách là một khoa học độc lập? Đáp án: - Khái niệm triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin - 0,5 điểm - Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác-Lênin - 1,0 điểm - Phương pháp nghiên cứu của triết học Mác-Lênin - 1,0 điểm - Đặc điểm nghiên cứu của triết học Mác-Lênin - 0,5 điểm Câu 3: Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào? Đáp án: - Bối cảnh châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - 1893-1907 Lênin tập trung chống chủ nghĩa dân túy - 1,0 điểm - 1907-1917 bằng việc tổng kết toàn bộ thành tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tổng kết những sự kiện lịch sử giai đoạn này, Lênin không chỉ bảo vệ thành công mà còn phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới - 1,0 điểm - 1917-1924 bằng tổng kết thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, Lênin tiếp tục bảo vệ phép biện chứng mac-xit, đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa chiết trung, thuyết ngụy biện làm cho chủ nghĩa Mác trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin - 1,0 điểm Câu 4: Nội dung bản của cuộc đấu tranh triết học trong lịch sử xung quanh vấn đề bản của triết học? Đáp án: - Sự đối lập giữa hai đường lối triết học trong lịch sử - 1,5 điểm - Sự đối lập giữa hai phương pháp nghiên cứu triết học trong lịch sử - 1,5 điểm Câu 5: Sự khác nhau căn bản giữa hai đường lối triết học trong lịch sử? Các hình thức biểu hiện chủ yếu của mỗi đường lối triết học? Đáp án: - Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước quyết định ý thức, đồng thời thừa nhận con người có khả năng nhận thức đích thực về thế giới. Ngược lại chủ nghĩa duy tâm khẳng định ý thức có trước quyết định vật chất, đồng thời hoặc phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, hoặc chỉ là sự tự nhận thức ý thức của mình về thế giới - 0,5 điểm - Chủ nghĩa duy vật có các hình thức chủ yếu là: Duy vật cổ đại, duy vật tầm thường, duy vật học máy móc, duy vật siêu hình điển hình của Phơbách và duy vật biện chứng của Mác-Lênin - 2,0 điểm - Chủ nghĩa duy tâm (bao gồm cả nhị nguyên) có các hình thức bản là: Duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan - 0,5 điểm Câu 6: Sự đối lập giữa hai phương pháp nghiên cứu bản của triết học? Các hình thức biểu hiện của hai phương pháp nghiên cứu bản ấy? Đáp án: - Phương pháp biện chứng là cách xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến, quy định ràng buộc nhau và luôn vận động, và luôn phát triển. Ngược lại, 3 phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong sự lập tách biệt nhau, hoặc không vận động, hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển theo chu kỳ khép kín - 1,0 điểm. - Phương pháp biện chứng có các hình thức bản là: Biện chứng cổ đại, biện chứng duy tâm của Hêghen và biện chứng của Mác-Lênin. Phương pháp siêu hình có các hình thức bản là siêu hình duy vật và siêu hình duy tâm - 2,0 điểm. Câu 7: Sự khác nhau bản của triết học Mác-Lênin và chủ nghĩa duy vật trong lịch sử về vật chất? Đáp án: - Duy vật cổ đại quy vật chất về dạng cụ thể của vật chất - 0,5 điểm - Duy vật tầm thường hoặc hạ thấp vai trò của ý thức đối với vật chất, hoặc hòa tan ý thức vào vật chất - 0,5 điểm - Duy vật học máy móc quy vận động của vật chất về vận động học - 0,5 điểm - Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin - 1,5 điểm Câu 8: Vì sao nói triết học Mác-Lênin là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật và là trình độ cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học nhân loại? Đáp án: - Triết học Mác-Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng - 1,5 điểm - Triết học Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật - 1,5 điểm Câu 9: Phân tích các ý nghĩa phương pháp luận của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Đáp án: - Phân tích được nguyên tắc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan - 1,5 điểm - Phân tích được yêu cầu phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí - 1,5 điểm Câu 10: Phân tích các ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin? Đáp án: - Phân tích được “Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết tốt vấn đề bản của triết học trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng” - 1,0 điểm - Phân tích được “Định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục được quan điểm siêu hình về vật chất và đánh đuổi chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hang ổ cuối cùng của nó trong lĩnh vực đời sống xã hội” - 1,0 điểm - Phân tích được “Định nghĩa vật chất của Lênin đã khích lệ động viên các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học tự nhiên ngày càng khám phá ra nhiều hơn các dạng vật chất mới và các thuộc tính mới của vật chất” - 1,0 điểm Khối kiến thức 2: Phép biện chứng duy vật về thế giới Câu 1: Làm rõ sở lý luận của quan điểm toàn diện? Đáp án: 4 - Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - 3,0 điểm Câu 2: Làm rõ sở lý luận của quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể? Đáp án: - Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển - 3,0 điểm Câu 3: Làm rõ các biểu hiện và nguyên nhân của bệnh giáo điều, rập khuôn máy móc, chủ nghĩa cá nhân, tập thể phường hội và cục bộ địa phương? Đáp án: - Biểu hiện của bệnh giáo điều, rập khuôn máy móc là bảo thủ, nguyên tắc cứng nhắc không linh hoạt sáng tạo. Nguyên của nó là tuyệt đối hóa vai trò cái chúng, hạ thấp vai trò cái riêng - 1,5 điểm. - Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tập thể phường hội và cục bộ địa phương là đề cao lợi ích cá nhân, thấy được lợi ích của tập thể nhỏ mà không thấy được lợi ích của tập thể lớn, chia rẽ bè phái vì lợi ích địa phương v.v. Nguyên nhân của các căn bệnh này là sự tuyệt đối hóa vai trò cái riêng hạ thấp vai trò cái chung - 1,5 điểm Câu 4: Từ quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả có thể nói đời người là do số phận, định mệnh quyết định được không? Tại sao? Đáp án: - Phân tích mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả - 2,0 điểm - Không thể thừa nhận con người là do số phận, định mệnh quyết định. Bởi lẽ vạn vật và vũ trụ đều có nguyên nhân tự thân, mọi kết quả hành động của con người là có nguyên nhân tự thân ở hành động của con người - 1,0 điểm. Câu 5: Trong các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, các phạm trù nào có thể chuyển hóa được cho nhau? Tại sao? Đáp án: - Nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù có thể chuyển hóa được cho nhau. Bởi vì, nguyên nhân sinh ra kết quả đến lượt kết quả khi có đủ điều kiện lại là nguyên nhân của kết quả khác. Trong thế giới sự chuyển hóa nhân-quả là vô cùng vô tận - 1,0 điểm - Khả năng và hiện thực là cặp phạm trù có thể chuyển hóa được cho nhau. Bởi vì, Hiện thực tạo ra khả năng đến lượt khả năng khi hội đủ các điều kiện cần thiết thì trở thành hiện thực. Tuy nhiên, để khả năng trở thành hiện thực bao giờ cũng kèm theo điều kiện - 1,0 điểm. - Tất nhiên và ngẫu nhiên là cặp phạm trù có thể chuyển hóa được cho nhau. Bởi vì, tất nhiên là tổng vô hạn của các ngẫu nhiên, ngẫu nhiên bao giờ cũng ẩn chứa trong nó cái tất nhiên. Mặt khác, trong khoảng thời gian này là ngẫu nhiên, nhưng ở khoảng thời gian khác ngẫu nhiên ấy lại là tất nhiên - 1,0 điểm. Câu 6: Phân biệt sự khác nhau giữa các cặp phạm trù Bản chất – Nội dung, Hiện tượng – Hình thức? Đáp án: 5 - Phân biệt Bản chất-Nội dung 1,5 điểm Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ tất cả những mặt, những yếu tố . và những quá trình do sự tác động lẫn nhau giữa chúng gây nên trong các sự vật, hiện tượng tạo thành và quyết định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những thuộc tính, những mối liên hệ tất nhiên hợp thành một thể thống nhất hữu bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Như vậy, bản chất bao giờ cũng là một nội dung. Nhưng nội dung thì không phải bao giờ cũng là bản chất. - Phân biệt Hình thức-Hiện tượng 1,5 điểm Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là cách thức tổ chức, là kết cấu của nội dung. Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định. Như vậy, hình thức bên ngoài bao giờ cũng là một hiện tượng, nhưng hiện tượng không phải bao giờ cũng là hình thức. Bởi vì hiện tượng bao giờ cũng là cái bên trong được biểu hiện ra bên ngoài, nhưng hình thức của sự vật hiện tượng thì bao giờ cũng có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Câu 7: Làm rõ sở lý luận của các căn bệnh tả khuynh, hữu khuynh? Đáp án: - Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất. 1,5 điểm - sở lý luận của các căn bệnh tả khuynh, hữu khuynh chính là việc tuyệt đối hóa một trong hai mặt lượng hoặc chất. 1,5 điểm Nếu tuyệt đối hóa về chất, chỉ chú trọng thực hiện các bước nhảy mà không chú ý tích lũy về lượng là rơi vào chủ nghĩa tả khuynh (nôn nóng, chủ quan, duy ý chí, hành động phiêu lưu mạo hiểm). Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, hạ thấp vai trò của bước nhảy về chất sẽ dẫn dến chủ nghĩa hữu khuynh (Bảo thủ, trì trệ, ngại khó .), hoặc sẽ rơi và chủ nghĩa cải lương và tiến hóa luận. Câu 8: Phân tích nhận định của Lênin “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó . đó là thực chất . của phép biện chứng” (V.I.Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ (bản tiếng Việt), Matxcơva, 1981, tập 29, trang 378)? Đáp án: - Phân tích các tính chất chung của mâu thuẫn. 1,5 điểm - Ý nghĩa phướng pháp luận từ tính chất khách quan và phổ biến của mâu thuẫn. 1,5 điểm Câu 9: Phân tích các ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định? Cho ví dụ minh họa? 6 Đáp án: - Dù quanh co phức tạp đến mấy thì phát triển vẫn là khuynh hướng chung mang tính quy luật của thế giới. Vì vậy phải nắm vững nội dung của quy luật phủ định của phủ định để giải thích một cách khoa học về vận động, biến đổi của thế giới. Nhất là trên lĩnh vực đời sống xã hội. Ví dụ. 1,0 điểm - Trong đời sống xã hội cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan, biết phát hiện cái mới, có niềm tin tất thắng vào cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Ví dụ. 1,0 điểm - Trong đấu tranh phủ định cần biết kế thừa những nhân tố hợp quy luật, lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật. Ví dụ. 1,0 điểm Câu 10: Từ quan điểm của triết học Mác-Lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý thì có thể thừa nhận có chân lý vĩnh cửu không? Tại sao? Đáp án: - Con đường biện chứng của nhận thức chân lý. 1,5 điểm - chân lý là một quá trình, tiêu chuẩn khách quan của chân lý là thực tiễn. Chỉ có chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối mà không thể có chân lý vĩnh cửu. 1,5 điểm Khối kiến thức 3: Phép biện chứng duy vật về lịch sử (xã hội) Câu 1: Vì sao nói “sự hơn kém nhau giữa các chế độ xã hội không phải ở chỗ nó sản suất ra cái gì mà là sản xuất bằng cái gì”? Đáp án: - Trình bày vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội. 1,5 điểm - Trình bày vai trò của phương thức sản xuất vật chất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội. 1,5 điểm Câu 2: Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất (trình độ) của lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH giai đoạn 1975 đến nay? Đáp án: - Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất 1,0 điểm - Vận dụng của Việt Nam từ 1975 đến nay: Từ 1975-1986 Việt Nam làm trái với quy luật, chủ trương quan hệ sản xuất XHCN phải đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển nên đã lâm vào khủng hoảng toàn diện, nghiêm trọng và sâu sắc; Từ 1986 đến nay, nhờ tuân thủ quy luật quan hệ sản xuất phải luôn thích ứng phù hợp với trình độ (tính chất) của lực lượng sản xuất mà Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển. 2,0 điểm Câu 3: Từ đường lối kinh tế của Việt Nam là “nền kinh tế đa thành phần, vận hành theo chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN”, hãy làm rõ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn hiện nay? Đáp án: 7 - Khái niệm và kết cấu của sở hạ tầng 1,5 điểm - Từ đó, sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay là: Về kết cấu nó bao gồm các thành tố quan hệ sản xuất phong kiến, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa, trọng đó quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất đặc trưng (thống trị). Về cấu kinh tế thì chế độ đa sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tổ chức sản xuất theo nguyên tắc hạch toán, thực hiện phân phối sản phẩm theo sự quản lý của nhà nước định hướng XNCN. 1,5 điểm Câu 4: Vì sao nói “sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội đi từ thấp đến cao là một quá trình lịch sử tự nhiên”? Đáp án: - Về lịch sử thì thế giới đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế-xã hội (bao gồm cả phát triển tuần tự và nhảy vọt) 1,0 điểm - Về kinh tế thì về nguyên tắc mọi chế độ xã hội đều phát triển tuân thủ quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ của lực lượng sản xuất. Khi có sự kìm hãm của quan hệ sản xuất cũ đối với trình độ mới của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất ra đời thay thế quan hệ sản xuất cũ, kéo theo sự ra đời của sở hạ tầng mới và tất yếu là sự ra đời của hình thái kinh tế-xã hội mới phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất. 2,0 điểm Câu 5: Các phương diện tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Cho ví dụ minh họa? Đáp án: - Ý thức xã hội luôn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo hai hướng. 0,5 điểm - Mỗi hình thái ý thức xã hội luôn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo hai hướng. 0,5 điểm - Các hình thái ý thức xã hội luôn tác động lẫn nhau và trở lại đối với tồn tại xã hội theo hai hướng. 0,5 điểm - Ý thức xã hội thông thường và ý thức xã hội kinh nghiệm thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. 0,5 điểm - Ý thức xã hội lý luận và ý thức xã hội khoa học thường vượt trước so với tồn tại xã hội. 0,5 điểm - Ý thức xã hội luôn có tính kế thừa trong sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. 0,5 điểm Câu 6: Vì sao nói đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấpđối kháng? Đáp án: - Khái niệm giai cấp. 0,5 điểm - Nguồn gốc của giai cấp. 1,0 điểm - Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. 1,5 điểm 8 Câu 7: Từ định nghĩa giai cấp của Lênin, hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay có mấy giai cấp, là những giai cấp nào? Muốn xóa bỏ giai cấp phải làm gì? Tại sao? Đáp án: - Phát biểu định nghĩa giai cấp của Lênin. Từ đó chỉ ra Việt Nam hiện nay có ba giai cấp Công nhân, Nông dân và Tư sản. 1,5 điểm - Nguồn gốc của giai cấp. Từ đó khẳng định muốn xóa bỏ giai cấp phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. 1,5 điểm Câu 8: Hãy giải thích quan niệm của Mác “trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”? Đáp án: - Khái niệm con người. 1,0 điểm - Bản chất con người (Thống nhất giữa cái sinh học và cái xã hội; Mọi hoạt động sống của con người đều nhằm thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu là ăn ở mặc, hiểu biết và giao tiếp. Để thỏa mãn những nhu cầu ấy con người phải lao động vì vậy, bản chất con người trong tính hiện thực của nó là tổng hòa các quan hệ xã hội). 2,0 điểm Câu 9: Vì sao nói quần chúng nhân dân vừa là động lực vừa là mục tiêu của lịch sử? Đáp án: - Khái niệm quần chúng nhân dân. 1,0 điểm - Vai trò của quần chúng nhân dân. 2,0 điểm Câu 10: Vì sao nói vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể các các vĩ nhân-lãnh tụ trong lịch sử? Đáp án: - Khái niệm quần chúng nhân dân và vĩ nhân-lãnh tụ. 1,0 điểm - Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân-lãnh tụ. 2,0 điểm HOÀNG NGỌC VĨNH 9 . cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - 18 93 -19 07 Lênin tập trung chống chủ nghĩa dân túy - 1, 0 điểm - 19 07 -19 17 bằng việc tổng kết toàn bộ thành. phép biện chứng” (V.I .Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ (bản tiếng Việt), Matxcơva, 19 81, tập 29 , trang 378)? 1 Câu 9: Phân tích các

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan