THỰC TRẠNG sản XUẤT KINH DOANH năm 2007 và PHƯƠNG HƯỚNG NHIÊM vụ năm 2008 của NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NGUYỄN văn HUYÊN

43 465 0
THỰC TRẠNG sản XUẤT KINH DOANH năm 2007 và PHƯƠNG HƯỚNG NHIÊM vụ năm 2008 của NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NGUYỄN văn HUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường thì các loại ngành nghề đều có những thay đổi để có thể phù hợp với nền kinh tế không bị thụt lùi. Mặt khác nước ta vừa được gia nhập tổ chức WTO, đây vừa là cơ hội để cho chúng ta phát triển cũng là một thách thức lớn đối với tất cả các ngành kinh tế trong cả nước chứ không riêng gì ngành ngân hàng. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới đồng nghĩa với thị trường được mở cửa tự do, các doanh nghiệp nước ngoai được kinh doanh tự do, ngành ngân hàng cũng là một lĩnh vực mà được các nhà đầu tư quan tâm rất nhiều. Mới gia nhập WTO một thời gian ngắn mà số lượng các ngân hàng liên doanh các văn phòng đại diện của các ngân hàng trên thể giới ở Việt Nam đã tăng lên một lượng đáng kể. Ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự đổi mới của lĩnh vự ngân hàng trong những năm qua để có thể thấy được sự thay đổi nhanh tróng của lĩch vự kinh tế này để có thể nắm bắt được sự biến động đang xảy ra trong xã hội đang ngày càng đổi mới của chúng ta. Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM. 1.1/ Tổng quan về ngân hàng các dịch vụ ngân hàng. 1.1.1/ Ngân hàng là gì? 1 - Ngân hàng là một tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là ngân hàng vẫn còn những vấn đề phải tranh cãi. Trước hết, như các tổ chức, ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng hoạt động được thực hiện trong nền kinh tế. Chức năng của các ngân hàng lại cũng được thay đổi theo sự chuyển động của nền kinh tế theo sự biến động của chế độ kinh tế; ngoài ra, còn phải tính đến sự thay đổi có tính cạnh tranh của các đối thủ của ngân hàng, đó chính là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm: các công ty kinh doanh chứng khoán, các công ty tài chính, hợp tác xã Tín dụng, quỹ tương hỗ các công ty bảo hiểm… Nhóm các tổ chức này, bên cạnh việc thực hiện chức năng kinh doanh của mình, đều cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng, trước hết là cung cấp dịch vụ ngân hàng như: tiết kiệm, tiền gửi, đầu tư, tín dụng,… Ngược lại, các ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh này bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản, môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ các sản phẩm dịch vụ mới mở ra những mối liên kết nhằm đa dạng hoá hoạt động ngân hàng. Như vậy có thể định nghĩa: “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là về tín dụng, tiền gửi, kinh doanh tiền tệ thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” - Những chức năng của ngân hàng đa năng: 2 - Mô hình hệ thống ngân hàng hiện đại có sự phân chia ra 2 cấp ngân hàng, với chức năng hoàn toán khác biệt: + Cấp quản lý: Ngân hàng trung ương. + Cấp kinh doanh: các Ngân hàng thương mại. Ban đầu, việc phát hành tiền do Nhà nước thực hiện, khi các Ngân hàng thương mại phát triển, một số quốc gia giao cho một Ngân hàng thương mại có uy tín thực hiện việc phát hành tiền. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, đặc biệt ở những nước tư bản có nền ngoại thương phát triển mạnh, lưu thông tiền tệ trong nước luân chuyển với khối lượng lớn, tất yếu phải phát sinh chức năng Quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ, phát hành tiền vào nền kinh tế cũng phải được kiểm soát tuân thủ những quy luật chặt chẽ. Các quốc gia phương Tây đã thành lập các Ngân hàng trung ương với chức năng rõ ràng là Quản lý lưu thông tiền tệ, phát hành thẻ. Kiểm soát hoạt động Tín dụng kiểm tra hoạt động của các Ngân hàng thương mại, kiểm soát tỉ giá, bảo đảm dự trữ quốc gia về ngoại hối… Các Ngân hàng thương mại trở thành những doanh nghiệp đặc biệt, chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng thương mại được coi là: “Định NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI Chức năng quản lý tiền mặt Chức năng bảo hiểm Chức năng môi giới Chức năng ngân hàng đầu tư bảo lãnh Chức năng lập kế hoạch đầu tư Chức năng thanh toán Chức năng tiết kiệm Chức năng uỷ thác Chức năng tín dụng 3 chế tài chính trung gian”, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ dịch vụ ngân hàng. Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam có những đặc thù riêng, có sự chuyển hoá mô hình kinh tế xã hội, nhưng cuối cùng vẫn theo mô hình ngân hàng 2 cấp, sự vận hành mối quan hệ giữa 2 cấp ngân hàng cũng theo thông lệ quốc tế như các quốc gia khác. 1.1.2/ Các sản phẩm các dịch vụ ngân hàng. 1.1.2.1/ Các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng: - Thực hiện mua bán trao đổi ngoại tệ: Một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền, chẳng hạn USD lấy một loại tiền khác, chẳng hạn đồng France hay Yên Nhật hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách hàng là các nhà kinh doanh trên lĩnh vực thương mại, đặc biệt là ngoại thương; khách du lịch cũng cần đến dịch vụ này, vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố mà họ đến. Các nhà Xuất khẩu, Nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ chuyển hoá kịp thời để đảm bảo vòng quay vốn, bảo đảm an toàn tỷ giá kết hối sao cho có lợi nhất, Ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò tư vấn kinh doanh trên lĩnh vực này. Chức năng trao đổi mua bán ngoại tệ hình thành ngay từ thửa ban đầu, khi mà các ngân hàng sơ khai của người Do thái phát minh ra, nhằm phục vụ cho việc giao lưu thương mại giữa các quốc gia. - Tín dụng: thời đại ngày nay, không có doanh nghiệp nào chỉ kinh doanh bằng vốn tự có của mình, Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian tài chính mạnh mẽ nhất ở chức năng này. Với nguồn vốn to lớn huy động được từ trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại đầu tư cho doanh nghiệp các nhu cầu vốn tín dụng khác trong nền kinh tế kể cả cho vay tiêu dùng. Nhờ sự chuyển hoá này mà hiệu quả của đồng tiền được phát huy cả từ hai phía. Người có tiền gửi cũng nhận được một khoản lợi nhuận thích đáng, mà 4 người sử dụng vốn cũng có vốn để kinh doanh đương nhiên cũng có lợi nhuận không phải là vốn tự có. - Chiết khấu thương phiếu cho vay thương mại: quá trình luân chuyển hàng hoá, các doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán với nhau bằng cách ghi nợ, thương phiếu ra đời từ những quan hệ mua chịu bán chịu đó. Nhưng người bán hàng đâu có thể chờ đợi đến kỳ hạn thanh toán, mà họ sẵn sàng bán các giấy tờ có giá đó để thu tiền về, bảo đảm cho chu chuyển vốn liên tục. Không ai khác ngoài ngân hàng thương mại có thể làm nổi chức năng đó. Vậy thì chiết khấu thương phiếu cũng là một dịch vụ sinh lời của ngân hàng thương mại. - Nhận tiền gửi : Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm cách huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng - một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoản thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao độ an toàn của phương thức này khiến cho thị trường chứng khoán khó có thể lôi kéo được những khách hàng truyền thống gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. - Thanh toán: là nghiệp vụ “cổ xưa” của các ngân hàng thương mại, khi uy tín của các nhà băng đủ lớn, thì các thương nhân cứ yên tâm vận chuyển giao hàng, việc thanh toán chỉ “ra lệnh” là các ngân hàng thương mại phải thực hiện. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng lại được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại, đã hình thành cả một hệ thống thanh toán đồ sộ trong từng quốc gia nối mạng thanh toán quốc tế toàn cầu qua hệ thống SWIFT. Thời gian thanh toán giữa các doanh nghiệp, giữa các nước khác nhau không phải tính bằng tuần như mới cách đây 1/4 thế kỷ nữa, mà được tính bằng phút. 5 - Bảo quản vật có giá : nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng “dịch vụ bảo quản” của ngân hàng thực hiện. Toàn bộ vật quý hiếm của khách hàng được cất trữ trong những ô tủ riêng biệt, đặt trong hầm an toàn, được bảo vệ 24/24 giờ. Dịch vụ này tạo điều kiện cho khách hàng được giải phóng khỏi việc tự cất trữ, bảo quản những đồ quý hiếm, những giấy tờ có giá trị trong điều kiện an toàn tuyệt đối hoàn toàn bí mật. - Cung cấp các tài khoản giao dịch: Tài khoản tiền gửi giao dịch - một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc hoặc các hình thức thanh toán thích hợp cho việc mua hàng hoá dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn an toàn hơn. - Cung cấp dịch vụ uỷ thác : Uỷ thác đầu tư hoặc uỷ thác thực hiện những quan hệ tài chính tiền tệ với một đối tác khác kể cả nước ngoài tạo tiện ích cho khách hàng có thể thực hiện ý đồ kinh doanh, mà mình không thông thạo tất nhiên khách hàng được bảo đảm thu lợi nhuận tối đa trong điều kiện kinh doanh tại thời điểm đó. Các tổ chức nước ngoài, kể cả các ngân hàng thương mại, các tổ chức phi chính phủ cũng hay dùng các dịch vụ này để thực hiện các dự án của mình tại một quốc gia nào đó. 1.1.2.2/ Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển. Có nhiều dịch vụ mới phát sinh, theo với nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tiện ích của khách hàng tiến bộ của công nghệ ngân hàng. Có thể nêu ra một vài dịch vụ mới: - Dịch vụ cho thuê tài chính. - Cho vay tiêu dùng (liên kết với các nhà sản xuất phân phối hàng hoá). - Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ. 6 - Tư vấn tài chính. - Quản lý tiền mặt. - Bán các dịch vụ bảo hiểm. - Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. - Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh. - Các hình thức thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. - Máy rút tiền tự động (ATM). - Máy đổi tiền. Nhóm các dịch vụ có liên quan đến công nghệ thông tin, ra đời sau, nhưng đang được các ngân hàng thương mại phát triển thành loại hình thương mại điện tử. Các dịch vụ này đang thay đổi bộ mặt các ngân hàng thương mại hiện đại cũng là mảng dịch vụ có sức cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại trong phạm vi quốc gia cả trên thị trường quốc tế. 1.2/ Khái quát về lịch sử hình thành phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. 1.2.1/ Thời kỳ cách mạng thánh 8 năm 1945: * Trong suốt thời kỳ tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ 19, ở Việt Nam chưa có hoạt động ngân hàng, mặc dù trên thực tế, đã từng có hoạt động in, đúc tiền của các triều đại phong kiến. Trong thời kỳ Việt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trên thị trường đã lưu hành tiền đúc bằng đồng, kẽm. Khi Lý Nam Đế lên ngôi, đã cho đúc tiền bằng đồng lấy tên là “Thiên Đức Thông Bảo”, là đồng tiền đầu tiên được đúc ở Việt Nam. Sau đó, mỗi triều đại mới, đều cho ra đời một loại tiền đức mới. Đặc biệt thời Hồ Quý Ly (1400 - 1407) đã cho phát hành tiền giấy, cưỡng bức lưu hành để đổi lấy tiền đúc bằng đồng: trang trải các chi phí của triều đình. Tuy nhiên, thời gian lưu hành không dài, khi nhà Hồ bị sụp đổ thì tiền giấy cũng không còn được lưu hành nữa. * Từ giữa thế kỷ 18, khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đã cho lưu hành nhiều loại khác nhau. Ngoài tiền đúc bằng đồng, kẽm của các triều đại phong kiến đương thời, còn có đồng bạc Mê - xi - cô, đồng France (1862). Năm 1875 ngân hàng Đông Dương được thành lập theo sắc lệnh ngày 7 25/1/1875 của Tổng thống Pháp; ngay sau đó, đã cho phát hành tiền Đông Dương. Đồng Đông Dương lúc bấy giờ là đồng tiền đúc bằng bạc (theo chế độ bản vị bạc) tiền giấy ngân hàng. Việc in đúc tiền đều thực hiện tại “mẫu quốc” (nước Pháp). Trong thời kỳ thuộc địa của Pháp, sự hình thành phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, chính quyền Đông Dương là người tổ chức thực hiện. Hệ thống tài chính ở Việt Nam thời kỳ đó đương nhiên do chính phủ bảo hộ nắm giữ điều hành, ngân hàng Đông Dương đã độc quyền phát hành tiền nắm giữ tổ chức tín dụng quan trọng như ngân hàng Pháp - Hoa , ngân hàng địa ốc Đông Dương, ngân hàng Cầm cố Đông Dương, Nông phố ngân hàng,…tạo thành một tập đoàn tài chính có sức mạnh áp đảo trên thị trường tài chính. Ngân hàng Đông Dương cũng đã bỏ vốn mua nhiều cổ phần của các công ty tư bản công, thương nghiệp, vận tải, giao thông, nông nghiệp (các công ty chuyên chở đường sắt, đường sông; các công ty mỏ, các công ty công nghiệp chế biến, công ty điện công ty cao su…). Ngân hàng Đông Dương đã thâm nhập sâu các ngành các lĩnh vực kinh tế then chốt của các nước Đông Dương, vừa là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp ở Đông Dương, vừa là công cụ bóc lột thậm tệ nhân dân Đông Dương là giàu cho tư bản Pháp. 1.2.2/ Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945 kháng chiến chống Pháp: Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, lực lượng cách mạng tuy không chiếm được ngân hàng Đông Dương, những đã buộc bọn chủ ngân hàng xuất tiền của ngân khố cho ta. Trong điều kiện chưa phát hành được động tiền cách mạng, đồng bạc Đông Dương vẫn tạm thời lưu hành được sử dụng làm công cụ chi tiêu cho chính quyền cách mạng. Thực dân Pháp đã tìm mọi cách để phá hoại gây cho ta nhiều khó khăn. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho cách mạng, Đảng chủ trương dựa vào dân, phát huy tinh thần yêu nước ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc, phát 8 động phong trào quyên góp tài chính vật chất trong các tầng lớp nhân dân dưới các hình thức như: “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo kháng chiến”,… để có nguồn tài chính lương thực phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ; đồng thời, chuẩn bị phát hàng tiền Việt Nam, Chính phủ giao Bộ tài chính phụ trách. Thàng 12/1945, đồng tiền Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời mang ý nghĩa kinh tế, chính trị sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh. Tháng 11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định cho phát hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước. Nhờ phát hành được đồng tiền riêng nắm công cụ phát hành, Đảng chính phủ ta đã có điều kiện để giải quyết vấn đề tài chính cho công cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước tạo điều kiện để xây dựng nền tài chính - tiền tệ độc lập, tự chủ của chính phủ kháng chiến. 1.2.3/ Thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam: Công cuộc kháng chiến ngày một tiến triển mạnh mẽ, nhất là từ sau chiến thắng Biên giới cuối năm 1950, đã tạo ra một cục diện mới về quân sự, chính trị ngày càng có lợi cho ta; cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố phát triển theo yêu cầu mới. Đại hội Đảng lần thứ hai (tháng 2/1951) đã đề ra những chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế; trong đó chính sách tài chính có nội dung cơ bản là: chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế, tăng thu trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất; giảm chi bằng cách tiết kiệm, thực hiện dân chủ hoá chế độ thuế, quy định rõ Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương; thành lập Ngân hàng quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng. Trên cơ sở này, ngày 6/5/1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 15/SL thành lập 9 Ngân hàng quốc gia Việt Nam, cử ông Nguyễn Lương Bằng làm tổng giám đốc với những nhiệm vụ sau: - Quản lý việc phát hành giấy bạc tổ chức lưu thông tiền tệ. - Quản lý kho bạc nhà nước. - Huy động vốn cho vay phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá. - Quản lý hoạt động kinh doanh bằng biện pháp hành chính. - Quản lý ngoại hối các khoản giao dịch bằng ngoại tệ đấu tranh tiền tệ với địch. Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập với tư cách là một cơ quan ngang bộ trong Hội đồng chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, ngân hàng: đồng thời kiêm nhiệm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh. Sự ra đời của Ngân hàng quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử trong hệ thống tiền tệ - tín dụng của Việt Nam. Lần đầu tiên nước ta có được một ngân hàng độc lập, tự chủ của nhân dân. Ngân hàng quốc gia Việt Nam được tổ chức theo quy mô lớn, quản lý hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc tập trung thống nhất, giữ vị trí trụ cột trong hệ thống tiền tệ - tín dụng của nước ta. 1.2.4/ Thời kỳ từ năm 1954 – 1975: Là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam. Những năm đầu mới hoà bình lập lại, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên là Ngân hàng Trung ương, nhưng thực chất vẫnngân hàng một cấp với tất cả chức năng của một ngân hàng trung ương ngân hàng thương mại. Ngân hàng trung ương vào thời kỳ đó là một hệ thống có 3 cấp ngân hàng: trụ sở chính đóng tại Hà Nội, các tỉnh thành phố có các chinh nhánh cấp huyện có các chi điếm ngân hàng. 1.2.5/ Thời kỳ tháng 4/1975 đến năm 1986: Ngay trong những năm đầu miền Nam được giải phóng, ngành Ngân tín trực thuộc ban kinh tài miền Nam đã nhận được sự chi viên đắc lực của Ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đã cử nhiều đoàn cán bộ tham 10 . thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 18 2.1.1/ Quá trình hình thành của Ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn. . TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN HUYÊN. 2.1/ Sơ lược

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan