CÁC sản PHẨM tài CHÍNH PHÁI SINH ở VIỆT NAM

24 490 2
CÁC sản PHẨM tài CHÍNH PHÁI SINH ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các dịch vụ sản phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và Lãnh đạo ngành ngân hàng cần phải quan tâm vì giao dịch hiện nay không chỉ bó hẹp Đồng Việt Nam (VND) và đôla Mỹ (USD). Đa dạng hóa đồng tiền trong giao dịch tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư thông qua các ngân hàng thương mại cũng bắt các doanh nghiệp, NHTM phải đối diện với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bằng ngoại tệ, nếu vay ngoại tệ (thường là theo lãi suất thẻ nổi) trong khi thu lại là VND thì rủi ro do biến động giá rất lớn sẽ tác động tới doanh thu. Trong đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đưa vào Việt Nam một lượng lớn ngoại tệ. Có không ít doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp, chỉ bán hàng trong nước, thu VND trong khi đó họ phải bán ngoại tệ để thanh toán, trang trải cho các chi phí, nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ được chuyển tiền về nước, lúc này lại mua ngoại tệ chuyển ra. Chưa kể cũng có những doanh nghiệp cần lượng ngoại tệ lớn để đầu tư vì vậy các khoản vay ngoại tệ dài hạn từ 5-10 năm cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán. Chính vì vậy mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang được áp dụng tại các NHTM Việt Nam. Với mục đích phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, các công cụ này dần dần đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị rủi ro tài chính. CHƯƠNG 1 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN I. KHÁI NHIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.1 Định nghĩa sản phẩm phái sinh: Sản phẩm tài chính phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của nó (dòng tiền trong tương lai) phụ thuộc vào giá trị của một hay một số sản phẩm cơ sở khác. * Đặc điểm của sản phẩm tài chính phái sinh: a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán; b) Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; và c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. 1.2 Nguồn gốc của các sản phẩm tài chính phái sinh: Sản phẩm phái sinh ra đời xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro (nhằm để chia tách rủi ro; kiểm soát rủi ro; chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác). * Lịch sử phát triển của các sản phẩm phái sinh: + Những năm 1630s – Tulipomania: quyền chọn và kỳ hạn đối với hoa tulíp + Những năm 1650s – Mua bán hóa đơn lưu kho gạo (future) – Osaka, Nhật Bản. + Những năm 1865s – Thị trường hàng hóa tập trung Chicago (CBOT), hợp đồng tương lai tiêu chuẩn hóa đầu tiên. + Những năm 1970s – Hợp đồng future tài chính đầu tiên được giao dịch tại Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM – một phân nhánh của CBOT), sau đó là sự ra đời của CBOE (option). + Những năm 1980s – Sự phát triển của thị trường phái sinh phi tập trung (OTC). Trong đó hợp đồng quyền chọn là sản phẩm tài chính phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thế giới. Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hóa. II. CÁC LOẠI SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện một số nghĩa vụ nào đó cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất. Các loại công cụ phái sinh cơ bản bao gồm: Hợp đồng 2 kỳ hạn (Forward Contracts), Hợp đồng tương lai (Future Contracts), Hợp đồng quyền chọn (Option Contracts) và hợp đồng hoán đổi (Swap Contracts). 2.1 Hợp đồng kỳ hạn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch. Đặc biệt là hợp đồng này thường chỉ được giao dich trên thị trường phi tập trung (OTC) và chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Thông thường, hợp đồng này chỉ được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc giữa các tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký song phương) 2.2 Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung. Tương tự như giao dịch kỳ hạn nhưng giao dịch tương lai có một số điểm khác biệt: - Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa được tiêu chuẩn hóa như: kim loại (sắt, nhôm, đồng, .), cà phê, bông, ., và tiền tệ. - Thời gian giao hàng được chuẩn hóa (theo tuần, tháng) - Giao dịch tương lai được thực hiện tại các thị trường tập trung. 2.3 Hợp đồng hoán đổi: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể với một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc. * Có hai loại nghiệp vụ hoán đổi: - Giao dịch hoán đổi lãi suất: Hoán đổi giữa hai món vay cùng số lượng và một loại tiền với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. - Giao dịch hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi giữa hai món vay có loại tiền tệ khác nhau với giá trị tương đương. 2.4 Hợp đồng quyền chọn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên, trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tài chính cụ thể với một mức giá nhẩt định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy 3 định trong hợp đồng. Khi người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua. * Có hai loại quyền chọn: - Quyền chọn mua: Là một hình thức của quyền chọn, cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc, được phép mua một số lượng tài sản theo một mức giá đã được ấn định trước trong hợp đồng. - Quyền chọn bán: Là một hình thức của quyền chọn, cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc, được phép bán một số lượng tài sản theo một mức giá đã được ấn định trước trong hợp đồng. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM: Như đã biết phần trên, các sản phẩm tài chính phái sinh được các nước trên thế giới sử dụng như những công cụ để phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là của ngành ngân hàng (NH). Chính vì vậy mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang được áp dụng tại các NHTM Việt Nam (VN). Các ngân hàng thương mại ngày nay kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Ngoài các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản…các ngân hàng đã có nhiều sản phẩm mới như bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ hay các nghiệp vụ tài chính phái sinh…Trong đó, các nghiệp vụ phái sinh có vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra. Kinh doanh các nghiệp vụ phái sinh sẽ mang lại cho các ngân hàng nhiều lợi ích. Thứ 1: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều rủi ro, kinh doanh nghiệp vụ phái sinh giúp các ngân hàng có thể bù đắp được rủi ro thông qua hoạt động bù trừ giữa các giao dịch. Thứ 2: Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của ngân hành thêm đa dạng, phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. 4 Thứ 3: Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên giỏi, có hệ thống công nghệ hiện đại, do đó sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Các nghiệp vụ phái sinhsản phẩm tất yếu của thị trường tài chính hiện đại. Đó thực chất là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh bao gồm: giao dịch kỳ hạn (Forward), tương lai (Futures), quyền chọn (Options) và hoán đổi (Swaps). Trong đó, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi chỉ được thực hiện trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung); giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung; còn giao dịch quyền chọn có thể thực hiện trên cả hai thị trường. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM II.1.Cơ sở pháp lý để các ngân hàng được thực hiện các sản phẩm phái sinh *Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong hoạt động mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành. Đến nay trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trên thị trường có thể phân ra thành 3 loại thành viên: Người đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này: - Người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; - Người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt; - Người cơ lợi ( thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá. * Trên thị trường tài chính Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 7 năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, ngoại trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN ( Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 ban hành kèm theo quy chế). Đồng thời số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thực hiện (trong đó có một số giao dịch đã chưa phát sinh giao dịch). Có thể liệt kê một số tổ chức tín dụng đã được NHNN cho phép thực hiện: 5 Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 01/03/2005 đến 02/2006; Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc EURO; Vietcombank thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Namcác pháp nhân khác hoạt động trong và ngoài nước, phù hợp với các quy định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc hợp đồng Swap đối với các khoản vay của BTC; Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn (Daily range accrual) thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm; Thực hiện quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm tại VIBank, Vietcombank (8/2005), ACB, NHĐT &PT, Techcombank, NHTMCP Quân Đội (12/2005); Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap). II.2.Hiện trạng thị trường phái sinh Việt Nam Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tại các ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương (Viettinbank)…cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái sinh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàng chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ phái sinh lại càng xa lạ. 6 Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi, làm doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của ngân hàng. II.3.Các sản phẩm phái sinh đặc trưng các ngân hàng Việt Nam 2.3.1 Hợp đồng hoán đổi Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Quyết định 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ Việt Nam. Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối Việt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác hoặc là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầu ngoại tệ và VND. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua và những phiến toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch. Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau: + Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế. + Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng 7 ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ngân hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, và (6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng. + Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn. + Xác định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng. + Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi – Tại ngân hàng thương mại quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây: • Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng • Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ thể cho khách hàng • Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi. 2.3.2 Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Khác với việc sở hữu hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tại mức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay. Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản thanh toán không cân xứng, nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối mua hay bán một tài sản. Trên thực tế, người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giá hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện hợp đồng và ngược lại họ sẽ thực hiện hợp đồng nếu giá hợp đồng thuận lợi. Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Ngày trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện và giá trên hợp đồng là giá thực hiện. 8 Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán. Đối tượng áp dụng: • Option tiền đồng: Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá • Option ngoại tệ-ngoại tệ: Cá nhân và Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam không cần chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ • Option vàng: không hạn chế đối tượng Quy trình giao dịch Option tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam • Khách hàng liên hệ với ngân hàng khi có nhu cầu • Ngân hàng báo phí (phí có hiệu lực trong thời gian nhất định) • Nếu khách hàng xác nhận đồng ý mức phí này thì ký hợp đồng quyền chọn và thanh toán phí cho NH. • Khách hàng ký thỏa thuận chung về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ hoặc còn gọi là Hợp đồng nguyên tắc quyền chọn tiền tệ. HĐ này chỉ ký một lần và phải ký trước hoặc cùng lúc với hợp đồng giao dịch Option • Khi muốn thực hiện Hợp đồng, khách hàng gửi NH giấy Đề nghị/Lệnh thực hiện quyền chọn Nội dung chính của hợp đồng • Ngày ký kết, giờ giao dịch • Tên, địa chỉ, Tel & Fax của bên mua, bên bán • Call/Put • Số lượng • Giá Strike • Phí Premium • Kiểu Âu hay Kiểu Mỹ • Ngày đáo hạn, giờ hạn chót (Cut-off time) • Chỉ thị thanh toán 9 Hoạt động Option tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng Loại quyền chọn Đồng tiền giao dịch Số lượng (tối thiểu) Thời gian giao dịch Eximbank (Kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ) Tiền tệ USD, GBP, CHF, JPY, AUD, CAD, EUR 100,000 USD 3 - 365 ngày Vàng Vàng, Đồng Việt Nam 100 lượng vàng. 3 - 365 ngày Techcombank(Kiểu Châu Âu) Tiền tệ USD,EUR,JPY,AUD,G BP… với VND 100,000 USD 3 - 365 ngày ACB (Kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ) Tiền tệ USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD, CAD, SGD, HKD. VND. Đối với USD/VND : 10.000 USD Đối với ngoại tệ khác : 50.000 USD 3 - 365 ngày Vàng Vàng Tối thiểu 50 lượng vàng. 1 tuần -6 tháng BIDV (Kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ) Tiền tệ 3 - 365 ngày Lãi suất Sacombank (Kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ) Vàng Vàng Tối thiểu 800 lượng vàng. 3 - 365 ngày Ví dụ về hợp đồng quyền chọn: Doanh nghiệp A có nhu cầu nhập 100 tấn đồng phục vụ sản xuất trong 3 tháng tới. Giá đồng hiện tại giao dịch trên sàn LME ( London Metal Exchange) là 7700 USD một tấn. Đây là mức giá nguyên liệu phù hợp với cơ cấu giá thành của doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn chốt chi phí nguyên liệu đầu vào mức giá này. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, doanh nghiệp chưa ký được hợp đồng nhập khẩu đồng với đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp có thể thông qua ngân hàng mua một hợp đồng quyền chọn mua 100 tấn đồng, mức giá thực hiện là 7.700 với kỳ hạn 3 tháng. Với hợp đồng này, doanh nghiệp sẽ có quyền mua 100 tấn đồng mức giá 7.700 đồng, nhưng không kèm theo nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng. Như vậy, nếu giá xuống dưới 7.700 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan