BÀI tập lớn môn PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH tế

6 2.7K 64
BÀI tập lớn môn PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập chính sách – CH 21D – Nhóm 1 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ Thực hiện : Nhóm 1 – Lớp CH21D Nguyễn Hoàng Ân Kiều Thị Lan Anh Lưu Thị Phương Anh Nguyễn Phương Anh Nguyễn Phương Anh Đặng Ngọc Châm HÀ NỘI, THÁNG 6- 2013 Bài tập chính sách – CH 21D – Nhóm 1 Câu 1: Mục tiêu, nội dung, giải pháp hoàn thiện chính sách phát hành tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng thay cho tiền cotton 1. Mục tiêu chính sách: Mục đích chống làm giả và nâng cao chất lượng đồng tiền 2. Nội dung chính sách: - Phát hành tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng thay thế đồng tiền cũ bằng cotton. - Đồng tiền giấy cotton 100.000 vẫn có giá trị lưu hành song song. - Không đẩy thêm tiền vào lưu thông. 3. Giải pháp hoàn thiện: 3.1. Hạn chế của chính sách 3.1.1. Chi phí chuyển đổi sang tiền polymer cao Thực tế cho thấy, chi phí sản xuất tiền polymer cao hơn gấp nhiều lần so với tiền giấy bởi: - Thứ nhất: Các khoản đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, mở rộng nhà xưởng . là rất lớn . - Thứ hai: Quá trình sản xuất tiền polymer rất tốn kém, do chu trình sản xuất sản phẩm kéo dài gấp đôi, vì giấy polymer không thấm mực phải chờ khô lâu, năng suất chỉ bằng một nửa so với in tiền cotton. Trong giai đoạn đầu, để kịp yêu cầu thay tiền polymer, công nhân nhà máy in tiền quốc gia phải làm thêm giờ, tăng ca, làm cả ngày nghỉ . có những người làm thêm tới hơn 700 giờ/năm. - Thứ ba: Việc phụ thuộc hoàn toàn về nguồn vật liệu in khiến cho việc lựa chọn chất lượng giấy polymer bị hạn chế. Chất lượng giấy in rất xấu, phải loại bỏ làm nhựa tái sinh rất nhiều, tỉ lệ sai hỏng trong khi in tăng 4 lần so với in bằng giấy cotton, gây lãng phí rất lớn. Ngoài ra, do độc quyền nguồn cung nên nhà in vẫn phải chấp nhận mua. Tất cả các yếu tố trên đều được tính vào giá thành và làm tăng chi phí in tiền. 3.1.2. Hạn chế của việc sử dụng loại tiền làm bằng polymer. - Hạn chế khả năng cài đặt một số yếu tố chống giả như: 2 Bài tập chính sách – CH 21D – Nhóm 1 + Không làm được các yếu tố bóng chìm định vị; + Ô cửa sổ trong để lồng chân dung không có bóng chìm định vị được; + Không làm được sợi phản quang; + Không làm được sợi dây bảo hiểm (dây an toàn); - Không có độ giòn và tiếng kêu giòn của tờ bạc. - Giấy Polymer để in tiền rất phổ thông trên thị trường, không ngấm mực khi in nên độ giữ mực khi đồng tiền lưu thông kém. - Dễ biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. - Tuyển chọn qua máy đa chức năng khó phân biệt tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. - Tiền polymer mỏng hơn tiền cotton cũng là một lý do khiến máy đếm nhầm, bị kẹp díp; - Giấy polymer có kết cấu đồng nhất nên khi đồng tiền mới rất khó bị làm rách trong điều kiện lưu hành bình thường, nhưng khi kết cấu này bị phá vỡ (bị cắt cạnh hay thủng) thì ngược lại; - Tiền polymer nếu bị vò, xiết mạnh theo nếp gấp sẽ dễ nhàu và mực in bị bào mòn nhanh hơn trong quá trình lưu thông; - Khó phát hiện tiền polimer giả hơn tiền cotton giả. Lúc đầu tiền polymer giả là tiền cotton tráng chất liệu polymer nên dày hơn, còn xé được. Bây giờ tiền giả được làm bằng chất liệu polymer, màu sắc, chi tiết tinh xảo hơn nên khó phát hiện nếu không để ý kỹ. 3.1.3. Có thể gây nên sự biến động về giá cả do sự thiếu hiểu biết , hiểu biết không đúng đắn về chính sách của ngân hàng nhà nước. 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách in tiền Polymer - Cần tiến hành nghiên cứu và đưa ra một quy trình sản xuất tiền polymer cùng những cái tiến về kỹ thuật và công nghệ để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cùng với việc nghiên cứu đầu tư để chủ động về nguồn vật liệu, từ đó chủ động trong việc giảm thiểu chi phí cũng như cải tiến chất lượng. 3 Bài tập chính sách – CH 21D – Nhóm 1 - Tăng cường các yếu tố chống giả, tăng chất lượng mực in và độ bám mực cũng như độ bền của vật liệu polymer - Nhanh chóng khắc phục các lỗi đang tồn tại trên tiền polymer. Đồng thời, ban hành quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn về mặt thiết kế, in ấn cũng như quản lý chất lượng tiền polyme trước khi đưa vào sử dụng. - Cần phổ biến rộng rãi chính sách thay thế tiền cotton bằng tiền polymer (thay thế tiền chứ không phải đẩy thêm tiền vào trong lưu thông), tránh việc thiếu hiểu biết dẫn đến sự biến động giá cả mạnh như các đợt phát hành tiền trước. Câu 2: Tác động của chính sách tiền tệ đối với sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay Từ năm 2008 đến nay, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng diễn biến hết sức phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ xảy ra từ nửa cuối năm 2008 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu; khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa có dấu hiệu dừng lại. Giá cả các mặt hàng chủ chốt trên thị trường thế giới, như dầu thô, lương thực, thực phẩm, vàng, . biến động khó lường. Tình hình đó tác động trực tiếp, nhiều mặt đến diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải được vận dụng rất linh hoạt thích ứng kịp thời với diễn biến nhanh của thị trường. Việc áp dụng hàng loạt các chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế đất nước: 1. Tác động tích cực: - Lạm phát được kiềm chế có hiệu quả, song vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Năm 2012, CPI cả năm tăng ~6.81% so với tháng 12.2011, và tăng ~9.21% so với bình quân năm 2011, hoàn thành tốt mức kiềm chế lạm phát mà quốc hội đề ra (7%). Quý I.2013, CPI tăng ~2.39%. GDP năm 2012 tăng 5.03% so với năm 2011 - Ổn định tỷ giá: Công tác điều hành chính sách tỷ giá cùng với diễn biến khả quan của cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế góp phần giúp diễn biến tỷ giá 4 Bài tập chính sách – CH 21D – Nhóm 1 USD/VND tiếp tục duy trì xu thế ổn định. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tục duy trì ở mức 20,828 VND/USD. - Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Hiện nay, các chính sách tiền tệ đang khuyến khích cho vay đối với khu vực sản xuất kinh doanh, nhất là đối với nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động Với các lĩnh vực phi sản xuất, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao trong thời điểm hiện tại như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán cũng đã được hạn chế tín dụng Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 9- 12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất – kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, trong đó lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm. - Góp phần cải thiện khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Chính sách giảm trần lãi suất và các lãi suất chính sách khác như lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khẩu đã cải thiện thanh khoản ở đa số ngân hàng. Việc giảm chi phí vốn vay là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Gánh nặng lãi vay từng bước giảm xuống, tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh sản xuất có thể được cải thiện. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, ổn định tiền tệ được duy trì, lãi suất đồng nội tệ tiếp tục giảm. Ổn định kinh tế vĩ mô đạt được chủ yếu nhờ những chính sách, giải pháp của NHNN và điều này sẽ tạo nền tảng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trong những năm tới. cụ thể: trong 5 tháng đầu năm 2013, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm được khoảng 2-4%/năm so với đầu năm và hiện đã trở về với mức lãi suất của giai đoạn năm 2005-2006; thấp hơn mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất thị trường liên ngân hàng thời gian vừa qua cũng có xu hướng giảm và duy trì ở mức thấp, ổn định. NHNN đã điều hành một cách linh hoạt theo hướng 5 Bài tập chính sách – CH 21D – Nhóm 1 mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. 2. Tác động tiêu cực: - Thời gian áp dụng các chính sách tiền tệ còn muộn, nếu áp dụng chính sách tiền tệ như giảm lãi suất huy động và cho vay sớm hơn thì nền kinh tế không bị trì trệ như trong thời gian qua. - Công tác xử lý nợ xấu và kích thích tăng trưởng tín dụng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Tỉ lệ nợ xấu cao khiến chi phí của ngân hàng tăng mạnh khi phải dự phòng rủi ro lớn. Các ngân hàng thương mại cũng dè dặt và chặt chẽ hơn trong việc cho vay đối với doanh nghiệp. Đồng thời, vấn đề trước mắt với các doanh nghiệp vẫn là giải quyết hàng tồn kho, chứ không phải là tiếp tục vay tiền ngân hàng. Như vậy có thể thấy về mặt danh nghĩa, lãi suất cho vay tuy có giảm nhưng nguồn vốn tín dụng vẫn chưa thực sự đến được với doanh nghiệp. - Một số ngân hàng gặp khó khăn lớn trong vấn đề thanh khoản Do chính sách giảm lãi suất huy động liên tục trong thời gian qua, khiến hệ thống ngân hàng phân chia thành hai nhóm rõ rệt: những ngân hàng lớn trong tình trạng dư thừa thanh khoản và nhóm những ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. - Giảm lãi suất huy động thấp sẽ khiến một dòng tiền ra khỏi ngân hàng đầu tư vào ngoại tệ như USD, điều này sẽ làm giá USD tăng cao, làm cho Việt Nam đồng bị mất giá. - Việc cơ cấu lại các ngân hàng NHTM vẫn còn rất chậm do: các cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt và nhẹ tay trong quá trình xử lý, đồng thời gặp nhiều trở ngại do sự thiếu hợp tác, thậm chí chống đối từ phía cổ đông lớn của ngân hàng yếu kém nên vẫn tồn tại nhiều NHTM yếu kém làm ảnh hưởng tới cả một hệ thống NH. 6

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan