GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại HABUBANK

38 279 0
GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại HABUBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Danh mục các từ viết tắt: HĐQT : Hội đồng quản trị NH : Ngân hàng TMCP : Thương mại cổ phần TT : Thông tin KH : Khách hàng TĐ : Thẩm định GD : Giao dịch BĐ : Bảo đảm HSTD : Hồ sơ tín dụng HĐTD : Hợp đồng tín dụng UB : Ủy ban DVNH : Dịch vụ ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 2 Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam. Được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầuhoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Sự ra đời của Habubank hòa trong xu thế chung của tiến trình đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đây là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các cổ đông khác bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Ngày 30 tháng 12 năm 1988, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định 139 – NH/QD ban hành “ Điều lệ ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội”. Ngày 31- 12- 1988, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6719/QĐ- UB cho phép ngân hàng phát triển nhà Hà Nội có tên gọi Habubank (viết tắt HBB) được hoạt động từ ngày 2- 1- 1989. Ngày 6- 6- 1992, theo quyết định số 00020/Ngân hàng- GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng nhà Hà Nội được mang tên “ ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội” với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Sự thay đổi này là việc thực hiện pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính do Chủ tịch nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24- 5- 1990. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ban hành quyết định số 104/QĐ- NH5 xác định nội dung hoạt động của Habubank. Thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 3 Báo cáo thực tập tổng hợp thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 28- 3- 1995, Đại hội Cổ đông lần thứ IV đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp nhân tham gia đầu đóng góp phát triển. Đây là dấu mốc của sự ổn định và bước sang giai đoạn phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Từ chỗ là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ trong lĩnh vực nhà trên địa bàn Hà Nội, đến nay nghiệp vụ của ngân hàng đã được mở rộng và hết sức đa dạng. Điều lệ của ngân hàng đã xác định “ Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội hoạt động đa năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu và các dịch vụ ngân hàng thương mại, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực nhà đất, vật xây dựng, các chương trình phát triển nhà chỉnh trang đô thị, các dịch vụ thương mại về nhà, đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng cần thiết khác”. Tới nay, qua hơn 19 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 4 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả. Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu khác trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Sơ đồ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC Đại hội cổ đông: Là thành viên góp vốn cổ phần, là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng với các chức năng chủ yếu: − Quyết đinh phương hướng, nhiệm vụ của năm tài chính mới, thông qua các báo cáo của Hội đông quản trị và Ban kiểm soát. − Quyết định tăng vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần, phát hành trái phiếu. − Bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG P. Tổng giám đốc P. Tổng giám đốc P. Tổng giám đốc P. Tổng giám đốc UB.QUẢN LÝ TÀI SẢN UBCS, TÍN DỤNG Rủi ro thị trường và thanh khoản Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động BAN KIỂM SOÁT HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA NỘI BỘ Cung ứng dịch vụ giao dich Kiểm tra xét duyệt tín dụng DVNH DN Phát triển kinh doanh DVNH cá nhân 6 BAN ĐIỀU HÀNH Nguồn vốn HĐQT Tổng giám đốc điều hành Chiến lược - hợp tác - makerting Báo cáo thực tập tổng hợp Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của ngân hàng giữa hai kỳ Đại hội cổ đông của ngân hàng. Hiện nay, Hội đồng quản trị có 5 thành viên: 1. Ông Nguyễn Văn Bảng - Chủ tịch 2. Ông Nguyễn Tuấn Minh - Uỷ viên 3. Ông Nguyễn Đường Tuấn - Uỷ viên 4. Bà Dương Thu Hà - Uỷ viên 5. Ông Đỗ Trọng Thắng - Uỷ viên Chức năng chủ yếu của Hội đồng quản trị là: − Thực hiện chức năng quản trị, giám sát thường niên đối với toàn bộ ngân hàng. − Xây dựng và thực hiện giám sát các kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. − Theo dõi, kiểm tra và cùng với Ban điều hành tập trung chỉ đạo các vấn đề trọng tâm về tín dụng, về cơ cấu tổ chức và các vấn đề đột xuất trong hoạt động kinh doanh, quản trị tài sản tài chính của ngân hàng. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng. Chức năng của Ban kiểm soát: − Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo, bản quyết toán năm tài chính và kiến nghị khắc phục những sai phạm. − Báo cáo trước Đại hội đồng sự kiện tài chính bất thường. − Báo cáo định kỳ tình hình kiểm soát cho Hội đồng quản trị. Ban điều hành: Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Ban điều hành gồm 1 tổng giám đốc và 6 phó tổng giám đốc: 1. Bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Tham gia Habubank từ năm 1995, đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2002, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng. 2. Ông Đỗ Trọng Thắng - Phó Tổng giám đốc Với nhiều kinh nghiệm chuyên viên kinh tế và quản lý tài chính doanh nghiệp, được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc, phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng. 3. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Tổng giám đốc Bắt đầu công tác tại Habubank từ năm 1989; từ ngày 2/6/2003, được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Tổng giám đốc, phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ. 4. Bà Lê Thu Hương - Phó Tổng giám đốc Thạc sỹ quan hệ đối ngoại, cử nhân kinh tế, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bà Nguyễn Dự Hương - Phó Tổng giám đốc Cử nhân kinh tế, phụ trách mảng Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân. 6. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Tổng giám đốc Cử nhân kinh tế, phụ trách mảng Nguồn vốn - Ngoại hối - Ngân quỹ. 7. Ông Nguyễn Tuấn Minh - Phó Tổng giám đốc Cử nhân Quan hệ quốc tế và Cử nhân luật Phụ trách mảng Pháp chế - Tuân thủ - Đầu Chức năng của Ban điều hành: − Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. − Được tuyển dụng, kỷ luật và cho thôi việc cán bộ nhân viên ngân hàng theo quy chế. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 8 Báo cáo thực tập tổng hợp − Trình HĐQT các báo cáo tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Phòng tín dụng: Phòng tín dụng có chức năng: − Phát triển và củng cố quan hệ tín dụng giữa ngân hàng TMCP nhà Hà Nội với các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước dựa trên quy định của Nhà nước, quy chế tín dụng của ngành ngân hàng. − Xác lập kinh doanh tín dụng tháng, quý, năm: tổ chức thẩm định các dự án xin vay, thế chấp, bảo lãnh, kiến nghị mức cho vay bảo lãnh theo quy chế. − Theo dõi quản lý chặtc chẽ các món vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi. Có biện pháp xử lý và thực hiện xử lý thích hợp với các món vay qúa hạn hoặc nợ khó đòi. − Lưu trữ hồ sơ liên quan đến các món vay, thống kê báo cáo tình hình khách vay của ngân hàng nhà theo yêu cầu quản lý của HĐQT, Tổng giám đốc và ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội. − Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao. Phòng kế toán: − Tổ chức thực hiện việc hạch toán trong Habubank phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Nhà nước. − Tiếp nhận chứng từ, ghi chép, hạch toán chính xác trung thực, kịp thời các khoản thu, chi, giao dịch tài chính của Hội sở chính và các đơn vị trực thuộc. − Thu nhận, giao trả tiền gửi, tiền tiết kiệm, lãi vay, tiền cho vay… của khách hàng. − Thanh toán tiền lương và các khoản thưởng cho cán bộ, công nhân viên, thành viên HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 9 Báo cáo thực tập tổng hợp − Lưu trữ, đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối toàn bộ hồ sơ tài sản, chứng từ kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến tài chính, kế toán của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội. − Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao. Phòng giao dịch: Hiện nay Habubank có 24 chi nhánh, phòng giao dịch với chức năng chủ yếu sau: − Thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng: nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi, nhận chuyển tiền cho khách hàng, cho vay, thu nợ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối. − Phát triển khách hàng thông qua tiếp thị, giới thiệu hoạt động của ngân hàng nhà Hà Nội với các tổ chức cá nhân trong dân cư. Củng cố và xây dựng mối quan hệ mới giữa ngân hàng nhà với các khách hàng truyền thống với các đồng nghiệp tạo lập môi trường tin cậy hỗ trợ lẫn nhau. − Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao. Phòng quan hệ quốc tế và đầu tư: Phòng này trực thuộc phòng tín dụng với các chức năng chủ yếu là: − Phát triển và củng cố quan hệ đối ngoại giữa ngân hàng TMCP nhà Hà Nội với các ngân hàng và tổ chức tài chính trong và ngoài nước để mở rộng thị trường thanh toán, thực hiện nhiệm vụ quảng cáo và tiếp thị của ngân hàng. − Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh vàng bạc ngoại tệ theo các quy định cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. − Tổ chức việc xây dựng, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư, liên doanh, cấp tín dụng trung dài hạn của ngân hàng cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ cho các dự án qua ngân hàng. Cân đối nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. − Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan