Những câu hởi nên hỏi trước khi kết hôn

5 405 0
Những câu hởi nên hỏi trước khi kết hôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

những câu hởi nên hỏi trước khi kết hôn cho cả nam và nữ

Những câu nên hỏi trước khi kết hôn 1. Hai bạn muốn sống ở đâu? Cùng nhau đi đến thỏa thuận đính - kết hôn là một quá trình nhiều ý nghĩa và thử thách, nói cách khác: vượt qua để đến đích rất tuyệt! Nhưng hai bạn đã dự định sẽ cùng nhau sống ở đâu chưa sau khi bánh đã cắt? Cả hai nên cùng thảo luận với nhau về mấu chốt không kém quan trọng này, đặc biệt khi nàng là con một và gia đình không muốn xa con, còn chàng thì lại sợ mang tiếng ở rể… 2. Hai bạn sẽ sáp nhập kinh tế như thế nào? Khi hai bạn đã có dự định về sống với nhau thì thường “giang sơn” từ nay sẽ quy về một mối. Vậy bạn có lường đến những bất tiện của việc này không? Uống cà phê với bạn bè cũng báo cáo, tặng quà cho cô bạn thân thân một chút cũng mệt đầu giải trình . Hay tài khoản ai người nấy Ảnh minh họa giữ, chỉ trích ra một ít góp chung? Tuy vậy, vẫn nên nghĩ đến một quỹ dành chung cho gia đình những khi trái gió trở trời. 3. Hai bạn chia sẻ tín ngưỡng và các khía cạnh thuộc về tinh thần như thế nào? Điều này đặc biệt quan trọng khi hai bạn có tín ngưỡng khác nhau. Cho dù cùng một tín ngưỡng đi nữa, hai bạn vẫn nên thảo luận với nhau về những giá trị tinh thần, niềm tin, rồi cách tổ chức ngày lễ theo phong tục tập quán như thế nào… 4. Dự định con cái ra sao? Con cái bao giờ cũng là niềm vui được chờ đón nhiều nhất đối với bất kỳ đôi vợ chồng son nào, nhưng hãy luôn thận trọng trong việc lập kế hoạch cho việc có con. Không thể để vì có con mà vợ chồng đâm ra cãi cọ thường xuyên, chỉ vì kinh tế bị co nhiều lại. Rồi việc giáo dục sẽ ra sao, hai bạn có đồng lòng với nhau hay không? 5. Vai trò của gia đình hai bên đối với quan hệ của hai bạn? Có thể bạn thích thường xuyên thủ thỉ với mẹ mỗi ngày. Trong khi người ấy lại chỉ muốn thăm gia đình vào những dịp lễ đặc biệt mà thôi. Hai bạn cũng cần lưu tâm đến vấn đề này và trao đổi trước với nhau về vai trò của gia đình hai bên đối với gia đình mới thành lập của hai bạn. Điều này đặc biệt nhạy cảm và cần đến sự tế nhị, tinh tế trong các ngày lễ, họp mặt gia đình. 6. Vấn đề cân bằng giữa việc làm và cuộc sống gia đình? Bạn có thói quen làm việc đến kiệt sức trong khi người bạn đời muốn bạn dành cho gia đình nhiều thời gian hơn, thế là “có chuyện”. Bạn thích thăng tiến, đồng nghĩa với phải hy sinh nhiều phần còn lại của cuộc sống nhưng người kia chỉ muốn cuộc sống yên bình, không nhiều sóng gió, thế là cãi vã, khóc lóc, hờn tủi. Nên nhớ cả hai sắp sống chung với một tiểu vũ trụ khác chứ không còn "tự tung tự tác" nữa, và càng không thể bảo rằng “tôi cày như thế vì ai . sao lại có thể…”. Nói trước với nhau về đặc thù công việc để cùng tìm hướng cân bằng với cuộc sống chung sắp tạo dựng sẽ tốt hơn cho tình cảm vợ chồng sau này, tránh được nhiều đổ vỡ không đáng có. 7. Các mối giao tiếp sẽ duy trì thế nào? Có không ít người chồng hoặc vợ vì quá “yêu” mà dẫn đến tính chiếm hữu độc tôn. Con cá trong chậu cảnh dẫu ăn sung sướng, nước nuôi không lo ô nhiễm nhưng chắc gì đã hạnh phúc hơn so với khi còn bơi lội bên ngoài. Các mối quan hệ là cần phải có, không thể nhân danh quyền gì để tước đoạt cả. Vì vậy, cũng như với vấn đề cân bằng việc làm và cuộc sống gia đình, việc tiếp tục duy trì quan hệ với bên ngoài xã hội là điều cần được đưa ra thảo luận song song. Tránh đi những oán thán lồng son tháp ngà, để rồi tình cảm dễ bị xao động trước “cái lạ” bên ngoài. 8. Hòa hợp về mặt tình dục? Tình dục là vấn đề nhạy cảm khi bàn luận công khai, nhưng nếu một mối quan hệ cho thấy sẽ đi đến việc sống chung về sau thì không nên mắc cỡ nữa. Ví dụ: bạn thích tuần đáp phi thuyền lên thiên đường 3 hay 4 lần, nhưng “người kia” chỉ cấp quota 3 lần… một tháng, giường ngủ lúc này không còn chăn ấm nệm êm nữa mà đã hóa lạnh lẽo. Nên trao đổi cởi mở với nhau về nhu cầu tế nhị này của bản thân. Xét cho cùng mối quan hệ vợ chồng có thành công và hạnh phúc hay không không chỉ là hòa hợp về mặt tình cảm mà còn cả về mặt tình dục! 9. Hôn lễ của hai bạn sẽ tổ chức thể nào? Vì đây là một ngày trọng đại nên nhiều người muốn tổ chức sao cho thật vẻ vang, hoành tráng mà không nghĩ đến những hệ lụy để lại. Thế nên hai bạn cần trao đổi với nhau về cung cách tổ chức, mức độ đãi đằng, tránh trường hợp người tươi như hoa kẻ bầm gan tím ruột, chỉ chực sớm hạ màn để “nói cho ra nhẽ”. BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (Theo Women24) . Những câu nên hỏi trước khi kết hôn 1. Hai bạn muốn sống ở đâu? Cùng nhau đi đến thỏa thuận đính - kết hôn là một quá trình nhiều. chưa sau khi bánh đã cắt? Cả hai nên cùng thảo luận với nhau về mấu chốt không kém quan trọng này, đặc biệt khi nàng là con một và gia đình không muốn

Ngày đăng: 26/12/2013, 13:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan