Tiểu luận dược liệu cây cát cánh

12 7.3K 38
Tiểu luận dược liệu cây cát cánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cát cánh hay kết cánh (danh pháp hai phần: Platycodon grandiflorum hay Platycodon grandiflorus, đồng nghĩa: P. autumnale, P. chinense, P.sinensis) là một loài thực vật có hoa sống lâu năm thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) và có lẽ là loài duy nhất trong chi Platycodon. Nó có nguồn gốc tại khu vực đông bắc châu Á (Trung Quốc, Đông Siberi, Triều Tiên và Nhật Bản) với các hoa lớn màu xanh lam, mặc dù các thứ (biến chủng) có hoa màu trắng hay hồng cũng được trồng. Trong tiểu luận này, xin được trình bày một cách tổng quan nhất về dược liệu Cát cánh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC LIỆU TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH Họ và tên :………. MSV :……… 1 MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề……………………………………………………03 I. Tổng quan……………………………………………………03 1. Đặc điểm thực vật…………………………………… 03 2. Bộ phận sử dụng………………………………………05 3. Phân bố………………………………………………….06 II. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây………………06 1. Thành phần hóa học………………………………….06 2. Phương pháp nghiên cứu……………………………07 Định tính………………………………………………07 Định lượng……………………………………………08 Kiểm nghiệm…………………………………………08 III. Tác dụng và công dụng………………………………… 09 IV. Một số bài thuốc có thành phần cát cánh…………….10 V. Tài liệu tham khảo…………………………………………12 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Cát cánh hay kết cánh (danh pháp hai phần: Platycodon grandiflorum hay Platycodon grandiflorus, đồng nghĩa: P. autumnale, P. chinense, P.sinensis) là một loài thực vật có hoa sống lâu năm thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) và có lẽ là loài duy nhất trong chi Platycodon. Nó có nguồn gốc tại khu vực đông bắc châu Á (Trung Quốc, Đông Siberi, Triều Tiên và Nhật Bản) với các hoa lớn màu xanh lam, mặc dù các thứ (biến chủng) có hoa màu trắng hay hồng cũng được trồng. Cát cánh còn có tên là Khổ cát cánh, Bạch cát cánh, Ngọc cát cánh, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là rễ khô của cây Cát cánh có tên thực vật là Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC. Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An huy, Giang tô và Sơn đông của Trung quốc. Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng. Chích Cát cánhCát cánh chế mật sao vàng. Rễ cát cánh (radix platycodi) được sử dụng trong y học cổ truyền khu vực châu Á để làm chất kháng viêm để điều trị các chứng ho, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm họng, trừ đờm và chống cảm lạnh. Rễ của nó chứa nhiều saponin. Các thành phần có thể tách ra bằng thủy phân: platycodigenin (saponin chính), một lượng nhỏ các axít như axít polygalacic, axít platycogenic A, axít platycogenic BC, axít platycogenic C. Từ các saponin thì các chất sau có thể được tách ra: prosapogenin, 3-O-β-glucoza, platycodozit C, platycogenin-3-O-β-glucozit platycodigenin, glucoza, xyloza, platycidin, platycodinin, betulin, v.v Tại Triều Tiên, loài cây này được gọi là doraji (có thể dịch thành hoa chuông) và rễ của nó, hoặc là khô hay dưới dạng tươi, là thành phần phổ biến trong các món xà lách và trong các kiểu chế biến thảo mộc truyền thống. Tuy nhiên, cát cánh và hoa chuông Triều Tiên thật sự (Campanula takesimana) là các loài khác nhau. Loài cây này cũng được trồng làm cây cảnh khá phổ biến ở một số khu vực khác. Theo phân loại về độ chịu lạnh cho thực vật của USDA Hoa Kỳ thì nó ở khu vực 3 và cần ít sự chăm sóc.( Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 186.) I. TỔNG QUAN 1. Đặc điểm thực vật Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 - 80cm. Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân đứng, nhẵn, màu lục xám, chứa nhựa mủ. Lá gần như không cuống, hình trứng, dài 3 3 - 6cm, rộng 1 - 2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng. Lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3 - 4 cái, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le. Hoa hình chuông, màu lam tím hoặc trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn. Ðài có 5 thuỳ màu lục. Tràng gồm 5 cánh hợp. Nhị 5. Bầu 5 ô. Hình 1: Hoa cát cánh Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu. Mùa hoa: tháng 5 - 7, mùa quả: tháng 8 - 9. Rễ đào vào mùa đông, lúc cây tàn lụi. ở những cây đã trồng được 2 năm (vùng cao) hoặc 1 năm (ở vùng đồng bằng) loại bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch đất cát. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hay sây khô. Rễ hình trụ có khi phân nhánh dài 5 - 13cm, đường kính 1-2cm. Mặt ngoài màu trắng ngà có những nếp nhăn dọc, có vết sẹo của rễ con, vị đắng. Rễ Cát cánh dễ bị mốc, mọt cần được bảo quản nơi khô ráo. ( Tài liệu tham khảo: TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA DƯỢC HỌC) 4 Hình 2: Hình ảnh cây và rễ cát cánh 2. Bộ phận sử dụng Bộ phận dùng: Rễ, củ - Radix Platycodi; thường gọi là Cát cánh phân bố và thu hái: Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình .). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10- 11, ở miền núi vào tháng 2-3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc. Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay sau khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta hay dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt. 5 Hình 3: Rễ sấy khô 3. Phân bố Phân bố và thu hái: Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình .). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. II. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY 1. Thành phần hoá học Thành phần chủ yếu trong rễ Cát cánh là các saponin triterpenoid nhóm oleanan. Sau khi thuỷ phân thu được các sapogenin: acid platycogenic A, B, C, platycodigenin, acid polygalacic. 6 Một số saponin trong cát cánh có cấu trúc sapogenin đặc biệt như cấu trúc ester nội phân tử (vòng lacton) giữa chức acid ở C-23 và OH ở C-2( như ở trong platycosid M1,M2,M3) Ngoài ra Trong rễ Cát cánh còn các flavonoid (luetolin 7- O- glucosid,luetolin và apigenin) 3,4-dimethyoxycinnamic,các acid thơm( acid caffeic,chlorogenic,ferulic,isoferulic,homovanillic,alpha-resorcylic,m-coumaric,p- coumaric,p-hydroxybenzoic,2-hydroxy-4-methoxybenzoic và 2,3-dihydroxybenzoic)| Mazol I. et al.,Acta Pol Pharm.(2004) 61(3):203-8] phytosterol, inulin và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tanin. 2. Phương pháp nghiên cứu hóa học 2.1 Định tính Sử dụng các phương pháp chung định tính saponin: A. Soi lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, phần vỏ phát quang sáng trắng hơi vàng, phần lõi không phát quang. B. Bột dược liệu, thêm ethanol 70%, đun cách thuỷ trong 5 phút, lọc, cô dịch lọc (dịch A). Nhỏ vài giọt dịch lọc A lên giấy lọc, nhỏ tiếp một giọt natri hydroxyd 5%, sấy nhẹ cho khô, che nửa vết dịch A bằng miếng kim loại mỏng và soi dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 365 nm trong vài phút, lấy miếng kim loại ra, phần không bị che có phát quang sáng hơn, tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sẽ sáng dần lên như phần kia. 7 Lấy dịch A pha loãng với nước, lắc mạnh trong 15 giây, có bọt bền. C. Bột dược liệu, thêm nước, đun cách thuỷ trong 5 phút, lọc. Lấy dịch lọc, thêm dung dịch acid hydrocloric đậm đặc và vài tinh thể resorcin, đun cách thuỷ vài phút, xuất hiện tủa màu đỏ sẫm. Có thể sử dụng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) để kiểm nghiệm Cát cánh. (Xem: Sắc ký đồ dịch chiết các dược liệu chứa saponin - vệt 9, ảnh I, II, III.) 2.2 Định lượng Chiết kiệt saponin từ một lượng dược liệu (cân chính xác) bằng dụng cụ Soxhlet và dung môi MeOH, làm đậm đặc dịch chiết bằng cách đun trên cách thuỷ, để nguội, thêm ether lắc đều, để lắng để tủa saponin. Tủa lại hoà tan bằng MeOH rồi lặp lại như trên (để tinh chế), Tủa lần hai lại hoà tan trong methanol, bốc hơi dịch này tới cắn, sấy khô ở 105 o C tới khối lượng không đổi, cân. Tính lượng phần trăm của saponin trong dược liệu. Hàm lượng saponin toàn phần của Cát cánh không được ít hơn 5,0%. 2.3 . Kiểm nghiệm 2.3.1. Ðặc điểm dược liệu Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên còn sót lại gốc thân, có nhiều sẹo nhỏ là vết tích của rễ con, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,7 - 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn nheo theo chiều dọc và những nếp nhăn ngang. Thể chất giòn, mặt bẻ không có xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, vùng tầng phát sinh libe - gỗ thành vòng rõ, màu vàng nâu nhạt; có vân như hoa cúc. Không mùi, vị ngọt sau hơi đắng (Vị thuốc ) Tài liệu tham khảo: CÁT CÁNH,Trang 709 Dược điển Việt Nam IV Hà Nội .XB lần thứ 4) 2.3.2 Vi học - Ðặc điểm vi phẫu: Mặt cắt dược liệu tròn, từ ngoài vào trong có lớp bần còn sót lại gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ hẹp gồm những tế bào to nhỏ không đều, xếp lộn xộn với những khuyết nằm rải rác. Libe xếp thành tia, thỉnh thoảng có những vùng đậm lên đều đặn giống như libe kết tầng. Mạch gỗ nằm rải rác hay tụ thành đám, xếp thành những dải xuyên tâm nằm trong mô mềm gỗ không hoá gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột gồm những tế bào gần như tròn. - Đặc điểm bột dược liệu Mảnh bần gồm những tế bào màng dày, màu nâu nhạt. Mảnh mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình kim,. Tinh thể inulin hình tròn hay hình quạt trong mô mềm hay bên ngoài. Mảnh mạch vạch, mạch mạng. 8 Hình 4: Vi phẫu thân cát cánh Đặc điểm bột dược liệu Mảnh bần gồm những tế bào màng dày, màu nâu nhạt. Mảnh mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình kim,. Tinh thể inulin hình tròn hay hình quạt trong mô mềm hay bên ngoài. Mảnh mạch vạch, mạch mạng. III. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG Saponin có trong Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng chữa ho, long đờm, tiêu đờm, có tác dụng hạ đường huyết, dịu thần kinh, giảm sốt. 9 Tính vị, tác dụng: Vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm. - Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng 4- 20g, dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng Cát cánh chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da. IV. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ SỬ DỤNG CÁT CÁNH 1. Ngoại cảm, ho mất tiếng: Cát cánh, Bạc hà, Mộc thông, Bươm bướm, Chiêu liêu, mỗi vị bằng nhau, 6g sắc uống (Bách gia trân tàng). 2. Ho nhổ ra mủ và nước rãi hôi thối, lồng ngực căng tức: Cát cánh, Cam thảo, Chỉ xác, mỗi vị 4-6g sắc uống. Tài liệu tham khảo Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Yhọc - 2003 Tr. 716. 3. Chữa ho, tiêu đờm: Cát cánh 4 g, Cam thảo 8g, nước 250ml, sắc còn 150ml, chia làm ba lần uống trong ngày. 4. Cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, mỗi vị 4g tán bột nhỏ, bôi. 5. Bệnh ngoài da: Cát cánh 6g, Cam thảo 4g, Gừng 2g, Táo ta (quả) 5g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Ghi chú: trường hợp phổi nóng khô háo không nên dùng Cát cánh. Nếu sắc uống phần đầu của rễ củ, nơi giáp với thân cây thì dễ bị nôn. Cát cánh còn có tên: Bạch dược, Kết cánh, Cánh thảo. Với bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột cần thận trọng khi dùng Cát cánh 6. Ho lâu ngày: 12 gr bách bộ, 4 gr cam thảo, 8 gr trần bì, bạch tiền, kinh giới, cát cánh mỗi vị 10 gr, 12 gr tử uyển. Sắc kỹ lấy nước, chia uống hai lần sang tối (uống sau bữa ăn 45 - 60 phút). Hoặc 12 gr bách bộ, tỳ bà diệp, ngũ vị tử mỗi vị 8 gr, mạch môn, tang bạch bì, thiên môn, xuyên bối mẫu mỗi vị 10 gr, tử uyển 12 gr. Sắc uống sau khi ăn 45 - 60 phút. Chủ trị: trị ho, trừ đờm. Bào chế: Theo Trung Y: - Dùng Cát cánh bỏ đầu cuống, thái nhỏ, giã nát Bách hợp cho vào nước ngâm lẫn với cát cánh 1 đêm, vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 07:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan