Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

85 759 3
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ 1.1 Các họat động của ngân hàng thương mại .Trang 1 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại . 1 1.1.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 1 1.1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn . 2 1.1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư 3 1.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng . 6 1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng . 7 1.2.1 Định nghĩa và đo lường rủi ro . 7 1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng 9 1.2.2.1 Rủi ro thanh khỏan 9 1.2.2.2 Rủi ro lãi suất . 10 1.2.2.3 Rủi ro tỷ giá . 10 1.2.2.4 Rủi ro tín dụng . 10 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ . 12 1.1.1 Tổng quan về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 12 1.1.1.1 Khái quát về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ . 12 1.1.1.2 Những lợi ích của việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ . 13 1.1.2 Cấu trúc của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 14 1.1.2.1 Xếp hạng người vay và xếp hạng khoản vay 14 1.1.2.2 Đối tượng xếp hạng . 16 1.3.2.3 Số lượng các thứ hạng . 16 1.1.3 Quy trình xếp hạng 17 1.3.3.2 Xếp hạng và kiểm tra lại kết quả xếp hạng . 17 1.3.3.3 Đánh giá định lượng và định tính 18 1.3.4 Mô hình xếp hạng 19 1.3.4.1 Khái quát về mô hình xếp hạng . 19 1 21.3.4.2 Kiểm định mô hình xếp hạng 20 1.3.4.3 Điều chỉnh mô hình xếp hạng 21 1.3.5 Sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ 21 Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGHỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI BIDV 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 24 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2001-2005 . 24 2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội giai đọan 2001-2005 24 2.2.2 Tình hình họat động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2001-2005 26 2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV giai đoạn 2001- 2005 . 30 2.3.1 Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV . 30 2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV 33 2.3.3 Những nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV . 34 2.4 Thực trạng hệ thống xếp hạng nội bộ tại BIDV . 35 2.4.1 Thực trạng hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV 35 2.4.2 Nhận xét về hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV . 41 2.4.2.1 Những kết quả đạt được 41 2.4.2.2 Những tồn tại của hệ thống xếp loại khách hàng 42 2.4.2.3 Nguyên nhân tồn tại của hệ thống xếp loại khách hàng 45 CHƯƠNG 3 - HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV 3.1 Ảnh hưởng của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 50 3.1.1 . Những cơ hội đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam 50 3.1.2 . Những khó khăn thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam . 51 3.2 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến 2006-2010 53 Quan điểm có tính nguyên tắc về phát triển dịch vụ ngân hàng 53 Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng . 54 2 33.3 Định hướng phát triển của BIDV giai đoạn 2006 -2010 . 56 3.3.Phương châm kinh doanh của BIDV 56 3.3.1.Các chỉ tiêu cơ bản đến 2010 của BIDV . 57 Các mục tiêu tín dụng cụ thể trong giai đoạn 2006-2010 . 57 Định hướng đối với hoạt động quản trị rủi ro . 58 3.4 Các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV . 59 3.4.1 Các đề xuất nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với NHTM . 59 3.4.2 Các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng . 60 3.4.2.1 Xác định mục tiêu xây dựng hệ thống xếp hạng trong điều kiện mới 60 3.4.2.2 Xác định đối tượng và các căn cứ đánh giá xếp hạng 61 3.4.2.3 Hoàn thiện phương pháp xếp hạng . 62 3.4.2.4 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng 64 3.4.2.5 Hoàn thiện mô hình xếp hạng . 70 3.4.3 Các giải pháp bỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phát huy hiệu quả 73 3.4.3.1 Ở cấp độ vĩ mô . 73 3.4.3.2 Ở cấp độ vi mô . 74 KẾT LUẬN . 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 4PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất năng nề: tăng thêm chi phí của ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tài của hoạt động tín dụng và xẩy ra do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận tương ứng với mức rủi ro chấp nhận được. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của BIDV đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. BIDV đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của các BIDV vẫn còn ở mức cao hơn so với nhiều Ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống thông tin tín dụng của BIDV vẫn còn yếu, thông tin về khác hàng vay vốn không được lưu trữ đầy đủ, kịp thời và liên tục. Việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được thực hiện tốt; Rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, gần đây, BIDV đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bô, cụ thể là hệ thống xếp hạng khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng này vẫn còn 4 5nhiều khiếm khuyết cần phải được bổ sung chỉnh sửa để có thệ ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai. Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng” thực sự cần thiết đối với BIDV hiện nay. 2 Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ và góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. - Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng của BIDV và hệ thống xếp hạng khách hàng đang áp dụng tại của BIDV, để thấy được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất: + Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, mà trước hết là hệ thống xếp hạng khách hàng vay vốn tại BIDV. + Các kiến nghị nhằm tạo điều kịện cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả việc xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV 1. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và vận dụng các phương pháp thống kê, phương phân tích và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiển về hoạt động tín dụng ngân hàng và việc quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV trong giai đoan 2001 đến 2005 và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà BIDV đang áp dụng, cụ thể là hệ thống xếp hạng khách hàng được áp dụng trong từ năm 2004 đến 2006. 5 63. Ý nghĩa nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, luận văn đã có những đóng góp sau: - Tổng hợp và trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. - Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV, luận văn chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV. - Luận văn đã phân tích, đánh giá được những thành quả và những hạn chế, tồn tại của hệ thống xếp hạng khách hàng mà BIDV đang áp dụng, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV. 4. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm các vấn đề chính sau đây: Chương I Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Chương II Thực trạng hoạt động tín dụng và và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Chương III Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng 6 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ 1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997 thì: “Ngân hàng thương mại là một lọai hình tổ chức tín dụng được thực hiện tòan bộ hoạt động ngân hàng và các họat động khác có liên quan”, và Tổ Chức tín dụng là lọai hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các qui định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Theo luật Ngân hàng Nhà nước thì: Họat động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tóan. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã nói: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” Như vậy, từ những khái niệm trên, có thể khái quát rằng Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian, thường xuyên thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, và cung ứng các dịch vụ tài chính. 1.2.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Là định chế tài chính trung gian, ngân hàng thương mại thường xuyên thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, và cung ứng các dịch vụ tài chính. 7 8Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại có thể chia thành 3 nhóm dưới đây. 1.2.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn: Là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, vốn huy động, vốn tiếp nhận, và vốn khác. + Vốn điều lệ và các quỹ: - Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào họat động và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng, Vốn điều lệ phải đạt được mức tối thiểu theo quy định của pháp luật (ở các nước cũng như ở Việt Nam đều có quy định mức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng). Vốn điều lệ được Ngân sách nhà nước cấp phát nếu là ngân hàng công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là ngân hàng cổ phần. Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật mỗi nước. Vốn điều lệ trước hết được sử dụng để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý, tức là tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng thường mại còn được phép sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn, liên doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. - Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng (tài chính, trợ cấp mất việc làm ), quỹ đầu tư phát triển, các quỹ khác (khen thưởng, phúc lợi…) Ngoài ra , còn có các quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro 8 9 + Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động gồm có: - Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (còn được gọi là tiền gửi giao dịch, tiền gởi thanh tóan) - Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư - Nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi … + Nguồn vốn đi vay: Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, ngân hàng thương mại có thể vay vốn của các chủ thể sau: Vay của ngân hàng nhà nước dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá: cầm cố, tái cấm cố các thương phiếu; vay theo hợp đồng tín dụng Vay của các ngân hàng thương mại khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế… + Nguồn vốn khác: Vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiệc các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước; vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh tóan không dùng tiền mặt. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các nghiệp vụ nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, ngân hàng phải huy động được vốn thì mới có thể thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác. Nguồn vốn huy động càng dồi dào và phong phú thì ngân hàng càng có điều kiện để tạo ra nhiều loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nói cách khác, các nghiệp vụ nguồn vốn là cơ sở, nền tảng để ngân hàng tạo ra các sản phẩm tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính. 9 101.2.2.2 Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có của ngân hàng. Thành phần tài sản có của ngân hàng bao gồm: + Dự trữ Các ngân hàng thương mại không sử dụng tòan bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu sau: - Thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Thực hiện các lệnh rút tiền mặt và thanh toán chuyển khoản của khách hàng. - Chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi. - Đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng. - Thực hiện các khỏan chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng. Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. + Cấp tín dụng (credit) Số nguồn vốn còn lại sau khi dành một phần để dự trữ, các NHTM có thể dùng cấp tín dụng cho các thể nhân và pháp nhân bao gồm: - Cho vay (trực tiếp): Loans Là loại hình tín dụng của NHTM trong đó ngân hàng sẽ cấp cho người đi vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Khi cho vay ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức quan tâm đến việc trả nợ nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả để hoàn trả nợ. Trong cho vay có mức độ rủi ro rất lớn, do khách hàng không hoàn trả được vốn vay hoặc hoàn trả không hết hoặc không đúng hạn . xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. 10 [...]... tích tín dụng truyền thống Ngày nay, phương pháp quản trị rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng Ở Việt nam, quản trị rủi ro tín dụng thông hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được Ngân hàng nhà nước Việt Nam khuyến khích các ngân hàng áp dụng 1.4.1 Tổng quan về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 1.4.1.1 Khái niệm về hệ thống xếp hạng tín dụng nội. .. dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đòi hỏi phải phù hợp với quy mô hoạt động và đặc điểm của từng ngân hàng Do vậy, không có một mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho tất cả các ngân hàng Tuy nhiên, khi thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì những điểm quan trọng cần phải xem xét đó là: Cấu trúc của hệ thống xếp hạng, Quy trình xếp hạng, mô hình xếp hạng, ứng dụng của hệ thống xếp hạng. .. phương pháp truyền thốngthông qua phân tích tín dụng, ngày nay nhiều ngân hàng đã áp dụng phương pháp quản trị rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, nó giúp cho ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn Vì vậy, việc xây dựnghoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ rất cần thiết đối với các ngân hàng thương... Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng quy mô nhỏ, sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ để phân loại khách hàng vay vốn 1.4.1.2 Những lợi ích của việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Khi sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ, các tổ chức tài chính sẽ có được nhiều lợi ích Thứ nhất, dựa vào hệ thống xếp hạng nội bộ sẽ cho phép các ngân hàng đưa ra quyết định cho vay có hiệu qủa hơn... vay đó Phương pháp xếp hạng khoản vay được áp dụng cho cả những khoản cho vay các dự án, đầu tư bất động sản hoặc xây dựng 1.4.2.2 Đối tượng xếp hạng Về nguyên tắc, việc xếp hạng được áp dụng cho cả người đi vay và giao dịch tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng thể hiện quan điểm của tổ chức tín dụng đối với việc đánh giá rủi ro tín dụng Do đó, hệ thống xếp hạng tín nhiệm phải được áp dụng nhất quán cho... hình cũ với các mô hình mới 1.3.6 Sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ Hệ thống xếp hạng nội bộ được quản trị tốt làm tăng sự an toàn và tính lành mạnh của ngân hàng vì nó giúp cho việc ra quyết định cho vay được thuận lợi Hệ thống xếp hạng thực hiện việc đo lường rủi ro tín dụng và phân biệt mức độ rủi ro của những khoản tín dụng riêng biệt cũng như các nhóm các khoản tín dụng Điều này cho phép ban quản trị... hạng nội bộ 1.4.2 Cấu trúc của hệ thống xếp hạng nội bộ 1.4.2.1 Xếp hạng người vay và xếp hạng khoản vay Hệ thống xếp hạng nội bộ được dùng để xếp hạng tín nhiệm đối với người đi vay (xếp hạng người vay), dựa trên khả năng chi trả của người vay hoặc là xếp hạng khoản vay dựa trên mức độ rủi ro của từng khoản vay Xếp hạng người vay tập trung vào rủi ro tín dụng của người đi vay, nói cách khác là đánh giá... ra hệ thống xếp hạng của riêng mình dựa trên đặc điểm của danh mục cho vay, tính chất hoạt động, mục tiêu của việc xếp hạng và các nhân tố khác có liên quan Và hệ thống xếp hạng tín dụng này cũng cần được thay đổi linh hoạt thích hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Dưới đây là một số điểm quan trọng để xem xét trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng nội bộ 1.4.2 Cấu trúc của hệ thống xếp hạng. .. các nhân viên xếp hạng tín dụng về tiêu chuẩn đánh giá định tính bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo huấn luyện nội bộ 1.3.5 Mô hình xếp hạng Mô hình xếp hạng có thể được hiểu là quy trình đánh giá định tính và định lượng một cách có hệ thống trong việc ấn định thứ hạng, và là trung tâm của hệ thống xếp hạng nội bộ Các mô hình này sử dụng thông tin tài chính và các thông tin khác về sự tín nhiệm của... và tính chất kinh doanh riêng biệt, vì thế hệ thống xếp hạng rủi ro của mỗi tổ chức sẽ có những đặc trưng khác nhau, các tiêu chí 19 20 xếp hạng đơn giản sẽ phù hợp hơn với những tổ chức quy mô nhỏ và ngược lại Sẽ không có một đáp án cụ thể nào về các tiêu chuẩn cho một hệ thống xếp hạng nội bộ; chẳng hạn như nên có bao nhiêu mức xếp hạng, định nghĩa về mỗi thứ hạng và phương pháp đánh giá xếp hạng . lập hệ thống xếp hạng nội bộ. 1.4.2 Cấu trúc của hệ thống xếp hạng nội bộ 1.4.2.1 Xếp hạng người vay và xếp hạng khoản vay Hệ thống xếp hạng nội bộ được. qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng. Ở Việt nam, quản trị rủi ro tín dụng thông hệ thống xếp hạng tín dụng nội

Ngày đăng: 15/11/2012, 17:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Một ví dụ về xếp hạng người đi vay Thứ hạng  - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 1.1.

Một ví dụ về xếp hạng người đi vay Thứ hạng Xem tại trang 20 của tài liệu.
Mô hình xếp hạng định lượng thường được sử dụng để đánh giá người vay riêng lẻ căn cứ vào báo cáo tài chính của người vay - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

h.

ình xếp hạng định lượng thường được sử dụng để đánh giá người vay riêng lẻ căn cứ vào báo cáo tài chính của người vay Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1.3: Ví dụ các nhân tố định tính để xếp hạng người vay - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 1.3.

Ví dụ các nhân tố định tính để xếp hạng người vay Xem tại trang 25 của tài liệu.
2.2.2 Tình hình hoạt động của BIDV trong giai đọan 2001-2005. - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

2.2.2.

Tình hình hoạt động của BIDV trong giai đọan 2001-2005 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Theo số liệu bảng dưới đây cho thấy, tính đến 31/12/2005, tổng dư nợ của BIDV đạt 87.025tỷ VND, tăng gấp đôi so với năm 2001, tỷ lệ tăng trưởng bình năm  2005 đạt được khoảng 17,9% - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

heo.

số liệu bảng dưới đây cho thấy, tính đến 31/12/2005, tổng dư nợ của BIDV đạt 87.025tỷ VND, tăng gấp đôi so với năm 2001, tỷ lệ tăng trưởng bình năm 2005 đạt được khoảng 17,9% Xem tại trang 34 của tài liệu.
Loại hình doanh nghiệp 2003 Tỷ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

o.

ại hình doanh nghiệp 2003 Tỷ Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.6: Cơ cấu khách hàng của BIDV các năm 2003-2005 - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 2.6.

Cơ cấu khách hàng của BIDV các năm 2003-2005 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.8: Phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 2.8.

Phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.9: Phân loại các khoản vay theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 2.9.

Phân loại các khoản vay theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế Xem tại trang 38 của tài liệu.
- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao.  - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

nh.

hình tài chính, kết quả kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Xem tại trang 45 của tài liệu.
Trước hết, để có thể biết rõ tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, thì có thể thu thập thông tin từ rất nhiếu nguồn khác nhau - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

r.

ước hết, để có thể biết rõ tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, thì có thể thu thập thông tin từ rất nhiếu nguồn khác nhau Xem tại trang 51 của tài liệu.
3.4.2.4 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

3.4.2.4.

Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 3.2: Đề xuất về trọng sốc ủa các chỉ tiêu tài chính - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 3.2.

Đề xuất về trọng sốc ủa các chỉ tiêu tài chính Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 3.4: Đề xuất về tỷ trọng điểm tài chính và điểm phi tài chính - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Bảng 3.4.

Đề xuất về tỷ trọng điểm tài chính và điểm phi tài chính Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan