Tài liệu Tiểu luận: Giới thiệu về vận tải đường biển_Vận đơn đường biển pptx

34 1.3K 6
Tài liệu Tiểu luận: Giới thiệu về vận tải đường biển_Vận đơn đường biển pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Giới thiệu về vận tải đường biển_Vận đơn đường biển VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬN TẢI ÐƯỜNG BIỂN Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hi ện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. * Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển: -Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. -Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. - Năng lực chuyên chở của v ận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. - Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp, năng lực vận chuyển lớn, có thể chạy nhiều tàu cùng một lúc, cùng một tuyến đườ ng, thời gian nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại; thích hợp vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, nhất là hàng có khối lượng lớn, giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc ., phí vận tải không cao. Cạnh đó, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp do hầu hết tận dụng những tuy ến giao thông tự nhiên. * Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau: - Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. - Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng. * Tác dụ ng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế. - Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế. - Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. - Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. - Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quố c tế. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 2 Trong thanh toán quốc tế , chứng từ vận tải là chứng từ quan trọng nhất vì nó xác nhận quyền sở hữu hàng hóa và được dùng làm chứng từ chủ yếu để nhận hàng ở nơi đến .Tùy theo phương thức vận tải mà có chứng từ vận tải khác nhau. Trên thực tế, việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu bằng đường biển nên vận đơn đường biển được sử dụng phổ biến nhất. I. ĐỊNH NGHĨA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (Marine Bill of Lading / Ocean Bill of Lading). Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Tuy mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung chúng có những điểm chung. Ở mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gởi, người nhận (hoặc "theo lệnh" .), tên tàu, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, s ố lượng kiện, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng đến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn .v.v Mặ t sau ghi các điều kiện chuyên chở. Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn thì quan hệ giữa người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điề u chỉnh, còn quan hệ giữa người gởi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh. Vận đơn đường biển tuy về danh nghĩa do nhà người vận tải cấp,nhưng trong thực tế công tác,người gởi hàng phải chuẩn bị sẳn trên cơ sở mẫu chứng từ do hãng tàu cấp.Thuyền trưởng chỉ căn cứ vào biên lai thuyền phó để kí vào vận đơn đường biển và phê chú nếu thấy cần. Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ "Original". Ngoài bộ vận đơn gốc, còn có một số bản sao, trên đó ghi chữ "Copy". Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra * Tác dụ ng của vận đơn: Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở. - Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. - Thứ ba, vận đơn là că n cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 3 đồng mua bán ngoại thương (vận đơn). - Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng. - Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan. - Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyể n nhượng hàng hoá ghi tren vận đơn ……. II. BA CHỨC NĂNG CƠ BẢN : - Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở. Vận đơn là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở.Vận đơn là bằng chứng chứng minh cho số lượng , khối lượng,tình trạng của bên hàng hoá đã đuợc giao.Tại cảng đến ,người chuyên chở cũng phải giao cho người nhận theo đ úng trọng lượng ,khối luợng ,tình trạng của hàng hoá như lúc nhận ở cảng đi ,khi người nhận xuất trình vận đơn phù hợp. - Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển (Contract of Carriage) .Mặc dù bản thân vận đơn đường biển không phải là một hợp đồng vận tải , vì nó chỉ có chử kí của mộ t bên nhưng vận đơn có giá trị như một hợp đồng vận tải đường biển. Nó không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn. Nội dung của vận đơn không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó mà còn bị chi phối bởi các công ước quốc tế v ề vận đơnvận tải đường biển. - Là một chứng từ sở hữu hàng hóa (Document of Title), quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Ai có vận đơn trong tay ,người đó có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên đó. Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là chứng từ lưu thông được (Negotiable). Người ta có thể mua bán , chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn bằng cách mua bán, chuyển nhượng v ận đơn. III. PHÂN LOẠI : 1) Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không, thì vận đơn được chia làm hai loại: - Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.Hay nói một cách khác , trên vận đơn không có những ghi chú , những nhận xét xấu hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hoá. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 4 Những điều ghi chung chung như : "người gửi hàng xếp và đếm , niêm phong và kẹp chì", "không biết về số lượng , phẩm chất , nội dung bên trong", "bao bì dùng lại , thùng cũ"…không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn. Một vận đơn và người chuyên chở hay đại diện của họ không ghi chú gì thì cũng coi là vận đơn hoàn hảo. Lấy được một vận đơn hoàn hảo có y nghĩa rất quan trọng trong thương mại qu ốc tế.Người mua cũng như ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn hoàn hảo, vận đơn hoàn hảo là bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt. Muốn lấy được vận đơn hoàn hảo thì khi xếp hàng lên tàu phải đảm bảo hàng không bị hư hỏng đổ vỡ , bao bì không bị rách , không bị ướt, nghĩa là phải có một biên lai Thuyền phó (Mate's Receipt) sạch. Trong trường hợp biên lai Thuyền phó không sạ ch , người gửi hàng có thể xuất trình thư bảo đảm ( Letter of Indemnity) cam kết chịu mọi hậu quả xảy ra để yêu cầu Thuyền trưởng cấp vận đơn hoàn hảo. Tuy nhiên thư đảm bảo đó không có giá trị pháp lí , không được các toà án thừa nhận, nên các Thuyền trưởng khôn ngoan thường không chấp nhận - Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) ngược với vận đơn hoàn hảo là loại vận đơn trên đó người chuyên ch ở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì. Ví dụ : Vận đơn bị Thuyền trưởng ghi chú : Kí mã hiệu không rõ , một số bao bì bị rách , thùng chảy…Vận đơn không hoàn hảo không được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng. 2) Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại: - Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu. Đây là loạ i vận đơn được dùng phổ biến vì người mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng thường yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng ,tức là hàng hoá thực sự được xếp lên tàu . Việc đã xếp hàng lên tàu ( On Board) được thể hiện trên vận đơn như sau: + Nếu trên vận đơn (ở góc dưới bên phải) có chữ in sẵn "Nhận để xếp" (Received for Shipment hoặc Taken in Charge), thì khi Thuyền trưở ng kí vận đơn , phải ghi thêm chữ "Đã xếp hàng lên tàu , ngày tháng năm " để chứng minh cho việc dã xếp hàng, thể hiện bằng tiếng Anh là "Laden on Board 5 October 1997" hoặc "Shipped on Board 5 October 1997" và ngày đó là ngày giao hàng. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 5 +Nếu trên vận đơn có ghi sẵn chữ "Shipped on Board", thì không cần ghi thêm gì để chứng minh cho việc đã xếp ,mà ngày kí vận đơn chính là ngày xếp hàng lên tàu cũng là ngày giao hàng. - Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng. Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán trừ khi thư tín dụng (L/C) quy định cho phép .Khi hàng đã thực sự xếp lên tàu, có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ "Đã xếp" để biến thành vận đơn đã xếp hàng. 3) Nếu xét theo dấu hiệu qui định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn: - Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là vận đơn trên đó không ghi rỏ họ tên , địa chỉ của người nhận hàng mà ghi chữ :"Theo lệ nh" (to order) hoặc có ghi tên người nhận hàng đồng thời ghi thêm chử "Hoặc theo lệnh" (or order) .Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rỏ theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận , của ngân hàng .Nếu không ghi rỏ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng. Vận đơn theo lệnh có đặc điểm có thể chuyển nhượng được cho người khác bằng cách kí hậu (Endorsement) .Nếu là vận đơn theo lệnh của người gửi hàng, thì người gửi hàng phải kí hậu người nhận hàng mới nhận được hàng.Có thể kí hậu để trống ( in Blank), kí hậu cho một người cụ thể hay theo lệnh của một người nào đó. Nếu không kí hậu, chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng. Vận đơn kí phát theo lệnh của một ngân hàng trong trường hợp ngân hàng muốn khống chế hàng hoá của ng ười nhập khẩu(người nhập khẩu vay tiền của ngân hàng để mua hàng). Để nhận được hàng phải có kí hậu chuyển nhượng của ngân hàng vào vận đơn. Vận đơn theo lệnh được sử dụng rộng rải trong buôn bán quốc tế bởi vì nó là một chứng từ có thể lưu thông được. - Vận đơn đích danh (B/L to named person) or (straight B/ L) là B/L trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao được cho người có tên trong B/L. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng đựơc bằng cách kí hậu. - Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ. Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 6 4) Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại vận đơn: - Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một con tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ cảng đến cảng - Vận đơn đi suốt (Through B/L) là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằ ng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng. - Vận đơn địa hạt (Local B/L) là B/L do các tàu tham gia chuyên chở cấp, loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi. - Vận đơn đa phương thức (vận tải liên hợp ) : Vận đơn v ận tải đa phương thức (Multimodal Transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau. Vận đơn này có đặc điểm: + Trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng, người cấp B/L này phải là người chuyên ch ở . +Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải. +Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hoá từ nơi nhận hàng để chở ( có thể nằm sâu trong nội địa ) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa của nước đến) * Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên, trong thực tế còn gặp các loại B/L khác nh ư: - Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L) là loại B/L do thuyền trưởng cấp. Loại này chỉ in một mặt, còn mặt sau để trắng (nên còn có tên gọi là B/L lưng trắng - Blank back B/L). Trừ khi có quy ịnh riêng trong L/C, các ngân hàng sẽ từ chối các loại vận đơn này. - Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận t ải bằng đường biển. Loại vận đơn này đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 7 - Vận đơn rút gọn (Short B/L) là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản chủ yếu. - Vận đơn đến chậm (Stale B/L) : Trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở trên tàu chuyển , khi nhận hàng , người vận tải cấp cho chủ hàng một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Thông thường trong một vận đơn này không bao gồm mục " Cơ sở pháp lí của vận đơn " và các điều kho ản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải. Về những vấn đề này, người ta vẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu và đến công ước Bruxelles. Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng đầy đủ phải có hợp đồng thuê tàu kèm theo (và trên vận đơn phải dẫn chứng đến các điều khoản của hợp đồng kèm theo). - Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L) : là vận đơn được phát hành trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu chuyến và trên đó có ghi câu " Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu" hoặc câu "Sử dụng với hợp đồng thuê tàu" (to used with Charter Party). Ví dụ vận đơn CONGEBILL được phát hành sử dụng kèm hợp đồng thuê tàu mẫu GENCON, có ghi câu: All Terms and condition as Overleaf are herewith Incorporate" (tất cả điều kiện , điều khoản ở mặt sau được gắn liền theo đây). - Vận đơ n đã xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered): Thông thường muốn nhận hàng tại cảng đến , người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc. Trong thực tế có nhiều trường hợp hàng đã đến nhưng vận đơn chưa đến do đó không nhận được hàng. Để khắc phục tình trạng này và để tiết kiệm chi phí gửi vận đơn gốc ,trong những năm gần đ ây người ta dùng một loại vận đơn gọi là vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi. Đây là loại vận đơn thông thường , chỉ khác là khi cấp vận đơn này , người chuyên chở hoặc đại lí đóng thêm dấu "Đã xuất trình" (Surrendered), đồng thời điện báo "Express Release" cho đại lí tại cảng đến biết để đại lí giao hàng cho người nhận mà không cần xuất trình B/L gốc.Người gửi hàng ch ỉ cần Fax bảng vận đơn này đến người nhận là người nhận có thể nhận được hàng. - Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill): Do sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong ngành vận tải nên tốc độ đưa hàng trong thương mại quốc tế rất nhanh chóng.Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp hàng đã đến cảng đích nhưng vận đơn g ửi qua ngân hàng hoặc bưu điện vẫn chưa đến.Người nhận không nhận được hàng. Hơn nữa cuộc cách mạng thông tin trong những năm qua , việc sử dụng rộng rãi mạng vi tính ở tất cả các nước trên thế giới tạo ra một khả năng buôn bán thông qua trao đổi dữ liệu điện tử( EDI) mà không cần chứng từ kể cả vận đơn đường biển.Vậ n đơn đường biển cùng với một loạt giấy tờ, chứng từ khác trong thương mại quốc tế trở VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 8 thành trở ngại và tốn kém.Vì vậy người ta đề nghị sử dụng một chứng từ không lưu thông (Non-Negotible) để thay thế vận đơn truyền thống đó là "Giấy gửi đường biển". Giấy gửi đường biển này có ưu điểm là người nhận có thể nhận hàng khi xuất trình giấy tờ , chứng từ để nhận dạng , chứ không cần xuất trình bản thân "Giấy g ửi hàng đường biển". Nhược điểm của nó là không thể dùng khống để khống chế hàng hoá , vì vậy hiện tại " Giấy gửi hàng đường biển" chỉ mới được dùng để gửi các dụng cụ gia đình, hàng mẫu .hàng triển lãm,hàng phi mậu dịch… và trong buôn bán theo phương thức ghi sổ với bạn hàng tin cậy. - Vận đơn bên thứ ba (Third Party B/L): là vận đơn mà trên đó ghi người hưởng lợi L/C không phải là ng ười gửi hàng (Shipper) mà là người khác. Vận đơn này sử dụng trong trường hợp khi một nhà máy hay xí nghiệp xuất khẩu uỷ thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận cả vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C,chứ không liên quan đến người kí phát chứng từ. - Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L) là vận đơn cho phép thay đổi một số chi tiết trên B/L như cảng xếp hàng,cảng dỡ hàng, số lượng hàng, người gửi,ngày kí v.v IV. NỘI DUNG CỦA VẬN ĐƠN: Theo quy tắc Hamburg, vận đơn đường biển, ngoài các chi tiết khác phải có các chi tiết sau đây: - Tính chất chung của hàng hoá, những mã hiệu chính để nhận dạng hàng hoá, tính chất nguy hiểm của hàng hoá (nếu có), số lượng, trọng lượng của hàng hoá, các chi tiết khác do người gửi hàng cung cấp. - Tình trạng bên ngoài của hàng hoá. - Tên và trụ sở kinh doanh chính của người chuyên chở. - Tên người gửi hàng. - Tên người nhận hàng nế u do người gửi hàng chỉ định. - Cảng xếp hàng theo hợp đồng vận tải đường biển và ngày mà người chuyên chở nhận hàng để chở. - Cảng dỡ hàng. - Số lượng bản vận đơn gốc. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 9 - Nơi phát hành vận đơn. - Chữ kí của người chuyên chở hoặc người thay mặt người chuyên chở. - Khoản cước do người nhận trả. - Điều nói về việc áp dụng Công ước. - Điều nói về việc hàng sẽ hoặc có thể chở trên boong. - Ngày hoặc thời hạn giao hàng tại cảng dỡ, nếu có thoả thuận giữa các bên. - Tho ả thuận tăng thêm giới hạn trách nhiệm(nếu có). Về mặt hình thức, vận đơn của các hãng tàu thường một khuôn mẫu tương đối giống nhau. Các vận đơn đều gồm hai mặt. Mặt trước được chia thành từng ô và có các chi tiết, theo thứ tự từ trên xuống dưới là: Tên hãng tàu, người gửi hàng, người nhận hàng, bên thông báo, tên tàu, cảng xếp, cảng dỡ, số vận đơn, số phiếu lưu cước tham chiếu xuất khẩu, đại lí giao nhận, nơi xuất xứ của hàng hoá, những chi tiết do người gửi hàng cung cấp (tên hàng, kí mã hiệu, trọng lượng, số lượng, thể tích, số container…), cước phí, phụ phí, trước trả trước hay sau, số lượng bản gốc, ngày phát hành vận đơn, ngày xếp hàng hay ngày nhận hàng, chữ kí… Mặt sau của vận đơn in sẵn các điều kiện, điều khoản chuyên chở (terms and Condition of Carriage) như: các định nghĩa, điều khoản tối cao, cước phí và phục phí, trách nhiệm của người chuyên chở, đi thuê lại, thông báo tổn thất và thời hạn khiếu nại, giao hàng, kiểm tra hàng hóa, container do người gửi hàng đóng, hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm, cầm giữ hàng, tổn thất chung, giải quyết tranh chấp; điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi, điều khoản New Jason… V. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈ NH CỦA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN. Vận đơn của các hãng tàu có thể khác nhau về hình thức và nội dung chi tiết các điều khoản. Nhưng tất cả các vận đơn được phát hành liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế đều do một nguồn lực duy nhất điều chỉnh – đó là các Công ước quốc tế về vận đơnvận tải đường biển. Các quy phạm pháp luật quốc tế này quy định những vấn đề quan trọng trong chuyên chở hàng hoá bằng đường biển như: Trách nhiệm của người chuyên chở, người gửi hàng, hình thức và nội dung vận đơn, thông báo tồn thất, kiếu nại và kiện tụng… [...]... là vận đơn còn hiệu lực (từ khi vận đơn được tạo ra cho dến khi nó được xuất trình hoặc chuyển thành vận đơn trên giấy) http://www.ebook.edu.vn Page 26 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN http://www.ebook.edu.vn GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ Page 27 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN http://www.ebook.edu.vn GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ Page 28 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN http://www.ebook.edu.vn GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ Page 29 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN... http://www.ebook.edu.vn Page 24 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ đơn giản bằng cách trao tay Một người cầm vận đơn vô danh mới được chỉ định thông qua thủ tục ký hậu bỏ trống vận đơn và sau đó tuỳ chọn chỉ định một người cầm vận đơn như mô tả trong mục… sau đây Do đó, người nắm giữ vận đơn vô danh có thể được hiểu đơn giản là người cầm vận đơn Bolero được ký hậu bỏ trống Vai trò của người cầm vận đơn vô danh... cầm vận đơn của một vận đơn Bolero Tính bắt buộc Mỗi vận đơn Bolero ở mọi thời điểm kể từ khi được tạo ra cho đến khi được xuất trình đều phải có người cầm vận đơn Người cầm vận đơn không thể xoá RID của anh ta trong trường “người cầm vận đơn Được chỉ định bởi Người cầm vận đơn hiện tại có thể chỉ định một thành viên khác của hệ thống là người cầm vận đơn tiếp theo Tính cố định Người cầm vận đơn có... chuyển từ vận đơn CMI sang vận đơn giấy tờ thì mã khoá riêng sẽ mất hiệu lực Điểm mấu chốt của qui tắc CMI chính là sự ra đời của vận đơn đường biển điện tử Các qui tắc này không nhằm mục đích điều chỉnh về EDI nói chung và vận đơn nói riêng trên cơ sở toàn diện Do đó, các qui tắc này không nhằm để thay thế luật thực chất áp dụng cho vận đơn * Quy tắc Bolero Tuỳ thuộc vào loại vận đơn đường biển điện... chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau: Các loại chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển UCP 600 đã chia chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thành 3 loại: - Vận đơn đường biển (Bill of Lading) - Giấy gửi hàng bằng đường biển không lưu thông (Non-Negotiable Seawaybill) - Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Pary Bill of Lading) Như vậy khi gửi hàng bằng đường biển, tùy theo yêu... phát hành vận đơn hoặc người cầm vận đơn theo lệnh hiện thời (current Holder – To – Order) đều có thể ký hậu bỏ trống vận đơn Những người cầm vận đơn tiếp theo sẽ được chỉ định như mô tả trong mục… Như đã đề cập ở trên, khi một vận đơn Bolero được ký hậu để trống, việc chỉ định một người cầm vận đơn tương đương với việc chỉ định một người cầm vận đơn vô danh.s Tính cố định Người cầm vận đơn vô danh... quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978 Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có) Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá... http://www.ebook.edu.vn Page 20 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ thể nhận hàng từ người chuyên chở Thông thường vận đơn sẽ được người chuyên chở cấp cho người gửi hàng và người cuối cùng nắm giữ vận đơn là người mua hàng sau khi vận đơn có thể đã được chuyển qua rất nhiều đối tượng khác ví dụ như các ngân hàng Những người sở hữu vận đơn sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vận đơn Vận đơn Bolero... vận đơn (Holder) Là người có quyền nắm giữ vận đơn nếu vận đơn Bolero được chuyển thành vận đơn giấy Người cần vận đơn có vai trò như sau: Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể được chỉ định là người cầm vận đơn (RID của thành viên đó được ghi trong trường “Người cầm vận đơn ”) Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là người cầm vận. .. hàng đã xếp lên * Chuyển tải Vấn đề chuyển tải được UCP 600 đề cập đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu Ở Điều 20 và 21 của UCP 600, khoản b và c sau khi đưa ra khái niệm về chuyển tải, đã quy định là trên chứng từ vận chuyển có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một . Tiểu luận Giới thiệu về vận tải đường biển _Vận đơn đường biển VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ http://www.ebook.edu.vn Page 1 GIỚI THIỆU. và trở thành ngành vận tải hi ện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. * Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển: -Vận tải đường biển có thể phục

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan