Tìm hiểu công nghệ IPTV

32 482 0
Tìm hiểu công nghệ IPTV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì vấn đề về nhu cầu thông tin và giải trí ngày càng phát triển. Trong đó để thỏa mãn nhu cầu về truyền hình và các dịch vụ quảng bá khác như Live TV, VoD (Voice on Demand), MoD (Music on Demand) .IPTV được sử dụng. IPTV (Internet Protocol Television) là một hệ thống dịch vụ truyền hình số theo yêu cầu được cung cấp qua hạ tầng mạng băng rộng (ADSL, AON,…) thông qua bộ giải mã Set-Top-Box truyền tín hiệu lên tivi. IPTV Cung cấp các dịch vụ quảng bá: Quảng bá ti vi (Broadcast TV); Kênh âm thanh (Audio Channel); Truyền hình trực tuyến (Live TV); VOD băng hẹp. - Cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu: Video theo yêu cầu (Video on Demand - VoD); âm nhạc theo yêu cầu (Music on Demand - MoD); TV theo yêu cầu (TV on Demand - TVoD). - Cung cấp các dịch vụ tương tác: thông tin tương tác (Interactive Information); truyền hình tương tác (Interactive TV); công ích, từ thiện, . trực tuyến (Online Subscription); phỏng vấn trực tuyến (Online Bill Enquiry); trò chơi (Game); Web; Email; TV thương mại (TV-Commerce). Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về kiến trúc, giao thức và các công nghệ IPTV chi tiết hơn ở phần các phần sau. I Tổng quan về công nghệ IPTV 1.1. Tổng quan về công nghệ IPTV 1.1.1.Định nghĩa IPTV là tên viết tắt tiếng anh của cụm từ Internet Protocol Television, biểu diễn “nội dung video số, bao gồm vô tuyến truyền hình, được phân phối qua việc sử dụng giao thức Internet (IP)”. Định nghĩa IPTV này không chỉ rất đơn giản mà còn nhấn mạnh rằng Internet không chỉ cần thiết cho việc thực hiện vai trò trong truyền phát tín hiệu truyền hình hoặc là bất cứ loại nội dung video khác. Vì vậy, IPTV đề cập tới cách dùng IP là cơ chế có thể sử dụng Internet, trình bày mạng công cộng trên cơ sở IP, hoặc IPTV sử dụng để truyền phát nội dung video qua một mạng riêng trên cơ sở IP. Vì IPTV yêu cầu dùng IP không chỉ là một cơ chế truyền phát,IP có thể được sử dụng để truyền phát các loại nội dung khác nhau qua cả mạng Internet và mạng riêng trên cơ sở IP. Ví dụ nội dung IPTV có thể giới hạn từ nhạc hình tới các cuộc biểu diễn trên truyền hình, phim, và nhiều sự kiện đặc biệt khác, như là bóng đá. Điều này có nghĩa là định nghĩa ngắn gọn của IPTV bao gồm một dải rộng cả các chương trình đang có và chương trình có khả năng phát triển. Ngoài các dịch vụ truyền hình quảng bá thông thường, Video theo yêu cầu (Video on Demand – VoD), IPTV còn hỗ trợ sự tương tác giữa người xem với chương trình và đây cũng chính điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV. Không như truyền hình cáp truyền thống, IPTV là một tổng thể chuỗi các dịch vụtruyền hình có tính tương tác. Ngoài việc tự do lựa chọn chương trình truyền hình hay phim muốn xem, NSD có thể tham gia các cuộc hội thảo từ xa, chơi game, mua hàngqua TV hoặc viết blog video (vlog), nhắn tin qua TV… thông qua máy vi tính PC hoặcmáy thu hình cộng với hộp phối ghép set topbox. 1.1.2. Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV IPTVcông nghệ truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng (NSD) qua Internet băng rộng. Ngoài các dịch vụ truyền hình quảng bá thông thường, Video theo yêu cầu (Video on Demand – VoD), IPTV còn hỗ trợ sự tương tác giữa người xem với chương trình và đây cũng chính điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV. Không đơn thuần là truyền hình như truyền hình cáp truyền thống, IPTV là một tổng thể chuỗi các dịch vụ truyền hình có tính tương tác. Ngoài việc tự do lựa chọn chương trình truyền hình hay phim muốn xem, NSD có thể tham gia các cuộc hội thảo từ xa, chơi game, mua hàng qua TV hoặc viết blog video (vlog), nhắn tin qua TV…Ta có thể chia hệ thống IPTV từ nguồn nội dung tới đầu cuối người dùng làm các khối chức năng cơ bản như sau: hệ thống cung cấp nội dung, hệ thống Head-end, hệthống Middleware, hệ thống phân phối nội dung, hệ thống quản lý bản quyền số (DRM), mạng truyền tải, hệ thống quản lý mạng và tính cước, Set-top Box (STB). Sơ đồ khối biểu thị thành phần đó như hình 1.1 sau đây Hình 1.1. Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV Hệ thống gồm các khối chức năng chính như sau: - Hệ thống cung cấp nội dung: cung cấp nguồn dữ liệu thu, nhận và xử lý các dữ liệu chương trình từ các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn khác để chuyển sang hệ thống Head-end. - Hệ thống Head-end: Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để chuyển đổi nội dung này thành các luồng dữ liệu IP ở khuôn dạng mã hóa mong muốn. Hiện nay tín hiệu video chủ yếu được mã hóa MPEG-4/H.264 đảm bảo tốc độ khá thấp, cho phép triển khai tốt trên mạng truy nhập xDSL. Các chương trình sau khi được mã hóa sẽ được phân phối tới khách hàng trên các luồng IP Multicast qua mạng truy nhập và mạng lõi IP. Các chương trình này có thể được mật mã bởi các hệ thống bảo vệ nội dung. Tùy vào chương trình được chọn, STB của khách hàng sẽ chuyển tới luồng multicast tương ứng sử dụng giao thức Internet Group Management Protocol (IGMP). Đầu vào của hệ thống Video Headend là các chương trình truyền hình quảng bá, các kênh truyền hìnhmua bản quyền thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ các nguồn khác như tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v - Hệ thống Middleware: Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai. Middleware là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV với người sử dụng, nó xác định danh tính cho người dùng. Hiển thị một danh sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware lưu lại một profile cho tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ. Middleware hỗ trợ API cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa các hệ thống. - Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này thường được thiết lập phân tán, cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội dung thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ Middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương trình này được lưu trên máy dịch vụ và truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này cũng cung cấp những chức năng điều khiển VCR như fast-forward, pause, và rewind tương tự như xemqua đầu DVD. - Hệ thống quản lý bản quyền số (DRM): DRM giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại STB ở phía thuê bao. DRM dùng để bảo mật nội dung các khóa giải mã của các thuê bao. Những nội dung được tải trên những máy chủ nội dung sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM và nó cũng chỉ mã hóa nội dung broadcast để bảo mật sự phân bố đến Set-top Box (STB). Hệ thống có khả năng hỗ trợ chức năng mã hoá trong các Headend tương ứng và cung cấp khoá mật mã cho các Headend này. Hệ thống DRM chứa khoá cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khoá đồng thời bí mật phân phối cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm vào phần nội dung các chức năng thủ thuật trong khi xem (tuanhanh, tua lại, v.v .). Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở hạ tầng khoá công cộng (Public Key Infrastructure, PKI). PKI dùng các thẻ kỹ thuật sốX.509 để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá an toàn dữ liệu có dùng các khoá chung/riêng. - Mạng truyền tải: Mạng truyền dẫn đống vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV. Khả năng đáp ứng về băng thông của mạng truyền tải sẽ quyết định đến sự thành công cho dịch vụ IPTV cung cấp. Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ IPTV đến khách hàng. Mạng truy nhập sẽ tận dụng phần hạ tầng mạng xDSL có sẵn. Để cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt và tiêu thụ ít băng thông khi có đồng thời nhiều truy nhập đến hệ thống, mạng truy nhập băng rộng (B- RAS/MSS và DSLAM) cần phải được hỗ trợ multicast. Đối với DSLAM, ngoài hỗ trợ multicast, DSLAM còn cần hỗ trợ IGMP version 2. Ngoài ra, B-RAS/MSS và DSLAM cũng cần hỗ trợ các giao tiếp Ethernet chuẩn (FE, GE). Mạng cũng phải có khả năng hỗ trợ QoS từ đầu cuối đến đầu cuối, đảm bảo được băng thông cần thiết và độ ưu tiên cho các kênh truyền hình quảng bá cũng như các phiên Video theo yêu cầu đang sử dụng (phải đạt được độ mất gói và jitter tối thiểu). Băng thông xDSL do các DSLAM cung cấp đến khách hàng phải có khả năng lên đến 4-5 Mbps. - Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Hỗ trợ quản lí mạng và tính cước cho dịch vụ IPTV của khách hàng. - Set-top Box (STB): Thiết bị đầu cuối phía khách hàng, cho phép thu, giải mã và hiển thị nội dung trên màn hình TV. STB cần hỗ trợ các chuẩn MPEG-4/H.264. Ngoài ra, STB cũng có thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone, truy nhập web (Walled garden), v.v . STB cung cấp các ứng dụng truyền thông và giải trí. STB sẽ hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như Internet và thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh này trên TV. STB sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm client Middlewarecủa nó sẽ được dựa trên một cấu trúc thick client, điều đó có nghĩa là ứng dụng và dữ liệu thể hiện sẽ lưu trên STB. Đi kèm theo Bộ giải mã là một thiết bị cầm tay remotecontrol. Remote không chỉ thực hiện các chức năng điều khiển từ xa như thông thường mà co ̀ n tích hợp các tính năng tương tác chuyên biệt như: Xem lịch chương trình truyền hình, đặt lịch xem theo sở thích, tạo album riêng, gửi tin nhắn (trò chuyện), voting (bình bầu), … Với thiết bị này chắc chắn khách hàng sẽ không còn cảm giác “thụ động” mỗi khi ngồi trước màn hình TV. 1.2. Các phương thức truyền dẫn tín hiệu IPTV IPTV có hai phương thức truyền phát tín hiệu chính. Tiêu chuẩn MPEG-2 là phương pháp phổ biến nhất được dùng để truyền phát tín hiệu video qua một mạng IP,và RTP cũng là phương pháp cần thiết cho việc truyền phát video.Có ba phương pháp truyền phát tín hiệu qua một mạng IP. Những phương pháp này bao gồm truyền một file - không xét thời gian thực, quảng bá và video theo yêu cầu(VoD), để ý tới tính thời gian thực. Ở phần này ta sẽ tập trung vào việc sử dụng kỹthuật phát quảng bá và video theo yêu cầu.Các phương thức truyền phát IPTV được mô tả như trong hình vẽ dưới đây: Hình 1.2. Các phương thức truyền phát IPTV Phát quảng bá: Khi video được phát quảng bá, mỗi đường dẫn được cung cấp một kênh duy nhất cho phép một set-top box nhận đường dẫn thiết bị điều khiển cá nhân để xem. Nguồn phát quảng bá có thể là các bộ phim trước đó được lưu trong server cũng như một đường dẫn trực tiếp từ một trạm truyền hình vô tuyến truyền hình trận chung kết giải bóng chuyền Olympic mùa hè, một chương trình nhiều tập trên truyền hình, hoặc là các chương trình khác. Mỗi nguồn đầu vào bộ giải mã quảng bá được đóng gói luồng video, gồm việc thiết lập một kênh và nhóm địa chỉ multicast tới thiết bị set-top box sẽ tham gia bất cứ khi nào người xem chọn kênh sử dụng thiết bị. Hệ thống phát quảng bá được coi là một chuỗi các server phương tiện dẫn một số luồng quảng bá. Các server phương tiện hỗ trợ việc truyền phát cả multicast và unicast, sau đó sử dụng cho vận hành VoD. Hệ thống quản lý thuê bao được dùng để thực hiệntính cước thuê bao, hệ thống quản lý thuê bao sẽ cung cấp thêm các chức năng: hỗ trợ các đặc điểm tương tác set-top box, cung cấp các nội dung được lựa chọn tới các thuê bao như là một sản phẩm VoD. Video theo yêu cầu:VoD hồi đáp thắc mắc được phát ra bởi một thuê bao qua thiết bị set- top box hoặc PC, các luồng hồi đáp là mỗi chuỗi các gói unicast tới địa chỉ IP của thiết bị set-top box hoặc máy tính cá nhân. Điển hình, trạm quản lý thuê bao sẽ hiển thị một danh sách các sự kiện VoD từ một thuê bao có thể lựa chọn chương trình.Tuy nhiên, cũng có thể cho nhà vận hành IPTV chèn thêm một thẻ với hóa đơn hàng tháng của thuê bao, hóa đơn có thể liệt kê hàng trăm sự kiện, giá cước và mã truy nhập để lấy lại các sự kiện đã được lựa chọn. Cũng phương pháp như vậy, luồng gói dữ liệu IP sẽ biểu diễn một truyền dẫn unicast tới thiết bị set-top box hoặc máy tính cá nhân của thuê bao. 1.2.1. Sử dụng MPEG-2 Một trong các phương pháp được sử dụng để truyền phát IPTV qua đóng gói MPEG-2 sử dụng UDP tại lớp truyền tải. Khi việc đóng gói xảy ra, UDP có thể lựa chọn sử dụng RTP để cung cấp khung lớp ứng dụng xác định tải được truyền và cung cấp chuỗi cho mỗi gói dữ liệu RTP, cho phép các gói bị mất được phát hiện. • UDP/RAW và UDP/RTP: video cũng có thể được truyền trực tiếp trong các gói UDP mà không phải sử dụng RTP. Lúc đó, luồng truyền được gọi là UDP/RAW. Khi UDP/RAW được dùng, vài lỗi và điều kiện thông tin có thể được phát hiện, bao gồm: bộ gửi thay đổi, bytes đồng bộ lỗi, kích thước gói sai, quá thời gian, jitter quá mức, tốc độ UDP không phù hợp. Hình 1.3. Truyền phát MPEG-2 qua IP Khi RTP được sử dụng với UDP, như hình 1.4, các gói có thể đóng gói thời gian và xác định qua việc sử dụng một chuỗi số. Điều này cho phép phát hiện một vài kết nối lỗi nằm ngoài khả năng phát hiện khi mà UDP/RAW được sử dụng. Các điều kiện lỗi phát hiện mới này sử dụng gồm cả UDP/RTP: - Xác định các gói nhận được sai; - Phát hiện các gói bị nhân đôi; - Xác định nếu một gói bị mất; - Xác định các gói có một kích thước không đúng. Cả UDP/RAW và UDP/RTP có thể được dùng để truyền hình ảnh, sau đó cung cấp khả năng đền bù cho những điều kiện lỗi như các gói được nhận hỏng, các gói sai kích cỡ, hoặc các gói bị nhân đôi. Thêm nữa, vì UDP/RTP cho phép bộ thu xác định nếu bị mất gói, và cũng cho phép bộ đền bù khi thấy sự mất gói. Phụ thuộc vào phần mềm được sử dụng bởi một bộ thu, nó có thể không làm gì trong suốt thời gian màn hình xuất hiện trống không hoặc lặp các khung đã nhận trước đó. Tiếp theo, vì các khung được nhận tiếp theo có thể hoặc không thể xem xét khác từ các khung được lặp lại, kết quả có thể là sự chuyển tiếp trơn chu hoặc bị ngắt quãng. Một nhãn thời gian cho phép bộ thu thực hiện đồng bộ cũng như để phân giải jitter vì trễ một gói qua một mạng. 1.2.2. Giao thức truyền tải thời gian thực – RTP RTP được xác định trong mào đầu UDP với giá trị 5004 trong trường cổng. RTP cung cấp chức năng truyền tải mạng đầu cuối dễ dàng cho truyền tải dữ liệu thời gian thực như audio, video, và dữ liệu mô phỏng qua dịch vụ mạng unicast hoặc multicast. RTP cung cấp chuỗi và nhãn thời gian dữ liệu, nhưng không được đánh địa chỉ dự trữ nguồn cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho dữ liệu thời gian thực. Vì vậy,các nhà vận hành mạng phải cấu hình xếp hàng định tuyến ưu tiên xác định trước lưu lượng cho phép video thời gian thực để nắm bắt được đích của nó với độ trễ tối thiểu. 1.2.3. Giao thức điều khiển truyền tải thời gian thực – RTCP Giao thức điều khiển truyền tải thời gian thực cung cấp thông tin về người tham gia vào phiên đang phát triển cũng như một cơ chế để điều khiển chất lượng dịch vụ.Thông tin về các thành phần tham gia vào phiên có thể thay đổi từ các trường hợp không có thành phần hiện điều khiển phiên yêu cầu điều khiển mối quan hệ thành phần chi tiết. RTCP thực hiện qua đoạn truyền dẫn của các gói điều khiển tới tất cả các thành phần của phiên theo cùng phương pháp phân phối là sử dụng cho các gói dữ liệu. Vì chức năng gốc của RTCP để cung cấp hồi đáp chất lượng của sự phân bố dữ liệu, nó thực hiện chức năng như là phần vai trò RTP như là giao thức truyền tải. Thực tế, thông tin được cung cấp bởi RTCP có thể được dùng để xác định nơi nghẽn cổ chai khi phương thức multicast xuất hiện, làm cho dễ dàng quá trình giải quyết vấn đề. 1.2.4. Giao thức luồng thời gian thực - RTSP RTSP (Real Time Streaming Protocol) được định nghĩa bởi IETF RFC 2326 mô tả tập điều khiển VCR cho streaming media. Thường các bản tin RTSP được gửi từ khách hàng đến server, đôi khi cũng có ngoại lệ, gửi từ server đến khách hàng. Trong các hệ thống IPTV, RTSP được sử dụng trong các ứng dụng VoD để khách hàng truy cập, điều khiển nội dung lưu trữ tại VoD server. VoD thực chất là liên lạc một-một được tạo ra sử dụng unicast. Unicast cho phép thực hiện dịch vụ VoD và gửi ðến khách hàng ðõn lẻ. Hình 1.4. Giao thức RTSP 1.2.5. Giao thức quản lý nhóm Internet – IGMP IGMP (Internet Group Management Protocol) được định nghĩa bởi một số IETFRFC, phiên bản mới nhất là RFC 3376. IP Multicasting được định nghĩa là sự truyền phát gói tin IP tới một “nhóm chủ” (host group). Nhóm chủ này là một tập các host được nhận dạng bởi một địa chỉ IP. Trong hệ thống IPTV, nhóm chủ sẽ là một tập các thuê bao muốn nhận chương trình cụ thể nào đó.Trong thực tế, các hệ thống truyền dẫn sử dụng IGMP không gửi toàn bộ nội dung đến toàn bộ người sử dụng. Hoạt động Multicast, sử dụng IGMP, cho phép điều khiển những nội dung nào đến người dùng nào và do đó điều khiển lượng dữ liệu được gửi thông qua mạng tại một thời điểm bất kỳ. IGMP là giao thức được sử dụng để xử lý chuyển kênh trong hệ thống IPTV. Ðể đáp lại lệnh điều khiển từ xa, chuỗi các yêu cầu IGMP được đưa ra để rời multicast hiện thời và tham gia vào dịch vụ khác. Thời gian cần để thực hiện các yêu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thời gian chuyển kênh. Các nhà cung cấp Middeware đang làm việc trên nhiều mô hình khác nhau để cải thiện thời gian hồi đáp chuyển kênh. 1.3. Ưu – Nhược điểm của IPTV 1.3.1. Ưu điểm - Tích hợp đa dịch vụ: Trên một đường kết nối Internet người dùng IPTV có thể được sử dụng cùng một lúc rất nhiều dịch vụ khác nhau như truy cập Internet, truyền hình, điện thoại cố định và di động, VoIP (Voice over Internet Protocol) .mang lại chongười dùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. - Tính tương tác cao: IPTV sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm xem truyền hình có tính tương tác và cá nhân hóa rất cao. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể tích hợp một chương trình hướng dẫn tương tác cho phép người xem có thể tìm kiếm nội dung chương trình truyền hình theo tựa đề hoặc tên diễn viên. Hoặc nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai chức năng “hình-trong-hình” (picture-in-picture) cho phép người dùng xem nhiều kênh cùng một lúc. Người dùng cũng có thể sử dụng TV để truy cập đến các nội dung đa phương tiện khác trên PC như hình ảnh hay video hoặc sử dụng. - Công nghệ chuyển mạch IP: Hầu hết người dùng đều không biết rằng truyền hình cáp và vệ tinh thường gửi đi tất cả tín hiệu của mọi kênh cùng một lúc cùng một thời điểm nhằm cho phép người dùng chuyển đổi kênh tức thời như chúng ta vẫn thấy. Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông cần thiết. IPTV sử dụng công nghệ chuyển mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Mọi dữ liệuchương trình truyền hình được lưu trữ tại một vị trí trung tâm và chỉ có dữ liệu kênh mà người dùng yêu cầu xem là được truyền tải đi. Điều này sẽ cho phép nhà cung cấp dịchvụ có thể bổ sung thêm được nhiều dịch vụ cho IPTV hơn vì băng thông không còn phảilà vấn đề quá khó giải quyết nữa. 1.4.2. Nhược điểm - Chất lượng dịch vụ: Đặc trưng để phân biệt dịch vụ IPTV với truyền hình Internet chính là khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ của IPTV. Tuy nhiên với hạ tầng mạng không đồng nhất, chất lượng mạng truy nhập không tốt, khả năng xử lí khi số thuê bao tăng vọt chưa đáp ứng được là các yếu tố dẫn đến hiện nay chất lượng của dịch vụ IPTV chưa thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. Khi chất lượng của IPTV chưa tương đương được với dịch vụ của truyền hình cáp thì IPTV vẫn chưa thể chiếm ưu thế được. - Vấn đề an ninh: Việc kết nối với Internet cũng như khả năng kết nối với khách hàng khác trong mạng đem lại tính hấp đẫn đặc biệt của dịch vụ IPTV. Tuy nhiên nó cũng chứa nguy cơ tiềm tàng cho sự an toàn của người sử dụng, vì các giao dịch của khách hàng rất dễ bị lợi dụng, đánh cắp tài khoản…Ngoài ra các vấn đề xảy ra với mạng Internet như khả năng lây nhiễm virut, tấn công từ chối dịch vụ…cũng là các yếu tố gây nghi ngại cho người sử dụng. - Vấn đề bản quyền nội dung: Vì việc đảm bảo bản quyền của các chương trình mà nhà cung cấp nội dung cho phép sử dụng không bị sử dụng bất hợp pháp chưa hoàn toàn tạo được độ tin cậy, các nhà cung cấp nội dung chưa sẵn lòng cung cấp nội dung cho dịch vụ này. - Vấn đề chuẩn hoá: Hiện nay hầu hết các giải pháp của các hãng vẫn đang dưới dạng đóng, có tương đối ít khả năng làm việc với các nhà cung cấp thiết bị, nội dung khác nhau. Đây là một yếu tố hạn chế khả năng phát triển rộng rãi của dịch vụ IPTV. - Chi phí triển khai dịch vụ: Để triển khai dịch vụ IPTV end to end cần phải có một chi phí khá lớn ban đầu. Nếu không phải là nhà khai thác viễn thông đã có sẵn hạ tầng băng rộng thì chi phí này có thể là một trở ngại rất lớn. Kể cả đối với những nhà khai thác viễn thông đã có sẵn lợi thế ban đầu thì vẫn phải nâng cấp mạng băng rộng vì IPTV là một dịch vụ

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan