Xây dựng mô hình cửa hàng phân phối điện thoại di động của công ty trần anh

33 737 2
Xây dựng mô hình cửa hàng phân phối điện thoại di động của công ty trần anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Chỉ sau hơn 15 năm phát triển, mạng di động ở Việt Nam đã có những bước chuyển mình to lớn với sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà cung cấp cũng như số thuê bao di động. Cho tới thời điểm hiện nay, đã có 7 nhà cũng cấp dịch vụ điện thoại di động với gần 37.5 triệu thuê bao trên cả nước. Sự đa dạng những nhà cung cấp này cùng với việc gần đây Thông tư 02 của Bộ TT-TT cho phép các doanh nghiệp viễn thông được tự quyết định giá cước đã khiến cho dịch vụ di động trở nên rẻ và gần gũi với người sử dụng hơn bao giờ hết. Những điều kiện thuận lợi này khiến cho nhu cầu sử dụng điện thoại di động được kích thích rất mạnh và việc sở hữu một chiếc điện thoại di động gần như trở thành một điều tất yếu với mọi người, nhất là bộ phận dân cư ở khu vực thành thị như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Đây chính là một thị trường rất tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển cũng như thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp phân phối điện thoại di độngTrần Anh là một trong số đó. Thị trường này đang diễn ra những cuộc chạy đua về giá hết sức khốc liệt giữa các công ty lớn như FPT Telecom hay Viettel cũng như sự cạnh tranh từ hàng trăm nghìn cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy việc nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp để có thể tồn tại và phát triển là điều hết sức quan trọng với các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường như Trần Anh. Hưởng ứng cuộc thi "Ý tưởng Marketing ứng dụng" do công ty Trần Anh phối hợp cùng Khoa Marketing trường Đại học Kinh thế Quốc dân tổ chức, nhóm sinh viên lớp Marketing 47B xin được đề ra một số ý tưởng giải pháp của mình nhằm "Xây dựng hình cửa hàng phân phối điện thoại di động của công ty Trần Anh". Thông qua ý tưởng này, nhóm thực hiện hy vọng có thể tìm ra một hướng đi cụ thể trong giai đoạn mở rộng kinh doanh của Trần Anh để doanh nghiệp có thể củng cố thương hiệu của mình và phát triển ngày một lớn mạnh. 1. Giới thiệu về Công ty Trần Anh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập ngày 11/03/2002 và chính thức chuyển đổi từ hình công ty TNHH sang hình công ty cổ phần với tên gọi mới là: Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh kể từ ngày 08/08/2007. Sau 5 năm hoạt động hiện nay Trần Anh đã có tổng số trên 260 nhân viên với 3 địa điểm kinh doanh có diện tích hơn 4.500m2. Không những thế, công ty Trần Anh còn luôn duy trì được tốc độ phát triển toàn diện về mọi mặt một cách rất bền vững và đáng kinh ngạc so với các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực. Hiện nay Trần Anh là 1 trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức rất cao và vững chắc trên mọi mặt. Trần Anh luôn chiếm được sự tin tưởng của các khách hàng bởi các chính sách, cam kết, dịch vụ . mà rất nhiều công ty máy tính khác không làm được. Trần Anh cũng là một trong những thành viên sáng lập ra ‘Nhóm máy tính thương hiệu Việt G6’ được người tiêu dùng rất ưa chuộng. 2. Tóm tắt ý tưởng Marketing Đề án dựa trên ý tưởng xây dựng một cửa hàng phân phối điện thoại di động cho công ty Trần Anh với tiêu chí: Duy trì hình ảnh và thương hiệu sẵn có của công ty với mặt hàng máy tính, bên cạnh đó phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm tạo sự khác biệt hóa cho mình. Với mục tiêu thứ nhất đó là duy trì hình ảnh và thương hiệu sẵn có của công ty với mặt hàng máy tính, cửa hàng phân phối điện thoại của Trần Anh sẽ tập trung vào các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, tiếp tục khẳng định triết lý kinh doanh "Lấy sự Hài lòng của khách hàng làm niềm Hạnh phúc của công ty". Cụ thể đó là: • Áp dụng các hình thức khuyến mại đan xen giữa sản phẩm máy tính và sản phẩm điện thoại di động. • Tăng thời gian phục vụ cũng như chất lượng các dịch vụ tư vấn, dịch vụ bán hàng và dịch vụ bảo hành và hỗ trợ sau bán hàng. Các dịch vụ sẽ đảm bảo 3 tiêu chí là: Luôn luôn sẵn sàng, nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, cửa hàng của Trần Anh sẽ đưa ra một số dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt của mình như: • Tổ chức event "Ngày Trần Anh". • Phục vụ 24/7 với nhiều hình thức tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng. • Thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc sắc với nhiều điểm mới lạ, hấp dẫn. Những ý tưởng Marketing này được xây dựng một cách phù hợp với thị trường di động hiên nay nói chung cũng như tình hình thực trạng công ty Trần Anh nói riêng nhằm giúp cho công ty có thể gia nhập thị trường một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng chiếm được thị phần và tạo lợi thế với các đối thủ cạnh tranh. PHẦN NỘI DUNG 1. Phân tích thị trường Thị trường di động Việt Nam nói chung: Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam là một trong những thị trường sôi động nhất trong toàn vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Ở những thành phố lớn thì hiện tượng “nhà nhà di động, người người di động” là chuyện phổ biến. Tuy rầm rộ như thế nhưng so với các nước trong khu vực, thị trường nước ta còn khá non trẻ. Thống kê năm 2006 cho biết tỉ lệ thuê bao điện thoại di động trên tổng dân số ở Việt Nam chỉ là 20%, trong khi Philippin 40%, Thái Lan 50%, Malaysia 80% và Singapore 106% (nhiều người có 2 hay 3 máy). Do vậy, tiềm năng tăng trưởng của thị trường điện thoại di động Việt Nam còn rất lớn. Toàn bộ năm 2007, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 5000 chiếc ĐTDĐ (so với hơn 3,5 triệu chiếc của năm 2006), với giá trị khoảng gần 800 triệu USD (không tính hàng nhập lậu). Các đặc điểm của thị trường Hà Nội : Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước với những điều kiện cơ sở hạ tầng hết sức thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ điên thoại di động. Bên cạnh đó, mức sống cao và dân số đông đảo của thành phố này là những nhân tố khiến cho lượng cầu ở đây là rất lớn. Là một trong những thành phố xuất hiện dịch vụ điện thoại di động sớm nhất cả nước, sau một thời gian phát triển khá mạnh đến nay thị trường này đã dần đi vào ổn định với những đặc điểm thị trường như sau: • Nằm trong xu thế phát triển dịch vụ di động chung của cả nước, số lượng thuê bao di động của Hà Nội sẽ tăng trưởng với mức chậm hơn những năm trước để dần tiến vào thời kì bào hòa. Nhưng khác với sự gia tăng của lượng thuê bao di động mới, lượng cầu về sản phẩm điện thoại di động ở Hà Nội lại vẫn còn tiềm năng rất lớn do: Mức sống của người dân luôn được gia tăng nhanh chóng, dân trí cao cho phép tiếp thu dễ dàng các sản phẩm mới với nhiều tính năng hơn, sự di chuyển của dân cư và dân số đông . Các yếu tố này khiến cho nhu cầu về sản phẩm điện thoại di động luôn gia tăng, người tiêu dùng ở Hà Nội ngay này có thể sở hữu 2-3 chiếc điện thoại, vòng đời sản phẩm với mỗi chiếc điện thoại cũng ngày càng ngắn lại. Người tiêu dùng luôn có nhu cầu cập nhập những sản phẩm với nhiều tính năng mới hơn và họ cũng là những người tiên phong tạo nên những xu thế sử dụng. • Ngoài xu hướng sử dụng các dòng điện thoại cao cấp dành cho những người có mức sống cao ở thành thị, nhu cầu về điện thoại giá rẻ cũng rất lớn do một bộ phận dân cư phải sống trong môi trường luôn cần sự liên lạc nhưng thu nhập có nhiều hạn chế như: Sinh viên, lao động thủ công, công nhân .Bên cạnh đó, điện thoại di động cơ bản (basic Phone) cũng là một xu thế đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và đặc biệt là nhu cầu với các dòng điện thoại mới có các tính năng và giao diện nổi bật như : iPhone với thiết kế đặc sắc, các điện thoại dòng cao cấp có thể truy cập Internet, quay phim, chụp ảnh hay các sản phẩm mới của Samsung, WellcoM, iMobile cho phép tích hợp 2 Sim trong cùng một máy. • Sự cạnh tranh ở thị trường Hà Nội là hết sức khốc liệt, ngoài các cửa hàng phân phối nhỏ lẻ trên khắp địa bạn thành phố, rất nhiều công ty phân phối lớn như Viettel, FPT, Petrosetco, Mai Nguyên . đã tham gia vào thị trường với tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế áp đảo về quy mô. Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty này mà giá điện thoại di động gần như đã được đẩy xuống mức sàn, các hình thức khuyến mãi cũng như dịch vụ đi kèm cũng ngày càng được chú trọng phát triển hơn. 2. Các đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh của Trần Anh trong lĩnh vực phân phối sản phẩm điện thoại di động có thể được chia ra làm 2 nhóm chính: • Nhóm 1: Bao gồm các công ty đã khẳng định được thương hiệu và có quy kinh doanh tương đối lớn. • Nhóm 2: Bao gồm mạng lưới rất nhiều các cửa hàng tư nhân. Trong khuôn khổ phần trình bày ý tưởng của mình, nhóm thực hiện xin đi sâu vào phân tích các đối thủ cạnh tranh thuộc nhóm 1 vì đây chính là nhóm đối thủ cạnh tranh khá tương đồng với hình cửa hàng phân phối của Trần Anh. Nhóm đối thủ cạnh tranh này đã xây dựng được những hình ảnh thương hiệu khá vững chắc, nắm phần lớn quyền kiểm soát thị trường và đang tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về giá cũng như các hình thức khuyến mãi khác. Để có thể hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh này, phần phân tích sẽ áp dụng hình thức phân tích ma trận SWOT để có thể làm rõ những tính chất của đối thủ cạnh trạnh cũng như những cơ hội và thách thức mà Trần Anh sẽ gặp phải. Sức mạnh (Strengs), hay nói cách khác là lợi thế của công ty Trần Anh khi tham gia vào thị trường này đó là: • Thương hiệu Trần Anh với sản phẩm máy tính đã được khẳng định, do đó khi tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới này, Trần Anh sẽ tiết kiệm nguồn lực hơn trong việc xây dựng thương hiệu. Đây chính là tiền đề cơ bản và hết sức quan trọng mà Trần Anh cần phải khai thác sao cho có những bước chuyển hướng kinh doanh uyển chuyển và chắc chắn để giữ vững thương hiệu của mình. • Như đã trình bày trong phần tóm tắt ý tưởng, cửa hàng phân phối của Trần Anh sẽ chú ý rất nhiều tới dịch vụ bán hàng cũng như sau bán hàng. Đây chính là điểm khác biệt mà cửa hàng của Trần Anh muốn làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Dịch vụ tư vấn bán hàng, dịch vụ bảo hành, dịch vụ hỗ trợ khách hàng là những mảng được cửa hàng Trần Anh tập trung để khẳng định thương hiệu của mình. Bên cạnh những lợi thế đó, Trần Anh sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tiềm lực và quy của công ty chưa thể ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh. Những công ty lớn như FPT hay Viettel có sức mạnh rất lớn trong việc quyết định mặt hàng phân phối với nhà sản xuất điện thoại, trong việc điều chỉnh giá cũng như có đủ tài chính để áp dụng các chiến lược áp đảo trong thời gian dài. Điểm yếu (Weaknesse) này đặt ra rất nhiều thách thức cho Trần Anh để có thể thâm nhập thị trường và nhanh chóng dành được thị phần. Threats (T) Để có thể thấy rõ hơn những nguy cơ của thị trường, hãy xem xét những điều mà các công ty lớn đang thực hiện với chiến lược phát triển mạng lưới cửa hàng phân phối điện thoại di động của họ: Viettel là một trong những doanh nghiệp nhanh chóng gia nhập thị trường phân phối điện thoại di động với chiến lược dàn quân trên diện rộng để chiếm lĩnh thị trường. Chiến lược này tương tự như chiến lược với dịch vụ mạng điện thoại di động đã rất thành công của Viettel. Hiện nay, kênh phân phối của Viettel được chia thành 2 nhánh chính: Tiến tới 81 siêu thị bán lẻ với quy lớn ở các thành phố, thị xã, và hơn 600 cửa hàng đa dịch vụ (outlet) với diện tích quy nhỏ hơn ở tuyến huyện. Bên cạnh đó, Viettel còn mua lại hệ thống bán lẻ của Nettra bao gồm khoảng 20 cửa hàng, như vậy số cửa hàng phân phối của Viettel đã vượt lên trên con số 100. Bán máy ngang giá với các siêu thị khác nhưng kèm theo các ưu đãi khi hoà mạng, chưa kể chính sách "tặng máy" nếu hoà mạng của chính Viettel, doanh nghiệp này đang muốn thực hiện theo hình các nhà mạng quốc tế kiêm luôn nhà phân phối như Vodafone. Bên cạnh Viettel, FPT là công ty lớn thứ hai tiếp tục thâm nhập thị trường, mặc dù chuỗi cửa hàng phân phối [IN] của FPT chưa thực sự thành công nhưng với tiềm lực của công ty viễn thông này Mục tiêu của FPT trong 3 năm đầu tiên sẽ mở 100 cửa hàng ở những địa điểm lớn, đông dân cư. Các cửa hàng của FPT không chỉ bán điện thoại mà còn tập trung vào dịch vụ bán hàng, tư vấn .và với chất lượng sản phẩm luôn được khẳng định của thương hiệu FPT, đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh với các công ty khác. Một sự kiện khác cũng gây biến động lớn trên thị trường, đó là việc Mekong Capital đầu tư một số vốn khổng lồ lên tới 4,5 triệu USD cho Công ty cổ phần Thế Giới Di Động. Theo thông tin từ Công ty quản lý Quỹ này, việc đầu tư cho Thế Giới Di Động thể hiện một tầm nhìn chiến lược lâu dài trên thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của những nhân tố mới mới chứng tỏ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đang muốn tham gia vào thị trường di động đầy tiềm năng, đó là chưa kể chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm nữa theo đúng cam kết gia nhập WTO của Việt Nam các hãng bán lẻ nước ngoài sẽ được tự do thâm nhập vào thị trường khiến cho sự cạnh tranh sẽ ngày một gay gắt hơn. Tuy nhiên không thể phủ nhận tiềm năng còn rất lớn của thị trường điện thoại di động Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Trong đó có thể thấy những cơ hội (Opportunities) mà Trần Anh có nhiều ưu thế để tận dụng và khai thác triệt để. Thị trường di động ở Hà Nội vẫn đang có lượng cầu rất lớn và có xu hướng ngày càng đi vào chiều sâu hơn, khách hàng luôn muốn đổi mới chiếc điện thoạicủa mình bằng những chiếc điện thoạicông nghệ tiên tiến và có nhiều tính năng mới, hoặc nhu cầu có thêm một chiếc điện thoại thứ hai, bên cạnh đó họ còn luôn đòi hỏi những dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt hơn. Một công ty đã có thâm niên trong lĩnh vực công nghệ như Trần Anh sẽ có kinh nghiệm trong việc cập nhập các tiến bộ kĩ thuật, các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hơn nữa cửa hàng của Trần Anh sẽ chú trọng hơn vào các dịch vụ chăm sóc nhằm tạo ra sự thỏa mãn cao nhất ở khách hàng. Đây chính là 2 điểm nổi trội khiến cho Trần Anh có thể nắm lấy cơ hội dành thị phần và tạo lập thương hiệu cho riêng mình với sản phẩm điện thoại di động. 3. Phân khúc thị trường và lựa chọn khách hàng mục tiêu Với bất kì một doanh nghiệp nào khi muốn tham gia vào thị trường cũng đều phải tìm ra cho mình một phân đoạn thị trường mà ở đó họ có nhiều ưu thế nhất cũng như phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Đối với thị trường điện thoại di động, đây là một thị trường khá phức tạp và có rất nhiều tiêu thức để phân đoạn thị trường. Với quy của bài viết, nhóm trình bày xin chọn tiêu thức phân đoạn theo Lợi ích tìm kiếm. Thông qua tiêu thức phân đoạn này, thị trường điện thoại di động có thể được chia làm các đoạn thị trường như sau: Đoạn thị trường điện thoại cơ bản:  Đây là đoạn thị trường mà khách hàng mua điện thoại với những tính năng hết sức cơ bản như: Nghe, gọi, nhắn tin, nhằm thỏa mãn nhu cầu liên lạc của mình.  Các sản phẩm thỏa mãn phân khúc thị trường này có giá ở mức dưới 1.5 triệu.  Mặc dù Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn nhưng lượng dân cư có mức sống không cao lai chiếm số lượng đáng kể, họ là tầng lớp lao động, sinh viên, công nhân .Những người này lại phải sống trong môi trường mà việc liên lạc di động là hết sức cần thiết, do đó họ chọn sản phẩm điện thoại cơ bản này. Bên cạnh đó, đoạn thị trường này cũng bao gồm cả những người có thu nhập tốt nhưng muốn mua thêm một chiếc điện thoại thứ hai để sử dụng vào các mục địch khác của công việc.  Theo nghiên cứu của Công ty GfK, trong năm 2007 là phân khúc điện thoại giá rẻ, tức dưới 100 đôla hay 1,5 triệu đồng, đã chiếm hơn phân nửa thị trường. Đoạn thị trường điện thoại tầm trung:  Đây là phân đoạn thị trường dành cho những người có thu nhập ở mức khá tốt, những người trẻ tuổi đã có công việc ổn định. Họ mong muốn một chiếc điện thoại có nhiều tính năng hơn như quay phim, chụp ảnh, nghe nhạc .những chiếc điện thoại thời trang hình thức đẹp. Bên cạnh đó, yêu cầu về dịch vụ của phân đoạn thị trường này là rất lớn, họ cần nhiều sự tư vấn bởi họ luôn muốn một chiếc điện thoại thật nhiều tính năng nhưng với giá tiền vừa phải, dịch vụ bảo hành và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm cũng được quan tâm nhiều hơn.  Phân đoạn thị trường này có quy vừa phải và các sản phẩm thỏa mãn phân khúc thị trường này có giá trên 1.5 triệu đến 7 triệu. Phân khúc thị trường điện thoại cao cấp:  Đây là phân đoạn thị trường dành cho những người có thu nhập cao, những người muốn khẳng định đẳng cấp của mình. Những chiếc điện thoạiphân khúc này có đầy đủ các tính năng tiên tiến, có hình thức đẹp và thường là sản phẩm của các hãng sản xuất có uy tín lâu năm. Những khách hàngphân khúc thị trường này cần ít dịch vụ tư vấn hơn phân khúc thị trường điện thoại tầm trung nhưng họ lại rất chú trọng tới các dịch vụ đi kèm và dịch vụ bảo hành.  Phân khúc thị trường này có quy không lớn nhưng luôn tăng trưởng ở mức tốt do mức sống của người dân Hà Nội ngày càng được cải thiện.  Các sản phẩm thỏa mãn phân khúc thị trường này có giá trên 7 triệu. Với việc phân chia thị trường như trên, chiến lược Marketing của cửa hàng Trần Anh sẽ được chia làm 2 giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn sẽ hướng tới một phân khúc thị trường khác nhau nhằm tạo hiệu quả cao và phù hợp với tình hình thị trường nhất. Giai đoạn thâm nhập thị trường: Trong giai đoạn đầu tiên khi mới gia nhập thị trường, mục tiêu của cửa hàng Trần Anh đó là nhanh chóng thu hút khách hàng để chiếm thị phần và bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình. Trong giai đoạn này, phân khúc thị trường mục tiêu đó là phân khúc điện thoại cơ bản (điện thoại giá rẻ).Với nhiều hình thức khuyến mãi và giảm giá, cửa hàng Trần Anh sẽ hướng vào phân khúc thị trường lớn nhất này để nhằm tạo một thị phần đáng kể cũng như bước đầu giới thiệu và quảng bá rộng rãi về cửa hàng. Các dịch vụ, nhất là dịch vụ tư vấn và bán hàng sẽ được chú trọng để khách hàng có cảm nhận tốt nhất khi đến cửa hàng của Trần Anh. Bên cạnh đó, cửa hàng cũng sẽ cung cấp các sản phẩm dành cho hai phân khúc thị trường còn lại với những dịch vụ có chất lượng cao như dịch vụ bảo hành, bảo trì nhanh chóng và thuận tiện. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng đầu tiên của cửa hàng. Giai đoạn định hướng thị trường và mở rộng: Khi đã có được một thị phần nhất định cũng như tạo được sự nhận diện tốt cho khách hàng với cửa hàng Trần Anh, cửa hàng sẽ đi sâu hơn chú trọng vào mảng dịch vụ và hướng nhiều hơn vào hai phân khúc thị trường điện thoại tầm trung và cao cấp nhằm khảng định thương hiệu của mình. Các dịch vụ bảo hành và các dịch vụ gia tăng khác sẽ được chú trọng hơn. Song sóng với cửa hàng chính, công ty sẽ phát triển các cửa hàng mới theo hình cửa hàng đầu tiên, ở những cửa hàng mới này phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ vẫn sẽ được duy trì với nhiều đợt khuyến mãi và giảm giá nhưng mức độ và tần suất sẽ giảm. 4. Xây dựng thông điệp Marketing và các công cụ Marketing cho cửa hàng của Trần Anh 4.1. Địa điểm (Place) Thông qua phần giới thiệu sơ lược về Công ty Trần Anh đã được trình bày ở phần đầu, có thể thấy doanh nghiệp đã tạo được vị thế rất tốt trong lĩnh vực máy tính. Khi đến với Trần Anh, khách hàng luôn có niềm tin về chất lượng sản phẩm cũng như những dịch vụ đi kèm. Với triết lý kinh doanh "Lấy sự Hài lòng của khách hàng làm niềm Hạnh phúc của chúng ta" luôn được Trần Anh xem trọng ngay từ những ngày đầu thành lập, cửa hàng phân phối điện thoại của Trần Anh sẽ không chỉ đơn thuần cung cấp điện thoại mà sẽ chú trọng vào nhiều dịch vụ gia tăng nhằm hỗ trợ, chăm sóc khách hàng để tiếp tục xây dựng hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, thông qua một số sản phẩm và dịch vụ mới chưa từng được áp dụng, cửa hàng sẽ tạo ra sự khác biệt hóa so với các cửa hàng phân phối điện thoại hiện nay. Trong bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các nhà phân phối điện thoại di động, việc một công ty như Trần Anh gia nhập thị trường sẽ không tránh khỏi những rào cản cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc khác biệt hóa và tạo chỗ đứng trên thị trường. Chính vì vậy ý tưởng Marketing chỉ hướng tới xây dựng một cửa hàng

Ngày đăng: 26/12/2013, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan