Tình hình FDI của các nước ASEAN vào việt nam

19 622 1
Tình hình FDI của các nước ASEAN vào việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam I. LỜI NÓI ĐẦU Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển nguồn lực trong nước. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng. Đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, FDI có ý nghĩa hơn, thể hiện ở vai trò quan trọng trong hoạt động cung cấp vốn, công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra những năng lực sản xuất mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây, xu hướng vận động của FDI vào Việt Nam có những thay đổi do tác động của các yếu tố cả trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, thay vì phát triển theo xu hướng ngày càng tăng cao, lượng vốn FDI vào Việt Nam có sự giảm sút nhanh chóng đặc biệt là dòng vốn từ các nước ASEAN kể từ sau khủng khoảng tài chính 1997. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây FDI vào Việt Nam từ các nước ASEAN bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt trong năm 2008 và đầu năm 2009 đã có những bước phục hồi ngoạn mục và mở ra những triển vọng mới I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 1. Tổng quan về nguồn vốn FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của ASEAN nói riêng có một vị trí đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. 1 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam Nhìn chung, các nước thuộc ASEAN đều là các nước đang phát triển theo mô hình hướng tới xuất khẩu dựa vào công nghệ chế biến, có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và lao động lại trở nên quá đắt. Do vậy, các quốc gia phát triển nhất trong ASEAN tất yếu sẽ chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam. Song, ở thời kỳ đầu, quy mô các dự án đầu tư còn dè dặt và phần lớn các dự án đầu tư đều tập trung vào các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa, chế biến nông lâm hải sản, khách sạn và du lịch… nhằm khai thác nguồn tài nguyên sẵn có và lao động rẻ của Việt Nam. Đây cũng có thể nói là đặc điểm và định hướng chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN vào Việt Nam, bởi vì những lĩnh vực đầu tư đó cũng chính là nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nước ASEAN và là xu hướng tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu của các nước này. Về phía Việt Nam, chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), cải thiện mạnh mẽ những quan hệ chính thức Việt Nam- ASEAN từ sau năm 1989, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài. Từ một số ít dự án mang tính thăm dò thị trường của các quốc gia đi tiên phong là Singapore, Thái Lan, Inđônêxia vào những năm 1990, dòng vốn này thực sự khởi sắc vào năm 1995 với tổng số 230 dự án và trên 3 tỷ USD đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khi vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997. 2 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam Đầu tư của ASEAN chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7 và thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Số dự án cấp phép mới hầu như không tăng, các dự án đang thực hiện cũng bị giãn tiến độ, ngoài Singapore hầu hết các quốc gia còn lại đều giảm. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam, cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế thành viên khu vực này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam. Năm 2008 đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng gần bốn lần so với năm 2007. Trong số này, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10. Quy mô vốn cho các dự án đầu tư của khu vực ASEAN vào Việt Nam nhìn chung cao hơn mức trung bình của cả nước và cao hơn nhiều so với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác có dự án tại Việt Nam. Hiện nay, phần lớn đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá-giáo dục. Các dự án quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, hay thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí, viễn thông, điện tử tin học hiện nay vẫn “nhường sân” 3 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam chính cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu, Nhật Bản. Như vậy, các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư ở Việt Nam, nhưng đã có bước tiến khá dài về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 2. Cơ cấu vốn FDI theo các đối tác Theo số liệu thống kê 11 tháng đầu năm 2009 TT Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1 Singapore 88 457.255.034 23 249.496.511 706.751.545 2 Malaysia 27 149.575.246 9 18.060.000 167.635.246 3 Thái Lan 16 53.675.000 4 13.150.000 66.825.000 4 Brunei 15 18.150.000 1 4.000.000 22.150.000 5 Indonesia 1 2.100.000 1 7.000.000 9.100.000 6 Philippines 2 4.579.011 4.579.011 Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Bích Vân, Cục phó Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tuy Singapore đang là nước dẫn đầu khu vực về đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam, nhưng quy mô và hiệu quả đầu tư vẫn chưa thực sự tương ứng với tiềm năng của cả hai nước. Đây cũng là bức tranh chung của các nước trong khu vực. 4 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam Tuy nhiên, nếu so sánh, các dự án của Singapore đều có hiệu quả cao và tốc độ giải ngân nhanh. Một phần vì hai nước đã ký kết Hiệp định khung về, cùng những thuận lợi và ưu đãi Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore mang lại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều dự án vẫn “trầy trật” và thiếu hiệu quả như dự án Công ty Keppel Land Agtext tổng vốn đầu tư 45 triệu USD đăng ký từ năm 1995, nhưng hoạt động không hiệu quả nên phải xin tạm hoãn trong 2 năm. Cũng trong tình cảnh tương tự là Công ty phát triển đô thị (dự án Trấn Sông Hồng), đăng ký từ năm 1994 nhưng tới nay cũng chưa đi vào triển khai do công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thiện. Trong số 9 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép của Singapore, vốn thực hiện mới chỉ đạt 4 tỷ USD, tức là chưa đầy ½. Tương tự như thế, Philippin có tổng vốn đăng ký 247 triệu USD, vốn thực hiện chỉ đạt 85,9 triệu USD. Malaysia tuy là một trong mười quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, tuy nhiên, đầu tư của Malaysia vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi phần lớn các dự án vẫn chỉ có quy mô nhỏ. Một điều đáng nói nữa là sự chênh lệch khá lớn trong quy mô đầu tư trực tiếp giữa các nước. Đầu tư trực tiếp của các nước như Philippin, Indonesia, Brunei tương đối khiêm tốn, khối lượng đăng ký cũng như thực hiện chỉ vài trăm triệu USD. Nhìn chung, quy mô các dự án đầu tư của các nước ASEAN tương đối nhỏ. Ngoại trừ Singapore, quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án là 18,7 triệu USD ở mức cao hơn khá nhiều so với mức sàn chung của các nước trên thế giới (Pháp là 15,2 triệu USD, Nhật Bản 10,5 triệu USD, Hồng Kông 9,8 triệu USD) và trong khu vực (Thái Lan là 12 triệu USD, Malaysia là 8 triệu USD). 5 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam Theo nhận xét của ông Đặng Đức Long, tiến sĩ kinh tế, đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam phản ánh rõ nét xu thế dịch chuyển cơ cấu phân công lao động giữa các nước công nghiệp, chú trọng xuất khẩu như Singapore, Malaysia, Thái Lan… và các nước đang phát triển như Việt Nam. Trước đây, xu hướng “đàn sếu bay” này cũng đã thể hiện trong đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, với sự chuyển giao công nghệ thứ cấp sang các nước chưa phát triển. Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và đầu tư, Singapore hiện đang giữ vị trí “quán quân” về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với 475 dự án và 9,27 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tiếp sau đó là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10, Philippin là 30 dự án với 247 triệu USD, Indonesia 14 dự án và 137 triệu USD, Bruney có 37 dự án và 125 triệu USD… Chỉ duy nhất Myanmar chưa có dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2008, Thái Lan đứng thứ 8 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với 182 dự án, tổng số vốn 5,7 tỷ USD Theo ông Piampongsant, đầu tư nội khối ASEAN tăng một phần là nhờ xu hướng hợp tác thương mại ngày càng tăng giữa các nước thành viên. Các nước ASEAN vẫn được biết đến như những đối thủ của nhau vì cùng sản xuất nhiều loại mặt hàng nhưng thay vì cạnh tranh, các nước ASEAN đang từng bước điều chỉnh để các ngành sản xuất của mình có thể phụ trợ lẫn nhau và cùng chia sẻ thị trường bên ngoài 3. Cơ cấu vốn FDI theo ngành FDI của ASEAN vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là dịch vụ và công nghiệp. Tính tới hết ngày 15/9/2004, FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam 6 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ là 191 dự án với số vốn đầu tư là trên 5,86 tỷ USD, lĩnh vực công nghiệp có số dự án đăng ký lớn hơn, tới 367 dự án nhưng số vốn đầu tư chỉ vào khoảng 4,3 tỷ USD. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có số vốn đầu tư còn khiêm tốn với 84 dự án và tổng số vốn đầu tư khoảng 0,8 tỷ USD. Hình thức của các dự án FDI của ASEAN vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào một số loại nhất định. Trong thời gian đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, các nhà đầu tư ASEAN chú trọng đến hình thức đầu tư liên doanh với các đối tác Việt Nam. Tiếp đó mới tính đến hình thức dự án FDI 100% vốn nước ngoài. Số dự án hợp doanh rất nhỏ. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư ASEAN không muốn mạo hiểm mà muốn chia sẻ rủi ro với các đối tác Việt Nam. FDI của ASEAN vào Việt Nam phân theo ngành (tính tới ngày 15/9/2004 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực). STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT (USD) Vốn pháp định (USD) Đầu tư thực hiện (USD) I Công nghiệp 367 4.304.701.732 1.794.294.641 2.724.895.490 CN dầu khí 4 91.200.000 91.200.000 190.607.465 Công nghiệp nhẹ 94 430.866.783 196.546.091 254.146.623 Công nghiệp nặng 160 1.344.608.299 605.349.893 767.004.947 CN thực phẩm 56 1.506.990.147 545.648.990 1.260.092.305 Xây dựng 53 931.036.503 355.549.667 253.044.150 II Nông, lâm nghiệp 84 817.530.690 235.930.953 427.639.561 Nông – lâm nghiệp 70 764.683.813 212.105.098 401.056.248 Thủy sản 14 52.846.877 23.825.855 26.583.313 III Dịch vụ 191 5.865.366.868 1.902.584.967 1.764.746.820 GTVT – bưu điện 28 338.784.528 272.996.527 138.701.417 Khách sạn – du lịch 36 1.597.120.792 321.352.490 841.005.365 Tài chính – ngân hàng 12 142.000.000 141.300.000 116.000.000 Văn hóa – y tế - 24 44.075.368 21.654.011 15.023.487 7 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam giáo dục XD khu đô thị mới 3 2.466.674.000 675.183.000 6.294.598 XD văn phòng – căn hộ 23 720.469.837 255.894.229 415.698.624 XD hạ tầng KCX- KCN 7 277.265.900 114.100.755 179.755.975 Dịch vụ khác 58 278.976.443 100.103.955 52.267.354 Tổng số 642 10.987.599.290 3.932.810.561 4.917.281.871 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các dự án của ASEAN tại Việt Nam có mặt ở nhiều lĩnh vực tùy theo tiềm năng của các nhà đầu tư từng nước. Chẳng hạn, Xingapo đã đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, viễn thông, khách sạn, dịch vụ và một số dự án lớn như xây dựng khu công nghiệp, nhà máy điện, nhà máy bia. Malaixia đầu tư một số dự án thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp, xây dựng khu chế xuất, khách sạn, ngân hàng. Thái Lan tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, khách sạn, du lịch, văn phòng. Các dự án của Indonesia được tập trung vào lĩnh vực khách sạn, du lịch. Còn Philippin tập trung trên các lĩnh vực sản xuất và chế biến, lắp ráp ô tô. Hiện nay, sự thiếu vốn và trình độ công nghệ còn thấp đang là những hạn chế lớn của các nước ASEAN khi phải trực diện với các đối thủ cạnh tranh đầu tư trực tiếp tại Việt Nam có trình độ phát triển cao hơn, như Nhật Bản, EU, và NIEs. Bản thân nhiều nước ASEAN (trừ Xingapo) hiện nay mới hoàn thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, trình độ công nghệ còn thấp, còn cạnh tranh nhau để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến cho nên khó có thể đầu tư những dự án quy mô vốn lớn, có hàm lượng công nghệ cao, như công nghệ chế tạo điện tử, hóa chất, cơ khí chính xác… vào Việt Nam. Bởi vậy, FDI với lượng lớn, công nghệ tiên tiến từ các nước ngoài ASEAN, như EU, Mỹ và các nước 8 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam châu Á khác đã chảy mạnh vào Việt Nam đã ít nhiều làm giảm dòng FDI từ ASEAN. Sự giảm sút này một phần do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á gây ra. Năm 2000 đầu tư từ ASEAN chạm đáy, sau khi khủng hoảng bắt đầu từ năm 1997. Trong thời gian này, các luật lệ, chính sách công bố chính thức không có những thay đổi quan trọng gây tác động tiêu cực, ngược lại, Luật Đầu tư thay đổi năm 2000 được đánh giá là đã khắc phục được một số hạn chế căn bản đối với đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, xếp hạng của Việt Nam về tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài lại được cải thiện khá rõ rệt trong thời gian này: từ thứ 100-111 trong những năm 1990 lên đến thứ 75 vào năm 2001. 4. Cơ cấu vốn FDI theo địa phương Xét theo cơ cấu vùng và địa phương, cũng như dòng FDI nói chung của các nước vào Việt Nam, FDI của ASEAN tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Tính tới ngày 15/9/2004, trong số các địa phương thu hút mạnh mẽ FDI từ ASEAN thì thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí đứng đầu với 218 dự án với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 2,5 tỷ USD, tiếp theo là Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, rồi mới đến một số tỉnh miền Bắc khác như Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Phòng…. Nhìn chung khu vực phía Bắc thu hút được ít hơn so với các tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Điều này có thể giải thích do đặc thù về lợi thế của các vùng miền khác nhau trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. 5. Đánh giá sự phù hợp Nhìn chung, đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam sau cam kết AFTA đã được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, doanh thu đạt lớn, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Chỉ tính trong 324 dự án với hơn 7,981 tỷ USD đang 9 Tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam được triển khai tích cực của Xingapo, có 99 dự án đã sản xuất có doanh thu đạt 522 triệu USD, tạo việc làm cho gần 8.000 lao động. Malaixia có 22 dự án sản xuất trong số 40 dự án góp vốn với 383,5 triệu USD đạt doanh thu 125 triệu USD và tạo việc làm cho 4.000 lao động. Cũng tương tự như vậy, có nhiều dự án đầu tư của Thái Lan, Philippin… đã đi vào hoạt động tốt và đem lại hiệu qủa cao. Tốc độ gia tăng về số dự án và vốn đầu tư khá nhanh, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào 7/1995. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư ASEAN rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Quy mô bình quân của các dự án ở mức trung bình khoảng 25 triệu USD, lớn hơn so quy mô bình quân của cả nước (16,6 triệu USD). Số dự án có vốn đầu tư trên 50 triệu USD chưa nhiều chỉ chiếm khoảng 10% tổng số dự án của ASEANViệt Nam. Tương tự như dòng vốn FDI nói chung chảy vào Việt Nam trong thời gian qua, FDI từ ASEAN có những đặc trưng riêng của nó được thể hiện qua cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, cơ cấu đầu tư theo vùng, miền, địa phương của Việt Nam, hình thức đầu tư cũng như phương thức thực hiện đầu tư thông qua FDI. Cơ cấu FDI của ASEAN vào Việt Nam theo ngành đa dạng, tập trung chủ yếu vào các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục… tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp bao gồm cả công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, và các ngành công nghiệp liên quan tới lĩnh vực dầu khí, xây dựng, công nghiệp thực phẩm. FDI của ASEAN cũng có mặt trong các dự án đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản,… Tuy nhiên, tỷ trọng FDI của ASEAN vào các lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chỉ dừng ở các con số khá khiêm tốn. Nhìn lại thực trạng đầu tư của ASEAN vào Việt Nam trong những năm qua có thể khẳng định Việt Nam vẫn sẽ là một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư đến từ các nước nội bộ ASEAN. Trên cơ sở phân tích thực trạng dòng FDI từ ASEAN vào 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan