Tiểu luận phân tích về chiến tranh

16 2.3K 2
Tiểu luận phân tích về chiến tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến tranh Lời mở đầu Chiến tranh có lẽ gắn liền với sự xuất hiện của con người. Lúc đầu đó chỉ là những hình thức sơ khai, càng về sau chúng càng được phát triển và đã trở thành công cụ hữu hiệu được loài người sử dụng nhằm đạt được mục đích của mình. Trong bài tiểu luận này, cùng với sự giúp đỡ cũng như đóng góp hết sức chân thành và quý báu của giáo viên hướng dẫn và bạn bè, mục đích của chúng tôi là muốn đưa ra một cách nhìn tổng quan và sát thực nhất về vấn đề khá hóc búa này. Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè. I. Cái nhìn tổng quan về chiến tranh: 1. Khái niệm: Chiến tranh là một hiện tượng chính trị-xã hội có tính chất lịch sử, là sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao .) 2. Đặc trưng của các cuộc chiến tranh. Chiến tranh cũng giống như các cuộc xung đột vũ trang, đều là hình thức đối kháng. Chiến tranh thường thể hiện 4 tính chất sau: - Tính tàn khốc: hai bên tham chiến dùng đủ mọi thủ đoạn bạo lực và mọi phương thức có thể để đánh bại đối phương. - Tính hủy diệt: khi chiến sự xảy ra, nhất định phải có một bên phải trả giá bằng mạng sống của mình; nói cách khác, chiến tranh là cuộc chơi một mất một còn. - Tính mục đích: chiến tranh thường diễn tiến cho đến khi một bên chịu khuất phục và bên còn lại đạt được mục đích chính trị, kinh tế, xã hội . đề ra ban đầu. - Tính lâu dài: các cuộc chiến tranh thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm; chiến tranh trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển thường kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm. 1 3.Phân loại các cuộc chiến tranh. Tuỳ vào cách tiếp cận của mỗi người mà chúng ta sẽ có những cách phân loại chiến tranh khác nhau. Ví như những nhà quân sự học, nhân chủng học, hoặc là người nghiên cứu lịch sử họ sẽ có cách nhìn nhận về các loại hình chiến tranh. Riêng chúng tôi, chúng tôi sẽ dựa vào tính chất của các cuộc chiến tranh để phân loại chúng. Chiến tranh được chia thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa: Chiến tranh chính nghĩa bao gồm: chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh chống xâm lược, chiến tranh tự vệ… Các cuộc chiến tranh này được tiến hành vì lợi ích của dân tộc. Ví như hai cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp của nhân dân Việt Nam, máu của những người con đất Việt đã đổ để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Nhưng ngược lại, xã hội loài người cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đó là những cuộc chiến tranh đoạt quyền, chiến tranh phản cách mạng, chiến tranh xâm lược, chiến tranh thực dân v.v… Các cuộc chiến tranh này phục vụ cho mục đích của giai cấp thống trị và lực lượng phản động, đi ngược lại với lợi ích cơ bản của nhân dân và xu hướng phát triển của xã hội. Hãy nhìn lại lịch sử thế giới đã có WW1, đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, các nước tư bản đã chà đạp lên những quyền cơ bản của các nước khác để cùng nhau chia chác thuộc địa, quyền lợi chính trị và kinh tế. 4.Chiến tranh trong lịch sử loài người: Tướng Fuller, một người thầy lớn về lịch sử chiến tranh đương đại từng nói: "Trong lịch sử loài người từ trước tới nay không thời đại nào là hoàn toàn không có chiến tranh, rất hiếm khi trong thời gian cả một đời người không nhìn thấy loạn ly chiến tranh lớn. Các cuộc đại chiến tựa hồ như con nước thủy triều lên xuống một cách có quy tắc. Ngày nay chúng ta như đang sống trong tình trạng thời Chiến quốc. Chiến tranh chi phối mọi hoạt động của loài người. Tình trạng này còn kéo dài đến bao lâu, chẳng ai biết được. Phải chăng lịch sử sẽ sống chung mãi với chiến tranh? Nếu càng đi sâu nghiên cứu lịch sử chiến tranh, càng hiểu được chiến tranh hơn". ⑴ Từ khi loài người xuất hiện, các cuộc chiến tranh cũng bắt đầu diễn ra liên tục và dường như chưa bao giờ ngừng nghỉ. Có thể nói, lịch sử chiến tranh luôn song hành cùng lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tính đến những năm 80 của thế kỷ 20, theo sử sách ghi lại, trong vòng hơn 3500 năm trên thế giới tổng cộng đã xảy ra hơn 14531 cuộc chiến. Mọi cuộc chiến tranh đều có mục đích, tính chất, nội dung, phương thức tiến hành riêng. Suốt chiều dài nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bị các giai cấp, các thế lực hùng mạnh, các quốc gia văn minh sử dụng làm công cụ để thôn tính lẫn nhau, nô dịch các quốc gia-dân tộc nhỏ yếu, phục vụ quyền lợi ích kỷ của giai cấp dân tộc mình. ⑴ Nữu Tiên Chung, “Lịch sử tư tưởng chiến lược phương Tây” 2 Lịch sử đã ghi lại nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc và đẫm máu. Một dải rộng lớn của lục địa Âu-Á đã từng rung chuyển dưới vó ngựa của quân Nguyên Mông thế kỷ XIII-XIV. Nhất là châu Âu đã trở thành trung tâm của nhiều cuộc chiến tranh lớn: Chiến tranh trăm năm (1337-1453) giữa Anh và Pháp; Chiến tranh 30 năm (1618- 1648)-cuộc chiến toàn châu Âu đầu tiên giữa hai khối nước lớn; những cuộc chinh phạt của Hoàng đế Pháp Napoleon cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX . CNTB phát triển, các cường quốc lần lượt ra đời và tiến hành xâu xé lẫn nhau giành thuộc địa; là nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới thứ I kéo dài từ năm 1914 đến năm 1918. Chỉ 20 năm sau, Chiến tranh thế giới thứ II lại bùng lên ở châu Âu xuất phát từ chủ nghĩa phục thù của nước Đức cùng sự phát triển của chủ nghĩa phát xít. Những năm cuối thế kỷ 20 là quãng thời gian hòa bình giữa hai siêu cường thế giới Xô-Mỹ. Người ta thường biết đến giai đoạn này dưới cái tên "Chiến tranh Lạnh" - một loại chiến tranh của hòa bình, chiến tranh không dùng vũ lực. Trong giai đoạn hiện nay, tuy chiến tranh quy mô toàn cầu và tàn khốc đã kết thúc, song các cuộc xung đột và nội chiến lại tăng lên. II. Nguồn gốc của chiến tranh trong thế giới đương đại 1.Lợi ích phát triển hay còn gọi là lợi ích quốc gia luôn được các nước coi là nhân tố quan trọng để các quốc gia tiến hành các cuộc chiến tranh. Đối với bất kỳ quốc gia nào, ước muốn phát triển kinh tế, cũng như việc mở rộng không gian sinh tồn luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong những công cụ để thực hiện ước muốn đó là chiến tranh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một minh chứng rõ ràng nhất cho ước muốn phát triển kinh tế, mở rộng không gian sinh tồn. Hitle với khát khao thống trị cả thế giới đã đẩy thế giới đứng bên bờ diệt chủng. Những trại tập trung của Hitle đến tận bây giờ vẫn còn là những hình ảnh đáng sợ đối với nhiều người Do Thái, và chỉ đến tận ngày 17/7/1945 khi Hồng quân Liên Xô đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của chế độ phát xít thì nhân loại mới chính thức thoát khỏi hoạ diệt chủng. Những cuộc chiến tranh nhỏ hơn như cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1965 cũng là một ví dụ điển hình cho việc tranh giành những ví trí quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Và gần đây đã xuất hiện một loại hình chiến tranh nữa để giành không gian sinh tồn, đó là các cuộc khủng bố. Suy cho cùng khủng bố là vì nguyên nhân gì? Đó là vì đói nghèo, các nước tư bản chủ nghĩa đã bóp chẹt những sức mạnh kinh tế của nước bản địa-họ không có gì ngoài xuất khẩu những nguyên liệu thô với giá rẻ mạt để rồi sau đó phải nhập khẩu những thứ do chính họ đã gián tiếp làm ra với cái giá cắt cổ. 2.Sự khác biệt về ý thức hệ giữa các quốc gia. Điều này được thể hiện một cách rõ nét nhất trong Cuộc chiến tranh lạnh mà đứng đầu là hai cường quốc Xô-Mỹ. Một bên là Tư bản chủ nghĩa , một bên là Cộng sản chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh không tiếng súng này đã kéo theo rất nhiều các nước chư hầu. Nó đã làm cho tình hình thế giới trở nên cực kỳ căng thẳng, tưởng chừng một cuộc Đại chiến thế giới lần 3 có thể sẽ diễn ra. 3 Nói đến các cuộc chiến tranh tranh giành lợi ích chính trị không thể không nói tới những cuộc chiến tranh tranh giành ảnh hưởng đối với các nước khác để nâng cao vị thế của mình. Liên hệ ngay tới Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung 1979. Rốt cuộc Trung Quốc đánh ta là vì lý do gì? Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam, giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương. Với cuộc chiến này, Trung Quốc đã thực sự chứng tỏ cho các nước trong khu vực Đông Á thấy được sức mạnh của mình. Vị thế của Trung Quốc cũng vì thế mà cũng tăng lên rõ rệt. 3.Xung đột tôn giáo và sắc tộc hiện nay cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới chiến tranh. Thế giới Hồi giáo là một minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này. Đó là những cuộc chiến xung đột giữa Hồi giáo với đạo Kito và Do Thái. Cuộc chiến xâm lược Iraq Apakistan ra quyết định về chống khủng bố làm bùng lên trong thế giới Arap một tâm lý căm thù Mỹ, ghét phương Tây, ghét luôn nhưng người theo đạo Kito và Do Thái. Binladen với việc tập hợp những tổ chức Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới, từ phong trào Apusayap và phái Moro ở Nam Philipin, Taliban ở Apgannistan v.v .tất cả hơn 50 tổ chức rải rác trên khắp 60 nước là một hình thức cao độ của Thánh chiến. Ngoài ra, Trung Đông cũng là một điểm nóng về vấn đề xung đột sắc tộc, các cuộc chiến dai dẳng kéo dài suốt hàng thế kỷ giữa người Do Thái và Palextin đến bây giờ vẫn chưa đến hồi kết thúc. Cuộc chiến tranh giữa người Hutu và Tutsi ở Châu lục Đen, kết quả là hơn 2 triệu người Tutsi bị giết vẫn là những minh chứng đau lòng cho những cuộc chiến tranh vì nguyên nhân sắc tộc và tôn giáo. 4.Những cuộc chiến tranh xuất phát từ cả ba nguyên nhân trên. Nhìn từ ba khía cạnh, những cuộc chiến tranh như thế này không phải là nhiều. Có thể kể đến những cuộc chiến tranh tiêu biểu sau đây. Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên: Về mặt lợi ích quốc gia, Triều Tiên muốn mở rộng thêm lãnh thổ để phát triển những tiềm năng của đất nước trong khi đó Hàn Quốc thực sự không muốn phải kéo theo toa tàu kinh tế của Triều Tiên lúc bấy giờ đang khá trì trệ. Xét về mặt chính trị, đó là sự đối đầu của CNTB và CNXH. Mỹ muốn biến Hàn Quốc thành một bàn đạp chống lại sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản, và ngược lại cả Trung Quốc và Liên Xô cũng muốn biến Triều Tiên trở thành một lá cờ tiên phong để chống lại CNTB và trên thực tế cuộc chiến đó cũng mang màu sắc tộc. Đó là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc của một đất nước. Chiến tranh Việt Nam cũng tương tự như vậy. Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên và cuộc chiến tranh Việt Nam hội tụ đủ những mâu thuẫn của thời đại. Và gần đây thôi là cuộc chiến tranh ở Iraq do Mỹ phát động với lá cờ chống khủng bố. Thực tế chỉ đúng phần nào đó so với những gì mà Mỹ tuyên bố, cái quan trọng hơn là Mỹ muốn tiếp cận đến nguồn dầu mỏ mầu mỡ 4 trên đất nước Iraq. Các ngành công nghiệp của Mỹ luôn khát khao nhiên liệu, và khủng bố chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thôi. Vậy chiến tranh có phải vấn đề toàn cầu? III.Chiến tranh đã và đang thực sự là một vấn đề toàn cầu: 1.Phạm vi của các cuộc chiến. Có thể nói rằng, chiến tranh có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất này. Nơi nào có con người thì cũng xuất hiện các cuộc chiến tranh. Đó là các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, giữa các nhóm người không cùng mục đích chính trị, tôn giáo, sắc tộc v.v…. . Đó là một điều tất yếu, bản chất của con người là cái vị kỷ, vì bản thân mình, nói một cách khái quát lên là vì dân tộc mình, nhóm quốc gia đồng minh với mình. Tất cả đều muốn khẳng định, bảo vệ, phát triển cái Bản Ngã đó và ngược lại là muốn triệt tiêu cái Bản Ngã khác. Dù ở đâu, màu da nào thì cũng không thể thoát khỏi cái tâm lý âu cũng là lẽ thường đó. 2.Chủ thể tham gia các cuộc chiến. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các quốc gia không thể đạt được mục tiêu nếu không có sự giúp đỡ cũng như sự liên kết của các nước đồng minh, và đối với vấn đề chiến tranh cũng vậy. Các nước cũng thường tìm đến đồng minh của mình trong cơn hoạn nạn. Chính vì lý do như vậy các cuộc chiến tranh đều lôi kéo theo rất nhiều các quốc gia tham chiến. Trở lại với Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc chiến chống Phát xít đó đã trải dài từ Châu Âu sang Châu Á, và kéo theo cả Mỹ-một nước vốn rất ít khả năng bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến vì được hai đại dương che chở. Cả thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất cực kỳ to lớn của cuộc chiến tranh đó. Hay như cuộc chiến tranh Lạnh diễn ra ngay sau đó. Thế giới được chia làm hai phe, các nước phương Tây theo Mỹ, các nước còn lại đại đa số đều đi theo con đường mà Liên Xô hoạch định. Ngay cả thế giới thứ ba cũng bị hai phe tranh giành ảnh hưởng, tuỳ vào từng thời kỳ mà các nước này có những động thái ủng hộ hay chống đối hai phe. Với hai ví dụ điển hình nhất, chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh dù có tiếng súng hay không thì đều cũng đã thật sự lôi kéo rất nhiều nước tham gia. Chỉ xét về khía cạnh này thôi cũng đã đủ nói lên phần nào chiến tranh là một vấn đề toàn cầu. 3.Tác động của các cuộc chiến tranh đến quan hệ quốc tế. Điều đầu tiên có thể khẳng định rằng chiến tranh đã làm cho quan hệ quốc tế ngày càng trở nên căng thẳng. Ví dụ như cuộc chiến tranh Iraq do Mỹ phát động vào năm 2003 đã thực sự làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác không cùng quan điểm với Mỹ về vấn đề này như Nga, Trung Quốc càng trở nên lạnh nhạt. Thậm chí nó cũng đã làm tăng nguy cơ bùng cháy trở lại những chương trình chạy đua vũ trang giữa các nước này vì mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc gia của họ. Không chỉ có vậy, quan hệ của các nước thân Mỹ cũng có vấn đề. Các nước như Hàn Quốc, Anh, Australia cũng lần lượt rút quân về nước vì nguy cơ khủng bố 5 cũng như vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân trong nước. Điều này đã làm cho mối quan hệ của Mỹ và các nước chư hầu cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mặt khác, các cuộc chiến tranh cũng là một động lực để thúc đẩy quá trình hình thành tư duy toàn cầu. Tư duy toàn cầu là gì? Đó là quá trình đi đến một nhận thức chung cho toàn thế giới. Vậy tại sao chiến tranh lại có thể làm được điều này? Khi đối mặt với những vấn đề khó khăn mang tính toàn cầu, các nước thường tìm cách đề ra những phương hướng để giải quyết những vấn đề đó. Quay trở lại với câu chuyện khủng bố, một trong những biến tướng của các cuộc chiến tranh trong thế giới đương đại. Đã đến lúc mà các quốc gia phải đi đến những cách nhìn tổng quan chung về vấn đề này như: khủng bố là gì? Tại sao phải chống khủng bố? Tiến hành các cuộc chiến chống khủng bố có phải là cách làm hay hay không? v.v… Việc hình thành tư duy toàn cầu về vấn đề này là một điều tất yếu, vì nếu không chính các quốc gia sẽ bị mất phương hướng trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, thậm chí an ninh và chủ quyền quốc gia cũng bị đe doạ. Hơn thế nữa, chính các cuộc chiến cũng có thể thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các nước. Đơn cử như cuộc Chiến tranh thế giới II, cho dù bất đồng về ý thức hệ, nhưng các nước phương Đông và Tây vẫn phải bắt tay nhau để chống lại hoạ diệt chủng của chủ nghĩa Phát Xít đặt ra. Đặc biệt là ngày nay, sự hợp tác giữa các nước trong vấn để chiến tranh và cách thức giải quyết đang trở thành một xu thế tất yếu, không một quốc gia nào có thể đơn phương tiến hành các cuộc chiến cũng như không thể một mình giải quyết được vấn đề chiến tranh. Tóm lại, có thể nói chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động, mầm mống cũng như nguy cơ chiến tranh là khá lớn, ngay cả đối với những nước đang sống trong hoà bình. Tồn tại dưới nhiều hình thức, chiến tranh thực sự đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Cùng với những vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của toàn nhân loại khác như: đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường v.v .chiến tranh đang thật sự là một vấn đề nhức nhối. IV.Tác động của chiến tranh đến sự phát triển của xã hội loài người Hậu quả của chiến tranh không những chỉ là sự hoang tàn mà còn là sự tiến bộ. Quả thật, nhờ vào chiến tranh mà các lực lượng đối lập có thể sử dụng đầu óc vào việc sáng tạo và nâng cấp. Chẳng hạn như xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ nhất, hay là cuộc đua chinh phục vũ trụ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh v.v… Chiến tranh là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiến hoá của các sinh vật, đoàn thể, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu sống còn và phát triển. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, hậu quả của chiến tranh là điều không thể phủ nhận. Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích mặt trái của các cuộc chiến tranh. 1.Thiệt hại về kinh tế. Hậu quả mà chiến tranh để lại cho con người là rất lớn. Mỗi một cuộc chiến tranh xảy ra không chỉ để lại những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của, mà còn có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. 6 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất có 65 triệu người tham gia; trong đó 13,6 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, thiệt hại là 360 đô la Mỹ. Chiến tranh thế giới lần thứ hai có 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại lên đến 4000 tỷ USD. Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh, quân đội IRắc đã đốt 700 giếng dầu của Côéot, thiệt hại lên đến 20 tỷ USD và hơn 1 thập kỷ sau, một giếng dầu vẫn chưa hoạt động được. Rồi đến cuộc chiến của Mỹ tại Irắc (2003), các chuyên gia quân sự Mỹ ước tính rằng Saddam cũng có thể đổ đi 3 triệu thùng dầu/ngày vào Vùng Vịnh, đóng cửa 15 nhà máy khử muối ở vùng ven biển và làm ô nhiễm các bờ biển và thiên nhiên trong vài thập kỷ. Việc làm sạch các bờ biển và thiên nhiên có thể tốn kém 50 tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi kinh tế của Irắc sau chiến tranh cũng như kinh kế của Mỹ. Nếu Saddam phá huỷ các giếng dầu không chỉ ở nước ông ta mà cả giếng dầu của các nước láng giềng, thì dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung cấp dầu nghiêm trọng tới 6 triệu thùng/ngày. Điều đó sẽ đẩy giá dầu lên tới 80USD/thùng sau đó lại giảm xuống 50USD/thùng. Việc tăng giá này sẽ gây ảnh hưởng tới các thị trường chứng khoán và làm cho nền kinh tế toàn cầu lún sâu vào suy thoái. 2. Ảnh hưởng đến môi trường. Mỗi một cuộc chiến tranh bên cạnh những thiệt hại khổng lồ của nó đối với nền kinh tế thì nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1961 – 1972, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại lịch sử. Quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam, cụ thể là miền Trung và miền Nam Việt Nam: 72 triệu lít hóa chất Da cam, là chất độc có chứa tạp chất Dioxin. Với một số lượng lớn chất hóa học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên, tàn phá khốc liệt tài nguyên rừng. 3.Tác động đến con người. Trước hết chiến tranh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Ảnh hưởng của việc rải chất độc màu da cam của quân đội Mỹ đến những người dân Việt là rất lớn. Theo một báo cáo gần đây của Việt Nam, có khoảng 1 triệu người Việt Nam bị nhiễm độc da cam với hậu quả là từ ung thư đến loạn thần kinh và có 100.000 -150.000 trẻ em được sinh ra bị tật nguyền. Chiến tranh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nghèo đói bệnh tật, khủng bố, chất lượng cuộc sống thấp, tội phạm… 7 Hiện nghèo đói vẫn đang hoành hành tại Cônggo. Theo thống kê của LHQ, cuộc chiến kéo dài gần 1 thập kỷ qua ở Công Gô khiến gần 4 triệu người thiệt mạng và làm 2,4 triệu người có thể lâm vào cảnh chết đói và bệnh tật. LHQ còn cho biết, mỗi tuần các vụ tàn sát và tấn công của các nhóm du kích đều diễn ra ở Đông CôngGô, khiến hàng chục nghìn người phải chạy vào rừng, nơi họ trở thành con mồi của quân du kích, những kẻ cướp bóc và nạn đói. Một số người khác thì tìm nơi tị nạn ở các thành phố và đã rơi vào ổ chứa. Tại đây họ bị nhiễm AIS và chết. Sudan, xung đột dai dẳng suốt 2 năm vừa qua tại vùng Dafur làm ít nhất 180.000 người thiệt mạng. Trong số các nạn nhân có nhiều người chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng. Không chỉ vậy, bất ổn khiến 2 triệu người phải lưu lạc. V. Vai trò của nước lớn và các tổ chức trong vấn đề chiến tranh và hoà bình: Các cường quốc luôn có mặt tại các điểm nóng trên toàn thế, giới cho nên thật thiếu sót khi không đề cập đến vai trò của các nước lớn trong vấn đề chiển tranh và hoà bình. Rốt cuộc các cường quốc này ngăn chặn hay gây nên các cuộc chiến tranh? Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, các nước lớn là ngòi nổ và cũng là tấm lá chắn ngăn chặn các cuộc chiến tranh 1. Mỹ. Về mặt ngòi nổ có thể nói Mỹ là một ngòi nổ lớn nhất. Thực tế đã chứng minh điều này. Ván cờ Mỹ chơi mang tính toàn cầu. Là siêu cường duy nhất, Mỹ muốn cả thế giới phụ thuộc vào Mỹ. Bị ép về Nghị định thư Kyoto về môi trường, mất vai vế trong một số tổ chức quốc tế như IOC, nguy cơ bị cạnh tranh kinh tế bởi EU… Mỹ chọn giải pháp chiến tranh để giải quyết vai vế của mình. Xét về tính thực tiễn thì giải pháp Mỹ chọn có vẻ khả thi: kích cầu súng đạn; khống chế nguồn dầu và hiện diện quân sự để răn đe và phân tán sức mạnh của đối thủ cạnh tranh. Chẳng có nơi nào Mỹ tham gia mà không có lợi cho Mỹ. Làm cho thế giới sôi lên hàng ngày với các vụ đâm chìm tàu đánh cá, tự tiện cho máy bay vào không phận nước khác . WTC đổ, cả ngàn người chết, lý do quá hợp lý để có hợp đồng hơn 200 tỷ USD trang bị lại quân đội, thành lập cả Bộ mới, điều chỉnh cả luật pháp mà không gặp một trở ngại nào. Luôn đặt dân chúng trong nỗi lo khủng bố, chính quyền thả sức làm mọi điều chính quyền muốn. Rồi quay ra nuớc ngoài chọn một nước Afghanistan với chính quyền Taliban không ai ủng hộ, trút cả núi bom đạn, tuyên bố bắt sống trùm khủng bố. Thế là hợp pháp có mặt ở Trung Á, nơi đặt ống dẫn dầu. Quay lại Iraq, nguồn dầu, nơi đang giải quyết dần hơn 10 năm qua. Chiến tranh là một giải pháp toàn diện cho Mỹ thống trị thế giới: đàn áp chống đối, bắt đồng minh và dân Mỹ làm con tin cho sự hiếu chiến của mình. Mỹ trở thành siêu cường độc quyền, thẳng tay đối xử với các quốc gia khác theo ý của mình. Những nước không ưa giá trị Mỹ sẽ làm vật tế thần, đồng minh không ủng hộ cũng bị xử lý. 8 Số tiền của Mỹ dành cho quân sự cũng lên đến một con số khổng lồ. Ngày 28/1, Bộ quốc phòng Mỹ cho hay: Tổng thống Gióoc Bu-sơ sẽ đề nghị Quốc hội thông qua một khoản chi 70 tỷ đô la Mỹ cho hai cuộc chiến tranh tại Áp-ga-nít-xtan và I-rắc trong năm tài khóa 2009. Theo phát ngôn viên của Lầu năm góc Bờ-ri-an Gít-man, Nhà trắng sẽ thông qua khoản ngân sách này vào tuần tới và có lẽ đây sẽ là bản ngân sách cuối cùng cho hai cuộc chiến này cho đến khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Bu-sơ kết thúc vào tháng 2/2009 được thông qua, những công việc còn lại sẽ dành cho một người đứng đầu mới. Động thái này của ông Bu-sơ đã phần nào làm dấy lên những mâu thuẫn mới giữa Nhà trắng và Quốc hội Mỹ xung quanh đề tài chiến tranh. Cuộc chiến tại I-rắc luôn là đề tài nóng bỏng gây nhiều tranh cãi trong các kỳ họp của Quốc hội Mỹ kể từ khi nó được phát động vào năm 2003. Hiện nay, 158.000 quân đội Mỹ vẫn được duy trì tại chiến trường I-rắc, con số này được trông đợi sẽ giảm xuống còn 135.000 vào tháng 7/2008. Tại Áp-ga-nít-xtan hiện vẫn còn duy trì một lực lượng khoảng 28.000 quân đội Mỹ, con số cao nhất kể từ khi nổ ra cuộc chiến tại khu vực này vào tháng 10/2001. Bất chấp nhiều nỗ lực, Quốc hội Mỹ vẫn chưa thể đưa ra một thời gian biểu rút quân tại hai chiến trường này và hiện I-rắc vẫn là một đề tài khiến nhiều quan chức Oa-sin-tơn phải đau đầu. 2. Trung Quốc. Tiếp đến phải nói tới người bạn láng giềng Trung Quốc của chúng ta. Với tư tưởng bá chủ, từ xưa đến nay Trung Quốc vẫn là mối đe doạ an ninh, chủ quyền đối với các nước nhỏ bé như Việt Nam của chúng ta nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Trở lại những năm 79, Trung Quốc là nước chi viện và cổ xuý cho chế độ Pônpốt Khơme đỏ cả về vũ khí lẫn tiền để chế độ này làm tay sai cho Trung Quốc thực hiện những toan tính của mình trong khu vực bán đảo Đông Dương. Sự kiện Trường Sa và Hoàng Sa trong thời gian gần đây càng thể hiện rõ tư tuởng bá quyền của chính phủ Bắc Kinh trong vấn đề đối ngoại với các nước như Việt Nam. Nhưng hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang phải sống trong một trật tự thế giới đa cực. Có nhiều cường quốc sẽ là cán cân đối trọng với Mỹ trong vấn đề chiến tranh và hoà bình. Tình hình nước Mỹ cũng đang có nhiều chuyển biến. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém của chính quyền Reagan và Bush đã làm cho nền kinh tế Mỹ vấp phải những khó khăn trầm trọng. Sức mạnh quân sự, nhân tố xác định Mỹ là siêu cường duy nhất sau chiến tranh lạnh ngày càng giảm giá trị. Cơ cấu lực lượng quân sự đối đầu giữa hai siêu cường không còn thích hợp. Về chính trị mâu thuẫn quay vào bên trong hay vươn ra bên ngoài, giữa yêu cầu củng cố trong nước và bành trướng thế lực trên toàn cầu ngày càng diễn ra gay gắt. Mâu thuẫn này không chỉ diễn ra giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà mà diễn ra ngay trong nội bộ từng Đảng. Quyền lực của tổng thống ngày càng bị thu hẹp. Về vấn đề chiến tranh Iraq, ngay cả trong nội bộ nước mình, chính phủ của tổng thống Bush cũng gặp nhiều sự phản đối về cuộc chiến ở Iraq từ phía quốc hội Mỹ cũng như người dân Mỹ. Theo một cuộc điều tra thi có đến 68% người dân Mỹ trả lời rằng họ đã chán nghe những điều tổng thống Bush nói về tương lai của Iraq. Còn 9 trong thế giới phương Tây, Pháp là quốc gia phản ứng kịch liệt về những việc mà Mỹ đang là tại Iraq. Anh, Hàn Quốc, Australia cũng làn lượt rút quân khỏi Iraq. Không chỉ có vậy Mỹ cùng một lúc phải đối phó với nhiều vấn đề từ sự thống nhất Châu Âu, sự lớn mạnh của Trung Quốc và Nhật đến các cuộc chiến tranh, xung đột chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, lãnh thổ . từ các vấn đề buôn lậu ma tuý, khủng bố đến các vấn đề mang tính toàn cầu như AIDS, môi trường. Mỹ sẽ gặp phải nguy cơ đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc và việc sử dụng quân sự ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc khác như Nga, Nhật Bản, Đức đang dần dần lấy lại vị thế của mình. Đặc biệt là Nga với sự dẫn dắt của tổng thống Nga Putin, con thuyền Nga dần dần đã lấy lại được những gì xứng đáng với Nga. Việc Nga tiếp tục thử nghiệm và chế tạo thành công các loại tên lửa phòng thủ trong thời gian gần đây cũng như lời phát biểu của thủ tướng Nga trong dịp đầu năm mới 2008 tại điện Kremlin như những lời cảnh báo Mỹ không nên đi quá những gì mà gọi là giới hạn của chiến tranh và hoà bình. Mặt khác xu thế ly tâm của các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu cũng đang là một trở ngại lớn cho Mỹ trong việc châm ngòi nổ cho những cuộc chiến tranh trên thế giới. Còn Trung Quốc, thời gian này những hành động làm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh nóng của Trung Quốc vẫn chỉ là những hành động mang tính chất thăm dò. Bởi lẽ, trong thời gian này, Trung Quốc vẫn rất cần sự ủng hộ từ phía cộng đồng thế giới để Trung Quốc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế của mình cũng như giải quyết tranh chấp về vấn đề eo biển Đài Loan. 3. Liên Hợp Quốc. Khi nói đến việc gìn giữ hoà bình trên thế giới không thể không nói tới Liên Hợp quốc, cơ quan gìn giữ hoà bình lớn nhất trên thế giới hiện nay. Gìn giữ hòa bình được Liên Hiệp Quốc xác định là "một cách giúp đỡ những nước bị tàn phá do xung đột để tạo ra các điều kiện cho hoà bình". Những quân nhân gìn giữ hòa bình theo dõi và giám sát tiến trình hòa bình trong những vùng hậu xung đột và giúp đỡ những cựu chiến binh trong việc thực hiện những thỏa thuận hoà bình mà họ đã ký. Các sự trợ giúp như vậy có nhiều dạng, gồm phương pháp xây dựng lòng tin, thỏa thuận về việc chia sẻ quyền lực, hỗ trợ bầu cử, củng cố luật pháp, và việc phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc (Thường được gọi là Lính Mũ nồi xanh do các mũ nồi của họ có màu xanh) có thể bao gồm những nguời lính, những cảnh sát dân sự và các dân thường khác. Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền lực và trách nhiệm, có thể dùng các hoạt động của tập thể để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Do vậy, cộng đồng quốc tế thường xem Hội đồng Bảo an có quyền trong hoạt động gìn giữ hòa bình và toàn bộ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc phải được cho phép bởi Hội đồng Bảo an. Tuy vậy trong thời gian gần đây Liên Hợp Quốc đã không phát huy tốt được nhiệm vụ của mình, bị Mỹ thâu tóm trong suốt một thời gian dài, Liên Hợp Quốc đã thực sự bất lực trước những hành động qua mặt Hội Đồng Bảo An của Liên Hợp Quốc, như việc Liên Hợp Quốc bất lực khi Mỹ đưa quân vào Iraq, không tham gia vào cuộc xung đột giữa người Hutu – Tusi ở Riganda. 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan