Thực trạng quá trình hình thành các TĐKT trên cơ sở các tổng công ty nhà nước vừa qua

60 280 0
Thực trạng quá trình hình thành các TĐKT trên cơ sở các tổng công ty nhà nước vừa qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyờn thc tp tt nghip trờng đại học kinh tế quốc dân khoa khoa học quản lý chuyên đề tốt nghiệp Đề t ài: XY DNG TP ON KINH T-GII PHP NNG CAO KH NNG CNH TRANH CA CC TNG CễNG TY NH NC Sinh viên thực hiện : Nguyn Th V Mai Lớp : Qun lý kinh t 46A Giáo viên hớng dẫn : TS. H Th Bớch Võn SV: Nguyn Th V Mai Lp: Qun lý Kinh t 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TĐKT : Tập đoàn kinh tế TCT : Tổng công ty TCTNN : Tổng công ty nhà nước DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DN :Doanh nghiệp KH-CN : Khoa hoc công nghệ BCVT : Bưu chính viễn thông CNTT : Công nghệ thông tin NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế UBND : Uỷ ban nhân dân SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hoá, của hội nhập kinh tế quốc tế, của nền kinh tế tri thức cùng với sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt tinh vi hơn của nền kinh tế thị trường. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều bị tác động và đều nằm trong quy luật đó, không một quốc gia nào là không bị ảnh hưởng và Việt nam cũng không ngoại lệ. Trong giai đoạn hiện nay Việt nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hóa, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Do đó yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và quốc tế. Với sự kiện Việt nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức thương mại lớn của toàn cầu, là thành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc…Việt nam đang là điểm hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, mở ra nhiều hội cho đất nước và cũng như đối với các doanh nghiệp việt nam với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty đa quốc gia, Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới…với công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại…và đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp nước ta về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Do vậy để chủ động trong quá trình hội nhập và cạnh tranh được thì chúng ta cần phải “quả đấm” chủ lực thì mới thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài, mới thể nâng dần vị thế của các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường thế giới và điều ấy trông chờ vào các tập đoàn kinh tế lớn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Lý do chọn đề tài: Việt nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cạnh tranh đang ngày càng gay gắt, việc cạnh tranh của DN Việt nam đang ngày càng gặp khó khăn hơn trong bối cảnh hiện nay đó là việc các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn… đang dần dần xuất hiện trên thị trường Việt nam. Các doanh nghiệp Việt nam vốn tiềm lực nhỏ bé, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, khả năng chiếm lĩnh thị phần còn kém …vì vậy sẽ không khả năng cạnh tranh được với các DN nước ngoài nều vẫn sử dụng mô hình cũ (mô hình TCT)  Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng tập đoàn kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trước các công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài… trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc hình thành các tập đoàn kinh tế từ các tổng công ty nhà nước, thực trạng của các tổng công ty nhà nướcthực trạng của mô hình công ty mẹ- công ty con để tạo tiền đề cho việc hình thành tập đoàn kinh tế và giải pháp xây dựng tập đoàn kinh tế của nước ta.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài bằng phương pháp thu thập tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet… Em xin chân thành cảm ơn các bác, các trong Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này. Tuy nhiên trong quá trình viết không tránh khỏi những thiếu xót. Mong các chú trong Viện đóng góp cho em để bài viết được tốt hơn. SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương I sở lý luận về tập đoàn kinh tế I. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của tập đoàn kinh tế 1. Quan niệm về TĐKT Hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về TĐKT, tuy nhiên chưa một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Tập đoàn kinh tế ở các nước khác nhau được gắn với tên gọi khác nhau như tại các nước Tây Âu và Bắc mỹ thường sử dụng với tên gọi là “Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Group”, “Business group”. Ở Châu Á, trong khi người Nhật Bản gọi là “Zaibatsu” (tên này được sử dụng trước chiến tranh thế giới thứ hai), là keiretsu (tên này được sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai), còn người Hàn Quốc gọi là “Cheabol”, Trung Quốc gọi là “tập đoàn doanh nghiệp”. Do sự đa dạng về tên gọi khác nhau ứng với các nước khác nhau; song trên thực tế việc sử dụng những tên gọi đó phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT như:  Xét về phương diện ngôn ngữ, “Consortium” là một từ gốc Latin nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội” được sử dụng để chỉ sự tập hợp của hai hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt được mục tiêu chung, các công ty vẫn luôn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình. Sự ra đời của một Consortium được xác lập trên sở hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia Consortium.  Conglomerate là một tập đoàn đa nghành, đa lĩnh vực. Các công ty thành viên ít mối quan hệ công nghệ sản xuất với nhau mà chủ yếu quan hệ với nhau về hành chính và tài chính. Conglomerate được hình thành bằng SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cách thu hút cổ phần của những công ty lợi nhuận cao nhất thông qua thị trường chứng khoán. Đặc điểm bản của Conglomerate là hoạt động chủ yếu nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính.  Trong tiếng Anh, “Cartel” cũng hay được sử dụng để chỉ khái niệm “Tập đoàn kinh tế”. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác (đây là đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel). Cartel thường mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng hoá nhất định, nơi ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm đồng nhất cao.  Các cụm từ “Group”, “Besiness Group”, “Corporate group” thường ám chỉ TĐKT được tổ chức trên sở kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với chế thị trường; đây là một nhóm công ty tư cách pháp nhân riêng biệt, nhưng lại mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý. Mối quan hệ giữa các công ty trong một TĐKT thể là chính thức hoặc không chính thức.  Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Thông thường tập đoàn bao gồm các công ty sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên.  Các Chaebol ở Hàn Quốc được sử dụng để chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Thông thường các công ty này nắm giữ cổ phần, vốn góp của nhau và do gia đình điều hành.  Còn tập đoàn doanh nghiệp ở Trung Quốc được nhận thức là một tổ chức kinh tế kết cấu tổ chức nhiều cấp liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá xã SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hội chủ nghĩa và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. Thông qua việc nắm cổ phần chi phối, tham gia cổ phần, hợp tác, doanh nghiệp nòng cốt của tập đoàn gắn bó với các DN khác ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và lỏng lẻo; các DN trong tập đoàn đều tư cách pháp nhân độc lập. Qua đó ta thể đưa ra một quan niệm chung về TĐKT để định hướng cho việc tổ chức lại các tổng công ty nhà nước để hình thành nên TĐKT. Tập đoàn kinh tế đó là một tổ hợp các doanh nghiệp, bao gồm công ty mẹ, công ty con ( doanh nghiêp thành viên) và công ty liên kết. Công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn, nhiệm vụ liên kết các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với nhau. Công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển và nhân sự; chi phối hoạt động của thành viên. Bản thân TĐKT không tư cách pháp nhân, các DN thành viên đều tư cách pháp nhân. Các DN thành viên và DN liên kết quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ… TĐKT hoạt động đa nghành, đa lĩnh vực. 2.Đặc điểm về TĐKT Thực tế trên thế giới rất nhiều mô hình TĐKT hoạt động với các cách thức khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước, của từng thời kỳ; không một mô hình chung duy nhất, do đó vấn đề nhận thức, quan niệm về TĐKT là khách nhau. Tuy nhiên vẫn thể nhận thấy một số đặc điểm chung của TĐKT như:  Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau thông qua quan hệ về đầu tư vốn, công nghệ, thị trường, nghiên cứu phát triển, thương hiệu…nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội trong cạnh tranh và chi phối thị trường; việc trở thành TĐKT tất yếu là dẫn tới độc quyền, ở mức độ cao thể giành vị trí độc quyền thị trường trên thế giới như hãng Mcrosoft giữ vị trí độc quyền trong việc cung cấp phần mềm hệ điều hành cho các máy tính trên toàn thế giới. Tập đoàn thường được tổ chức theo mô hình công ty SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp mẹ - công ty con hay liên kết giữa các DN trong tập đoàn là hình thức công ty mẹ - công ty con và công ty liên kết. Trong đó công ty mẹ là công ty đầu tư và khả năng chi phối công ty con (công ty con là công ty do công ty mẹ chi phối chủ yếu bằng vốn góp, bằng cổ phần, một số khác thể thông qua thị trường, đầu vào, công nghệ…) hoặc không chi phối công ty liên kết ( công ty liên kết là những công ty cũng thuộc tập đoàn ).  Quy mô vốn của TĐKT thường rất lớn, rất đa dạng, hoạt động đa nghành, đa lĩnh vực. Nguồn vốn đó được nhờ quá trình tích tụ và tập chung vốn của các DN thành viên, do việc phát hành cổ phiểu, trái phiếu, tích luỹ lợi nhuận khổng lồ do độc quyền kinh doanh hoặc do nhà nước đầu tư, cho vay ưu đãi…Trên thế giới nhiều TĐKT giá trị cổ phiếu lên đến hàng trăm tỷ USD và nhờ đó chúng khả năng mở rộng nhanh quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm…Việc mở rộng quy mô hoạt động là điều mà bất kỳ TĐKT nào cũng mong muốn bởi vì quy mô lớn thể hiện được khả năng cạnh tranh, việc chiếm lĩnh thị phần, mua lại hoặc thôn tính các công ty nhỏ hơn, việc huy động được các nguồn vốn một cách dễ dàng khi muốn mở rộng ra một lĩnh vực nào đó…đồng thời nó thể hiện được sức mạnh của tập đoàn trước những đối thủ cạnh tranh (đối thủ cùng nghành) khi tham gia vào thị trường, tức thể hiện sự thôn tính; nếu đối thủ đó cũng rất mạnh, tương ứng với mình thì biện pháp duy nhất là xuất hiện sự liên kết lại với nhau bằng cách sáp nhập để trở thành TĐKT sức mạnh kinh tế thể chi phối toàn bộ thị trường, do đó phạm vi hoạt động của tập đoàn đó rất lớn đó thường và chiếm lĩnh hầu hết thị phần trong nền kinh tế; đây thường là các công ty đa quốc gia.  Theo thông lệ trên thế giới, TĐKT không tư cách pháp nhân. Các DN tự nguyện gia nhập tập đoàn đều tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp động độc lập. Vì vậy không một mệnh lệnh hành chính nào hiệu lực trong tập đoàn. Cũng vì vậy không một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn; tuy nhiên các TĐKT của Việt Nam thì được hình thành trên quyết định hành chính và chúng ta cũng nhận định rằng TĐKT không tư cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên của tập đoàn là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, các DN trong tập đoàn, kể cả công ty mẹ và các công ty thành viên đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật.  Do TĐKT là một tổ hợp không tư cách pháp nhân, không con dấu riêng nên tập đoàn không phải chịu trách nhiệm liên đới trước trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp thành viên. Công ty mẹ và các công ty thành viên khác tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư, trong giới hạn của khoản vốn mình bỏ ra. Cụ thể là công ty mẹ và các DN thành viên không phải chịu trách nhiệm liên đới đến các khoản nợ của các DN khác trong tập đoàn mà chỉ chịu trách nhiệm liên đới đến khoản nợ của DN khác trong giới hạn vốn đầu tư của mình tại DN đó. Các DN thành viên phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng nguồn vốn của mình.  cầu sở hữu của TĐKT là hỗn hợp, trong đó một chủ thể đóng vai trò chi phối, khống chế (đó là công ty mẹ hay công ty tài chính). Công ty mẹ sở hữu số lượng lớn vốn cổ phần trong các công ty con, cháu và chi phối chúng về tài chính và chiến lược phát triển. Giữa các công ty thành viên những mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc (liên kết dọc) hoặc độc lập với nhau (liên kết ngang – đa nghành), song chúng đều phụ thuộc vào công ty mẹ và chúng nhằm phục vụ mục tiêu chung của tập đoàn.  cấu tổ chức TĐKT gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty thành viên ở tầng nấc khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ liên kết giữa các DN SV: Nguyễn Thị Vũ Mai Lớp: Quản lý Kinh tế 46A 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 14:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Mức tăng trưởng của cụng ty Xõy lắp điện III hoạt động theo mụ hỡnh cụng ty mẹ - cụng ty con - Thực trạng quá trình hình thành các TĐKT trên cơ sở các tổng công ty nhà nước vừa qua

Bảng 2.

Mức tăng trưởng của cụng ty Xõy lắp điện III hoạt động theo mụ hỡnh cụng ty mẹ - cụng ty con Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan