CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của NEW ZEALAND

5 473 2
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của NEW ZEALAND

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1Tiểu luận chính sách ngoại thương TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG Giảng Viên: Trương Quang Hùng Học Viên: Đàm Ngọc Quỳnh Lớp: K19 - KTPT CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA NEW ZEALAND I – Giới thiệu: New Zealand là một quốc gia hải đảo nằm ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm hai đảo chính (tên là đảo Bắc và đảo Nam) và nhiều đảo nhỏ hơn, trong số đó được biết đến nhiều nhất là đảo Stewart/Rakiura. Lãnh thổ của New Zealand còn bao gồm cả quần đảo Cook và Niue (tự quản bằng một chính phủ liên kết tự do), Tokelau, và Ross Dependency (vùng lãnh thổ được New Zealand tuyên bố chủ quyền tại châu Nam cực). New Zealand được biết đến nhiều vì vị trí biệt lập về mặt địa lý của quốc gia này: lãnh thổ của New Zealand nằm cách phía Tây Nam nước Úc khoảng 2.000 kilomet (1.200 dặm) băng qua biển Tasman. Các quốc gia gần New Zealand nhất là Nouvelle Calédonie về phía bắc tây-bắc, Fiji về phía bắc và Tonga về phía bắc đông-bắc. Trong khoảng thời gian biệt lập lâu dài, tại New Zealand đã phát triển một hệ động thực vật đặc thù riêng chiếm ưu thế bởi các loài chim. Nhiều loài này đã tuyệt chủng kể từ khi con người di cư đến nơi này và mang theo các loài hữu nhũ xâm lấn. New Zealand làm một quốc gia phát triển được xếp hạng cao trong các bảng đánh giá quốc tế về nhiều mặt, bao gồm giáo dục, tự do kinh tế, và chỉ số nhận thức tham nhũng. Các thành phố của New Zealand cũng thường xuyên có mặt trong danh sách những thành phố dễ sống nhất thế giới. Nền kinh tế New Zealand phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương, đặc biệt là việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu hơn 24% tổng sản lượng. Những ngành xuất khẩu chính là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt hải sản, khai thác gỗ và mỏ quặng, chiếm tỉ trọng hơn 50% các sản phẩm xuất khẩu. Các đối tác chính là Úc, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Anh. Những năm gần đây ngành sản xuất bơ sữa ở New Zealand phát triển rất nhanh, số nông trại sản xuất bơ sửa đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến 2007, bơ sửa trở thành sản phẩm xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn nhất của New Zealand. Tính đến tháng 6 1 11/03/2011 2Tiểu luận chính sách ngoại thương năm 2009, sản phẩm xuất khẩu bơ sữa chiếm tới 21% (9.1 tỉ $) tổng hàng hóa xuất khẩu. Những sản phẩm xuất khẩu khác như Thịt (13.2%), Len (6.3%), Trái cây (3.5%) và Hải Sản (3.3%). Ngoài ra, những năm gần đây người ta nhận thấy sự phát triển vượt bực trong ngành công nghiệp sản xuất rượu ở New Zealand, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ như ngành sản xuất bơ sữa. Theo ghi nhận của TradingEconomics thì cho tới tháng 12 năm 2010, cán cân thương mại New Zealand thâm hụt 250 triệu New ZealandD, hàng hóa xuất khẩu đạt tới 3.8 tỉ $, tăng 390 triệu $ so với cùng kì năm trước. Các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tăng như sữa, thịt, gỗ. Các mặt hàng xuất khẩu giảm như công nghiệp đóng tàu thuyền, dầu thô. Bên cạnh đó thì hàng hóa nhập khẩu lại đạt tới giá trị 4.1 tỉ $, tăng 614 triệu $ so với cùng kì năm trước. Các sản phẩm chủ yếu là máy bay, công nghệ máy móc hiện đại, tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển. II – Chiều hướng ngoại thương và phân phối thu nhập Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn đới, diện tích đất trồng trọt chiếm phần lớn lãnh thổ, ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh. Bốn mặt là đại dương là điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng khoáng sản khá lớn giúp phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng. Với dân số khoảng hơn 4 triệu người và nền giáo dục phát triển mạnh được công nhận trên toàn thế giới, New Zealand chủ trương đầu tư phát triển các ngành thâm hụt vốn, đầu tư công nghệ máy móc hiện đại, thân thiện với môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành công nghiệp xanh, etc. Tuy những ngành xuất khẩu chính là những ngành thâm hụt lao động truyền thống nhưng New Zealand đang là nước đi đầu trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, khai thác gỗ và khoáng sản. Năng suất lao động đạt được rất cao. Hiện tại 2 11/03/2011 3Tiểu luận chính sách ngoại thương New Zealand là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp như, bơ, thịt, hoa quả, len, hải sản, etc. III – Chính sách ngoại thương Lịch sử ngoại thương: Trong những năm qua, nền ngoại thương của New Zealand thoát ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của quan hệ song phương New Zealand-Anh Quốc kéo dài hàng trăm năm và bắt đầu gắn liền với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 1989, New Zealand là một trong những sáng lập viên của APEC. Muời năm sau, với tư cách Chủ tịch của tổ chức này, New Zealand đã đăng cai tổ chức các hội nghị cấp cao, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia và viên chức cao cấp đến từ 21 nước thành viên trong vùng. 70% giá trị xuất nhập khẩu của New Zealand xuất phát từ các nước thuộc APEC. Đảm đương trọng trách phát triển ngoại thương của New Zealand là Bộ Ngoại giao và Thương mại, trụ sở đặt tại thủ đô Wellington cùng 48 cơ sở ngoại giao và thương mại đặt ở nước ngoài. Việc kết hợp hai công tác ngoại giao và thương mại trong tổ chức một bộ có ưu điểm là giúp cho ngành ngoại thương có nhiều điều kiện hội nhập với thị trường quốc ngoại, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho đất nước. Để hỗ trợ cho hoạt động của Bộ Ngoại giao và Thương mại cùng các tổ chức trực thuộc, nhà nước New Zealand thiết lập một số cơ chế đặc biệt như Cơ quan thương mại New Zealand (Trade New Zealand), Hội đồng phát triển thương mại New Zealand. Những cơ chế này có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ về mặt ngoại thương, tạo điều kiện dễ dàng cho thương mại và đầu tư quốc tế, đồng thời trao đổi kiến thức về ngoại thương trong và ngoài phạm vi New Zealand. Khuôn khổ chính sách ngoại thương: New Zealand là một trong những thành viên đầu tiên của WTO, tuân thủ qui ước MFN (Most Favoured Nation) đối với tất cả các đối tác thương mại. Khuôn khổ hình thành, thực hiện và đánh giá chính sách ngoại thương của New Zealand gần như không thay đổi trong những năm gần đây. New Zealand cam kết củng cố vững mạnh và tự do hóa hệ thống quan hệ đa phương. Tăng cường kí kết các thỏa thuận hợp tác ưu đãi (PTA – Preferential Trade Agreement). Bên cạnh đó New Zealand còn tăng cường tính minh bạch của hệ thống luật, phổ biến rộng rãi hệ thống luật lệ, đồng thời internet hóa các thủ tục thương mại. Các cam kết thương mại dưới dạnh thỏa thuận • Anti-Counterfeiting Trade Agreement (ACTA) • New Zealand-Gulf Cooperation Council Free Trade Agreement (NZ-GCC FTA negotiations have been concluded but not yet signed) • Expansion of the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership (TPP) • New Zealand-Korea Free Trade Agreement (NZ-Korea FTA) • New Zealand-India Free Trade Agreement (NZ-India FTA) • New Zealand-Russia-Belarus-Kazakhstan Free Trade Agreement (NZ-RBK) Các cam kết thương mại bắt buộc • New Zealand-Hong Kong, China Closer Economic Partnership (NZ-HK CEP entered into force on 1 January 2011) 3 11/03/2011 4Tiểu luận chính sách ngoại thươngNew Zealand-Malaysia Free Trade Agreement (MNZFTA entered into force on 1 August 2010) • ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement (AANZFTA) – 2010 • New Zealand-China Free Trade Agreement (NZ-China FTA) – 2008 • Trans-Pacific Strategic Economic Partnership (P4) – 2005 • New Zealand-Thailand Closer Economic Partnership (NZTCEP) – 2005 • New Zealand-Singapore Closer Economic Partnership (NZSCEP) – 2001 • Australia-New Zealand Closer Economic Relationship (CER) – 1983 • New Zealand-Australia Closer Economic Relations Investment Protocol (CER IP) (Subject to Parliamentary Treaty Examination, expected to enter into force in the second half of 2011) Các rào cản thương mại: Tùy chỉnh thuế (Custom Tariff) là công cụ thương mại chính của New Zealand. Thường xuyên xúc tiến các chương trình giảm thuế giao dịch đơn phương (Unilateral Tariff Reduction Programme). Mức thuế áp dụng trung bình đối với các đối tác chiến lược đã giảm từ 4.1% (2001) xuống còn 2.5% (2008). Ưu đãi thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp nhằm kích thích xuất khẩu. Các thỏa thuận không rào cản và không hạn chết nhập khẩu đã được thực hiện từ năm 1992. Tuy nhiên, nhập khẩu động thực vật được thực hiện kiểm định cực kỳ nghiêm ngặt. Các đạo luật chống phá giá hàng hóa được áp dụng cho nhiều mặt hàng đến từ Châu Á. New Zealand không có bất cứ rào cản nào đối với xuất khẩu trừ khi những sản phẩm này ảnh hưởng tới sức khỏe và những lý do an toàn. IV – Ý nghĩa New Zealand là một quốc gia có tự do ngoại thương, quốc gia này là thành viên của WTO và tuân thủ nghiêm ngặt các qui ước quốc tế của tổ chức WTO, thực hiện đúng các cam kết với các đối tác thương mại. Tuy có một số rào cản phi thuế quan nhưng xét cho cùng những mục đích của những rào cản này nhằm đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn của người dân. Tiêu chí của New Zealand là tiếp tục giữ vững hệ thống chích sách ngoại thương, tăng cường hợp tác thương mại với các đối tác chính, giảm thiểu rào cản thuế quan đa phương nhằm tăng cường hợp tác trao đổi. Xây dựng luật lệ vững mạnh, minh bạch và dễ tiếp cận. Mục tiêu chính của New Zealand trong những năm tới là ngành công nhiệp xanh – du lịch, vậy nên việc tạo ra các rào cản phi thuế quan nhằm đảm bảo tiêu chuẩn sống của quốc gia là hoàn toàn hợp lý, siết chặt các tiêu chuẩn hàng hóa ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường. Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp xanh, etc. Tài Liệu Tham Khảo Bài giảng Lý Thuyết Ngoại Thương – Thầy Trương Quang Hùng http://www.tradingeconomics.com 4 11/03/2011 5Tiểu luận chính sách ngoại thương http://www.wto.org 5 11/03/2011

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan